Hiển thị các bài đăng có nhãn Lai Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lai Châu. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 4, 2019

Hai ngày leo núi Tả Liên ngắm hoa đỗ quyên

Tả Liên là ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam nằm giữa Lai Châu và Lào Cai, có hoa đỗ quyên nở tháng 4, cây phong chuyển màu tháng 10. 

Đỉnh núi Tả Liên cao 2.996 m. Hiện nay, cung đường trekking được nhiều người lựa chọn xuất phát từ xã Tả Lèng, Tam Đường, Lai Châu. Du khách có thể bắt xe lên Sa Pa thuê xe máy, rồi di chuyển vào chân núi, hoặc đi tuyến Hà Nội – Lai Châu, dừng ở xã Tả Lèng, thuê xe ôm chở vào điểm trekking. Hành trình chinh phục đỉnh Tả Liên thường mất hai ngày một đêm. 

30 thg 12, 2018

Bảo vật quốc gia được khoan cắt từ vách núi ở Lai Châu

Khối đá nặng 15 tấn in bút tích của vua Lê Lợi đã tồn tại gần 600 năm.

Đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa phận huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Đền được xây dựng vào năm 2012 để tưởng nhớ công lao của nhà vua trong lần dẹp loạn vùng Tây Bắc. 

13 thg 12, 2018

Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở Lai Châu

Tết cổ truyền "Hồ sự chà" của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào ngày con rồng cuối tháng 10 âm lịch hàng năm...

Người Hà Nhì cả nước có khoảng 22.000 người và ở tỉnh Lai Châu hiện nay có khoảng 19.000 người, sinh sống chủ yếu ở các xã Thu Lũm, Tá Pạ, Ka Lăng, Mù Cả của huyện đầu nguồn sông Đà - Mường Tè

31 thg 10, 2018

Người Mông ở Lai Châu hồ hởi làm du lịch

Từ những bàn tay chỉ quen với cày cuốc, người Mông ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã làm quen với cách tiếp đón, mời chào khách.

Từ cánh rừng thông rộng hàng chục ha cách đây hơn 10 năm, người dân ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã khai thác để phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa dân tộc Mông

19 thg 9, 2018

Rộn rã mùa vàng dưới thung lũng Hoàng Liên Sơn

Hòa cùng bức tranh mùa vàng quyến rũ tại những thửa ruộng bậc thang là người nông dân vùng cao bận rộn với ngày mùa, khiến lòng người say đắm.

Hoàng Liên Sơn - dãy núi hùng vĩ nơi đất trời Tây Bắc không chỉ được biết đến là nóc nhà Đông Dương, mà còn nổi danh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của các triền ruộng bậc thang hút hồn du khách

18 thg 4, 2018

Cọn nước mới Nà Khương

Bên dòng Nậm Mu xanh mát giữa đại ngàn Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường (Lai Châu), mùa cọn nước mới lại bắt đầu.

Đi khắp trời Tây Bắc, du khách sẽ bắt gặp hàng nghìn chiếc cọn nước bên suối, nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là những chiếc cọn nước tại bản Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường (Lai Châu)

2 thg 4, 2018

Về Tả Lèng mùa nước đổ

Tháng 3 này, những cơn mưa đầu mùa mang nước đầu nguồn đổ về trên những thửa ruộng bậc thang, tạo những vệt màu đa sắc nơi đại ngàn Tả Lèng, Lai Châu.

Tháng 3 này, những cơn mưa đầu mùa mang nước nguồn đổ về trên những thửa ruộng bậc thang, tạo những vệt màu đa sắc, càng làm sống động bức tranh kỳ vĩ nơi đại ngàn Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

23 thg 2, 2018

Nơi "sơn cùng thủy tận"

Nằm tại vòng cung Tây Bắc, Lai Châu - vùng đất được xem như nơi "sơn cùng thủy tận" của đất nước - là một trong những nơi sở hữu phong cảnh hoang dã bậc nhất còn sót lại.

Kẻng Mỏ (Lai Châu) - nơi Sông Đà chảy vào đất Việt 

11 thg 1, 2018

Người Lự ở Bản Hon

Từ thị xã Lai Châu, theo quốc lộ 4D về phía Đông Nam khoảng 20 km, du khách sẽ đến xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Cộng đồng người Lự ở Lai Châu vẫn giữ gìn những sắc thái văn hóa tộc người độc đáo như nghề dệt vải thổ cẩm, cư trú ở nhà sàn, trang phục truyền thống, tục nhuộm răng đen...

Nhà sàn của người Lự


Nhà ở của người Lự là nhà sàn, có 1 chiếc cầu thang lên xuống. Căn nhà luôn có hai mái, mái phía sau ngắn hơn, còn mái phía trước kéo dài xuống che cả hàng hiên và cầu thang lên xuống. Cửa ra vào của nhà chủ yếu mở theo hướng Bắc. Gầm sàn sạch sẽ, hầu hết các gia đình dùng làm nơi để trữ củi khô, khung cửi và một số đồ dùng khác. Bên trong nhà sàn của người Lự thường dành 1 gian giữa để thờ cúng và con dâu trong gia đình không được vào gian này. Nhà bếp thì nối trực tiếp với căn nhà chính, do vậy khi bước chân vào nhà thì thấy ngay nhà ở và nhà bếp là một thể liên hoàn chứ không tách rời nhau.

2 thg 1, 2018

Sắc phục của người Cống trên rẻo cao

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là phương tiện cấu thành và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các dân tộc thiểu số nước ta đã tạo dựng được những bộ trang phục mang nét riêng, đẹp, độc đáo, thấm nhuần giá trị văn hóa truyền thống của mỗi tộc người. 

Giản đơn nữ phục cổ truyền của người Cống

Bộ nữ phục truyền thống của người Cống gồm váy ngắn, khăn, thắt lưng và các đồ trang sức khác. Phụ nữ Cống mặc hai loại áo ngắn, loại áo mà cách may cắt, trang trí giống như áo của phụ nữ Lự láng giềng. Áo may xẻ ngực, ống tay áo được trang trí khá đặc biệt, bao gồm các mảng màu xanh, đỏ, vàng, trắng được xếp xen kẽ kết hợp với những đường chỉ thêu họa tiết độc đáo ở phần gấu áo. Khi mặc, vạt bên trái phủ lên vạt bên phải, rồi dùng dây vải buộc lại. Còn loại áo ngắn may kiểu xẻ ngực, cài khuy dọc theo nẹp áo có trang trí cúc bạc và các đường chỉ mầu. Hai cánh tay đáp những khoanh vải màu suốt từ bả vai xuống cửa tay. Theo các tư liệu hồi cố, đây chính là loại áo cổ truyền của người Cống.

Phụ nữ người Cống sửa soạn trang phục dự hội. 

28 thg 11, 2017

Khám phá hang động tuyệt đẹp nơi cực Bắc Lai Châu

Hệ thống hang động trải dài theo các dãy núi, với nhũ đá đẹp được thiên nhiên kiến tạo qua hàng nghìn năm vẫn còn lưu giữ những nét nguyên sơ.

Theo khảo sát của chính quyền địa phương, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu có trên 20 hang động lớn nhỏ mới được phát hiện trong thời gian gần đây.

15 thg 11, 2017

Sắc màu khăn đội đầu của người La Hủ

Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam, bộ trang phục truyền thống bao giờ cũng thể hiện những đặc trưng văn hoá của mỗi tộc người ở từng vùng với những nét rất riêng. Và với người phụ nữ La Hủ (Mường Tè – Lai Châu), chiếc khăn đội đầu cầu kỳ, độc đáo thể hiện khát vọng sinh sống hài hòa với thiên nhiên. 

Người La Hủ vấn khăn rất cẩn thận, đây là tập hợp của nhiều công đoạn để xếp chồng lên đầu bốn lớp tạo nên chiếc khăn liền với tóc hoàn chỉnh. Đầu tiên họ rẽ ngôi giữa mái tóc dài rồi cố định bởi một chiếc vòng làm bằng nhựa có màu nâu đỏ. Sau đó họ sẽ đội lên đầu chiếc khăn vải được thêu hoa văn cầu kỳ có đính cườm trắng. Là phần chính của chiếc khăn nên đây là nơi để mỗi người phụ nữ La Hủ thể hiện sự khéo léo, chăm chút trong thêu thùa.

Thường họ dùng vải màu xanh, đỏ làm nền rồi thêu hoa văn với chỉ màu để làm khăn. Tuy có nhiều màu nhưng qua những bàn tay khéo léo khăn được xử lý khi thêu khá hài hòa và quan trọng nhất nó phù hợp và đẹp theo quan niệm thẩm mĩ của người La Hủ.

Chiếc vòng làm bằng nhựa màu nâu đỏ dùng để cố định những nếp tóc là lớp đầu tiên của khăn đội đầu người La Hủ.

7 thg 9, 2017

Cọn nước Nà Khương

25 chiếc cọn nước ở bản Nà Khương (xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) như những chiếc bánh xe khổng lồ, bền bỉ quay, lấy nước tưới tiêu cho cánh đồng lúa, ập òa reo vui suốt đêm ngày như mời gọi du khách đến bên dòng Nậm Mu trong xanh giữa chốn núi rừng hoang sơ, không khí trong lành.

“Máy bơm” xứ Mường 


Đối với các cư dân Thái, Mường, Tày, Nùng sinh sống ở vùng Tây Bắc, cọn nước như một nông cụ, giúp người dân lấy nước từ những con sông, suối thấp để tưới tiêu cho những thửa ruộng trên cao. Trên những cánh đồng lớn như Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), khách đường xa thỉnh thoảng bắt gặp những chiếc cọn nước kẽo kẹt ngày đêm múc từng ống nước tưới tiêu cho đồng lúa đang thì con gái (thời lúa trổ đòng).


“Người Thái và người Mường khi ở đâu việc đầu tiên là chọn những địa thế có thung lũng rộng, xung quanh là núi tiện cho việc canh tác lớn, và dẫn nước từ núi về bản và từ suối vào ruộng. Tùy theo dòng chảy và yêu cầu lấy nước, người ta sẽ đặt nhiều hay ít các guồng liên tục, có những bãi guồng có đến vài chục cái lớn nhỏ. Guồng nhỏ thì đường kính 2,5 mét, lớn thì đường kính tới 7 - 8 mét, nó chính là biểu hiện của văn minh nông nghiệp của một thời”

(Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng - theo Đại Đoàn Kết)
Những có lẽ, nơi nhiều nhất, đẹp nhất của cả vùng Tây Bắc không đâu bằng cọn nước bản Nà Khương. Theo anh Lò Văn Các, một người dân ở bản địa cho biết, cứ vào tháng 9 âm lịch hằng năm, để có thêm nước tưới cho cánh đồng lúa chiêm xuân rộng hơn chục héc ta, dân bản lại cùng nhau dựng cọn nước dọc theo dòng suối Nậm Mu, lấy nước từ suối lên tưới cho lúa. Đến nay, đã có 25 con nước được dựng lên liền nhau, chạy dọc sông Nậm Mu.

3 thg 7, 2017

Quyến rũ hệ thống guồng nước bản Bo

Từ bao đời nay, những chiếc cọn nước (guồng nước) bên suối Nậm Mu đã trở thành hình ảnh quen thuộc, gắn bó với đời sống canh tác lúa nước của bà con dân tộc Thái (bản Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường, Lai Châu). 

Hệ thống guồng nước do bà con tự thiết kế như những chiếc bánh xe khổng lồ ngày đêm cần mẫn, nhịp nhàng xoay vòng để múc nước từ dòng suối Nậm Mu đưa lên mương máng tưới cho cánh đồng lúa rộng 13 ha của bản. 

Hệ thống 26 chiếc guồng cung cấp nước tưới cho cánh đồng rộng 13 ha của bản Nà Khương . 

19 thg 6, 2017

Thượng nguồn biên cương hùng vĩ

Với những du khách ham mê khám phá, ai cũng hiểu rằng mọi chặng đường chinh phục thượng nguồn các dòng sông đều không hề dễ dàng. 

Kẻng Mỏ - nơi sông Đà chảy vào VN - Ảnh: THẾ DŨNG 

Và tìm đến thượng nguồn một dòng sông nổi tiếng hung bạo như Đà Giang lại càng gian truân hơn, dù đường sá hiện nay đã khá hơn trước rất nhiều.

Sau một hành trình rất dài, chúng tôi mới đến được trạm biên phòng Kẻng Mỏ (thuộc đồn biên phòng Ka Lăng) nằm chênh vênh trên vách núi tả ngạn sông Đà.

26 thg 5, 2017

Sắc màu chợ phiên San Thàng

Là chợ phiên lớn nhất của tỉnh Lai Châu, chợ San Thàng là nơi mua bán, trao đổi sản vật của bà con các dân tộc Dao, Mông, Thái, Giáy, Lự... trong vùng. Không chỉ là nơi gặp gỡ, giao thương, phiên chợ San Thàng còn là địa điểm để bà con các dân tộc trong vùng gặp gỡ, giao lưu và trao gửi tâm tình.

Họp trên một khoảng đất khá rộng ngay bên suối San Thàng (xã San Thàng, Tp. Lai Châu), chợ phiên San Thàng họp vào ngày thứ Năm và chủ Nhật hằng tuần. Từ sáng sớm bà con các dân tộc Lự, Giáy, Mông, Giao, Thái... trong vùng tụ về chợ để mua bán, trao đổi hàng nông sản, các vật dụng sinh hoạt truyền thống đến tận giữa trưa.

Do ở xa, nhiều người phụ nữ dân tộc Mông ở các xã Tả Lèng, Hồ Thầu, Sin Suối Hồ phải đi từ sáng sớm vượt qua một quãng đường dài để mang nông sản xuống chợ trao đổi, mua bán. Ảnh: Việt Cường

1 thg 5, 2017

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của phụ nữ La Hủ ở Lai Châu

Trang phục truyền thống của phụ nữ La Hủ luôn là niềm tự hào của họ với cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc. 

Người La Hủ hay còn gọi là Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy... hiện có khoảng 10.000 người, sinh sống chủ yếu ở đầu nguồn sông Đà, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

29 thg 4, 2017

Chiêm ngưỡng lan rừng lung linh khoe sắc

Với sắc màu tự nhiên của đất trời đại ngàn, hàng trăm loài lan rừng đang bung nở khoe sắc trên dải đất biên cương Lai Châu.

Ở Lai Châu, lan rừng có hàng trăm loài, nhưng quý nhất là Thảo trầm và Loa kèn tím.

28 thg 4, 2017

Cận cảnh lễ cúng bản độc đáo của người Cống ở Lai Châu

Lễ cúng bản, một trong những sắc thái văn hóa cổ truyền trong đời sống tâm linh của đồng bào Cống được tổ chức thường niên vào tháng 4.

Người Cống trên cả nước hiện nay có khoảng hơn 2.000 người, trong đó chủ yếu sinh sống tập trung dọc sông Đà, thuộc địa bàn xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Tới chợ vùng cao Lai Châu khám phá du lịch Tây Bắc

Chợ phiên vùng cao ở Lai Châu không chỉ là nơi để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi để đồng bào gặp gỡ, tâm tình...

Lai Châu có nhiều chợ phiên vùng cao, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là chợ phiên San Thàng (thành phố Lai Châu), chợ phiên Dào San (Phong Thổ), chợ phiên Pa Tần (Sìn Hồ), chợ Sừng Sì Lở Lầu....