Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Yên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Yên. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 11, 2018

Chùa Bảo Lâm, Phú Yên

Chùa Bảo Lâm (thôn Liên Trì, xã Bình Kiến, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) từ lâu đã luôn là một không gian thanh tịnh cho người dân và du khách thập phương đi tìm chốn bình yên cho tâm hồn.

Là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Bắc tông, chùa Bảo Lâm có từ đầu thế kỷ XIX do Thiền sư Đạo Trung thuộc phái Lâm Tế đời thứ 38 sáng lập. Từ trước năm 1945, tại đây có thành lập Bảo Lâm Phật Học Hội, đào tạo khá đông đệ tử các chùa trong vùng về học. Trong thời gian chiến tranh, ngôi chùa bị tàn phá khiến hòa thượng trụ trì cùng chúng tăng phải tạm trú trong một am tranh nhỏ gần đó. Đến năm 1956, chùa được phục hồi lại ở địa điểm mới cách am tranh nhỏ khoảng 500 m. Nơi đây gần hồ sen nên chùa lúc này còn có tên là chùa Bửu Liên (nghĩa là “sen quý”).

Chùa Bảo Lâm là một không gian thanh tịnh cho người dân và du khách thập phương đi tìm chốn bình yên cho tâm hồn. 

26 thg 9, 2018

Độc đáo những ngôi làng trong hóc núi

Dọc theo gần 100 km bờ biển vùng giáp ranh giữa hai mảnh đất Phú Yên và Khánh Hòa, lâu lâu lại gặp một ngôi làng be bé, có khi chỉ hơn chục hộ dân lẩn khuất trong những hóc núi. Những ngôi làng lạ như thế này, tôi chưa gặp bao giờ trên dặm dài đất nước.

“Ngón tay Chúa” trên núi Đá Bia. Ảnh: TL 

19 thg 9, 2018

Hải đăng Đại Lãnh - nơi bình minh bắt đầu ở Việt Nam

Hải đăng Đại Lãnh, tọa lạc tại điểm cực Đông của Tổ quốc, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.

Nhắc đến Phú Yên, mọi người thường hay nghĩ đến khung cảnh “hoa vàng trên cỏ xanh” thơ mộng trong bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, nơi đây còn có một điểm đến độc đáo mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm miền đất này.

9 thg 9, 2018

Phong thủy linh thiêng của ngọn núi giúp Phú Yên thành "địa linh nhân kiệt"

Quan sát từ các hướng khác nhau, hình nón cân đối của núi Chóp Chài ở Tuy Hòa không thay đổi nhiều. Đặc điềm này khá giống núi Phú Sĩ, biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Đây cũng là một ngọn núi thiêng theo quan niệm phong thuỷ của người xưa. 

Nằm ở địa phận xã Bình Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa, núi Chóp Chài là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Phú Yên

4 thg 9, 2018

Trang trại đẹp như trong tranh ở Phú Yên

Lấy ý tưởng từ những mô hình trang trại nho ở Ninh Thuận, cộng với địa thế sẵn có nơi mình đang sống, chị Phạm Thị Thu Hằng đã quyết định cho ra đời sản phẩm du lịch B&U Farm - Không gian xanh của bạn - thu hút đông đảo giới trẻ đến tham quan, thưởng ngoạn.


Trang trại B&U Farm nằm trên đường Phước Tân - Bãi Ngà hướng vào Vũng Rô (Đông Hòa, tỉnh Phú Yên). Cách TP Tuy Hòa khoảng 30km, đây là cung đường mới mở dưới chân Đèo Cả dẫn về sân bay Tuy Hòa.

22 thg 8, 2018

Gìn giữ làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân

Mỗi năm hai lần, cói vào mùa thu hoạch và người dân làng chiếu cói Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An (Phú Yên) lại bận rộn với việc nhuộm cói, phơi cói để dành dệt chiếu cho cả năm. Nghề dệt chiếu đã có mặt tại đây hằng trăm năm và vẫn tiếp tục phát triển giúp người dân tăng thêm thu nhập. 

Nghề cha truyền con nối 


Ông Tiếu Xuân Nghiệm, người đã có 30 năm dệt chiếu cói cũng không biết cái nghề làm chiếu ở làng có từ bao giờ. Đến đời ông, đã thấy cha mẹ mình làm và cứ thế được truyền lại cho tới nay. Ông Nghiệm cho hay: Ban đầu cói mọc hoang, nhưng để chủ động nguồn nguyên liệu, người ta bứng gốc về cấy dọc theo bãi bồi ven sông, rạch. Hiện nay, diện tích trồng cói ở đây đã lên tới 25 ha. Sau cấy khoảng 3 tháng, thu hoạch bằng cách dùng phảng phát ngang trên gốc; gốc cói còn lại sẽ nảy mầm, lên cọng cho những vụ thu hoạch sau. Sau vài ba vụ, cói xấu dần, cọng ngắn; người trồng phải bứng gốc, cấy lại gốc mới. Cói được phân loại ngắn, dài; sau đó, dùng dao nhỏ, nhọn chẻ lác, phơi 2 - 3 nắng cho khô; lác đang phơi mà gặp mưa thì sau này chiếu sẽ bị thâm. 

Công đoạn may viền cho chiếu cói Phú Tân thêm chắc chắn. Ảnh: Nguyễn Lê 

1 thg 8, 2018

Lăng mộ 400 năm của người mở đất Phú Yên

Cùng khám phá lăng mộ danh nhân Lương Văn Chánh, người đã có công lớn trong công cuộc khẩn hoang, củng cố vùng đất biên viễn phía Nam của Đại Việt, tiền thân của tỉnh Phú Yên ngày nay.

Nằm ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, lăng mộ danh nhân Lương Văn Chánh là nơi an nghỉ của người có công đầu mở mang vùng đất Phú Yên từ cuối thế kỷ 16 đền đầu thế kỷ 17

6 thg 7, 2018

Chùa Đá Trắng Phú Yên có gì đặc biệt?

Không chỉ là nơi có giống xoài tiến vua trứ danh, chùa Đá Trắng còn thu hút du khách gần xa với cảnh quan đẹp và những nét kiến trúc độc nhất vô nhị.

Nằm ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, chùa Đá Trắng là một ngôi cổ tự nổi tiếng với nhiều nét độc đáo hấp dẫn du khách.

29 thg 6, 2018

Bên trong làng dệt chiếu cói trăm năm ở Phú Yên

Vùng đất Tuy An, Phú Yên nổi tiếng với các sản phẩm thủ công từ chiếu cói suốt hàng trăm năm qua. 

Tại làng Phú Tân, chiếu cói không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng mà còn tiêu thụ ra các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Thời tiết trong vùng khô nóng nên chiếu cói với nguyên liệu tự nhiên giúp giấc ngủ ngon hơn. 

6 thg 6, 2018

Nhà thờ trăm tuổi nơi giữ sách quốc ngữ đầu tiên

Trong nhà thờ Mằng Lăng ở Phú Yên còn lưu trữ cuốn sách đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ của Linh mục Alexandre de Rhodes. 

Nhà thờ Mằng Lăng (xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên) nằm trong khuôn viên rộng 5.000 m2 giữa vùng núi rừng. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1892 nhưng phải 15 năm sau mới khánh thành. 

29 thg 4, 2018

Vườn xoài 200 tuổi tiến vua độc nhất vô nhị Việt Nam

Những cây xoài chùa Đá Trắng ở Phú Yên đã có tuổi đời trên hai thế kỷ, nổi tiếng với thứ quả ngọt thanh, thơm dịu từng được dùng để cúng tiến các vua nhà Nguyễn.

Trong khuôn viên chùa Từ Quang, còn gọi là chùa Đá Trắng ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có một vườn xoài cổ thụ nức tiếng gần xa từ hàng trăm năm qua.

26 thg 4, 2018

Ngắm cây bồ đề cổ thụ hình thù độc lạ bậc nhất Việt Nam

Cây bồ đề cổ thụ này có tuổi đời ít nhất là 196 năm. Cây mọc trùm lên một bức tường cũ của ngôi đền với bốn chùm rễ lớn tạo thành ba lối đi xuyên qua gốc cây rất ấn tượng.

Phía trước chính điện đền thờ Lương Văn Chánh ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có một cây bồ đề cổ thụ hình dáng độc đáo bậc nhất Việt Nam

20 thg 4, 2018

Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

Nằm cách Quốc lộ 1A khoảng chừng trăm mét, đoạn gần dốc Vườn Xoài, cầu gỗ Miếu Ông Cọp (hay tên khác là cầu Ông Cọp, Bình Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) bắc qua sông Bình Bá có chiều dài hơn 700m nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam.

Ông Trần Văn Thủy (48 tuổi) một trong số những người đứng ra làm cây cầu chia sẻ: "Cầu được xây dựng từ năm 1998 với tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng, có chiều dài hơn 700m và rộng 1,5m. Vật liệu chính của cầu là những tấm ván gỗ làm từ thân cây phi lao. Thành cầu làm bằng những thân tre già". 

Từ quốc lộ 1A du khách có thể nhìn trọn chiều dài cây cầu. Ảnh: Văn Định 

20 thg 3, 2018

Đến Phú Yên xin đừng quên bãi Nồm

Bãi Nồm ở Phú Yên. Ảnh: PV 

Tọa lạc ở thôn Hòa An, xã Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, bãi Nồm được biết đến như một nơi "đốn tim" khách du lịch. 

Nếu ghé Phú Yên mà không đến bãi Nồm thì đó là một thiếu sót rất lớn.

Bãi Nồm có sức hút lạ lùng với ưu điểm là cảnh quan đẹp tự nhiên, bãi biển trong xanh. Đặc biệt, với vị trí nằm gần khu dân cư, bãi Nồm thu hút một lượng du khách lớn tìm đến hàng năm. Vì thế, kinh tế của người dân trong vùng nhờ đó mà cũng phát triển hơn.

24 thg 1, 2018

Mắt cá ngừ đại dương, sò huyết "ăn là mê" ở xứ hoa vàng cỏ xanh

Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.

Phú Yên mấy năm gần đây ngày càng được nhiều du khách yêu thích. Vùng đất được mệnh danh là "hoa vàng trên cỏ xanh" nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch đẹp, nơi đây cũng được biển cả hết mực ưu ái, được ví như “thủ phủ cá ngừ đại dương” vì ngư dân làng biển Phú Câu (Tuy Hòa) là những người đầu tiên phát triển nghề câu loại cá này vào năm 1994. 

Nhiều thực khách "khiếp vía" khi thấy mắt cá ngừ. Ảnh: I.T 

20 thg 1, 2018

Một chiều đông dạo Bãi Xép Phú Yên

Kể từ sau thành công của bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", Bãi Xép - Gành Ông, Phú Yên trở nên nổi tiếng và đến nay vẫn chưa hết hot.

Bãi Xép - Gành Ông nằm ở xã An Chấn, huyện An Tuy, tỉnh Phú Yên, là một trong những bối cảnh chính trong bộ phim truyền hình này. 

Du khách đến đây không chỉ tham quan ngắm cảnh ở Gành Ông tuyệt đẹp, mà còn dạo chơi tắm biển bãi Xép đầy hoang sơ. 

16 thg 1, 2018

Khám phá bí mật trong nhà thờ Mằng Lăng

Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Nằm ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam

15 thg 1, 2018

Ngon ngọt mực một nắng Phú Yên

Một trong số những đặc sản của Phú Yên mà khách du lịch không thể bỏ qua là mực một nắng do ngư dân đánh bắt và sơ chế. 

Để mực một nắng được thơm ngon, ngư dân phải rửa mực bằng nước biển, sau đó đem phơi ở nơi nhiều ánh nắng, nắng to.

Quan trọng nhất là mực chỉ phơi "đủ 1 nắng”, thông thường nếu gặp trời nắng gắt người dân có thể phơi khoảng 2 đến 3 tiếng cho mực vừa se lại, sờ không dính tay trước khi đi vào chế biến các món ăn khác nhau hay làm quà biếu... 

Mực một nắng nướng chấm tương ớt là món khoái khẩu. Ảnh: Văn Hào 

Sò huyết đầm Ô Loan - đặc sản Phú Yên

Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của miền Trung mà còn là nơi có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu … Nhưng thứ làm nên thương hiệu của cùng đất này lại là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết. Trong đó, sò huyết đầm Ô Loan là một trong những đặc sản “danh bất hư truyền” của vùng đất Phú Yên mà khó nơi nào có thể sánh bằng.


Ảnh: Văn Hào 

30 thg 10, 2017

Lung linh Hòn Yến

Hòn Yến - thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa (huyện Tuy An) là một quần thể gồm các hòn đảo nhỏ nằm gần bờ, các bãi cát, gành đá với muôn ngàn viên đá tròn lớn, nhỏ nằm xen kẽ với san hô. Ngày biển cạn, nước biển lùi ra xa, lộ ra một bãi đá rộng có thể lội từ trong bờ ra tận Hòn Đụn và Hòn Yến. 

Hòn Yến có hình chóp vung, được cấu tạo bởi các khối đá bazan hình trụ hoặc hình lục giác ghép liền nhau nhỏ dần từ dưới lên. Hòn Đụn có cấu tạo của một khối đá màu đỏ núi lửa. Sóng vỗ quanh năm đã khiến cho khối đá bị xâm thực nhiều chỗ, tạo nên những hang, những lõm có hình dáng độc đáo. Dưới chân Hòn Đụn, nước biển luồn sâu vào bên trong, chuyển động theo triều lên xuống tạo nên những âm thanh nghe óc ách, óc ách… Các loài hải sản quần tụ nơi đây rất đa dạng. Phong phú nhất là các loài san hô. Không cần phải lên thuyền hoặc lên tàu đáy kính, ngày biển cạn, du khách có thể đứng trên gành hoặc thỏa thích lội xuống nước ngắm san hô và thò tay bắt những chú cá con tung tăng lội trong những hốc nước nhỏ.