Hiển thị các bài đăng có nhãn Long An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Long An. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 2, 2022

Đậu phộng Đức Hòa - Đặc sản đã đi vào nghệ thuật

Nghe gió đồng bềnh bồng thênh thênh
Len đất giồng là mầm đậu lên

Đặc sản vùng đất Đức Hòa đi vào nghệ thuật một cách bình dị, nhẹ nhàng như vậy trong bài vọng cổ nổi tiếng Cô gái tưới đậu của Trần Nam Dân. Cây đậu phộng có mặt ở Đức Hòa từ khi nào không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng đó là loại cây trồng truyền thống của vùng đất giồng pha cát. Và chất lượng đậu phộng Đức Hòa đã vươn xa trở thành đặc sản của vùng thượng Long An.

Đặc trưng về hương vị

Khoảng tháng 9 Âm lịch hàng năm, khi những cơn mưa mùa đã ngớt, nông dân Đức Hòa lại rục rịch xới đất, gieo đậu phộng. Hạt đậu vừa gieo gặp mưa nhỏ thấm ướt sẽ nảy mầm. Khi mưa ngưng hẳn, loại cây ưa khô thỏa sức phát triển, cho ra hàng tấn đậu chắc hạt, thơm ngon. Đậu phộng tại Đức Hòa có thể trồng quanh năm nhưng vụ mùa thuận lợi nhất là Đông Xuân. Nhiều người dân chọn luân canh cây trồng và cứ đến vụ mùa lại gieo đậu phộng để vừa đạt năng suất cao, vừa chuẩn bị cho mùa tết.

Đậu phộng Đức Hòa hạt nhỏ, có vị béo, bùi đặc trưng, nhiều dầu và được thực khách đánh giá cao

8 thg 2, 2022

Huyền tích ngôi cổ tự bên gốc củ chi ở Long An

Chùa Phước Định không khang trang, bề thế như nhiều cổ tự khác trong vùng. Tuy nhiên, chùa được nhiều người biết đến bởi có những câu chuyện, giai thoại ly kỳ.

Huyền tích cổ tự

Những ngày cuối năm, ông Phạm Văn Phước (70 tuổi, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tất bật với công việc lau dọn ngôi cổ tự mang tên Phước Định. Sau nhiều tháng đóng cửa tránh dịch, ông hi vọng ngôi chùa nhỏ có thể đón bà con trong ấp đến lễ Phật.

Ông không nhớ nổi tuổi đời của ngôi chùa nhỏ. Khi được gia đình giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ chùa, ông chỉ được kể lại rằng, chùa có từ đời ông sơ của mình. Trước khi có chùa, khu vực này là cánh rừng hoang vu, không dấu chân người.

Sau đó, một người đàn ông từ miệt Lộc Giang (huyện Đức Hòa) đến chặt tre, hái lá dựng ngôi chùa nhỏ để tu tập. Không hiểu vì sao sau đó người này sang lại chùa cho dòng họ của ông Phước.

Chùa Phước Định lẩn khuất sau những tán cây xanh mát tạo cảm giác thanh bình, thư thái.

27 thg 12, 2021

Hành hương về Tổ đình Kim Cang – Long An

Tổ đình Kim Cang được xem là trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng tài vào thế kỷ XIX của Nam Bộ. Hiện nay vẫn lưu giữ một bộ mộc bản ghi khắc những kinh điển nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa như kinh Pháp hoa, kinh Sám hối, Ngũ hối…Những mộc bản đó được chính tay Sư tổ của Tổ đình chạm khắc và lưu giữ đến ngày nay. Ngôi cổ tự này còn có câu chuyện đi cùng mang màu sắc liêu trai, thu hút, trở thành điểm nhấn cho du lịch Long An.

Tổ Đình Kim Cang – Long An

30 thg 11, 2021

Kết nối du lịch Long An

Là tỉnh thành duy nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long giáp với Tp. Hồ Chí Minh, là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông và phía Tây Nam bộ, cùng với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, Long An được xem là thị trường có tiềm năng và lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trưng.

Long An mang đầy đủ các đặc trưng của một tỉnh miền Tây với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng như: du lịch gắn với sông nước miệt vườn, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch ẩm thực… được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Hiện nay, Long An đang tận dụng khai thác tối đa các tour du lịch ngắn ngày có điểm khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh.

20 thg 6, 2021

Vẻ đẹp bốn mùa ở miền sông nước Long An

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Lê Hoàng Thái, quê hương Tân Lập trở nên thơ mộng và rực rỡ màu sắc hơn.


Nhiếp ảnh gia Lê Hoàng Thái (sinh năm 1979), quê tại ấp 3, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, là một người thích lang thang trên những nẻo đường ghi lại cảnh đẹp và nhịp sống thôn quê, bất kể mùa mưa, nắng. Anh hiện là chủ nhiệm Câu lạc bộ nhiếp ảnh huyện Mộc Hóa.

Trên hình là trung tâm xã Tân Lập trong ánh đèn đêm, với cụm dân cư nằm xen kẽ các ao nuôi trồng thủy sản và nương lúa trải dài ven đôi bờ sông Vàm Cỏ Tây. Đây là con sông từ Campuchia chảy qua địa phận Long An với chiều dài hơn 150 km và uốn thành nhiều khúc. Nhờ điều kiện tự nhiên này ưu đãi Long An hình thành tuyến du lịch sinh thái được khai thác từ làng nổi Tân Lập đến chùa Nổi và khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.

28 thg 5, 2021

4 món đặc sản Long An

Long An mộc mạc, giản dị chỉ có vài món dân dã nhưng đã để lại bao ấn tương khó phai về con người và vùng đất này. Đến Long An, nhất định phải thử 4 đặc sản gây thương nhớ bậc nhất miền Tây này khi ghé thăm miệt sông nước.

Long An nằm ở giáp ranh giữa hai vùng miền Tây và Đông Nam Bộ. Vị trí địa lý đặc biệt này mang lại cho nơi đây nguồn sản vật vô cùng phong phú. Hãy cùng phóng viên DANVIET.VN du ngoạn một lần nữa để xem Long An có những đặc sản nào gây thương nhớ bậc nhất miền Tây nhé:

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là một đặc sản ẩm thực của miền sông nước

24 thg 5, 2021

Về Tầm Vu nhớ thưởng thức đặc sản trứ danh

Khi nhắc đến huyện Châu Thành, tỉnh Long An mọi người không chỉ nghĩ đến thanh long mà còn nhắc nhiều về món lạp xưởng heo và nem nướng heo nổi danh xứ Tầm Vu.

Làm lạp xưởng là nghề gia truyền của gia đình bà Huệ

Cách TP.Tân An hơn 10km, Cơ sở lạp xưởng Kim Huệ, tọa lạc tại khu phố 1, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, do bà Lê Thị Huệ (SN 1954) làm chủ, được nhiều khách hàng biết đến. Trước đây, mẹ của bà Huệ kinh doanh lạp xưởng và nem chua, sau này truyền nghề làm lạp xưởng cho bà, còn công thức nem nướng do bà Huệ tự tìm tòi, nghiên cứu rồi làm.

Địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn

Có một nơi ghi dấu lịch sử đấu tranh của quân và dân Long An trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; là địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đó là Khu di tích lịch sử (DTLS) Cách mạng tỉnh, tọa lạc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

Một góc Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh

Về thăm rừng thuốc “độc nhất miền Tây” ở Long An

Xuôi theo Quốc lộ 62, rẽ về hướng Đường tỉnh 817, du khách sẽ gặp một "thiên đường" chăm sóc sức khỏe nằm lặng lẽ giữa rừng tràm. Ở đó có bạt ngàn không gian xanh và thoang thoảng hương tràm cùng những con người đầy tâm huyết. Đó là Khu du lịch (KDL) Cánh Đồng Bất Tận (thị trấn Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa).

Cánh đồng bàng ngút mắt từng là bối cảnh quay bộ phim Cánh đồng bất tận

Khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận vốn là một phần của Khu Bảo tồn Nghiên cứu và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười nên dù phát triển du lịch nhưng giá trị cốt lõi nơi này vẫn là chăm sóc sức khỏe con người. Ngoài không gian yên tĩnh và xanh mát của khu bảo tồn, nơi đó còn có Nhà máy sản xuất dược liệu Mộc Hoa Tràm với công nghệ hiện đại chuyên sản xuất các loại tinh dầu nguyên chất, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ cây tràm và các loại thảo dược khác.

8 thg 3, 2021

Lăng Mộ và Đền Thờ danh tướng Nguyễn Huỳnh Đức – Long An

Di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tọa lạc tại phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Quần thể di tích gồm đền thờ, lăng mộ và nhà trưng bày tư liệu với diện tích khoảng 1.300 m2.

Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại Giồng Cái Én, làng Tường Khánh, tổng Hưng Thượng, huyện Kiến Hưng, trấn Định Tường nay là phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống 3 đời võ nghiệp, nên có cốt cách làm tướng từ nhỏ, sức khỏe, thần thái cũng hơn người. Năm 1780, ông theo phò chúa Nguyễn Ánh lập nhiều công lớn nên được ban họ vua. Nhiều lần Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh thua, ông vẫn chạy theo cứu giá, một lòng trung quân. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu vua Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công, rồi làm Tổng trấn Bắc thành. Sáu năm sau, ông làm Tổng trấn Gia Định cùng cai quản toàn miền Nam. Tương truyền dân gian và sử sách ghi lại, ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi ông là “Hổ tướng”. Ngày mồng 9 tháng chín năm Kỷ Mão (1819), ông mất và an táng tại quê nhà.

Lăng mộ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với chất liệu đá ong và vữa tam hợp, di tích chịu ảnh hưởng bởi phong cách, kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn nhưng vẫn mang bản sắc địa phương và đã trở thành điển hình cho lối kiến trúc lăng mộ của tầng lớp quan lại đầu thế kỷ XIX.

Toàn cảnh khu lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức

Những địa danh kỳ lạ: Đất châu thành nam thanh nữ tú

Ở Nam Bộ, hầu như tỉnh nào cũng có địa danh Châu Thành, kiểu đặt địa danh có một không hai làm nhiều người không khỏi tò mò.

Huyện Châu Thành, Long An từ trồng lúa nay thành vùng chuyên canh thanh long lớn nhất miền Tây và là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh - Ảnh: SƠN LÂM

18 thg 2, 2021

Ấn tượng bảo tàng tỉnh Long An

Bảo tàng Long An tọa lạc tại phường 4, Thành phố Tân An, là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật, kỷ vật giá trị về văn hóa, lịch sử của dân tộc ta nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Bảo tàng là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về đất và người Long An.

Bảo tàng Long An

Hoạt động bảo tồn – bảo tàng của tỉnh Long An có từ năm 1976. Tuy nhiên, giai đoạn 1976-1985, tổ chức của đơn vị chỉ là Phòng Bảo tồn – Bảo tàng (thuộc Ty Văn hóa – Thông tin). Đến năm 1985, Bảo tàng Long An chính thức được thành lập nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/1985).

Du lịch Long An, ghé thăm bảo tàng bạn sẽ cảm nhận được không gian trầm mặc, cổ kính bởi Bảo tàng Long An được trưng dụng từ dinh thự của ông Nguyễn Văn Dận (Hội đồng Dận) được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX theo kiến trúc Pháp.

9 thg 2, 2021

Khám phá khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen – Long An

Thiên nhiên đã ban tặng tỉnh Long An vùng đất Láng Sen đã được công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar của thế giới và trở thành một điểm đến độc đáo trên bản đồ du lịch Long An.

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen

Láng Sen tên đầy đủ là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen nằm tại địa hình vùng trũng của Đồng Tháp Mười trên diện tích các xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại và Vĩnh Châu A thuộc huyện Tân Hưng, Long An. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen chính là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, hấp dẫn, ngày càng đông khách du lịch và các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đến thưởng ngoạn, tìm hiểu. Sen tự nhiên là loài gốc ở đây, làm nên tên gọi Láng Sen, nghĩa là vùng láng lung có nhiều sen mọc hoang dã.

18 thg 1, 2021

Vãn cảnh Chùa Diêu Quang chiêm ngưỡng cây Trôm cổ thụ

Chùa Diêu Quang tọa lạc tại đường Lương Văn Chấn, phường Khánh Hậu, TP Tân An, tỉnh Long An được người dân trong vùng quen gọi là Chùa Cây Trôm, vì trước chùa có cây trôm cổ thụ xanh tốt tỏa bóng. 

Chùa Diêu Quang được người dân trong vùng quen gọi là Chùa Cây Trôm vì trước chùa có cây trôm cổ thụ 

Ngôi chùa này trước kia là miếu Dao Quang, tên của một trong bảy vì sao (thất tinh) theo tín ngưỡng tu tiên, thờ cúng các vị tiên thánh. Đại đức Thích Thiện Thạnh, trụ trì chùa Diêu Quang, cho biết, sau bao lần bể dâu biến đổi, miếu biến thành chùa. Và có lẽ do sợ đồng âm nên Dao Quang được gọi trại đi thành Diêu Quang.

28 thg 10, 2020

Vãn cảnh Chùa Nổi – Cổ Sơn Tự – Long An

Chùa Cổ Sơn người dân thập phương quen gọi là Chùa Nổi, tọa lạc tại ấp Cả Bản xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Chùa Nổi không lớn, kiến trúc đơn giản nhưng luôn đông khách thập phương vì nơi đây được xem là chốn thuần khiết cho đời sống tín ngưỡng, tâm linh và mang đậm nét văn hóa cổ xưa. 

Chùa Nổi trầm mặc soi mình bên dòng Vàm Cỏ Tây 

18 thg 10, 2020

Vẻ đẹp cổ kính của Chùa Tôn Thạnh ở Long An

Chùa Tôn Thạnh tọa lạc tại ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ngôi chùa có lịch sử hơn 200 năm tuổi, là nơi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một chí sĩ yêu nước của dân tộc Việt Nam từ năm 1859 – 1861 đã sống và sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng. 

Cổng tam quan 

7 thg 9, 2020

Di tích Đồn Rạch Cát – Pháo Đài Rạch Cát – Long An

Đồn Rạch Cát còn gọi là đồn Rạch Cốc tọa lạc tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Pháo đài quân sự được thực dân Pháp xây dựng rất đồ sộ vào năm 1903 là pháo đài phòng thủ ven biển kiên cố, kiến trúc độc đáo có vị trí chiến lược trong phòng thủ cũng như trong tiến công. Có thể chống các loại đạn pháo hạng nặng; lại được trang bị các loại trọng pháo hiện đại nhất ở đầu thế kỷ XX. 

Toàn cảnh đồn Rạch Cát – Ảnh: Quang Định 

Để bảo vệ Sài Gòn – thủ phủ của lục tỉnh Nam kỳ, trước sự dòm ngó của các cường quốc phương Tây cũng như các lực lượng từ bên ngoài theo đường thủy vào giúp Việt Nam. Năm 1902, thực dân Pháp cho người đến thám sát thực địa, thiết kế lập pháo đài ở đây vì thấy qua pháo đài này kiểm soát được cả 3 con sông lớn là Rạch Cát, Vàm Cỏ và Nhà Bè.

Trước đó có thông tin, thực dân Pháp cũng khảo sát một số địa điểm khác nhưng chưa tìm ra vị trí “chiến lược”. Khi thấy địa hình và đặc biệt là vị trí chiến lược của Rạch Cát, thực dân Pháp đã cho triển khai xây dựng pháo đài tầm cỡ khu vực Đông Dương để trấn ải tại đây.

Do đây là vùng sình lầy, nền đất yếu nên việc xử lý nền móng mất nhiều thời gian, đến năm 1903 đại công trình này mới chính thức khởi công. Họ cho tàu chở nguyên vật liệu từ nơi khác về, kể cả từ Sài Gòn – Chợ Lớn. Riêng các trang thiết bị thì vận chuyển từ Pháp sang. Ngay sau đó xảy ra trận bão năm 1904 cuốn trôi hết vật liệu ra sông, ra biển.

Năm 1905, thực dân Pháp gom dân 2 huyện Cần Giuộc, Cần Đước đến đây chịu cảnh ăn đói mặc rét, ngày đêm lao động khổ sai đào móng đóng cừ, đào nền (diện tích 3.000m2) sâu hàng chục mét dưới lòng đất để xây 4 tầng ngầm (ngang 100m, dọc 300m). Xung quanh đồn có tường rào kiên cố với chu vi 11.988m; hào nước rộng để đề phòng sự dột nhập từ bên ngoài. Pháp còn cho xây một cầu tàu và đường ray để vận chuyển đồ trực tiếp từ bến cửa sông Rạch Cát vào đồn. Việc xây đồn kéo dài suốt 5-6 năm sau mới xong. Theo tài liệu của Pháp, chi phí xây dựng pháo đài khoảng 7 triệu francs thời ấy, cao gấp 3,5 lần chi phí xây dựng Nhà hát lớn Hà Nội (2 triệu francs). Người Pháp gọi đây là “Hệ thống phòng thủ các con sông và Cap Saint-Jacques”. 

6 thg 2, 2020

Làng nghề truyền thống đan cần xé tại Đức Hòa

Những đôi tay khéo léo, thoăn thoắt tạo nên những sản phẩm thủ công đẹp, chất lượng là hình ảnh dễ bắt gặp ở nhiều hộ gia đình tại làng nghề truyền thống đan cần xé thuộc ấp Hòa Hiệp 1, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Không biết nghề đan cần xé có từ bao giờ, chỉ biết rằng, nghề này vẫn duy trì từ thế hệ sang thế hệ khác

Đan cần xé ở ấp Hòa Hiệp 1 được công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2013. Hiện nay, toàn ấp có 4 tổ với gần 50 hộ duy trì công việc này. Chị Trần Thị Bích nói: “Để hoàn thành một chiếc cần xé đẹp mắt phải trải qua nhiều công đoạn. Đó là cưa nan, vót nan, đánh nan 2, nan 4, xuống miệng, đẻo quai, đóng hông,... Trong đó, khâu gầy mê và lên mê rất quan trọng, phải làm chặt tay để định hình cần xé”.

3 thg 12, 2019

Âm vang tiếng trống Bình An

Gần 200 năm qua, tiếng trống Bình An đã vang vọng trong những sinh hoạt lễ hội khắp miền Nam, miền Trung, theo các đoàn lân sư rồng đi khắp thôn làng ngõ xóm, lưu giữ những âm thanh rất riêng cho nhiều sinh hoạt quan, hôn, tang, tế, đình đám… Ngày nay, tiếng trống Bình An vẫn vang vọng khắp muôn nơi, ra cả trời Tây. 

Nghề làm trống ở Bình An đã có từ hơn 200 năm trước. 

10 thg 10, 2019

Mùa hoa súng trên đồng lũ Long An

Đồng ruộng mùa lũ ngập tràn sắc màu hoa súng cùng với nhịp sống bình dị của người dân như mời gọi du khách ghé thăm. 

Cụ bà lội nước hái hoa súng dại trên cánh đồng Kiến Tường. Lũ về, các huyện đầu nguồn tỉnh Long An như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường, nước ngập đến chân ruộng.