Hiển thị các bài đăng có nhãn Ninh Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ninh Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 7, 2020

“Cánh đồng rong biển” ở Ninh Thuận

Một điểm đến mới lạ tại Ninh Thuận thu hút du khách gần đây, đó chính là cánh đồng rong biển nằm cách trung tâm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, thuộc thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. 

Nằm ở cuối con đường nhỏ dẫn vào thôn Từ Thiện là bãi biển với cánh đồng rong biển tự nhiên nổi bật một màu xanh kéo dài hơn 2km. Theo người dân địa phương, để nhìn thấy được vẻ đẹp xanh tươi tự nhiên của cánh đồng rong biển này thì du khách phải đến bãi biển từ lúc 4h – 9h và thời điểm từ 15h – 18h, nếu muộn hơn thì thủy triểu sẽ lên che lấp mất bãi rong.

Cánh đồng rong biển nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, thuộc thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Ảnh: Nguyễn Luân

10 thg 5, 2020

Nhịp sống Đầm Nại

Đầm Nại là món quà thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng cho huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) bởi nơi đây có phong cảnh hữu tình và mang lại nguồn lợi thủy sản cho người dân trong vùng.

Từ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đi về hướng Bắc theo đường Yên Ninh khoảng 10km sẽ đến cầu Tri Thủy, cây cầu như ngăn chia Đầm Nại thành hai khu vực hoàn toàn khác biệt. Nếu như bên trái cầu là phần lớn diện tích mặt nước của Đầm Nại nằm yên bình dưới chân dãy núi đá và những làng chài ngư dân thân thiện thì bên phải cầu là chợ cá Làng Nại sầm uất, nhộn nhịp người mua, kẻ bán.

Đầm Nại xưa kia có tên gọi là đầm Hương Cựu (hay Phương Cựu) nằm phía dưới chân núi Hòn Thiên. Đầm Nại còn được ví như lá phổi xanh của của vùng đất nhiệt đới khô hạn này. Nhiều khách du lịch đến đây thoải mái chạy xe dạo quanh đầm, trên bờ hoa giấy nở đỏ rực trên đầu che bóng mát, phía dưới đầm là khung cảnh ngư dân giăng lưới bắt cá.

Đầm Nại là một đầm nước rộng khoảng 1.200ha thuộc huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Luân

22 thg 4, 2020

Về địa danh Phan Rang – Tháp Chàm

Khi tiếp cận địa danh Phan Rang – Tháp Chàm, tên hành chính của thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận hiện nay, nhiều người chưa rõ vì sao có cách ghép như vậy; lại có nhiều cách giải thích khác nhau. Sau một thời gian tìm hiểu các nguồn tư liệu, xin trình bày sơ lược đến quý độc giả rằng: Phan Rang – Tháp Chàm có một lịch sử xuất hiện, thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. 

Quang cảnh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 

Về vị trí thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, phía Bắc giáp huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp huyện Ninh Phước, phía Đông giáp biển Đông.

28 thg 2, 2020

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Trong những câu chuyện kể của đồng bào Chăm, làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), trong tiếng Chăm là Ca Klaing là một trong những làng nghề dệt đầu tiên của kinh đô Panduranga - Vương quốc Chăm Pa xưa và được xem là một trong những làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn giữ gìn di sản này tới ngày hôm nay.

Cái nôi nghề dệt của người Chăm
Trải qua nhiều thế kỷ với bao biến thiên của thời cuộc, nhưng ở làng Mỹ Nghiệp, khung cảnh và những công việc của những người phụ nữ cần mẫn dệt vải hầu như chẳng có gì thay đổi. Theo thống kê, có khoảng hơn 90% hộ dân làng Mỹ Nghiệp vẫn giữ nghề dệt để phục vụ nhu cầu của gia đình hoặc mở rộng sản xuất hàng hóa, kinh doanh. Khác chăng, thay vì sản xuất trong từng gia đình, đến nay, nhiều bà con đã tập hợp nhau về Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, có một gian nhà rộng rãi thoáng mát để sản xuất, trưng bày và giới thiệu cho du khách.

Để hoàn thiện một tấm vải phải mất nhiều công sức. 

13 thg 11, 2019

Một số địa danh cổ xưa trên đất Ninh Thuận

Xét địa danh trong địa bàn Ninh Thuận hiện tại, chúng ta có thể thấy nhiều sự thay đổi qua nhiều lớp thời gian, và nếu nhắc lại chỉ riêng phần tên núi đồi, sông hồ, tên làng xóm thôi thì cũng có nhiều điều thú vị. Với một diện tích không lớn, song lại chứa đựng bao truyền thống quý báu, bao tình đất, tình người trong lịch sử. Một trong sự quý báu đó là tên đất, tên làng xa xưa mà đôi khi tìm hiểu, ta lại nhớ các bậc tiền nhân khai sơn, phá thạch, kiến tạo nước non nhà.

Đi dọc từ Du Long vào Cà Ná, có thể thấy mấy tên xưa nay hoặc còn lưu lại, hoặc đã thay đổi.

+ Kiền Kiền và Du Long: Tên thường gọi chung cả vùng Bắc tỉnh, nguyên xưa nhất là thời Nhà Nguyễn, có tên là Du Lai. Kể thêm tên Kiền Kiền: hiện nay có thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải, ở phía Đông của vùng Bắc tỉnh, liên quan có dãy núi Kiền Kiền, trong có khe nước, từ xưa đặt tên là khe Kiền Kiền. Sách xưa ghi: “Khe Kiền Kiền: ở huyện Yên Phước, nguồn ra từ núi Ba Tiêu, chảy về phía Đông 5 dặm làm suối Du Lai đổ vào đầm làng Đăng“. (Quốc sử quán Triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập 3, NXB Thuận Hóa – 2006, trang 162).

Một góc xã Lợi Hải, trung tâm hành chính huyện Thuận Bắc ngày nay

Địa danh Ô Cam ở Ninh Thuận

Xét toàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay và trong bản đồ của tỉnh, địa danh Ô Cam, có khi gọi Ô Căm, Ô Câm chỉ còn lưu hành là sông Ô Căm, đập nước Ô Căm thuộc địa phận xã miền núi Phước Trung, huyện Bác Ái được người xưa khởi dựng, bồi đắp.

Thật vậy, theo Nhà báo Sơn Ngọc trong bài “Lễ tế sắc Po Klong Kachhat“ mô tả đồng bào Chăm Bà ni thôn Lương Tri tổ chức cúng tế Po Klong Kachhat thì hệ thống thủy lợi Ô Câm xuất phát từ việc ông Po Klong Kachhat có tài xây dựng hệ thống thủy lợi và kiến thiết ruộng đồng, được vua Po Klong Girai (1151 – 1205) trọng dụng. Po Klong Kachhat đã tổ chức đắp đập Ô Câm và hướng dẫn dân chúng đào mương dẫn nước từ xã Phước Trung về tưới cho đồng ruộng Chà Vum. Nhờ đó người dân địa phương có cuộc sống ấm no. Khi Po Klong Kachhat qua đời, người dân Lương Tri lập đền thờ phụng. Năm Tự Đức thứ 31 (1881), vua có sắc phong ghi nhận công lao của ông. Sắc phong hiện còn lưu giữ tại đền thờ Po Klong Kachhat.

Suối Lô Pa là mạch nguồn chính của đập Ô Cam và hồ chứa nước Phước Trung chứa trên 2,3 triệu mét khối nước bảo đảm tưới cho hàng trăm hecta đất canh tác. Ảnh: Sơn Ngọc

17 thg 10, 2019

Lướt cùng gió ở bãi biển Ninh Chữ nổi tiếng thế giới

Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận đang ngày càng quen thuộc với tín đồ du lịch Việt trong những năm gần đây. 

Trước đó, vùng biển này đã được biết tới rộng rãi trong cộng đồng hàng triệu du khách quốc tế…

Hấp dẫn du khách quốc tế 


Trong hành trình khám phá của mình, Mark Gwyther - blogger du lịch người Mỹ đã dừng chân ở bãi biển Ninh Chữ. Bằng con mắt của một chuyên gia tư vấn quản lý và đầu tư bất động sản cùng trải nghiệm từng có ở nhiều vùng đất khắp thế giới, Mark Gwyther đã chia sẻ những thông tin thú vị về Ninh Chữ trên trang citypassguide.com. 

Ninh Chữ đẹp đến mê mẩn khi bình minh ló rạng. 

13 thg 10, 2019

Những “đặc sản” giúp biển Ninh Chữ nổi tiếng thế giới

Với lợi thế 2 mùa gió cùng bãi biển Ninh Chữ được xem là 1 trong 9 bãi tắm đẹp nhất của Việt Nam và ngày càng quen thuộc với các tín đồ du lịch... 

Ninh Chữ (Ninh Thuận) đang ngày càng quen thuộc với tín đồ du lịch Việt trong khoảng 2 năm gần đây. Thế nhưng, thật thú vị khi trước đó, vùng biển này đã được biết tới rộng rãi trong cộng đồng hàng triệu du khách quốc tế từ nhiều năm nay…

Khi Ninh Chữ “hớp hồn” du khách quốc tế 


Trong hành trình khám phá của mình, Mark Gwyther, blogger du lịch người Mỹ đã dừng chân ở bãi biển Ninh Chữ. Bằng con mắt nhà nghề của một chuyên gia tư vấn quản lý và đầu tư bất động sản cùng trải nghiệm từng có ở nhiều vùng đất khắp thế giới, Mark Gwyther đã chia sẻ những thông tin thú vị về Ninh Chữ trên trang citypassguide.com.

Với Mark Gwyther, lý do rõ ràng nhất để đến với du lịch Phan Rang là bãi biển. “Vịnh Ninh Chữ, một đường lưỡi liềm dài 10 km lộng lẫy, được coi là một trong chín bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Hầu hết thời gian trong năm, biển an toàn để bơi. Bình minh vô cùng ngoạn mục và thật thú vị khi được chứng kiến người dân địa phương trải qua các hoạt động buổi sáng”, Mark Gwyther viết. 

Ninh Chữ đẹp đến mê mẩn trong mỗi khoảnh khắc của ngày... 

18 thg 9, 2019

Cánh đồng điện gió ở Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió ở Phan Rang thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh nhờ khung cảnh đẹp như tranh vẽ. 

Điện gió Đầm Nại ở thôn Láng Me, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Điểm dừng chân này nằm cách biển Ninh Chữ hơn 10 km. Ảnh: Thúc Trình. 

16 thg 8, 2019

Lễ Bỏ mả của người Raglai

Là một tập tục có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người Raglai, lễ Bỏ mả (cúng tuần mã, mãn tang) nhằm tiễn đưa người đã mất về với ông bà, tổ tiên, đồng thời chấm dứt mối quan hệ giữa người sống đối với người đã mất. 

Đồng bào Raglai sinh sống chủ yếu ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Vừa qua, cộng đồng người Raglai ở xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, nơi có số dân Raglai sinh sống chiếm 97% dân số toàn xã đã tổ chức hoạt động tái hiện lại lễ Bỏ mả.

Lễ Bỏ mả thường được tổ chức vào tháng 3, tháng 4 dương lịch, sau một hoặc hai năm tính từ ngày có người mất. Theo quan niệm của người Raglai, nếu không làm lễ Bỏ mả, linh hồn người đã mất vẫn còn ở nhân thế và chưa thể về được thế giới “bên kia” để đoàn tụ với tổ tiên.

Trước lễ Bỏ mả, người thân trong gia đình chuẩn bị nhiều công đoạn khác nhau như: dựng nhà mồ, làm kago (mô hình thuyền bằng gỗ), rạp lễ, gậy cúng, trang phục và đồ lễ như: rượu cần, rượu trắng, trầu cau, đầu heo, thịt heo, cơm, bánh tét, thịt trâu, thịt gà, chuối, cơm rượu…

Lễ vật cúng trong lễ Bỏ mả của người Raglai.

10 thg 7, 2019

Ninh Thuận - từ 'ga trung chuyển' đến khát vọng thành điểm du lịch thế giới

Vốn là điểm trung chuyển nghỉ chân, Ninh Thuận hiện có dáng dấp của trung tâm du lịch mới, thậm chí không chỉ dừng lại ở tầm quốc gia. 

Từ "ga trung chuyển" năm xưa...
Phía Bắc giáp Nha Trang, phía Tây kề Đà Lạt và phía Nam nối liền Bình Thuận, Ninh Thuận vốn được coi là "ga trung chuyển" của tam giác du lịch Nam Trung Bộ. Gần một thập kỷ trước, các công ty lữ hành tại những thành phố lân cận thường đưa du khách tạt qua nơi này tham quan trong ngày. Từng đoàn khách đi trên chiếc xe bus 45 chỗ, họ tranh thủ chụp ảnh, vội vàng mua vài chùm nho làm quà rồi nhanh chóng lên xe quay trở lại điểm du lịch chính.

"Du lịch Ninh Thuận từng rơi vào thế con gà - quả trứng và vòng luẩn quẩn của một điểm trung chuyển, bởi không sẵn cơ sở lưu trú, du khách không thể ở lại. Trong khi đó, với những chất liệu khai thác du lịch đa dạng và hấp dẫn, Ninh Thuận có khả năng giữ chân du khách ít nhất một tuần", ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Crystal Bay - nhớ lại thời điểm tập đoàn nhìn ra tiềm năng của "miền đất hứa".

Ninh Thuận thu hút du khách bởi những bãi biển nguyên sơ, nước trong vắt. 

4 thg 1, 2019

Phim trường Du Long: Điểm “phượt” mới ở Ninh Thuận

Khu Du lịch Phim trường Du Long là địa điểm mới đang được các bạn trẻ trong và ngoài tỉnh ưa thích khi đến Ninh Thuận. Phim trường thuộc địa bàn thôn Cà Rôm, xã Công Hải (huyện Thuận Bắc), cách Tp. Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 30km về phía Bắc.

Những ngôi nhà được thiết kế mới lạ để cho các bạn trẻ để chụp ảnh lưu niệm. 

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi xuất phát từ TP. Phan Rang-Tháp Chàm theo hướng từ Quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Thuận Bắc), đến cầu Du Long ngã theo hướng vào UBND xã Công Hải, tầm 30 phút chạy xe máy mới đến được Phim trường Du Long.

15 thg 11, 2018

Chợ Nại – chợ quê hút khách ngoại

Dù chỉ là ngôi chợ tạm quê mùa nhưng chợ Nại (thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Bởi chợ quê này tọa lạc tại ven đầm Nại nên thơ, đầy cá tôm giá rẻ. 

Chợ Nại, hay còn gọi là chợ Khánh Hải, nằm ven thị trấn Khánh Hải, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) khoảng 10km. Ngôi chợ này nằm bờ luồng nước nối Đầm Nại với biển, 1 bên là cây cầu Ninh Chữ, 1 bên là cầu Tri Thủy nối đôi bờ cửa biển và cạnh đó là bãi biển Ninh Chữ nổi tiếng. Chính nhờ vị trí độc đáo này mà chợ Nại rất thu hút khách du lịch đến tham quan dù đây chỉ là 1 chợ cá nhỏ, tạm bợ. 

Vị trí đắc địa của chợ Nại 

13 thg 11, 2018

Nghề làm đũa ở Tân Sơn

Cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 30 km, Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận từ lâu đã nổi tiếng xa gần với nghề làm đũa phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ.

Đũa Tân Sơn vừa đẹp, bền, sản phẩm đa dạng được làm bằng phương pháp thủ công. Đặc biệt, đũa được sơn bằng sơn ta nên nhìn rất bóng mà không gây độc hại dù thời gian sử dụng lâu dài. Những chiếc đũa thẳng đều, hai đầu đũa bo tròn, nước sơn bóng loáng nhưng cầm rất mịn tay và thoải mái. Vì thế, đũa Tân Sơn rất được ưa chuộng và làm hài lòng những người khó tính nhất.

Công đoạn làm cắt cho đều đũa . Ảnh: Đặng Kim Phương 

31 thg 10, 2018

Yên bình trên biển Phan Rang

Vào buổi sớm ở xứ biển Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, mọi thứ trở nên thi vị trong cảnh núi non kỳ vĩ, không gian trong trẻo.

Phan Rang là một trong những xứ biển nổi danh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ.

14 thg 9, 2018

Kiếm tìm giấc mộng du mục trên đồng cừu An Hòa

Đã quen mặt với những đồi cát bay, trăm nghìn gốc nho trĩu quả và các bãi biển đẹp, Ninh Thuận còn nức tiếng xa gần bởi những thảo nguyên vàng màu của cỏ và cây bụi. Trên mỗi cánh đồng khét mùi nắng là nơi nuôi dưỡng những đàn cừu trắng và hơi thở của lối sống du mục độc đáo.


Đồng cừu có ở nhiều nơi ở Ninh Thuận như khu vực đồng cừu thôn Nhị Hà, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận (cách Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 25km về phía Tây Nam), khu vực thôn Long Bình – Bình Quý, núi Trà Cang và cả những đồng cừu rải rác trên đường xuống vịnh Vĩnh Hy. Tuy nhiên, đồng cừu An Hòa (thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải) lại là địa điểm được nhiều người biết đến hơn cả.

18 thg 8, 2018

Khám phá làng gốm Chăm cổ nhất Đông Nam Á

Du khách đến Phan Rang - Tháp Chàm không chỉ đắm mình trong sắc xanh thăm thẳm của biển trời mà còn được tận mắt khám phá những làng truyền thống.

Trời đang dần vào thu, thời tiết chuyển mùa dịu mát, thời điểm phù hợp nhất để du khách tham quan thành phố cực Nam Trung bộ, nơi được ví von “gió như phang, nắng như rang”, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

16 thg 8, 2018

Ninh Thuận - Xứ sở của những điều bất ngờ ở miền Trung

Đến với Ninh Thuận, du khách sẽ được thưởng thức những trái nho ngọt lành, trải nghiệm địa hình sa mạc xen kẽ đại dương. 

Thiên nhiên và con người Ninh Thuận có sức hút rất riêng trên mảnh đất hình chữ S, đang chờ du khách đến khám phá.

"Israel của Việt Nam"


Ninh Thuận và Israel có nhiều nét tương đồng về điều kiện địa lý. Quốc gia Trung Đông này sở hữu phần lớn đất đai là sa mạc nhưng đã khiến cả thế giới phải ngả mũ khi trở thành thành cường quốc nông nghiệp hàng đầu. Cũng như Ninh Thuận, vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió trên thực tế là nơi cung cấp nhiều mặt hàng nông sản sạch lớn nhất cả nước: nha đam, măng tây, tỏi, táo...

Nho Ninh Thuận nổi tiếng cả nước. 

25 thg 7, 2018

Sườn cừu nướng Ninh Thuận

Sườn cừu nướng – món ngon đặc trưng của Ninh Thận mà bất kỳ du khách nào đến đây cũng nên ít nhất một lần thưởng thức.

Phần thịt cừu từ cổ trở xuống dùng làm món nướng là ngon nhất. Nên cắt thịt cừu dọc theo những chiếc sườn cừu, để vừa có thịt vừa có xương giúp dễ nướng, dễ cầm khi ăn. Thịt cừu có mùi nồng đặc trưng nên việc khử hoặc làm giảm đi mùi nồng đó là một bí quyết quan trọng trong cách chế biến những món ăn liên quan đến thịt cừu. Ướp sườn cừu với sả, tỏi và hành phi trong vòng 15 phút trước khi nướng là một cách vừa để làm giảm đi mùi nồng của thịt cừu vừa để ngấm gia vị, giúp món thịt nướng thêm đậm đà. 

2 thg 6, 2018

Dọc theo cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam

Mảnh đất Ninh Thuận nắng gió là điểm đến thu hút du khách với những bờ biển dài và quyến rũ, từ Cà Ná tới Ninh Chữ, Vĩnh Hy, Bình Tiên… Đặc biệt cung đường kéo dài khoảng 80km, từ biển Cà Ná đến bán đảo Bình Lập của tỉnh Ninh Thuận với nhiều cảnh quan mang vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động du lịch được coi là một trong những đường ven biển đẹp nhất Việt Nam. 

Phan Rang - Vĩnh Hy: Cung đường ngang qua vùng tiểu sa mạc
Cung đường ven biển này nếu đi theo hướng Nam - Bắc thì điểm bắt đầu tính từ bãi biển Cá Ná (huyện Thuận Nam), chạy dọc theo Quốc lộ 1A đến thành phố Phan Rang, sau đó nối tiếp đường DT702 chạy qua vịnh Vĩnh Hy (huyện Ninh Hải), rồi thẳng đến bán đảo Bình Lập (khu vực giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa).

Chạy dài suốt 3km, điểm mở đầu của cung đường này là Cà Ná, nơi bãi biển uốn cong như một chiếc lưỡi liềm, ôm trọn đường quốc lộ vào lòng. Đây là nơi rất đặc biệt ở Việt Nam khi cả đường bộ, đường sắt chạy sát biển nhất với cung đường uốn lượn. Một bên biển xanh mát lành, bên kia là đồi núi nhấp nhô mang màu hoang sơ nắng gió.

Bãi biển Cà Ná, nơi mà đường bộ và đường sắt chạy sát biển nhất. Ảnh: Nguyễn Luân