Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 6, 2019

Gìn giữ gian nhà xưa

Nằm trầm mặc trong một con hẻm của thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức), căn nhà hơn 150 tuổi của vợ chồng ông Phạm Văn Thọ vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ xưa. Ông Thọ xem đây như một “báu vật” cha ông để lại.

Gian nhà vô giá 


Căn nhà gỗ của ông Thọ đã nhuốm màu thời gian, nằm bình yên, im lìm sau những gốc mai, tùng và bồ đề cổ thụ. Đưa chúng tôi tham quan một vòng căn nhà, ông Thọ cho hay: Căn nhà này được xây dựng từ thời ông nội tôi. Hồi đó làm nhà chưa có máy móc, nên từ khi tiến hành đến lúc hoàn thành phải mất một năm ròng rã. Đến bây giờ, tất cả các hoa văn, họa tiết và kết cấu ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.

Ngôi nhà cổ của ông Thọ đã hơn 150 tuổi. 

30 thg 5, 2019

Thăm ngôi nhà vườn đặc sắc nhất xứ Huế

Sau một thời gian dài xuống cấp vì thiếu sự chăm sóc, nhà vườn An Hiên - ngôi nhà vườn mẫu mực của xứ Huế - đã được phục sinh và mở cửa đón du khách với vẻ đẹp sang trọng và tươi tắn.

Cổng vào nhà vườn An Hiên - Ảnh: MINH TỰ

Nhà vườn là một loại hình kiến trúc đặc trưng của xứ Huế, gồm ngôi nhà rường gỗ và khu vườn bao quanh, được thiết kế theo phong thủy với tả - hữu, tiền - hậu đều có vật phù trợ, che chắn. Ngoài ra, ngôi nhà và khu vườn ấy còn là tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của chủ nhân, gọi là thú chơi vườn.

16 thg 5, 2019

Biệt thự cổ rộng 3000 m2 của đại gia Nam Định

Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.

Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.

12 thg 5, 2019

Biệt thự cổ hơn trăm năm xây bằng gạch Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, căn biệt thự Pháp cổ có tuổi đời hơn 100 năm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch Bát Tràng, mát lạnh vào mùa hè, người đến thăm không muốn rời đi.

Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là địa danh nổi tiếng về nghề gốm truyền thống. Nơi đây còn tồn tại 23 ngôi nhà cổ đang được địa phương phê duyệt đưa vào danh sách cần bảo tồn. Trong số đó phải kể đến biệt thự Pháp có tuổi đời hơn 100 năm của gia đình ông Lê Hồng Đức (SN 1940) và bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1946).

Nhà cổ của lái buôn đầu thế kỷ 20 ở Hà Nam

Ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 100 năm, nằm trên diện tích 900 m2 tại xã Hòa Hậu (Lý Nhân, Hà Nam). Trên nóc của ngôi nhà có khắc dòng chữ Nho, ghi lại thời gian xây nhà là năm 1910 của thế kỷ 20.

31 thg 3, 2019

Độc đáo ngôi nhà đá ở Ninh Vân

Đó là ngôi nhà hơn 100 năm tuổi nổi tiếng ở ngôi làng đá Ninh Vân, đây cũng là ngôi nhà có kiểu kiến trúc cổ và vô cùng độc đáo. 

Ngôi nhà cổ với kiểu kiến trúc có một không hai tọa lạc ở thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư, Ninh Bình). Ngôi nhà độc đáo này là của bà Đinh Thị Long (78 tuổi). Theo bà Long cho biết, ông nội của chồng bà là cụ Lương Văn Xiển, sau khi xây dựng xong nhà thờ đá Phát Diệm, cụ Xiển mời những người thợ cùng làm về quê xây dựng căn nhà ở cho gia đình. Ông cùng tốp thợ đã xây dựng căn nhà làm hoàn toàn bằng đá này. 

Toàn bộ công trình từ khung nhà, tường vách, sân, ngõ, bình phong, sập gụ… được làm từ đá xanh. 

21 thg 3, 2019

Nét đẹp những ngôi nhà cổ

Ông Tôn Thất Đính chia sẻ: “Giữ căn nhà nguyên trạng đến thời điểm này, bản thân tôi và gia đình cảm thấy rất vui và tự hào. Có người hỏi mua nhà cổ giá bạc tỷ nhưng tôi không bao giờ đồng ý. Tôi thường động viên con, cháu phải cố gắng giữ căn nhà này để làm nơi thờ tự ông bà, tổ tiên, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của vùng đất sông nước miền Tây”.

Nếu ai đặt chân đến cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) để thưởng ngoạn cảnh đẹp, tham quan các di tích văn hóa, lịch sử… của vùng quê yên bình giữa lòng thành phố, không thể bỏ lỡ những ngôi nhà cổ mang lối kiến trúc đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Vài năm trở lại đây, nhiều khách du lịch hay ghé tham quan ngôi nhà sàn của ông Tôn Thất Đính (sinh năm 1966, ngụ ấp Mỹ An 2). Đây là một trong những ngôi nhà sàn Nam Bộ mang đậm kiến trúc xưa ở An Giang. Ông Tôn Thất Đính cho biết, căn nhà được xây dựng năm 1901 hoàn toàn bằng gỗ căm xe, thao lao, theo kiểu 3 gian, 2 chái nhưng không có cột giữa nhà. Thợ làm nhà là những người thợ ưu tú nhất ở Mỹ Luông (Chợ Mới). Còn cửa, hoành, tủ thờ, vật dụng trang trí trong nhà đều do các nghệ nhân nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ ở miền Bắc vào làm. Theo ông Đính, ở thời điểm bấy giờ, toàn bộ các chi tiết nhỏ, như: tiện, đục, bào, chạm đều được làm bằng thủ công nên mất nhiều thời gian và công sức mới hoàn thành ngôi nhà. 

Ngôi nhà cổ của ông Phan Hòa Long 

12 thg 3, 2019

Ngôi nhà 120 năm lưu giữ nhiều đồ cổ ở Tây Ninh

Ngoài kiến trúc cổ, ngôi nhà còn có bộ bát bửu gồm 8 loại binh khí thời xưa rất giá trị. 

Căn nhà số 39 đường Phan Châu Trinh (TP Tây Ninh) được xây dựng năm 1894 và giữ được kiến trúc nguyên bản đến ngày nay, thu hút nhiều du khách tham quan. Năm 2017, công trình được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. 

19 thg 1, 2019

Nhà cổ Quân Thắng ở phố cổ Hội An

Có thể nói, diện mạo kiến trúc và hệ thống cổ vật của nhà cổ Quân Thắng giúp người thời nay hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân thuộc tầng lớp thương gia người Hoa phát đạt ở thương cảng Hội An trước đây.

Nằm ở số 77 đường Trần Phú, thành phố Hội An, nhà cổ Quân Thắng là một trong những nhà cổ nhất và có kiến trúc độc đáo nhất ở phố cổ Hội An còn được lưu giữ

Nhà cổ Đức An ở Hội An

Không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa và kiến trúc, nhà cổ Đức An còn là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng của vùng đất Hội An nói riêng và cả Việt Nam nói chung.

Tọa lạc ở số 129 đường Trần Phú ở phố cổ Hội An, nhà cổ Đức An có tuổi đời gần hai thế kỷ, là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở mảnh đất di sản miền Trung

10 thg 1, 2019

Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An

Là một trong những nhà cổ đẹp nhất phố cổ Hội An, nhà cổ Phùng Hưng thể hiện sự phát triển về kỹ thuật kiến trúc và sự giao thoa giữa các phong cách Á Đông thời bấy giờ, cụ thể là sự kết hợp giữa ba trường phái Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc.

Nằm ở số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, nhà cổ Phùng Hưng có tuổi đời hơn 100 năm, là một trong những mẫu nhà cổ đẹp nhất Hội An

Nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An

Có niên đại trên 200 năm, nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An được các nhà nghiên cứu coi là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

Nằm ở số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An, nhà thờ tộc Trần là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của phố cổ Hội An. Các nhà nghiên cứu coi công trình này là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

13 thg 11, 2018

Thăm ngôi nhà cổ nhất xứ Đoài

Nằm cách Hà Nội hơn 50km về phía Tây, Làng cổ Đường Lâm ( Sơn Tây, Hà Nội ) được coi là một trong những cái nôi của dân tộc Việt. Với nhiều địa danh được lưu truyền trong truyền thuyết, lịch sử Đường Lâm là địa danh duy nhất ở Việt Nam sinh ra hai vị Vua có công lớn với đất nước là vua Phùng Hưng và Ngô Quyền. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, nơi đây còn giữ được những ngôi nhà thuần Việt cổ có tuổi đời vài trăm năm. 

Đặc trưng của gần 1000 ngôi nhà truyền thống ở Đường Lâm là tất cả đều được xây dựng bằng những khối đá ong rắn chắc. Trong số ấy, ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng và bà Là Thị Thảo là ngôi nhà cổ đặc biệt nhất mà hầu hết du khách ai cũng ghé thăm khi về Đường Lâm.

Bà Thảo cho biết, theo bản dịch bảng cầu an gia đình còn giữ được, ngôi nhà được xây dựng chính xác vào năm 1649. Với diện tích 100
m2, trải qua gần 400 năm nhưng thật đặc biệt, ngôi nhà ngói năm gian này vẫn trường tồn, vẫn là nơi ở và nơi sinh sống của thế hệ thứ 12 của gia đình.

Hầu hết những kiến trúc cổ Đường Lâm được xây bằng khối đá ong.

18 thg 10, 2018

Nhà cổ 369 tuổi nguyên vẹn nhất xứ Đoài

Ngôi nhà làm bằng gỗ và đá ong có tuổi thọ nhiều nhất tồn tại trong làng Việt cổ. 


Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là ngôi làng thuần Việt tối cổ, một trong những cái nôi của dân tộc Việt. Làng có 956 ngôi nhà cổ, trong đó có căn được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850… Những ngôi nhà cổ đều được làm từ các vật liệu truyền thống: đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian.

Trong số này phải kể đến ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng đã được tổ chức Unesco công nhận là ngôi nhà được giữ nguyên trạng nhất ở làng cổ Đường Lâm với tuổi đời 369 năm. 

25 thg 9, 2018

Độc đáo nhà cổ Huỳnh Phủ

Tọa lạc tại ấp Khu Phố, xã Đại Điền, H.Thạnh Phú, Bến Tre, Huỳnh Phủ được xem là ngôi nhà xưa nhất còn tồn tại trên đất cù lao xứ dừa cho đến nay. Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 trên diện tích hơn 500 m2, trải qua hơn thế kỷ, ngôi nhà vẫn còn giữ được vẻ đẹp kiến trúc và nghệ thuật chạm trổ độc đáo của người xưa.

Câu chuyện đứt quai chèo... 

Nằm cạnh hương lộ dẫn vào trung tâm xã Đại Điền, cách cầu Tân Phong chừng 2 km, Thoạt nhìn ít ai nghĩ đây là ngôi nhà cổ, bởi bao bọc xung quanh là lớp kiến trúc tường vôi cùng với mái ngói mới trùng tu còn đỏ chói. Vì vậy chỉ những khách du lịch mê nhà cổ mới để ý tìm đến. 


Nhà Huỳnh Phủ hiện do ông Huỳnh Ngọc Thu, cháu đời thứ 6 của chủ nhân ngôi nhà quản lý. Nhưng do ông bị bệnh nên mọi việc trong ngoài, kể cả việc thuyết minh hướng dẫn cho du khách đều do vợ ông, bà Lê Thị Hai đảm trách.

31 thg 8, 2018

Long An - Hướng đi nào cho nhà cổ?

Toàn tỉnh Long An có 69 nhà cổ, 2 trong số đó được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Mỗi công trình đều có giá trị to lớn về kiến trúc, nghệ thuật và là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy tối đa giá trị của các nhà cổ là điều không hề dễ! 

Tìm về thời vàng son

Nét uy nghiêm, bề thế một thời của các căn nhà cổ dường như chỉ còn trong ký ức! 

Nhà Trăm cột và cụm nhà cổ Thanh Phú Long là 2 khu nhà cổ được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Hai công trình này mang nhiều giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử và đang được gìn giữ từng ngày.

20 thg 8, 2018

Thăm ngôi nhà của “Người tình” ở Sa Đéc

Hơn 100 năm, dẫu qua những thăng trầm của thời gian và biến động lịch sử, ngôi nhà vẫn tồn tại và đẹp lộng lẫy, ghi dấu một thủa vàng son.

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi tới thành phố miền tây Sa Đéc (Tỉnh Đồng Tháp). Ngoài kiến trúc và lịch sử lâu đời, ngôi nhà còn liên quan đến một cuộc tình không biên giới hồi đầu thế kỷ 20 giữa công tử con chủ nhân ngôi nhà giàu có – ông Huỳnh Thuỷ Lê – người Việt gốc Hoa và một cô gái người Pháp tên là Marguerite Duras, về sau là nhà văn

28 thg 2, 2018

Những ngôi nhà cổ “có một không hai” ở Nghệ An

Quá trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh nhiều làng quê đã “hóa phố” với san sát nhà xây, nhà tầng hiện đại, khang trang, thì nhiều vùng quê Nghệ An vẫn gìn giữ được những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi.

Tùy vào điều kiện tự nhiên, tập quán, phong tục, quan niệm thẩm mỹ... của từng vùng quê, mà trong kiến trúc, xây dựng nhà cổ có nhiều nét khác nhau. Nhìn chung, người xưa đã rất chú ý về mặt phong thủy (hướng gió, hướng nước, hướng sáng…) để dựng nhà.

Nhà cổ của người Kinh ở Nghệ An đang được bảo tồn ở các làng quê đều là nhà trệt, nhiều cột, dài, thấp, lợp ngói vảy. Những ngôi nhà này có khung được làm từ các loại gỗ tốt (lim, mít, dổi…) với kết cấu theo kiểu “tứ trụ”, “ngũ trụ”(mỗi vì có 4 - 5 cột). Mỗi nhà được chia làm 2 phần: “nhà ngoài” dùng để thờ tự và tiếp khách, “nhà trong” dùng để sinh hoạt. 

Một ngôi nhà cổ ở làng Thọ, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Huy Thư 

10 thg 2, 2018

Mùa xuân đi thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp

Khi đặt chân đến đây, chúng tôi đã phải lòng ngôi làng cổ Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang) nằm bên sông Cái Bè này ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

Đường làng xanh tươi cây trái - Ảnh: THU HUỆ

Đường làng xanh mát

Từ TP.HCM, có thể đi theo quốc lộ 1A đến Mỹ Tho, từ Mỹ Tho bạn tiếp tục đến Cái Bè. Ngoài ra cũng có thể theo quốc lộ 50 qua cầu Mỹ Lợi, đến Gò Công, Mỹ Tho và theo tỉnh lộ 864 qua Cai Lậy rồi đến Cái Bè .

2 thg 11, 2017

Ngôi nhà cổ kiến trúc Huế có hơn trăm cột ở miền Tây

Ngôi nhà hơn trăm tuổi ở Long An ngoài nét cổ kính theo kiểu nhà rường Huế còn độc đáo khi có 120 cột nhà bằng gỗ quý.

Ở bờ sông Vàm Cỏ Đông (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, Long An) có di tích Nhà Trăm Cột, là ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1901. Chủ nhân kiến tạo ngôi nhà này là ông Trần Văn Hoa, là hương sư của làng Long Hựu, tỉnh Gia Định, sau đó làm hội viên Hội đồng quản hạt Chợ Lớn. Vì thế mà tên gọi thủa ban đầu của nó là Nhà ông hội đồng, Nhà ông cả