Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 9, 2016

Hai lần di dời ngôi mộ cổ Thượng thư Ngô Nhân Tịnh

Lăng mộ Thượng thư Bộ Công Ngô Nhân Tịnh tọa lạc trong khuôn viên chùa Giác Lâm (đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP.HCM).

Mộ xây dựng vào năm 2004, kích thước rộng 5 m, dài 12 m. Kết cấu ngôi mộ từ ngoài vào trong gồm: Bình phong tiền, sân tế, bệ thờ, bia mộ, nấm mộ và bình phong hậu, bao quanh là lớp tường thành kết hợp với trụ biểu).

Ngô Nhân Tịnh (1761-1813) còn gọi là Ngô Nhân Tĩnh, Ngô Nhơn Tịnh, tên tự là Nhữ Sơn, tiên tổ là người Quảng Đông (Trung Quốc) sang nước Nam đến Gia Định. 

Ngỡ ngàng trước cảnh đẹp vùng giáp ranh xứ trầm hương

Tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên là hai tỉnh giáp ranh đều có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và cả trong khu vực. 

Đặc biệt, có tuyến đường QL1 đi qua Đèo Cả có tổng chiều dài trên 12 km. Đây là con đèo khá ngoạn mục, bởi có nhiều đoạn quanh co, uốn lượn qua những cánh đồng, cánh rừng và đặc biệt là cả vùng biển phía Đông con đèo rất đẹp.

Ðá Bia, thuộc tỉnh Phú Yên, một di tích lịch sử từ ngàn xưa và là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh.

Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng, du khách sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng tây, đường lên Ðèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh; từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.

1 thg 9, 2016

Dầu cù là Mac Phsu: 40 năm bá chủ dầu cao

“Bòn bon si cu la, bánh bao sữa hột gà, dầu cù là Mac Phsu...”, câu hát quen thuộc của trẻ con miền Nam một thời đủ thấy sự thông dụng và nổi tiếng của một thương hiệu dầu cù là.

Ngưng sản xuất từ năm 1979, tưởng đâu dầu cù là Mac Phsu bị khai tử trên thị trường kể từ đó. nào ngờ vẫn còn hai phụ nữ là hậu duệ của dòng dõi hoàng tộc Myanmar tại Việt Nam, đang âm thầm gầy dựng lại sự nghiệp của cha ông. Họ là hai chị em bà Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng, hiện đều ở ngưỡng tuổi 70.

Lừng danh thiên hạ đúng lời… thầy bói

Bây giờ, nhắc đến dầu cù là Mac Phsu, những người miền Nam ở tầm tuổi 50 trở lên hầu như không ai không biết. Nó cùng thời với dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín và dầu gió Nhị Thiên Đường nhưng không có đối thủ ở loại dầu cao. Thậm chí từ thương hiệu dầu cù là Mac Phsu, người ta quen gọi “dầu cù là” để chỉ tất cả loại dầu cao, kể cả dầu được sản xuất bên Tàu.

22 thg 8, 2016

Vị Hương Tố - vua bột ngọt một thời

Sau khi thành công rực rỡ với Vị Hương Tố, ông chủ Trần Thành tiếp tục cho ra đời sản phẩm mì ăn liền tên Vị Hương, rồi nước tương…

Sản phẩm nào cũng thành công khiến tài sản của ông đầu tư vào địa ốc, khách sạn cả trong nước lẫn nước ngoài nhiều không biết bao nhiêu mà kể.

Suốt một thời gian dài, lượng bột ngọt tiêu thụ ở miền Nam đến từ hai ông lớn sản xuất bột ngọt ngoại nhập Ajinomoto (Nhật) và Vedan (Đài Loan) tha hồ làm mưa làm gió, cho đến khi xuất hiện một nhãn hiệu nội dám đương đầu.

Người làm thuê thành ông chủ lớn

Trước Thế chiến thứ II, Trần Thành là một cậu thanh niên người Hoa nghèo khổ, di cư từ Triều Châu đến Sài Gòn với mong muốn gia đình tìm được nơi đất lành tránh nạn đói và các cuộc nội chiến triền miên. Do không được học hành đầy đủ, thiếu kiến thức và từng trải nghề nghiệp nên Trần Thành chỉ còn cách đi làm thuê, làm mướn. Được một cơ sở sản xuất dầu thực vật thuê vào làm việc cọ rửa các thùng dầu, dù lương thấp nhưng nhờ làm việc chăm chỉ, thật thà nên Trần Thành dần được chủ giao cho việc cai quản việc vệ sinh nhà xưởng, rồi từ đó tiếp tục được tin tưởng giao cho việc thu mua nguyên liệu.

11 thg 8, 2016

Về Nghệ An thăm đền Quả Sơn gần 1.000 năm tuổi

Theo thần phả tại đền Quả Sơn, đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ. Đây là ngôi đền thiêng thứ hai trong bốn ngôi đền thiêng ở tỉnh Nghệ An: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. 

Đền Quả Sơn nằm tại chân núi Quả, bên bờ sông Lam, thuộc địa phận làng Miếu Đường, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, cách TP Vinh hơn 70 km về phía tây bắc. 

Đền Quả Sơn được xếp thứ hai trong bốn ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ . Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Đền Quả Sơn được liệt vào hàng “quốc tế, quốc tạo”, đã được trùng tu nhiều lần vào thời Hậu Lê, Nguyễn.

Đến đầu thế kỷ 20, đền trở thành một quần thể có quy mô lớn, gồm bảy tòa, là một trong “tứ đại thắng tích” của xứ Nghệ. Trải qua chiến tranh, hầu hết các công trình kiến trúc gốc của đền đều bị phá hủy.

10 thg 8, 2016

Nước mắm từ lòng ái quốc

Loại nước mắm có thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam chính là nước mắm Liên Thành. Sự khởi đầu của thương hiệu này gắn với lòng ái quốc của những con người một lòng vì dân, vì nước.

“Có nhiều lúc chúng tôi cảm thấy có lỗi với tiền nhân vì chưa thể khôi phục vị trí xứng đáng của Liên Thành trong thị trường nước mắm cũng như trong lòng người tiêu dùng Việt Nam như trước đây”. Bà Ngô Thị Hoàng Mai, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành, đã mở đầu cho buổi nói chuyện về một thương hiệu nước mắm từng một thời vang bóng…

Hiến tặng xong chết luôn công ty

Tại số 243 Bến Vân Đồn, trên lầu một của ngôi nhà cổ đã được dùng làm trụ sở của Liên Thành suốt 90 năm qua có một bàn thờ thường khói hương nghi ngút. Đấy là bàn thờ sáu cụ tổ sáng lập của Liên Thành. Ngoài ra còn có hình ảnh của ông Huỳnh Văn Dậu và bà Hồ Thị Tường Vân là hai người lãnh đạo cuối cùng trước khi Liên Thành giải thể.

2 thg 8, 2016

Bột Bích Chi - ý tưởng từ kháng chiến

Trong điều kiện của một đất nước chiến tranh khốc liệt, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, những chén bột gạo lứt màu hồng hồng của Bích Chi được các bà mẹ khuấy lên đút cho con ăn dặm với mong muốn bồi bổ thêm cho đứa trẻ được căng da chắc thịt, vượt qua nỗi lo đau ốm, còi xương của một thời thiếu thốn đến cùng cực.

Tôi tin rằng rất nhiều bạn đọc ở độ tuổi 40-50 đang đọc bài báo này đã từng ít nhất một lần được ăn chén bột Bích Chi khi còn đang chập chững. Tình thương mà các bậc cha mẹ dành cho con mình cũng chính là tình thương mà ông Trần Khiêm Khánh (tức Tư Khánh) dành cho cô con gái bé nhỏ của mình, để rồi trở thành một thương hiệu quen thuộc gắn với các bậc phụ huynh một thời.

1 thg 8, 2016

Au Pagolac - Bò 7 món: Món ăn từ thời khẩn hoang

Miền Nam có nhiều thương hiệu bò 7 món khá nổi tiếng như Ánh Hồng (có từ năm 1956-1957), Duyên Mai, Hoa Viên Tửu (quán này nằm ở chợ An Đông, quận 5) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bò 7 món của Au Pagolac, bởi đây là thương hiệu bò 7 món lâu năm nhất ở Việt Nam.

Hồi cuối thế kỷ 19, người miền Nam, đặc biệt là ở miền Tây vùng gần với biên giới Campuchia có nhiều món ăn từ bò, bò nuôi ở đây rất nhiều vì vốn là nơi đồng quê rẫy bái. Ngoài ra còn những vùng có nhiều người Chăm vì họ không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt bò. Có rất nhiều món bò khác nhau, ăn chơi hay để nhậu lai rai đều có đủ, như bò nướng trui, giá tréo, bò cuốn lá cách, bò cuốn mỡ chài, bò ba trự (tức là lấy một miếng gan, miếng bò và miếng mỡ xâu lụi chung vô nhau), bít tết ăn với xà lách theo kiểu Tây, cháo bò... Chưa đủ, người ta còn nghĩ ra thêm những món bò đặc biệt như bò bằm sả ớt xúc với bánh tráng, bò nướng lưỡi cuốc, nướng ngói, bò nướng vỉ sắt, thậm chí đến món lạp xưởng thuần túy thịt heo cũng được chế biến thành lạp xưởng bò...

24 thg 7, 2016

‘Đành giã từ nhau chợ nổi Cái Răng...’

“Đành giã từ nhau chợ nổi Cái Răng/ Cô Sáu cười nụ đồng tiền lúng liếng/ Anh Bảy tròng trành cưa ly rượu đế/ Giá mà ta treo bẹo được lòng nhau…”, câu thơ của Huỳnh Kim từng bao phen khiến khách lạ một lần ghé chợ nổi Cái Răng nghe lòng lao đao.

Một cái chợ độc đáo, sầm uất nhất trên sông nước miền Tây nuôi sống nhiều thế hệ, chở những câu chuyện nặng tình người, tình xứ sở. Thế nên cái tin mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định công nhận chợ nổi Cái Răng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia với khách xa và người già, trẻ nít sinh sống xứ này, kể cũng chẳng có gì lạ.

La-de Con Cọp - Mời anh nâng ly

Trước năm 1975, người miền Nam ít khi nói đến từ bia, mà nói là la-de nhưng viết thì là la-ve. Rủ nhau đi làm ít la-de, nhâm nhi la-de, mời anh nâng ly...

Khúc đường Phạm Ngũ Lão - Bùi Viện bây giờ là phố Tây ba lô, trước năm 1975 vốn là khu ăn nhậu sầm uất, chiều chiều bàn ghế bày ra đầy vỉa hè, khách bình dân hay trung lưu vẫn tạt vào. Món nhậu bình dân khoái khẩu của người Sài Gòn lúc đó là uống la-de Con Cọp nhắm với tôm khô củ kiệu (bây giờ thì cả la-de Con Cọp không còn và món tôm khô củ kiệu cũng dần mai một trên bàn nhậu). Giống như Honda được gọi cho xe máy, la-de cũng được gọi cho bia nhưng từ đâu mà lại có chữ la-de?

La-de từ đâu anh tới?

Giả thuyết thứ nhất cho rằng xuất phát từ cụm từ beer Lager, Lager là một dòng bia nhẹ kiểu Đức, nên người ta nói chệch từ lager thành la-de.

12 thg 7, 2016

Dầu Bác sĩ Tín: Mùi bà đẻ đặc trưng

Loại dầu “bà đẻ” trị bá bệnh, dành cho từ người già đến trẻ sơ sinh, tốt khi thoa ngoài da mà uống luôn thì cũng quá hiệu nghiệm.

Là tiền thân của dầu khuynh diệp OPC “mẹ bồng con” ngày nay, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín có một thời lừng lẫy suốt từ cuối thập niên 1940 đến năm 1975, không nhà nào mà không thủ sẵn vài chai.

Ông Bùi Dương Thạch, trưởng đại diện tộc họ Bùi tại phía Nam, cho biết gia đình ông vẫn còn giữ những vỏ chai dầu khuynh diệp mà xưa nhà ông quen xài. Nhiều năm nay, khi loại dầu này ngưng sản xuất thì nhà ông cũng chuyển sang dùng dầu khuynh diệp OPC như vớt vát mùi hương ký ức.

8 thg 7, 2016

Không thể quên một thương hiệu ‘xế’ Việt

Hơn 40 năm sau khi chiếc La Dalat ra đời, nền công nghiệp ô tô ở Việt Nam chỉ dừng ở mức lắp ráp và cũng không sản xuất nổi con ốc vít. Điều đó khiến người ta không khỏi tiếc nuối một nền công nghiệp xe hơi Việt Nam đáng lẽ phải vượt trội các nước trong khu vực.

La Dalat không phải là chiếc xe hơi sản xuất đầu tiên ở Việt Nam mà đó là chiếc Chiến Thắng tại miền Bắc sản xuất năm 1959. Vì nhiều lý do, xe Chiến Thắng không được sản xuất hàng loạt. Trong khi đó La Dalat dù sinh sau đẻ muộn nhưng được sản xuất đại trà đã trở thành một thương hiệu quen thuộc, không thể nào quên với người dân Việt Nam.

Những người đam mê dòng xe La Dalat

“Năm 1980, gia đình tôi về quê ở Bến Tre, cha tôi mượn được một chiếc xe “con bọ” (Wolkswagen) để cả nhà đi. Lúc đó đường xấu khủng khiếp, con bọ túc tắc trên đường bị một chiếc xe vù qua mặt, cho xe chúng tôi “ngửi khói”. Bác tài không thể nào vượt chiếc xe đó được do đường xấu, ổ gà. Tôi còn nhớ rõ khi nhìn vào gầm xe từ phía sau, hai bánh xe có gắn hai cục gù cứ nhún nhảy liên tục nên chiếc xe cứ băng băng lướt trên đường xấu về phía trước như không. Về nhà, ông tôi nói: Đó là xe La Dalat của Việt Nam đó con. Hình ảnh chiếc xe nhỏ, nhẹ linh động lướt trên con đường ổ gà in mãi trong tâm trí tôi khiến tôi dâng lên một nỗi tự hào, hãnh diện về xe Việt Nam. Khi lớn lên có điều kiện, tôi “thửa” ngay một chiếc La Dalat và gắn bó với nó đến giờ” - anh Lê Chí Trung, biệt danh 9 Hoi, một người chơi xe La Dalat hiện sống ở TP Mỹ Tho, kể lại mối lương duyên với chiếc xe.

1 thg 7, 2016

Thần dược trị bá bệnh của một thời

Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn được sản xuất ở nước ngoài.

Thời bao cấp xuất hiện những chai dầu Nhị Thiên Đường giả mạo, sau này người Việt xài dầu Nhị Thiên Đường sản xuất ở Hong Kong nhập về.

Khi còn học cấp I, bọn trẻ con chúng tôi đều biết câu đồng dao: “Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá”, bốn câu sau lúc đó chưa biết là gì, chỉ biết hai câu đầu. Nhất dương chỉ là môn võ tuyệt luân trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà ngày đó kiếm hiệp Kim Dung người miền Nam phần nhiều đều nằm lòng. Dầu Nhị Thiên Đường còn phổ biến hơn vì phụ nữ, nhất là các cô, các bà lớn tuổi ít ai không có trong túi một lọ dầu ve bằng ngón út đựng ít dầu màu nâu đỏ mang nhãn hiệu ông Phật mập này.

24 thg 6, 2016

Rủ nhau đi… ngủ biển

Hè đến, người dân ở các làng dọc bờ biển miền Trung kéo nhau ra biển ngủ qua đêm.

Trời nắng Nam, gió Lào thổi ràn rạt, làng biển Thanh Bình (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình) kéo nhau ra bờ biển ngủ giải nóng. Mùa hè năm nào cũng vậy, người dân ra biển ngủ ban đêm như một lệ tục đảm bảo tinh thần được sảng khoái. Năm nay, họ ra biển ngủ với một lòng thương nhớ.

Nghi thức xa xưa

Ông Phạm Văn Đồng đã gần 70 tuổi, cuộc đời của ông sinh ra và lớn lên gắn chặt với nghề biển. Bọn trẻ nhỏ trong xóm cứ đến hè lại được ông rủ ra biển ngủ. Làng ông gọi biển là bể và ngủ được gọi là ngáy. Thường chiều muộn, người ở đây vẫn gọi nhau: “Ra bể ngáy ò” (ra biển ngủ nhé).

Ông Đồng kể: “Ngủ biển sáng dậy sức khỏe sảng khoái vì không khí trong lành. Mùa nóng mà không ra biển là chịu không được. Mỗi ngày đều phải ra biển để đi làm nghề, tối ra biển để ngủ cho lại sức, cho mát mẻ là ai cũng ưng”.

Hynos - cứ ngỡ kem đánh răng ngoại

Giống xà bông Cô Ba, sự trở lại muộn màng không đem lại nhiều kết quả cho một nhãn hiệu từng một thời đi xâm chiếm thị trường nước ngoài.

Tôi đã từng sử dụng kem đánh răng Hynos khi còn nhỏ. Đó là những tuýp kem sản xuất cuối cùng của nhà máy Hynos tại miền Nam trước khi bị quốc hữu hóa. Trong trí nhớ về thời thơ ấu đó, tuýp kem màu trắng in rất đẹp với chữ đen và hình ảnh người đàn ông da đen (còn gọi là anh Bảy Chà) cười tươi khoe hàm răng trắng cực kỳ ấn tượng khiến cả một thời gian dài, tôi cứ ngỡ Hynos là hàng ngoại nhập chứ không phải nội hóa…

Những quảng cáo ấn tượng của Hynos

Trong đó có một quảng cáo “bá đạo” nhất mà người Sài Gòn đến bây giờ vẫn không thể nào quên được. Bản thân tôi không có may mắn được xem nhưng hồi nhỏ đi học vẫn được nghe bạn bè kể lại: Đó là ông Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng Hynos, đã dám bỏ tiền thuê diễn viên võ hiệp Hong Kong nổi tiếng lúc đó là Vương Vũ và La Liệt. Có người nói là Vương Vũ hóa ra là anh em họ hàng xa với ông Nghĩa nên mới mời đóng được nhưng nhiều người cho rằng việc trùng họ chỉ là ngẫu nhiên, còn lại cứ bỏ một số tiền lớn là thuê được hết. Trong một đoạn phim ngắn, Vương Vũ là trùm thảo khấu trên núi cao quan sát đoàn xe bảo tiêu (do La Liệt chỉ huy) đang đẩy về, bèn xua quân xuống cướp, hai bên đánh nhau chết hết, chỉ còn Vương Vũ và La Liệt cùng so kiếm. Qua một màn đấu võ tưng bừng, kết quả Vương Vũ thắng và sau đó anh ta leo lên xe bảo tiêu, mở thùng hàng và lấy ra đưa về phía khán giả… hộp kem đánh răng Hynos. Đoạn phim quảng cáo này thường chiếu ở các rạp phim trước khi chiếu phim chính khiến khán giả, nhất là khán giả trẻ vô cùng khoái trá. Tác động của phim vô cùng lớn. Nhưng lý do ông Nghĩa chịu bỏ một số tiền lớn như thế không đơn giản chỉ vì khách hàng trong nước mà đoạn phim đó còn để chiếu ở Đông Nam Á, do nhãn hiệu Hynos cũng bắt đầu tràn sang các thị trường Thái Lan, Singapore, Hong Kong… sau khi trở thành “độc cô cầu bại” ở thị trường trong nước.

Xà bông Cô Ba đánh bay hàng ngoại

Nhắc về xà bông Cô Ba, ông Trịnh Thành Thuận, sinh năm 1944 (quận 9 TP.HCM), vẫn chưa nằm trong số những khách hàng đầu tiên sử dụng xà bông Cô Ba, bởi loại xà bông này đã ra đời từ năm 1932. Lúc ông Thuận xài đang giai đoạn hoàng kim của xà bông Cô Ba. Nó có mặt trên hầu hết các tiệm tạp hóa ở miền Nam và không tính nổi số gia đình lao động xài nó. Bởi loại xà bông này rất tốt, có nhiều bọt, chất lượng không thua xà bông ngoại nhập nổi tiếng của Pháp mà giá lại rẻ hơn rất nhiều.

Khởi nghiệp không phải để làm xà bông

Cha đẻ của xà bông Cô Ba là ông Trương Văn Bền. Ông Bền sinh năm 1883, con nhà buôn bán khá giả. Học giỏi và được Pháp tuyển dụng làm ký lục thượng thư nhưng chỉ hai năm ông nghỉ làm để về buôn bán ở cửa hàng của gia đình. Đến năm 1905, ông mở một xưởng sản xuất và tinh luyện tinh dầu ở Thủ Đức. Xưởng làm ăn phát đạt nên ông có tiền mở tiếp hai nhà máy xay xát gạo ở Chợ Lớn, rồi mở khách sạn nhưng lợi nhuận chủ yếu vẫn từ xưởng tinh dầu.

Đến năm 1918, ông Bền mở xưởng dầu thứ hai. Xưởng này sản xuất “đa hệ” từ dầu nấu ăn đến dầu dừa, dầu castor, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ. Nhận thấy tiềm năng dừa ở miền Nam rất lớn nên ông Bền đầu tư vào sản xuất dầu dừa và chính từ dầu dừa đã gợi ý cho ông đi đến bước tiếp theo là sản xuất xà bông.

21 thg 6, 2016

Trần Chánh Chiếu - đại điền chủ uyên bác

Ngôi chợ lâu đời nhất Sài Gòn, được thành lập từ những năm 1750 là chợ Trần Chánh Chiếu, vốn quen thuộc với người Sài Gòn qua hình ảnh một khu chợ chuyên bán gạo. Chợ nằm trên đường Trần Chánh Chiếu, thuộc quận 5, TP.HCM.

Trước đây đường Trần Chánh Chiếu vốn là đường Des Tamariniers, rồi Ngô Tùng Châu. Sau năm 1955 được mang tên ông Gilbert Chiếu, một đại điền chủ mang quốc tịch Pháp từng làm tới chức đốc phủ sứ. Vì sao sau năm 1975, qua nhiều lần đổi tên đường mà ông vẫn được giữ tên đường? GS Trịnh Vân Thanh từng nhận xét: Trần Chánh Chiếu vốn là một người yêu nước, có tinh thần hy sinh cao quý. Để kiến tạo xứ sở và canh tân guồng máy cai trị, ông thường viết bài công kích chính sách cai trị lỗi thời của Pháp. Ông lại hô hào cổ võ việc khuếch trương kinh tế và dùng hàng nội hóa để chấn hưng nền kinh tế quốc gia. Ông cũng chủ trương một nền văn hóa tân tiến hợp với cao trào văn minh phương Tây…

Trong các “phú hộ” miền Nam, ông được xem như người có kiến thức uyên bác nhất.

5 thg 6, 2016

Bá hộ Xường - Người thứ ba trong ‘Tứ đại phú’

Trên đường Hải Thượng Lãn Ông - con đường gắn với phố thuốc Bắc có nhiều ngôi nhà kiểu cổ của Chợ Lớn năm xưa. Trong số đó là một khu nhà trệt đã được xếp vào di tích cần bảo tồn cấp TP vì có nhiều giá trị quý về kiến trúc, đặc biệt là trang trí nội thất cổ vẫn còn được giữ gìn rất tốt bên trong. Ngôi nhà hiện là từ đường của dòng họ Lý tại Sài Gòn, đấy là gia sản còn lại của bá hộ Xường, người từng mệnh danh là giàu thứ ba trong nhóm “Tứ đại phú”.

Bỏ quan trường theo thương trường

Bá hộ Xường tên thật là Lý Tường Quan, còn có tên tự là Phước Trai, sinh năm 1842. Cha của ông là người Hoa, lấy vợ người Việt sinh ra bốn người con, trong đó ông Quan là con thứ ba. Ông sinh ra tại thôn Nhơn Hòa (Gia Định) vào năm 1842. Tương truyền lúc mới sinh có “hồng hoa bao để” (đẻ bọc điều) nên gia đình đặt tên là Tường Quan.

Từ nhỏ, Tường Quan tỏ ra thông minh và hiếu học hơn hết. Ngoài tiếng Việt, Tường Quan đi học cả tiếng Pháp, tiếng Hoa và tỏ ra xuất sắc. Tài năng cầm kỳ thi họa đều giỏi, vì vậy ông được người Hoa bầu là bang trưởng bang Triều Châu khi còn rất trẻ. Sau đó ông được Pháp mời ra làm thông ngôn, kiêm luôn chức vụ bang trưởng cả bảy bang Hoa kiều Chợ Lớn. Việc Pháp thành lập được 25 hộ trưởng trong Chợ Lớn đều có công sức rất lớn của ông.

30 thg 5, 2016

Người xây chợ Bình Tây

Dù không được xếp vào nhóm Tứ Đại Phú do sinh sau đẻ muộn nhưng tên tuổi và gia sản của Quách Đàm cũng đáng để thiên hạ nể vì. Người Việt gọi ông là Vua lúa gạo, còn người Pháp đặt cho ông biệt danh là Vua buôn bán.

Trong khuôn viên của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, ở khoảng sân giữa những tòa nhà kiểu Pháp từng một thời là tư gia của chú Hỏa (Hui Bon Hoa), một trong những người giàu có nổi tiếng ở Nam kỳ xưa kia, có một pho tượng đồng cao lớn. Đó là tượng một người đàn ông lớn tuổi đầu trọc, râu cá chép, mặc áo thụng phổ biến kiểu Mãn Thanh, ngực đeo đầy huân chương, hai tay cầm những cuộn giấy. Nhân vật này chính là Quách Đàm, hay còn gọi là chú Quách, một phú hộ người Hoa cũng nổi tiếng giàu có không kém chú Hỏa. Pho tượng đã từng một thời gây tranh cãi vì người đòi trả lại chỗ cũ của nó. Vì đâu nên nỗi tượng của chú Quách lại phải phiêu bạt trú ngụ nhờ nhà cũ của chú Hỏa?

Đỗ Hữu Phương: Người thứ nhì trong tứ đại phú

Tổng đốc Phương tên thật Đỗ Hữu Phương, từng được xem là giàu có thứ hai tại Việt Nam trong tứ đại phú “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch”.

Ở quận 3, phía sau BV Mắt Saint Paul có một ngôi từ đường cổ hơn 100 tuổi. Người ta gọi là Đỗ Hữu Từ đường, là nơi thờ tự dòng họ Đỗ Hữu, còn gọi là đền Tổng đốc Phương nhưng người dân từ xưa quen gọi là đền Bà Lớn, vì cũng là nơi thờ người vợ của Tổng đốc Phương, do bà vốn có nhiều công đức với dân chúng quanh vùng.

Không tạo ân oán

Biết tiếng Hán và tiếng Pháp nhưng Đỗ Hữu Phương lại rất chuộng văn hóa Pháp nên tìm cách ra làm việc với Pháp. Sau khi chiếm được thành Chí Hòa năm 1861, Pháp mở cửa thương mại và mở rộng mối quan hệ với người Hoa trong vùng để phát triển buôn bán. Ông Phương nhờ người quen giới thiệu với tham biện hạt Chợ Lớn lúc này là Đại úy Francis Garnier và được Garnier tuyển dụng. Đến năm 25 tuổi được phong làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.