Hiển thị các bài đăng có nhãn Mộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mộ. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 3, 2021

Lăng Mộ và Đền Thờ danh tướng Nguyễn Huỳnh Đức – Long An

Di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tọa lạc tại phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Quần thể di tích gồm đền thờ, lăng mộ và nhà trưng bày tư liệu với diện tích khoảng 1.300 m2.

Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại Giồng Cái Én, làng Tường Khánh, tổng Hưng Thượng, huyện Kiến Hưng, trấn Định Tường nay là phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống 3 đời võ nghiệp, nên có cốt cách làm tướng từ nhỏ, sức khỏe, thần thái cũng hơn người. Năm 1780, ông theo phò chúa Nguyễn Ánh lập nhiều công lớn nên được ban họ vua. Nhiều lần Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh thua, ông vẫn chạy theo cứu giá, một lòng trung quân. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu vua Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công, rồi làm Tổng trấn Bắc thành. Sáu năm sau, ông làm Tổng trấn Gia Định cùng cai quản toàn miền Nam. Tương truyền dân gian và sử sách ghi lại, ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi ông là “Hổ tướng”. Ngày mồng 9 tháng chín năm Kỷ Mão (1819), ông mất và an táng tại quê nhà.

Lăng mộ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với chất liệu đá ong và vữa tam hợp, di tích chịu ảnh hưởng bởi phong cách, kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn nhưng vẫn mang bản sắc địa phương và đã trở thành điển hình cho lối kiến trúc lăng mộ của tầng lớp quan lại đầu thế kỷ XIX.

Toàn cảnh khu lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức

5 thg 12, 2020

Lăng Ông Tiền Quân Thống Chế Điều Bát – Trà Ôn – Vĩnh Long

Khu di tích Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát, thuộc ấp Giồng Thanh Bạch, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Từ quốc lộ 54 rẽ vào hướng Trà Ôn có con đường mang tên Thống chế Điều bát. Nằm cạnh con đường này có Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát tọa lạc trên mảnh vườn cây cao bóng mát, xung quanh có tường rào bao bọc rộng đến 8ha.

Quan Tiền tướng quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn tên thật là Thạch Duồng (1763 – 1820), một người dân tộc Khơ-me, quê ở tại làng Nguyệt Lãng, xã Bình Phú, Càng Long (Trà Vinh). Ông theo phò chúa Nguyễn, có công lớn trong việc khai khẩn vùng đất Trà Ôn, Cầu Kè và tạo được mối đoàn kết giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, ngăn chặn được sự xâm lấn của quân Xiêm La. Ông cùng các tướng sĩ tham gia hỗ trợ cùng Thoại Ngọc Hầu đào vét kênh Vĩnh Tế nên chúa Nguyễn cảm kích phong chức Điều bát và được mang Quốc thích là Nguyễn Văn Tồn. Khi ông mất được truy tặng là Tiền quân Thống chế Điều bát. Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường thì Thống chế Nguyễn Văn Tồn bị nhiễm bệnh dịch trong lúc tham gia đốc thúc đào kinh Vĩnh Tế. Năm đó có dịch lớn, giết chết hàng ngàn dân phu và lan rộng ở nhiều tỉnh Nam Kỳ. Vợ chồng Thống chế Nguyễn Văn Tồn mất cùng một ngày sau Tết Canh Thìn 1820.

12 thg 10, 2020

Nơi an nghỉ của anh hùng Lý Tự Trọng

Mộ phần của anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng được xây năm 2011, đặt trong khu tưởng niệm ở xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà.

Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914 tại Thái Lan, nguyên quán ở xã Việt Xuyên, nay là xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà. Trên ảnh là tượng thờ bán thân của ông làm bằng đồng nguyên khối, đặt tại nhà tưởng niệm của khu di tích. 

Năm 1926, tại Thái Lan, chàng trai trẻ là 1 trong 8 người được Hồ Tùng Mậu thay mặt Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lựa chọn đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo để xây dựng tổ chức cộng sản tại Việt Nam về sau. 

Cuối năm 1926, tại Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên Lê Hữu Trọng thành Lý Tự Trọng, đưa vào nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Ông sau đó được cử đi học, làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu. 

Giữa năm 1929, Lý Tự Trọng được cử về Việt Nam, nhận nhiệm vụ liên lạc, vận động thanh niên để thành lập Đoàn thanh niên cộng sản tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 2/1931, tại cuộc mít tinh kỷ niệm một năm Khởi nghĩa Yên Bái, khi thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Laren. Ông lập tức bị địch bắt, giam cầm và tra tấn. Không khai thác được thông tin bí mật, thực dân Pháp mở phiên tòa, kết án tử hình Lý Tự Trọng lúc mới 17 tuổi.

20 thg 9, 2020

Bắc Giang: Cổ kính lăng Sợi Chỉ

Tại xóm Cầu Lâu, làng Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) còn lưu giữ một công trình kiến trúc lăng đá cổ kính. Đó là lăng Sợi Chỉ, nơi thờ phụng ông Nguyễn Hữu Liêu, một vị quan từng giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới triều vua Lê, chúa Trịnh.

Theo tư liệu ghi chép của dòng họ Nguyễn ở làng Vân Cẩm và nội dung bia đá niên hiệu Bảo Thái nguyên niên (1720) dựng ở lăng Sợi Chỉ cho biết: Nguyễn Hữu Liêu người làng Vân Cẩm, xã Vân Cẩm, tổng Đông Lỗ (Hiệp Hòa). Ông sinh vào khoảng cuối thế kỷ XVII, vợ cả là Nguyễn Thị Năm. Sinh ra ở vùng quê có truyền thống hiếu học khoa bảng, Nguyễn Hữu Liêu sớm theo nghiệp đèn sách. Được ăn học thành tài, ông bước vào chốn quan trường, đem tài trí của mình giúp sức cho vương triều Lê - Trịnh (khoảng giai đoạn 1700 đến 1720). Khi ông mất được mai táng tại lăng Sợi Chỉ.

Cặp ngựa đá trong lăng được tạo dáng rất đẹp theo phong cách tả thực của đời Lê Dụ Tông thứ nhất- 1720.

15 thg 9, 2020

Di tích Nhà Mồ Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang

Di Tích Nhà mồ Ba Chúc thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10/7/1980. Nơi đây lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị sát hại và được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt, muôn đời còn ghi nhớ. Đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của Quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước. 

Di Tích Nhà mồ Ba Chúc – Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên 

Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, thị trấn Ba Chúc, trước kia là xã Ba Chúc, cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 7km. Vào đầu năm 1977, dân số của Ba Chúc hơn 16.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, buôn bán nhỏ. Đây cũng là vùng đất khởi nguồn và trung tâm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với nhiều buổi sinh hoạt lễ hội, lễ cúng phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân địa phương. 

2 thg 9, 2020

Những câu chuyện về Mộ Thầy - Thím

Dinh Thầy Thím là nơi người dân Tam Tân, La Gi thờ cúng hai bậc ân nhân của làng quê mình. Gần đó là khu mộ Thầy Thím, nơi an nghỉ của hai người. Mộ Thầy Thím cách Dinh Thầy Thím khoảng 2,5 km về hướng Tây Bắc, tính theo đường thẳng. Tuy nhiên, nếu đi xe thì quãng đường dài gần gấp đôi và cũng không rộng rãi cho lắm. Đã đến Dinh Thầy Thím rồi, lẽ nào không sang viếng mộ hai bậc tiền hiền này?

Khu mộ nằm giữa rừng cây, tuy không như quần thể Dinh Thầy Thím nhưng cũng rất rộng và yên tĩnh.

Cổng vào khu mộ Thầy Thím

30 thg 6, 2020

Khu di tích Lăng Mạc Cửu – Thành Phố Hà Tiên – Kiên Giang

Du khách khi đến Hà Tiên thành phố biên giới yên bình, ai cũng muốn đến viếng đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc mà khởi đầu là Mạc Cửu, người đã có công khai phá mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm truớc. Khu Di tích lăng Mạc Cửu thuộc quần thể di tích Bình San được xếp hạng là khu danh thắng quốc gia từ năm 1989 nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Theo sử sách ghi lại, Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không chịu để tóc và theo một số tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước đưa gia đình lên thuyền xuôi Nam. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến 8-1708, nhận thấy vị thế rất mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi phía Nam, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà Nguyễn, nhưng Chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương. Trải qua 7 đời nắm quyền, dòng họ Mạc đã biến vùng đất Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm buôn bán sầm uất nhất trong khu vực.

26 thg 6, 2020

Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre

Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh và là niềm tự hào của người dân Bến Tre với nhà thơ yêu nước, người thầy giáo mẫu mực, đức độ, người thầy thuốc có tâm, có tài.
Đây là một quần thế kiến trúc bề thế tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972.Công trình bao gồm: cổng tam quan, nhà bia, đền thờ mới, đền thờ cũ và khu mộ.

Cổng tam quan khu lăng mộ mang phong cách kiến trúc truyền thống của các đình chùa Việt Nam với hai mái chồng, hình thuyền, lợp ngói âm dương màu đỏ gạch giả cổ, trên nóc và những bao lam, xiên, xà có đắp hoa văn, phù điêu ước lệ với nét dựng chân phương. Cột trụ tam quan to, vững chãi, sơn màu đỏ son.

Cổng tam quan

21 thg 6, 2020

Nghĩa địa cá voi rộng 2.000 m2

21 năm qua, dân làng biển Phước Hải đã chôn cất 455 cá Ông (cá voi) tại nghĩa trang rộng 2.000 m2, thờ cúng và chịu tang như cha mẹ.

Nghĩa địa cá voi ở làng Phước Hải (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) nằm mép bờ biển. Giữa nghĩa địa là đền hình lục giác thờ cá Ông, bao quanh là rừng dương cao ngút ngàn. 

16 thg 6, 2020

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt

Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Do vị trí lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu.

Phần mộ là công trình được xây dựng đầu tiên gồm hai ngôi mộ song táng: tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn (bên trái). Hai ngôi mộ gọi là mộ "quy" (vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm) - Ảnh: T.T.D.

29 thg 5, 2020

Lăng Khải Định - Kiệt tác nghệ thuật khảm sành xứ Huế

Trong số các loại hình nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế, khảm sành sứ được đánh giá có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu trong việc tạo nên diện mạo tiêu biểu cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Đại diện cho trào lưu nghệ thuật này chính là lăng Khải Định, một kiệt tác nghệ thuật khảm sành sứ của xứ Huế. 

Nghề khảm sành sứ có ở Huế vào khoảng thế kỉ XVII, ban đầu lưu truyền trong dân gian, sau mới được ứng dụng nhiều trong kiến trúc cung đình. Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nghệ thuật khảm sành sứ rất nổi tiếng trong trang trí kiến trúc cung đình Huế, đặc biệt là thời Nguyễn, nổi bật nhất là giai đoạn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.

Thời kì này nhiều công trình kiến trúc cung đình ở Huế đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành sứ, tiêu biểu như: điện Thái Hòa, điện Kiến Trung, Thái Bình lâu, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, cung An Định… nhưng độc đáo và xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác thì chính là lăng Khải Định.

Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sân chầu lăng Khải Định. Ảnh: Thanh Hòa

5 thg 4, 2020

Chuyện vua Gia Long xây lăng mộ cho mình

Theo quan niệm phong thủy của người xưa, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu. Do vậy, vua Gia Long đã tìm kiếm nơi an nghỉ cuối cùng của mình từ khi còn ở trên ngai vàng.

Thiên Thọ Lăng (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là tên gọi lăng vua Gia Long (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lịch sử hình thành khu lăng mộ này gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong sử sách

Chuyện tìm đất xây lăng vua Minh Mạng

Vì sự dùng dằng của mình, phải mất hai năm kể từ ngày từ giã cõi đời, vua Minh Mạng mới thực sự được an nghỉ ở một nơi đúng như ước nguyện lúc sinh thời...

Nằm trên núi Cẩm Khê ở cố đô Huế, lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là một công trình gây ấn tượng mạnh với những tòa nhà tráng lệ kết hợp hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Trong chuyện tìm đất và xây cất lăng mộ này, quần thần nhà Nguyễn đã phải lao tâm khổ tứ khá nhiều... 

15 thg 3, 2020

Chuyện về việc tìm đất xây lăng vua Thiệu Trị

Ngày nay, lăng vua Thiệu Trị là một địa điểm khá bình lặng so với lăng của các vị vua tiền nhiệm và kế nhiệm ông. Điều này dường như cũng tương đồng với cuộc đời, cái chết và câu chuyện không quá ồn ào về quá trình xây lăng mộ ông.

Lăng vua Thiệu Trị được gọi là Xương Lăng, nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị vua thứ ba triều Nguyễn

Tấn thảm kịch phía sau vẻ đẹp của lăng Tự Đức

Lăng vua Tự Đức là một địa điểm thu hút khách bậc nhất Cố đô Huế. Ghé thăm nơi này, có ai còn cảm nhận được niềm u uất của vị vua thi sĩ như vẫn còn phảng phất đâu đây?...

Nằm ở phường Thủy Xuân của thành phố Huế, lăng vua Tự Đức được coi là một kiệt tác kiến trúc của Cố đô Huế. Phía sau vẻ đẹp mê đắm lòng người của khu lăng mộ này là một câu chuyện thảm khốc gắn với bi kịch cuộc đời vị vua thứ tư nhà Nguyễn

10 thg 3, 2020

Điều bất ngờ về phong thủy “chuẩn không cần chỉnh” của lăng Khải Định

Phía sau vẻ ngoài kỳ lạ với nhiều yếu tố ngoại lai, lăng vua Khải Định tuân thủ rất nghiêm ngặt các yếu tố phong thủy truyền thống như tiền án, hậu chẫm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ...

Tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), lăng vua Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được coi là lăng mộ có kiến trúc độc đáo nhất trong số các lăng mộ của vua nhà Nguyễn ở Cố đô Huế

28 thg 2, 2020

Bên mộ cụ Đồ Chiểu

Tui viếng mộ cụ Đồ Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) lần trước cách đây cả ngàn năm, chính xác là năm 1999 thuộc thiên niên kỷ trước. Ngàn năm trước, nơi đây chỉ có ngôi mộ ông và mộ bà đơn sơ nằm bên nhau, cạnh đó là mộ của cô con gái Sương Nguyệt Anh. Cạnh mộ là nhà thờ nhỏ để người người thắp nhang tưởng niệm ông bà và con gái.

Ngàn năm sau, vào một ngày đầu năm 2020, tui lại có dịp viếng mộ cụ Đồ Chiểu. Bây giờ bên cạnh mộ người ta đã bày tỏ lòng tôn kính bằng cách xây một ngôi đền thờ thật trang trọng. Đền thờ và khu mộ có tổng diện tích là 13.000 m2, được khánh thành ngày 1/7/2002 nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (1/7/1822). Nơi đây đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1993 và nâng lên thành Di tích quốc gia đặc biệt năm 2017.

Cổng vào khu đền thờ.

4 thg 12, 2019

Hai địa điểm du lịch tâm linh không nên bỏ qua khi tới Đắk Lắk

Đắk Lắk không chỉ nổi tiếng với văn hóa cồng chiêng, các khu du lịch sinh thái, các hồ và thác nước, mà nơi này còn nổi tiếng với những giá trị tâm linh. Những giá trị tín ngưỡng mà được người dân sùng bái, tôn trọng, một trong đó phải kể đến khu du lịch đồi Tâm Linh, Mộ Vua săn voi. 

Mộ Vua săn voi là một chứng tích bất biến của quá trình hình thành và phát triển của vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Khunjunob tên thật là N’Thu K’nul, sinh năm 1828, một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp vùng kính phục, người đã khai sinh ra Buôn Đôn, có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nơi đây. 

Mộ Vua săn voi sau khi trùng tu, khang trang hơn (ảnh sưu tầm) 

13 thg 10, 2019

Một sớm tại Lăng Kiên Thái Vương

Lăng của Kiên Thái Vương (1845-1876) tọa lạc trên một ngọn đồi kế bên lăng Vua Đồng Khánh ở phía Nam kinh thành Huế. 

Kiên Thái Vương là cha đẻ của ba vị vua triều Nguyễn: Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi. Lăng Kiên Thái Vương nằm trên một ngọn đồi kế lăng Vua Đồng Khánh. 

7 thg 9, 2019

"Bảo vật" văn hóa miền biển

Đi dọc các làng chài ven biển Quảng Ngãi, người ta dễ dàng tìm thấy những lăng vạn rêu phong, cổ kính luôn nghi ngút khói hương. Ở những lăng vạn đó, dân làng chài tôn sùng, thờ cúng một vị thần luôn gắn bó với nghiệp biển. Ấy là tục thờ cúng cá Ông.

Thần hộ mệnh của ngư dân 


Đều đặn mỗi năm, cư dân thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải (Bình Sơn) lại hội tụ về Lăng Vạn Nước Ngọt để tổ chức lễ hội cầu ngư, cúng thần Nam Hải cầu mong mùa đánh bắt mới mưa thuận, gió hòa, tôm cá đầy khoang.

Theo các bậc cao niên ở xóm Hòa Hải, thôn Thanh Thủy, cách đây hơn 200 năm, lần đầu cá Ôngi lụy bờ vào vùng đất này. Người dân thấy vậy nên đem xác cá Ông vào chôn trong vạn. Sau 3 năm, họ lấy di cốt đựng vào quách gỗ và thờ. Đến ngày nay, tại lăng vạn vẫn còn hai bộ di cốt của ông Nam Hải và bà Nam Hải. Cũng từ ấy, tục tế cá Ông ở lăng vạn Nước ngọt hình thành.

Nghi thức hát bả trạo trong lễ cúng cá Ông khắc họa đời sống văn hóa của những vạn chài hàng trăm năm trước