Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử - Giai thoại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử - Giai thoại. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 8, 2021

Những chuyện kỳ thú ít ai biết trên đỉnh Fansipan

Với độ cao 3.143m, Fansipan không chỉ là ngọn núi cao nhất Đông Dương mà còn ẩn chứa bên trong lòng mình rất nhiều câu chuyện ly kỳ, khó lý giải.

Bí ẩn đỉnh núi “dự báo thời tiết” cạnh đỉnh Fansipan

Năm 2010, rừng Hoàng Liên Sơn trải qua một vụ cháy rừng khủng khiếp. Khi lửa đang cháy như Hỏa Diệm Sơn và các lực lượng cứu rừng đều đã mệt lử lả, thì ông Trần Ngọc Lâm - người được mệnh danh là “người rừng” trên Fansipan với hơn 20 năm lang thang ẩn dật, thuộc từng ngóc ngách đệ nhất hùng sơn Tây Bắc này – phán chắc nịch: “Mai rừng sẽ hết cháy. Chúng ta sẽ đi xem những đống than trên dãy Hoàng Liên”.

Kỳ lạ thay, đúng như lời ông nói, hôm sau Hoàng Liên Sơn mưa như trút nước, rừng hết cháy thật. Không lẽ “người rừng” Trần Ngọc Lâm có tài “hô mưa gọi gió”?

“Người rừng” Trần Ngọc Lâm.

2 thg 8, 2021

Những câu chuyện truyền thuyết thú vị về núi Đôi Quản Bạ ở Hà Giang

Du khách khi đến với Hà Giang thường dừng lại trên đường vào huyện Quản Bạ, ngắm nhìn tòa thiên nhiên căng tròn phía xa với ánh mắt trầm trồ.


Sở dĩ người dân nơi đây gọi là núi Đôi bởi vì hai quả núi gần như bằng nhau được xếp song song. Và mỗi mùa, gò bồng đảo của thiên nhiên ấy lại được tô điểm màu sắc khác nhau và du khách khi có dịp ghé chân vào thời gian nào cũng có những trải nghiệm thú vị.

Núi Đôi gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết được đồng bào các dân tộc nơi đây lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi.

Tiếng đàn môi của chàng réo rắt đã níu giữ trái tim của một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.

11 thg 5, 2021

Kỳ thú hòn đá Ông Đùng với dấu chân khổng lồ ở Nghệ An

Tồn tại trên sườn núi Đá, xóm An Phong, xã Thanh An, huyện Thanh Chương (Nghệ An), từ bao đời nay, đá Ông Đùng được biết đến như là một khối đá thiêng gắn liền với những câu chuyện huyền bí, hấp dẫn ở địa phương.

Trong dân gian, ông Đùng là một nhân vật mang nhiều đặc điểm huyền thoại (thân thể to lớn, có sức mạnh phi thường, có công dời non lấp bể...). Từ xa xưa ông Đùng được người dân xem là một trong những vị thần khởi thủy, từng để lại dấu tích ở khắp các vùng miền và được nhân dân ở khắp nơi thờ cúng. Tại huyện Thanh Chương, ngoài đá Ông Đùng ở xã Thanh An, còn có đền thờ ông Đùng… Trong ảnh: Núi có đá Ông Đùng ở xã Thanh An. Ảnh: Huy Thư

5 thg 4, 2021

Tướng quốc Nguyễn Xí và chuyện ‘mượn tên’ quân giặc

Nguyễn Xí (1396-1465), sinh ra ở xã Thượng Xá, huyện Chân Phúc xưa, nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông vốn quê gốc làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (thân phụ là ông Nguyễn Hội, thân mẫu là Võ Thị Hạnh).

Năm lên 9 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Xí theo anh đến ở làm gia nô cho cụ Lê Khoáng (thân phụ của đức Lê Lợi), một hào trưởng giàu có của vùng núi xứ Thanh. Ông rất thông minh, nhanh nhẹn, tỏ rõ người tài, có hùng chí. Vì thế, Lê Lợi rất quý trọng, giao cho Nguyễn Xí chăm sóc đàn chó săn hơn một trăm con.

Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép rằng: “Vua sai Nguyễn Xí nuôi đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn, ông đều dùng chuông làm hiệu lệnh. Bầy chó theo sự điều khiển, huấn luyện của ông, tiến thoái răm rắp".

Bức tượng Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí tại đền thờ ông ở xã Khánh Hợp (Nghi Lộc). Ảnh: Đào Tuấn

Trong bước đường chiến chinh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đàn chó của Nguyễn Xí trở thành đội quân đặc biệt. Do được huấn luyện chu đáo, điều khiển bằng nhạc hiệu nên từ ăn, ngủ, tấn công, chúng đều theo hiệu lệnh.

Những lúc nghĩa quân bị vây hãm, hết lương thực, đàn chó đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào trận mạc làm quân giặc hoảng sợ, kinh hồn bạt vía. Tên tướng giặc Minh là Mã Kỳ, mỗi khi nghe đến đội quân khuyển của Tướng quốc Nguyễn Xí thì hết sức kinh hãi.

Trong giai đoạn cuối năm 1426 đến năm 1427 là thời kỳ Bộ tổng chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mở các cuộc tổng tấn công quyết chiến chiến lược đại quy mô trên toàn tuyến, công thành, phá đồn, diệt viện, vì vậy, nhiều khi vũ khí không sản xuất kịp để cung cấp, bổ sung cho các cánh quân chủ lực, nhất là hàng vạn mũi tên bọc đồng.

Vì vậy, có lần Tướng quốc Nguyễn Xí đã nghĩ ra kế “mượn tên giặc”. Ngài cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc đạc ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như kỵ mã. Ban đêm, ông dẫn quân đến vây trại giặc Minh rồi cho đánh trống reo hò ầm ĩ, truy phong cho đàn khuyển chạy vòng quanh trại giặc.

Quân Minh nghe tiếng đạc ngựa, lại thấy tiếng trống thúc, quân reo dậy trời rất hốt hoảng tưởng bị tấn công, nhưng không rõ binh lực thế nào trong đêm tối hư hư, thực thực nên không dám ra đánh. Chúng đành dùng cung nỏ từ trong trại bắn ra như mưa. Cứ làm như vậy đến gần sáng, nghĩa quân thu nhặt được hàng vạn mũi tên.

Nghĩa quân Lam Sơn và Nhân dân hết lời ca ngợi Nguyễn Xí, xem việc lập kế lấy tên giặc không kém gì mưu của Khổng Minh dùng người rơm “mượn tên” của quân Tào trong trận Xích Bích thời Tam Quốc.

Trong 10 năm kháng chiến gian khổ, Nguyễn Xí cùng đàn chó của mình tham gia nhiều trận đánh quan trọng như cuộc vây hãm thành Đông Quan, hạ thành Xương Giang, hay như chiến dịch tiêu diệt và bắt sống gần 10 vạn quân Minh sang tăng viện tại Chi Lăng năm Đinh Mùi (1427)...

Để tôn vinh công lao Nguyễn Xí, dòng họ Nguyễn Đình và Nhân dân lập đền thờ ông vào năm 1467. Ảnh: Thành Cường

9 thg 3, 2021

Nam Châm, huyền tích và hiện thực

Núi Nam Châm nay có các bể chứa sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất vốn xưa đã ghi dấu ấn trong ca dao, lịch sử, với nhiều huyền tích.

Một ngày những năm đầu thập niên chín mươi thế kỷ XX, tôi đến làng Trung An, xã Bình Thạnh (Bình Sơn) ngay bờ tây cửa Sa Cần. Bà cụ vợ ông Lê Văn Ba, cách mạng lão thành huyện Bình Sơn, hát cho tôi nghe nhiều câu ca dao thuở trước, mà bốn câu sau đây mới đầu tiên được nghe và chưa từng được ghi vào bất cứ sách vở nào: "Hòn Ông, hòn Kẽm, hòn Bà/ Hòn Ông ai đắp, Cổ Ngựa mà ai xây/ Ai làm đó hiệp cùng đây/ Núi Nam Châm há dễ một cây nên rừng".

Tất cả các “hòn” đều nằm ở chung quanh cửa Sa Kỳ - vịnh Dung Quất. Người ta mượn hình ảnh các núi ở ven biển để nhắn nhủ nhau, gửi gắm tâm sự cùng sống nương tựa nhau. Như núi sông, như cây rừng.

20 thg 2, 2021

Chuyện Thầy Thím ở núi Sập

 Nhắc đến Thầy Thím là người ta nghĩ ngay đến Dinh Thầy Thím ở La Gi, Bình Thuận. Sự tích Thầy Thím nơi đây được truyền tụng rất nhiều, được ghi chép và kể lại khắp miền Trung và Nam bộ chớ không chỉ ở La Gi. Dinh Thầy Thím rất uy nghi, to rộng, có tiếng là linh thiêng, hàng năm đều có lễ hội trọng thể. Lại còn có cả khu mộ Thầy Thím nữa.


Câu chuyện về Thầy Thím được tóm tắt thế này: Thầy là một đạo sĩ tài năng, giàu lòng nhân ái ở Quảng Nam, Thím là vợ của Thầy. Do bị vua xử oan ức, Thấy và Thím cỡi rồng bay về phương Nam, đến trú ngụ tại làng Tam Tân, thuộc La Gi. Từ đó Thầy Thím ra sức giúp đỡ dân làng về nhiều mặt. Khi hai người mất, dân làng biết ơn nên lập dinh để thờ.

Tưởng đâu câu chuyện Thầy - Thím này là độc nhất, nhất là việc ghép giữa Thầy và Thím khá lạ, thế nhưng xuôi về phương Nam ta lại bắt gặp câu chuyện Thầy Thím với mô-týp tương tự.

Thoại Sơn, An Giang, tức Núi Sập, nơi diễn ra câu chuyện Thầy Thím

14 thg 2, 2021

Chuyện Tổng đốc Nghệ An Đào Tấn mời khách Tây xem tuồng ở Vinh

Hầu tước Pierre François Sauvaire De Barthélemy (1870 - 1940) là một nhà văn quý tộc Pháp ưa mạo hiểm, đã từng chu du khắp thế giới. Trong chuyến đi đến Đông Dương năm 1896, Barthélemy cùng với những người bạn từ Hạ Long, ghé qua Hải Phòng, Nam Định và đến Bến Thủy (Vinh – Nghệ An) bằng đường biển. Sau khi chơi Tết ở Vinh, ông tiếp tục ngược sông Cả lên Tương Dương, Kỳ Sơn và sang Lào...

Trong cuốn du ký viết về chuyến đi này, Barthélemy mô tả: “Tết là lễ hội đặc trưng của người có đạo và không có đạo. Tiếng pháo nổ, tiếng hò reo sung sướng của dân chúng đã làm chúng tôi tỉnh giấc ngay từ lúc khởi đầu của ngày mới, một ngày trọng đại. Ngược lại, vào buổi chiều, một bầu không khí yên tĩnh bao trùm lên Vinh, do phong tục nơi đây, nhà nào cũng phải làm mâm cơm dâng lên bàn thờ tổ tiên. Những thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, đàn ông và phụ nữ đều quỳ lạy trước bàn thờ của gia đình, để gửi lời thành kính của mình đến những người đã khuất. Người ta đốt giấy tiền, vàng bạc và nhang thơm, không một ai ra khỏi nhà vào ngày mồng 1 tết. Ngày mồng 2 Tết, người ta đi thăm và chúc Tết bà con”.

Ảnh chụp mâm ngũ quả của gia đình người Việt vào ngày Tết năm 1929. Ảnh tư liệu

17 thg 1, 2021

Huyền thoại ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo

Câu chuyện ông Đình Tây nuôi cá sấu Năm Chèo từ lâu đã trở thành huyền thoại linh thiêng gắn với giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương từ thời kỳ khai hoang vùng Bảy Núi. Ngày nay, huyền thoại ấy vẫn có sức hút đặc biệt đối với du khách khi đặt chân đến miệt Thất Sơn hùng vĩ. 

Trong lần đến thăm vùng đất Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang), tôi quyết tâm tìm hiểu câu chuyện liên quan đến ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo. Sau hàng trăm năm, huyền thoại ấy vẫn sống trong lòng dân gian như một phần tất yếu của vùng Thất Sơn kỳ bí. Giữa cái sắt se của ngày gió lạnh, câu chuyện ấy lại một lần nữa hiện lên qua lời kể ông Nguyễn Văn Mẫn, người đang trông coi mộ phần ông Đình Tây và là hậu duệ đời thứ 4 của nhân vật huyền thoại này.

“Ông Đình Tây tên thật Bùi Văn Tây (quên quán xã Bình Mỹ, Châu Phú), ông là đệ tử thứ 3 của Phật Thầy Tây An. Vì người vợ đầu là bà Trần Thị Trị mất sớm, ông buồn bã tìm đến vùng Hưng Thới, Xuân Sơn mới được khai hoang để phát nguyện tu hành theo Phật Thầy. Được Phật Thầy giao trông coi việc hương đăng, thờ cúng ở đình thần Thới Sơn nên người đời quen gọi là ông Đình Tây” - ông Mẫn kể. 

Mộ ông Đình Tây và người vợ sau (bà Trần Thị Của) tại xã Thới Sơn (Tịnh Biên) 

24 thg 10, 2020

Kinh tế và văn hóa xứ Nghệ thời Hậu Lê

Xứ Nghệ thời Hậu Lê gắn liền với 400 năm lịch sử phức tạp và khắc nghiệt của đất nước. Khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng hình như đây là thời kỳ các thế hệ người Nghệ đã định hình phẩm chất của cộng đồng, tích cực tự hoàn thiện mình để trưởng thành, và có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc. 

Nhiều phen binh lửa

Hậu Lê kéo dài từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII, xen giữa là mấy chục năm của nhà Mạc. Thời kỳ này, xứ Nghệ tiếp tục quá trình tụ cư, không chỉ của người Việt/Kinh từ vùng Bắc Bộ, Thanh Hóa vào mà còn là các tộc người Thái, Mông… từ phương Bắc xuống; là quá trình hình thành tộc người Thổ. Đồng thời là quá trình tiếp tục thiên di vào phương Nam cùng với việc mở mang bờ cõi, nhất thời chúa Nguyễn. 

18 thg 10, 2020

Hoàng đế Quang Trung với vùng đất xứ Nghệ

Với vị thế trọng yếu trên bản đồ địa chính trị quân sự Đại Việt hồi thế kỷ XVIII, xứ Nghệ trở thành địa bàn quan trọng trong công cuộc xóa bỏ tình trạng chia cắt, tiến tới thống nhất đất nước của Hoàng đế Quang Trung và nhà Tây Sơn. 

Khởi nghĩa Tây Sơn

Khi các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài tạm thời lắng xuống thì phong trào đấu tranh bạo động chống lại Chúa Nguyễn ở Đàng Trong bùng lên, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. 

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, theo Chúa Nguyễn vào Nam khi vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655) từ đời ông cố là Hồ Phi Long. Ông nội của anh em Nguyễn Nhạc là Hồ Phi Tiễn. Từ đời cha đổi sang họ Nguyễn theo họ của mẹ là Nguyễn Phi Phúc. Cũng có ý kiến cải sang họ Nguyễn là theo họ Chúa. 

Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nhạc lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn (Bình Định). Được sự hưởng ứng của nhân dân quanh vùng nên cuộc khởi nghĩa ngày càng mạnh, trưởng thành nhanh chóng. 

9 thg 10, 2020

Hoan Châu - Tiền đồn của Đại Việt

Dưới thời Lý - Trần, Hoan Châu/Nghệ An, từ một miền biên viễn xa xôi, đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ và mở mang bờ cõi đất nước. Giai đoạn này (khoảng 400 năm) cũng đánh dấu những phát triển hưng thịnh về kinh tế, văn hóa của Nghệ An lúc bấy giờ. 

ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI

Thời Lý (1009- 1225), Lý Thái Tổ chia nước thành 24 lộ, phủ, huyện và cuối cùng là hương, giáp. Nghệ An, Thanh Hóa gọi là Trại. Năm Canh Tuất 1010, Hoan Châu và Diễn Châu được xưng là lộ. Năm 1025, Lý Thái Tổ lập trại Đinh Phiên gồm đất từ Nam giới đến Hoành Sơn. Theo một số tư liệu, năm Canh Ngọ (1030), Lý Thái Tổ đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An. Năm Tân Tỵ (1101), Lý Nhân Tông lại nâng châu Nghệ An thành phủ Nghệ An. Lúc này Diễn Châu vẫn là một đơn vị hành chính độc lập với Nghệ An. 

Xứ Nghệ với các cuộc kháng chiến chống giặc Minh

Xứ Nghệ vinh dự đã là “kinh đô kháng chiến” của nhà Hậu Trần, là “đất đứng chân” của nghĩa quân Lam Sơn và đóng góp rất nhiều cho các cuộc kháng chiến, cho chiến thắng của dân tộc trước âm mưu xóa tên Đại Việt của giặc nhà Minh (Trung Quốc). 

Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly truất Vua Trần, tự xưng hoàng đế, lập ra nhà Hồ. Mặc dù có nhiều cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng nhưng vì huy động quá nhiều tiền của, công sức của dân chúng và ngân khố quốc gia cho việc xây dựng quân đội, thành lũy nên trăm họ oán thán, không phục, không theo. 

Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397. Ảnh tư liệu 

8 thg 10, 2020

Nghệ An trong thời kỳ nhà Nguyễn

Lịch sử Nghệ An thời Nguyễn (1802 – 1945) vẫn chủ yếu là hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nhà yêu nước qua các thế hệ. Trên con đường đó, người Nghệ An đã xác quyết những giá trị mới, tính chất mới và kiến tạo được nhiều thành tựu mới để phù hợp với thời đại, với nhu cầu và khát vọng tự do, độc lập của dân tộc. 

Duyên cách và địa danh

Ngày 1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh đô (TP Huế ngày nay). Lúc này, Nghệ An vẫn gọi là trấn, gồm " 9 phủ, là Đức Quang, Diễn Châu, Hà Hoa, Anh Đô, Trà Lân, Quỳ Châu, Trấn Ninh, Lâm An, Ngọc Ma; …" (Đại Việt địa dư toàn biên). 

Đến đời Minh Mạng, năm 1831, cả nước chia thành 30 tỉnh; tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1853, Tự Đức bỏ tỉnh Hà Tĩnh, phủ Đức Thọ nhập vào tỉnh Nghệ An và lấy phủ Hà Thanh (gồm Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh) làm đạo Hà Tĩnh do quản đạo đứng đầu lệ thuộc tỉnh Nghệ An. Năm 1864, Tự Đức lại cho đạo Hà Tĩnh tách dưới quyền Tổng đốc An Tĩnh. Năm 1875, Tự Đức bỏ đạo Hà Tĩnh, lập lại tỉnh Hà Tĩnh. 

Sau khi đàn áp được khởi nghĩa Vũ Quang (1896), Nghệ An còn 5 phủ và 6 huyện. Năm 1899, người Pháp lập đại lý hành chính ở Cửa Rào, cũng năm này thành lập thị xã Vinh. Năm 1914 thành lập thị xã Bến Thủy, năm 1917 thành lập thêm thị xã Trường Thi. Năm 1927, gộp 3 thị xã thành thành phố Vinh - Bến Thủy. 

Xứ Nghệ thời Lê trung hưng

Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn, Lê sơ (1428 – 1527) và Lê trung hưng (1533 – 1789), bị gián đoạn bởi nhà Mạc cướp ngôi từ năm 1527 đến 1593. Đây là giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Xứ Nghệ đã trở thành địa bàn tranh chấp của các thế lực lúc bấy giờ. 

Duyên cách, địa danh và chính quyền

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (Lê Thái Tổ), đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt Quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô Thăng Long gọi là Đông Kinh. 

Năm Mậu Thân (1428), nhà Lê chia cả nước làm 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây (vùng đất phía Nam từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, lộ, phủ, huyện, châu, xã. Nghệ An, Diễn Châu thuộc đạo Hải Tây. 

23 thg 9, 2020

Truyền thuyết về Dinh Thầy Thím - huyền thoại và sự thật

 Truyền thuyết

Truyền thuyết kể rằng: 

Ngày xưa, vào những năm đầu thời Gia Long, ở Quảng Nam có một vị đạo sĩ võ thuật và phép thuật cao cường lại giàu lòng nhân ái. Ông được dân làng quý mến vì giúp đỡ người dân rất nhiều. Dân trong làng ao ước có ngôi đình làng để thờ phượng tiền nhân. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn, sáng hôm sau có một ngôi đình to lớn hiện ra giữa làng. Dân làng chưa trọn niềm vui thì vài hôm sau dân làng bên tố cáo ông dùng tà thuật đánh cắp đình, âm mưu gây loạn. Vua xử ông tam ban triều điển (chọn một trong 3 cách chết: xử trảm, uống thuốc độc hoặc thắt cổ). Ông chọn cách thứ 3. Khi tấm lụa đào đến tay ông bỗng biến thành rồng nâng vợ chồng ông bay bổng lên không trung, bay về phương Nam.

Hoạt cảnh Thầy Thím lãnh án Tam ban triều điển

10 thg 9, 2020

Đền Bà Chúa Kho và sự tích công chúa Thanh Bình

Tiên Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là vùng đất cổ nằm bên bờ Bắc Sông Cầu. Vùng đất này còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa dân tộc. Các di tích mộ Hán, đền thờ Thạch Linh Thần Tướng, Ao Miếu, quần thể di tích chùa Bổ Đà, đền Độc Cước… phản ánh rất rõ về lịch sử văn hoá địa phương qua các thời kỳ.

Trong hệ thống di tích tiêu biểu ở Tiên Sơn còn có đền thờ Bà Chúa Kho - nơi thờ công chúa Thanh Bình, tương truyền là con gái vua Hùng có công trông coi kho lương giúp vua cha đánh giặc phương Bắc bảo vệ đất nước.

Sự tích Bà Chúa Kho được lưu truyền ở địa phương: Theo truyền thuyết thời Hùng Vương, giặc phương Bắc sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh lại có tù trưởng Cao Bằng là Lục Đinh làm nội ứng. Nhà vua xuất quân từ núi Nghĩa Lĩnh gần ngã ba sông Việt Trì đem toàn Bản bộ đến trang Tiên Lát, nơi có địa hình thuận lợi cho việc phòng bị đánh giặc. 

Cổng vào đền thờ Bà Chúa Kho.

30 thg 8, 2020

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 6

Sự thật sáng tỏ

Chính thi sĩ Đông Hồ đã chỉ rõ trong bài viết ấy rằng bản sấm truyền được ông chép lại từ thiên tiểu thuyết Nàng Ái Cơ trong chậu úp của Mộng Tuyết – vợ ông. Tác phẩm này còn được Mộng Tuyết ghi Hà Tiên ngoại sử ký sự tiểu thuyết, hoàn tất bản thảo dịp Trung thu Mậu Tuất 1958, do NXB Bốn Phương tại Sài Gòn in lần đầu năm 1961, NXB Văn Hoá tại Hà Nội tái bản năm 1996, NXB Văn Nghệ TP.HCM tái bản năm 2000. Trong tiểu thuyết, lời sấm nằm trong chương 10 và được tác giả đặt vào miệng nhân vật tiểu thư Mạc Mi Cô – con gái thứ 5 của Mạc Thiên Tích và chánh thất họ Nguyễn. Mộng Tuyết mô tả Mạc tiểu thư vừa chào đời liền lớn phổng, cất tiếng đọc bài sấm bằng “giọng hoà hoãn như gió đêm thanh”, đoạn “từ từ nhắm mắt, nằm yên, tắt thở, thân hình cũng thu nhỏ lại như đứa bé sơ sinh.”


Cúng giỗ nơi mộ tiểu thư Mạc Mi Cô. Ảnh: Lê Văn Toàn

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 5

Mật thư hay sấm ký?

Thi sĩ Đông Hồ Lâm Tấn Phát từng nhận xét trong cuốn Văn học Hà Tiên (sđd): “Việc dân gian nghĩ rằng họ Mạc phải có một kho tàng chôn giấu, tất cũng có một nguyên nhân, một duyên cớ nào mới được. Chơ không dưng, ai đồn đãi mà chi.” Thế nhưng, ông xem văn bản đang xét chẳng phải mật thư chỉ dẫn địa điểm chôn vàng giấu ngọc, mà là một bài sấm truyền. Đông Hồ viết: “Đó quả là một bài tiên đoán sự nghiệp của họ Mạc ở Hà Tiên, từ khi khai sáng cho đến lúc tàn mạt. Mỗi câu, mỗi chữ đều đúng như y, phân minh từng chi tiết. Thiệt là lạ lùng!”


Sách “Văn học Hà Tiên” của Đông Hồ (NXB Quình Lâm, Sài Gòn, 1970). Ảnh: Error

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 4

Phanxipăng thám hiểm vùng cấm. Ảnh: Tám Thạnh 

Thâm nhập vùng cấm địa

Trong Thạch động, không khí mát lạnh, thơm nức mùi nhang trầm. Đứng bên dấu tích miệng hang Âm Phủ và ngắm nghía hang Đại Bàng, tôi càng thấy nội dung bức mật thư mù mờ khó hiểu hơn mình tưởng. Trên nguyên tắc, muốn khám phá bạch văn của mật thư bất kỳ, điều thiết yếu là phải nắm cho được “code” tức chìa khoá giải mã. Hỡi ôi! Cái “code” dùng mở mật thư Khả thuỷ sơn nhơn dường nằm im dưới đáy hang khuất kín?

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 3

Cổng đền thờ họ Mạc nơi chân núi Lăng / Bình San.

Hoành phi: “Mạc công miếu”.
Đối liễn: “Nhất môn trung nghĩa gia thanh trọng / Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh” (Một nhà trung nghĩa, danh thơm cả họ / Bảy lá dậu che, khắp nước quý yêu).
Ảnh: Phanxipăng 


Lần tìm chìa khoá giải mã

Bức mật thư truyền khẩu kia cứ như bài toán hóc búa, thách đố bao lớp người động não, thậm chí xả thân, để săn lùng đáp số. Lần này, rằm tháng giêng Nhâm Ngọ (26-2-2002), trở lại Hà Tiên, tôi thử tìm hiểu những cách lý giải mật thư đã và đang tồn tại ở địa phương.