Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Định. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 8, 2017

Cận cảnh thánh đường Trung Lao trăm tuổi trước và sau đám cháy

Thánh đường Trung Lao bị thiêu rụi trong đêm 5-8 không chỉ để lại nỗi niềm tiếc nuối cho bà con giáo dân mà còn nhiều người dân khu vực bởi những giá trị văn hóa, lịch sử mà công trình mang lại. 

Những hình ảnh trước và sau đám cháy của nhà thờ Trung Lao 

Nhà thờ được đánh giá là có sự kết hợp độc đáo, hài hòa giữa yếu tố Gothic của Tây Ban Nha với kiến trúc truyền thống của Việt Nam, được thể hiện rõ nét qua nghệ thuật chạm trổ hoa văn đạt đến trình độ tinh xảo.

17 thg 7, 2017

Món ngon đất Thành Nam

Nhắc đến Thành Nam mảnh đất với “Thơ Xương, chuối ngự” quê hương của rất nhiều đặc sản nổi tiếng, và một trong số đó là nem nắm, món ăn bình dị nhưng ai đã từng thưởng thức thì không thể nào quên được.

Công phu trong khâu chọn nguyên liệu
Để có nắm nem ngon thì nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, bì lợn được tuyển chọn từ những con lợn khỏe mạnh, miếng bì làm sạch lông và dính một chút mỡ, thường thì người chế biến nên chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày, lại không có nhiều mỡ, sẽ không bị ngán và nắm nem không bị ướt nhão. Bì lợn làm nem nắm được thái tỉ mẩn và khá công phu.

Thịt lợn phải được lấy từ lò mổ. Khi miếng thịt còn nóng hổi và không nên đặt xuống đất. Ngoài ra, miếng thịt lợn không được rửa nước quá lạnh để thịt ngon và dẻo hơn. Bên cạnh đó thịt làm nem phải lấy từ thịt nạc ở hai củ mông của con lợn và lọc bỏ hết màng.

Thính là gia vị không thể thiếu của món nem nắm. 

24 thg 6, 2017

Tiểu Vương cung thánh đường Phú Nhai

Được xây dựng trên diện tích hàng nghìn mét vuông, Vương cung thánh đường Phú Nhai nằm trên địa phận xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường (Nam Định) là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc Gothic kiểu Pháp hùng vĩ. 

Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa cho xây dựng vào năm 1866. Vào năm 1881, Giám mục Hòa cùng với linh mục Barquerô Ninh xây nhà thờ thứ hai theo kiến trúc Á Đông và hai tháp chuông. Sau thời gian bị chiến tranh làm hư hại, vào ngày 17/3/2003 Nhà thờ đã được khởi công trùng tu tôn tạo lại bởi Giám mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh. Đến 26/9/2004 thì Nhà thờ Phú Nhai hoàn thành như diện mạo hiện nay.

Nhà thờ Phú Nhai có chiều dài 80m, rộng 35m, chiều cao là 30m. Đặc biệt, Nhà thờ Phú Nhai có hai tháp chuông cao 44m ở phía trước với 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang, trong đó có quả nặng 2 tấn chỉ sử dụng trong các dịp đại lễ.

Tiểu Vương cung thánh đường Phú Nhai.

17 thg 6, 2017

Lễ hội Phủ Dầy

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”, ý muốn nói đến tục giỗ Mẹ vào tháng Ba Âm lịch để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ở Việt Nam, tục thờ Mẫu có ở nhiều nơi, nhưng Phủ Dầy (Nam Định) được xem là cái nôi của loại hình tín ngưỡng độc đáo thuần Việt này. Lễ hội Phủ Dày được tổ chức từ 3 – 8/3 Âm lịch hàng năm là dịp để du khách có dịp tìm hiểu, tri ân công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. 

Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định) là một quần thể kiến trúc nổi tiếng liên quan đến Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Ở đây, mọi hoạt động văn hóa, tín ngưỡng liên quan đến tục thờ Mẫu diễn ra sôi động quanh năm, mà cao điểm và ấn tượng nhất là dịp Lễ hội Phủ Dầy. 

Phủ chính Tiên Hương rực sáng với màn pháo bông trong đêm rước lửa. Nơi đây là trung tâm các hoạt động của Lễ hội Phủ Dầy. Ảnh: Công Khánh

19 thg 1, 2017

Mẫu Tam phủ - Di sản của niềm tin và khát vọng

Ngày 1/12/2016, Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một tín ngưỡng bản địa thuần Việt tôn thờ nữ thần, người mẹ của thiên nhiên, thông qua hình ảnh Thánh Mẫu, một vị thần tối cao có quyền năng sáng tạo, cai quản và phù trợ cho con người. Đặc biệt, hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ với đỉnh cao là nghệ thuật hầu đồng huyền bí, chứa đựng niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt của con người, đã làm nên nét đặc sắc và sức sống trường tồn cho loại hình tín ngưỡng đặc biệt này.

Phủ Dầy - trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Tháng Tám âm lịch hàng năm người Việt có lễ giỗ Cha để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Trần, và tháng Ba âm lịch giỗ Mẹ để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lí uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.

25 thg 9, 2016

Về chợ quê ven biển Nam Định ăn bề bề luộc

Không chỉ tươi sống, thân hình chắc mẩy mà bề bề tại chợ quê Hải Hậu, Nam Định vừa lắm trứng, vừa to. 


Với hơn 72km đường biển, Nam Định được người ta nhớ đến với hai bãi tắm nổi tiếng là Thịnh Long (Hải Hậu) và Quất Lâm (Giao Thủy). Con đường từ bãi tắm Thịnh Long ra một phiên chợ quê cách đó không xa trở nên đầy dễ chịu trong một buổi sớm mùa hạ. 

Góc chợ huyên náo, ồn ào hơn bởi các ngư dân đi biển về đổ hải sản tươi ngon bày ra sạp mời du khách. Trong vô vàn các loại mực, ghẹ, nghêu, sò… thì bề bề lại là loại hải sản được chú ý hơn cả. 

15 thg 9, 2016

Mùa Trung thu về thăm 'làng đèn ông sao' Báo Đáp

Ít ai biết rằng những chiếc đèn ông sao từ Bắc vô Nam, từ những con phố nhộn nhịp như Hàng Mã đến những con đường làng quê yên bình đều được làm ra ở ngôi làng Báo Đáp (Nam Định).

"Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu 
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu..." 

Hình ảnh chiếc đèn ông sao đã gắn liền với kí ức tuổi thơ của mỗi người, một món quà đồ chơi truyền thống không thể thiếu và đã trở thành biểu tượng của đêm Trung thu. Nhưng ít ai biết rằng hàng triệu chiếc đèn ông sao được bán khắp miền Nam Bắc hầu như đều có xuất xứ từ một ngôi làng yên bình của đồng bằng Bắc Bộ: làng Báo Đáp.

Làng Báo Đáp nằm cách thành phố Nam Định 8 km, thuộc địa phận xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, với hơn một nửa số hộ trong làng gắn bó với nghề truyền thống làm đèn ông sao, mỗi năm sản xuất ra khoảng hơn 2 triệu chiếc đèn. 

Từ cổng làng ta đã bắt gặp hình ảnh những chiếc đèn ông sao quen thuộc. 

6 thg 8, 2016

Nhà thờ đổ “ngạt thở” bên bờ biển Xương Điền

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nam Định đang dần mất đi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên mà thay vào đó là hàng quán bủa vây tứ phía.

Hàng quán đua nhau mọc lên như nấm từ một năm trở lại đây 

Chúng tôi ngao ngán trở lại nhà thờ đổ có tên gọi Trái Tim bên bờ biển Xương Điền, Nam Định vào một ngày hè cuối tháng bảy. Bởi nhìn từ xa, nhà thờ đổ chỉ còn trơ một phần tháp nhọn, nhô lên trên một tổng thể chật kín những lều bạt và hàng quán. 

25 thg 7, 2016

Hà Nội có trà đá, Thành Nam có trà hòm

Nếu như Hà Nội có trà đá vỉa hè, Sài Gòn có cà phê bệt trở thành nét văn hoá vỉa hè bình dân thì ở mảnh đất Nam Định lại có thứ “đặc sản” với tên gọi rất lạ... trà hòm. 

Những quán trà hòm được bán quanh nhà máy dệt Nam Định đang dần biến mất. Khi nhà máy này đang bị đập bỏ - Ảnh: NAM TRẦN 

Nó là một phần thành Nam xưa, gắn liền với lịch sử nhà máy dệt Nam Định và những ký ức tự hào một thời của một nhà máy dệt từng lớn nhất Đông Dương.

14 thg 7, 2016

Cuộc sống diêm dân trên cánh đồng muối Nam Định

Đến Nam Định, bạn không nên bỏ qua trải nghiệm khám phá cuộc sống diêm dân trên hành trình ghé thăm nhà thờ đổ hay biển Quất Lâm.

Cánh đồng muối nổi tiếng bậc nhất Nam Định nằm ở thôn Văn Lý, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu. Như bao diêm dân khác, những người làm muối ở đây rất vất vả để cho ra được những hạt muối trắng ngần. 

12 thg 5, 2016

Con đường hoa mười giờ rực rỡ dài 3 km ở Nam Định

Những con đường bê tông trở nên lãng mạn với các luống hoa đủ sắc màu bên ruộng lúa xanh mướt.

Những ngày đầu hè, có dịp tới thăm xóm 5 (xã Hải Quang, Hải Hậu, Nam Định), bạn sẽ thấy thích thú với con đường bê tông trồng hoa hai bên. 

17 thg 2, 2016

Những ngôi nhà mái rạ ở 'thủ phủ' gạo tám

Đến Hải Hậu (Nam Định), đi trên các con đường quê, thỉnh thoảng sẽ bắt gặp những ngôi nhà mái rạ trông rất đẹp mắt.

Đây là ngôi nhà mái rạ xây dựng từ năm 1975 của gia đình ông Trần Công Tâm, 70 tuổi, tại tổ 4, thị trấn Yên Định, Hải Hậu. 

Mái nhà hoàn toàn làm bằng rạ có độ dày gần 1 m, bên trong được liên kết bằng các cột, rui, mè rất chắc chắn. 

Nhờ kết cầu này mà trong nhà luôn ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. 

Để làm nhà mái rạ tốn kém hơn làm trần bê tông. Một bộ mái rạ tốn ít nhất 10 triệu đồng tiền mua rạ chất lượng tốt từ ruộng, vật liệu tre, gỗ, tiền công thợ và khoảng 5 năm phải thay một lần. 

Trên nóc nhà có 5 ụ rơm nhỏ, gọi là các con rơm hay "ngũ phúc", là các thanh tre, thép, được cuộn rạ để bắt chặt mái, tránh gió bão và cũng để trang trí cho mái nhà. 

Bên dưới mái nhà có hệ thống rui mè rất chắc chắn. 

Ngôi nhà trải qua hơn 40 năm nhưng đến nay vẫn rất chắc chắn, chỉ có mái rạ là 5 năm thay một lần. 

Chủ nhân ngôi nhà là một nghệ nhân trồng đào cảnh. Năm nay 70 tuổi, sức khỏe đã yếu, ông chuyển sang trồng gừng. Vườn gừng già đem lại cho ngôi nhà một khung cảnh khác lạ. 

Mạnh Quân

2 thg 12, 2015

Về phố Khách, Nam Định ăn bánh xíu páo

Cùng với bánh nhãn, bánh gai, kẹo sìu châu… bánh xíu páo đã làm nên sắc màu ẩm thực riêng có của vùng đất dệt Nam Định.

Bánh xíu páo chuẩn Nam Định phải lớp vỏ vàng ruộm, giòn giòn mà vẫn có độ mềm - Ảnh: Nguyễn Hương 

Những sáng sớm mùa đông, được cầm trên tay chiếc bánh xíu páo nóng hổi, vàng ươm để thưởng thức, lớp vỏ giòn rụm, mềm mại và lớp nhân thơm nức béo ngậy bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị và khó có thể quên được hương vị vừa lạ vừa quen của loại bánh này.

4 thg 11, 2015

Lăng Mẫu Liễu Hạnh

Về Nam Định, bạn bảo là sẽ đưa tôi đến viếng Lăng Mẫu. Tôi ngờ ngợ, hỏi lại:
  • Mẫu nào?
  • Mẫu Liễu Hạnh đấy anh!
  • Lăng là nơi chôn cất đấy chứ?
  • Chứ còn thế nào nữa? Anh khéo hỏi.
Biết sao tôi thắc mắc không? Bởi vì theo truyền thuyết thì Mẫu Liễu Hạnh là một trong 4 vị Tứ Bất Tử của Việt Nam (cùng với Thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử và Thánh Gióng). Đã bất tử thì tất nhiên là không chết, mà đã không chết thì... lấy đâu ra lăng? Lại nữa, giả dụ có chết đi, thì thời của Bà cách đây mấy ngàn năm rồi, làm gì còn dấu vết lăng mộ chứ? Cứ xem các vị cùng thời (các vua Hùng chẳng hạn), có ai còn mồ mả chi đâu, hoạ chăng chỉ có đền thờ!

Tôi không hỏi thêm, không phải vì giấu dốt, mà vì trong chuyện tìn ngưỡng - tâm linh có khi mình không rõ, hỏi bậy thì sẽ thất thố, làm buồn lòng người đối thoại. Thôi thì cứ đến viếng lăng cho biết.


21 thg 10, 2015

Dẻo thơm gạo tám Hải Hậu

Hải Hậu - miền đất nằm ở hạ lưu sông Hồng với nhiều đặc sản nổi tiếng như bánh nhãn, bánh chưng bà Thìn, kẹo lạc... Thế nhưng, thứ gắn bó với thương hiệu Hải Hậu, đi đâu cũng được mọi người nhớ tới chắc hẳn phải là gạo tám xoan. 

Hạt gạo Hải Hậu nhỏ dài nhưng mẩy và đều hạt - Ảnh: Trần Trang 

Có lẽ, do đặc điểm thổ nhưỡng của vùng miền, những cánh đồng lúa mênh mông được hai bờ sông Ninh Cơ bồi đắp quanh năm đã sản sinh ra loại gạo tám xoan đặc biệt với mùi vị không lẫn được vào đâu và không nơi nào có thể trồng được giống gạo này.

7 thg 10, 2015

Bữa tối trên chòi canh ngao ở biển

Trong nhiều hành trình biển đảo, những bữa ăn được thưởng thức giữa bốn bề mênh mang biển cả luôn mang lại nhiều cảm giác. Và bạn đã bao giờ trải nghiệm trên một chòi canh ngao vùng duyên hải? 

Thuyền đưa khách khám phá khu nuôi ngao vùng duyên hải Nam Định - Ảnh: Thủy Trần 

Hà Nội mưa gió bão bùng, chúng tôi vẫn quyết định đi về phía biển nhằm hướng Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định thẳng tiến.

11 thg 9, 2015

Đến với Mẫu Thượng Ngàn

Tôi đọc Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lâu lắm rồi, từ khi sách mới ra. Thế nhưng thú thiệt là đọc vì ái mộ nhà văn qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã đọc, chứ không phải vì háo hức muốn biết về Mẫu Thượng Ngàn. Ngay cả cái tựa Mẫu Thượng Ngàn, lúc ấy tôi còn chưa hiểu nó nghĩa là gì cơ mà!

Đọc xong rồi, hay thì có hay, nhưng phải thú thiệt một lần nữa là chưa cảm nhiều. Điều này cũng dễ hiểu thôi, hình tượng Mẫu, đạo Mẫu và Mẫu Thượng Ngàn không phải là hình ảnh quen thuộc đối với một người sống ở miền Nam như tôi.

Thế rồi năm 2012, tôi ra Nam Định, được bạn T.H. Luyện đưa đi thăm quần thể di tích Phủ Giầy, nơi được xem là trung tâm điểm của các di tich thờ Mẫu tại Việt Nam. Tôi đã thăm qua phủ Công Đồng, phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Mẫu (và trước đó là phủ Tây Hồ ở Hà Nội), những nơi linh thiêng thờ Mẫu. Cảm ơn bạn, bấy giờ tôi mới hiểu thêm Mẫu sống trong tâm thức người dân từ ngàn xưa đến tận bây giờ như thế nào.

10 thg 9, 2015

Tuyệt đẹp bình minh bên nhà thờ đổ Nam Định

Cách Hà Nội khoảng 120km, nhà thờ đổ thuộc xã Hải Lý, huyện Hải Hậu (Nam Định) là một điểm tham quan độc đáo thu hút rất nhiều người ghé thăm và cũng là bối cảnh cho rất nhiều bộ ảnh cưới cũng như một số bộ phim truyền hình.

Nhà thờ uy nghi hoành tráng trầm mặc giữa bầu trời đầy sao rực sáng 

24 thg 6, 2015

Bánh xíu páo - món ngon gốc Hoa ở Nam Định

Vỏ xíu páo vàng ươm, nhân bùi béo ngậy, dậy mùi của thịt, tiêu xay. Các vị hòa quyện vào nhau khiến bánh trở thành món quà vặt thú vị của người dân thành Nam.

Bánh xíu páo với hình dáng nhỏ xinh đã theo chân người Hoa đến Nam Định từ rất lâu. Chiếc bánh giản dị, trông qua giống một chiếc bánh bao chiên nhưng nhân như bánh nướng và vỏ ngoài tựa bánh pía Sóc Trăng.

Nguyên liệu làm bánh chủ yếu gồm bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng tùy theo cách làm gia truyền của mỗi gia đình.

Để làm bánh ngon, người ta thường ướp thịt lợn thăn với tỏi băm nhỏ, ngũ vị hương, dầu hào, mật ong rồi đem rán cho đến khi chuyển sang màu cánh gián và thơm nức. Thịt xá xíu được cắt hột lựu trộn cùng với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc làm nhân. 

Bánh xíu páo với lớp nhân gồm thịt, mỡ, trứng với lớp vỏ bánh mềm, thơm. Ảnh: Út Liên 

5 thg 4, 2015

Đường về, Hải Lý

Bức ảnh nhà thờ đổ ở Hải Lý ám ảnh tôi trong một thời gian rất dài, để không biết bao lần đã lên kế hoạch với bạn đồng hành mà rồi đành lỗi hẹn. Để rồi, hôm nay xứ đạo “đãi người”... 

Nhà thờ đổ trên bờ biển Hải Lý - Ảnh: Băng Giang 

Chúng tôi đi về phía nam, không bản đồ, không lịch trình, không địa danh nào cụ thể. Chỉ biết, chuyến đi ngẫu hứng về Hải Lý sẽ bắt đầu bằng một cái tên danh tiếng: nhà thờ chính tòa Phát Diệm ở thị trấn Kim Sơn, Ninh Bình nằm cách Hà Nội chừng 120km.