Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Đồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Đồng. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 12, 2021

Biệt điện xa hoa giữa đồi thông Đà Lạt

Tọa lạc trên triền đồi thông thơ mộng, có vị thế đắc địa của thành phố cao nguyên Đà Lạt, khu biệt điện Trần Lệ Xuân được xây dựng cách nay hơn nửa thế kỷ. Khởi nguyên, đó là nơi nghỉ dưỡng vào những ngày cuối tuần của vợ chồng Cố vấn Ngô Đình Nhu và Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân…

Trung tâm lưu trữ quốc gia 4, nơi bảo quản mộc bản Triều Nguyễn

Đà Lạt vào mùa hoa cơm nước

Từ giữa tháng 1/2021 đến nay, nhiều du khách trong nước và người địa phương bắt đầu biết đến mùa hoa cơm nước bung nở bên hồ Xuân Hương Đà Lạt để giành thời gian thưởng ngoạn.

Check in hoa cơm nước bên hồ Xuân Hương

Chuyện tình hoa Đỗ Quyên Đà Lạt

Không ly kỳ lãng mạn như chuyện tình yêu của chàng họa sĩ ở tít trời Âu yêu tha thiết nàng ca sĩ buộc phải bán tất cả gia tài nhà cửa để những mong chinh phục được trái tim người tình..., nhưng chuyện tình Đồi hoa Đỗ Quyên (Azulik Hill) của cặp đôi Lê Công Thưởng - Lâm Khánh Quyên vốn là những người con sinh ra và lớn lên trên phố núi Lâm Viên này cũng có nét hấp dẫn đáng yêu riêng...

Một góc check-in ưa thích tại Đồi Đỗ Quyên.

"Vàng - ngọt" mùa hồng giòn Đà Lạt

Khi ở Hà Nội rộ cốm mùa thu quyện trong mùi hương sen dịu mát, thì cũng là lúc Đà Lạt đang “vàng - ngọt” trong mùa hồng chín.

Hồng Đà Lạt có thể cung cấp cho khách hàng ở nhiều nơi cả trong và ngoài nước. (Ảnh: Nhật Quỳnh)

Thủy điện Ankroet - Giá trị kiến trúc và công nghệ độc đáo

Là công trình thủy điện được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam, Thủy điện Ankroet thuộc địa phận xã Lát (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), do người Pháp thi công trong nhiều năm mới hoàn thành trong bối cảnh chủ yếu dựa vào sức người và công cụ hỗ trợ thô sơ. Trải qua gần 80 năm xây dựng và vận hành, Thủy điện Ankroet luôn để lại những giá trị cốt lõi mà giới chuyên môn và du khách trong và ngoài nước từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Đập tràn của Thủy điện Ankroet được xây dựng bằng đá chẻ hiếm có và độc đáo là một trong những điểm du lịch sinh thái nhiều ấn tượng

15 thg 11, 2021

Vẻ đẹp rêu phong của Dinh Tỉnh trưởng hơn 100 tuổi ở Đà Lạt

Dinh Tỉnh trưởng là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, lâu đời được Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX nằm trên một ngọn đồi cao giữa trung tâm Đà Lạt, được bao quanh bởi một rừng cây cổ thụ.


Khi nhắc đến những công trình kiến trúc cổ, các dinh thự lâu đời ở Đà Lạt, người ta sẽ nhớ đến Dinh Bảo Đại, Lăng Nguyễn Hữu Hào hay biệt điện Trần Lệ Xuân. Nhưng ít ai biết đến sự tồn tại của Dinh Tỉnh trưởng, một công trình kiến trúc có tuổi đời hơn 110 năm, nằm trên một ngọn đồi cao ở trung tâm xứ sở sương mù. 

24 thg 10, 2021

Ngôi làng như bước ra từ cổ tích giữa núi rừng Đà Lạt

Theo các tư liệu, làng Cù Lần hình thành từ thập niên 1960, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc K'Ho. Xung quanh tên gọi "Cù Lần" có nhiều cách giải thích rất thú vị.

Nằm trong rừng thông dưới chân núi Lang Biang, cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 20 km, làng Cù Lần là một địa danh du lịch rất nổi tiếng của "xứ sở ngàn hoa"

Theo các tư liệu, ngôi làng này hình thành từ thập niên 1960, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc K'Ho. Xung quanh tên gọi "Cù Lần" có nhiều cách giải thích rất thú vị.

1 thg 10, 2021

Bún thịt nướng ống tre ở Đà Lạt

Bún thịt nướng mang phong cách núi rừng Tây Nguyên, có thành phần đa dạng, bài trí đẹp mắt trong ống tre lớn.

Quán bún tộ Măng Line trên đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt là địa chỉ du khách thường lui tới để thưởng thức các món bún đựng trong tộ lúc nào cũng nóng hổi nghi ngút khói. Tại đây bạn có thể thưởng thức các loại bún khác nhau như bún bò, bún măng, bún thang, bún chả mực, bún riêu, bò kho... với giá từ 45.000 đồng đến 55.000 đồng/phần.

Anh Hoàng mở quán từ 4 năm trước, lấy tên theo thôn văn hóa Măng Line, nơi anh sinh sống và có đông người dân K'Ho cư ngụ ở phường 7, TP Đà Lạt. Ngoài phục vụ những món bún nóng rất hợp thời tiết se lạnh của phố núi, quán bún của anh Hoàng cũng được thực khách chú ý nhờ món bún thịt nướng đựng trong ống tre, mang phong cách bản địa của núi rừng Tây Nguyên.

Bún thịt nướng thưởng thức trong ống tre khiến thực khách thích thú. Ảnh: @theodore287/Instagram

29 thg 9, 2021

Đồi cỏ lau rực hồng ở Đà Lạt

Nhìn từ trên cao, đồi cỏ lau ở khu vực hồ Tuyền Lâm trông như một tấm thảm sắc màu, hút khách đến check-in những ngày cuối năm.

Cách trung tâm TP Đà Lạt hơn 10 km là khu du lịch Lavender nằm trong khu vực hồ Tuyền Lâm, phường 4. Nơi này không chỉ nổi tiếng về những đồi hoa lavender tím mà còn hút khách với sắc hoa cỏ lau đỏ hay còn gọi là cỏ đuôi chồn. Những đồi hoa rực ánh hồng hút du khách đến chụp ảnh vào những ngày cuối năm, tầm cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi trời sang đông, gió hanh hao.

Cỏ lau đỏ mọc thành từng cụm, san sát nhau, cao khỏi đầu người, trải dài khắp cả một vùng đồi. Loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, lung linh với những bông cỏ mềm mượt màu hồng, hơi ngả màu hồng tím, đỏ. Nhìn từ trên cao nơi này như được bao phủ bởi một tấm thảm sắc màu, thu hút mọi ánh nhìn.

Đồi cỏ lau đỏ ở khu vực Hồ Tuyền Lâm trông như một bức tranh. Ảnh: Nguyễn Khắc Tùng

31 thg 7, 2021

Mùa mưa hái nấm trong rừng thông Đà Lạt

Dưới những tán thông xanh mát, từng cụm nấm gan bò, trứng gà, kaki vàng, san hô... mọc trên đất chờ người đi rừng thu hoạch.

Mùa mưa Đà Lạt kéo dài từ tháng 5 đến khoảng tháng 10 hàng năm, đây cũng là mùa của nấm rừng sinh sôi sau những cơn mưa dầm. Dịp này như một thói quen của nhiều cư dân phố núi, mọi người vào rừng thông hái nấm về chế biến đủ món ngon bình dị. Du khách có thể liên hệ với những người chuyên đi rừng tại Đà Lạt nếu muốn tham gia hoạt động này.

Người hái nấm thường vào rừng thông lúc sáng sớm, khi nắng vừa lên, thời tiết cũng ấm dần không quá buốt. Mỗi rừng thông ở Đà Lạt đều có nấm mọc tùy số lượng ít hay nhiều, những khu vực như rừng thông hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, rừng Xuân Thọ... được biết đến là nơi nhờ có nhiều loại nấm rừng thơm ngon.

Nấm san hô dễ nhận diện vì hình dáng và màu sắc không khác gì cây san hô đá.

21 thg 7, 2021

Lễ hội kết bạn của Người Mạ

Lễ hội kết bạn là một hoạt động tín ngưỡng dân gian, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên nói chung, đồng bào dân tộc Mạ ở Lâm Đồng nói riêng.

Đội cồng chiêng của chủ nhà và khách kết lại thành một vòng tròn trong buổi lễ kết bạn. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Lên Đà Lạt nhâm nhi lẩu gà lá é

Lẩu gà lá é là một món ăn nổi tiếng hàng đầu tại Đà Lạt. Hương vị độc đáo của món ăn khiến du khách phải nhung nhớ mỗi khi rời xa nơi này.

Lẩu gà lá é - chỉ cái tên thôi cũng đã gây tò mò cho du khách. Có thể nói lẩu gà lá é Đà Lạt là một đặc sản rất riêng của phố núi.

Những người đã đến với Đà Lạt khi quay lại nơi đây tìm lẩu gà lá é thường nghĩ ngay đến Tao Ngộ. Quán nằm ở số 5 đường 3/4, Phường 3, cách khu hồ Xuân Hương chỉ tầm 2 km nên rất thuận tiện cho du khách. Chủ quán là anh Tuấn chị Thảo, những người con của Hải Dương vào Đà Lạt lập nghiệp. Anh Tuấn cũng chính là người đầu tiên “sáng chế” ra món ngon đặc biệt này…

Lẩu gà lá é là món ăn cực ngon, hấp dẫn và giá cả phải chăng. Nguồn: jaunty_jan/Instagram

15 thg 6, 2021

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt

Nhắc đến những món ngon tại Đà Lạt, không thể không kể tới bánh ướt lòng gà trứ danh, bánh ướt mềm ăn cùng với những miếng thịt gà xé phay, lòng gà, quyện trong vị nước chấm chua ngọt vừa phải.

Không chỉ có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc nên thơ, con người hiền hậu, Đà Lạt còn nổi tiếng với những món ăn thanh tao và dung dị. Trong những món ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến với xứ sở sương mù này đó là món bánh ướt lòng gà.

Bánh ướt lòng gà không chỉ có bánh ăn cùng với lòng gà mà đó là sự kết hợp giữa lòng gà, mề gà, gan và thịt gà xé phay trộn cùng nước mắm chua ngọt. Tùy vào sở thích, thực khách có thể gọi món thập cẩm hay chỉ có gà xé phay.

Bánh ướt lòng gà là món ăn mà nhiều người truyền tai nhau không thể bỏ lỡ khi đến Đà Lạt (Ảnh: monmonfoodie).

14 thg 5, 2021

Kiến trúc lạ của nhà thờ Du Sinh

Khác với hình ảnh bề thế thường thấy theo lối kiến trúc phương Tây của các nhà thờ Công giáo, nhà thờ Du Sinh ở Đà Lạt lại có cổng tam quan, tượng rồng, lầu chuông, đầu đao uốn cong... khiến cho nhiều người lầm tưởng đó là một ngôi chùa Việt. Thậm chí có vị linh mục quản xứ còn gọi nó là “nhà thờ chùa”. Cái sự lạ ấy không chỉ thu hút sự chú ý của du khách mà nó còn phản ánh nhiều điều thú vị trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Việt.

Nhà thờ Du Sinh được xây dựng từ năm 1956 và khánh thành vào dịp lễ Giáng sinh năm 1957, riêng tháp chuông thì được hoàn thành năm 1962. Nhìn tổng thể, kiến trúc bên ngoài của nhà thờ Du Sinh quả là giống với một ngôi chùa Việt. Nhà thờ nằm trên một quả đồi cao bên đường Huyền Trân Công Chúa, thành phố Đà Lạt. Cổng nhà thờ xây theo lối tam quan, kết cấu khá đơn giản. Từ cổng lên đến thánh đường là một đoạn đường dốc được chia thành 5 cấp. Khoảng giữa có một bậc cấp dài, đặc biệt hai bên có đôi rồng chầu khổng lồ đắp nổi bằng xi măng chạy suốt từ lầu chuông xuống gần đến cổng.

Ngay trước thánh đường có một lầu chuông lợp ngói mũi hài với đầu đao cong, hai bên là hai lầu tượng thánh có cùng kiểu xây tương tự. Ba kết cấu này kết hợp với nhau tạo thành một thế tam quan lớn thứ hai sau cổng tam quan chính nằm ở lối vào.

Nhà thờ Du Sinh được xây dựng từ năm 1956 có lối kiến trúc mang đậm nét truyền thống Việt Nam với những hoa văn trang trí, lầu, mái, tháp chuông... giống như đình, chùa của người Việt. Ảnh: Thanh Hòa/VNP

9 thg 2, 2021

Chợ phiên Tây Bắc giữa lòng Tây Nguyên

Nằm cách trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) 4 giờ đồng hồ đi xe máy có một chợ phiên mang đậm bản sắc của người Mông miền Tây Bắc.

Dịp cuối năm thường là những dịp chợ phiên đông người mua sắm - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Chợ phiên Đắk R’Măng (xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong, Đắk Nông) chỉ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Đây là nơi gặp gỡ, giao lưu và buôn bán của hơn 600 hộ người Mông ở Đắk Glong.

Chợ Đắk R’Măng nằm ở ngay trung tâm xã, trước kia đây vốn chỉ là một điểm người Mông đem đồ nông sản ra bán ven đường một cách tự phát, lâu dần được quy hoạch, xây dựng thành khu chợ rộng 1.000m2. Hiện nay không chỉ người Mông ở địa phương, mà người Mông ở các huyện khác cũng tụ về đây mua bán.

Người Mông quan niệm đi chợ không chỉ là đến mua bán mà còn đến để giao lưu, gặp gỡ, kết duyên đôi lứa nên thường thì chợ tuần nào cũng đông. Tuy nhiên, những dịp cuối năm, người thường đông đúc, hàng hóa cũng đầy đủ hơn.

22 thg 12, 2020

Lý giải tên gọi Âm Phủ của chợ đêm Đà Lạt

Chợ Âm Phủ là điểm đến quen thuộc của du khách nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết câu chuyện đằng sau tên gọi này. 

Chợ đêm Đà Lạt ngày nay, hay còn được gọi là chợ Âm Phủ. 

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, tại trung tâm thành phố Đà Lạt bắt đầu hình thành một chợ rau tự phát về đêm. Những hộ có nhà vườn vào mùa thu hoạch thường phải gánh rau củ nhiều cây số đến chợ bán. Những năm sau đó, dịch vụ xe ngựa nhận chở rau ra chợ khá thịnh hành. Khu chợ rau này bắt đầu họp từ khoảng 23h và kéo dài tới sáng sớm.

25 thg 11, 2020

Nơi du hành về Đà Lạt thời quá khứ

Bảo tàng Lâm Đồng lưu giữ trên 15.000 hiện vật, tái hiện sinh động thiên nhiên, lịch sử và con người ở thành phố ngàn hoa.

Bảo tàng Lâm Đồng tọa lạc tại khu đồi “Biệt thự mùa đông” (phường 10, TP. Đà Lạt) rộng 3ha, trong khuôn viên dinh thự của ông Nguyễn Hữu Hào xây tặng con gái là Nam Phương Hoàng hậu. Nơi đây đang lưu giữ hơn 15.000 hiện vật về thiên nhiên, khảo cổ học, con người và lịch sử phát triển của địa phương.

Để hình dung về thành phố ngàn hoa hơn 100 năm trước, du khách hãy đến gian trưng bày "Đà Lạt xưa và nay". Các hình nộm mô phỏng một số hoạt động đời thường của cư dân địa phương, trong thời gian người Pháp đang quy hoạch Đà Lạt thành đô thị từ những năm 1890. Điểm nhấn khu này là cỗ xe ngựa được sưu tầm và phục dựng theo mẫu phương tiện giao thông phổ biến hồi đó.

Các hình nhân với trang phục khác nhau đại diện cho tầng lớp bình dân từ mọi miền di cư vào sinh sống ở TP. Đà Lạt vào thế kỷ trước, sống bằng nhiều nghề như bán hàng chợ, đánh xe, trồng và bán hoa màu... Phía ngoài cùng bên phải là đồng phục nữ sinh với áo len mặc ngoài bộ áo dài, đến giờ vẫn được nhiều trường học ở Đà Lạt duy trì.

Đà Lạt được biết đến là điểm nghỉ dưỡng, định cư của nhiều người Pháp và tầng lớp thượng lưu Việt Nam. Đa số những hiện vật trưng bày trong không gian "Đà Lạt xưa và nay" đều có xuất xứ phương Tây hoặc có thiết kế tinh xảo, chức năng hiện đại, thường được dùng trong các gia đình giàu có.

Cơi đựng trầu, kim chỉ bằng gỗ khảm trai và ống đựng vôi bằng đồng là vật dụng của tầng lớp quý tộc thời Nguyễn, được sử dụng ở Đà Lạt đến những năm 1950. Ảnh: @koganei_kr

Tủ thờ của một gia đình quý tộc người Việt tại Đà Lạt trong những năm 1930 - 1950 được bảo tàng sưu tầm, phần nào phản ánh bối cảnh sống giao thoa giữa truyền thống và hiện đại ở Đà Lạt thế kỷ trước.

Du khách Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (TP HCM) cho biết con gái chị rất thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa, và hai mẹ con đã tham quan các bảo tàng ở thành phố ngàn hoa. "Để tìm hiểu về quá khứ của Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng là nơi tái hiện rõ nét nhất", chị Ánh Nguyệt nhận xét.

Bên cạnh hiện vật, bảo tàng cũng trưng bày nhiều ảnh chụp các địa điểm xưa cũ còn tồn tại ở địa phương như quảng trường Hòa Bình, chợ Đà Lạt, ga xe lửa, đồi chè Cầu Đất hay những con đường, tư dinh rải rác trong thành phố.

Đi hết bảo tàng, du khách cũng có thể tham quan những hiện vật và hình ảnh đặc thù của Đà Lạt trong những năm kháng chiến và đổi mới, cho đến ngày nay. Bảo tàng Lâm Đồng mở cửa các ngày trong tuần vào 7h30 - 11h30 và 13h30 - 16h30. Phí tham quan 22.000 đồng/ người.

Tâm Linh

22 thg 10, 2020

Khách sạn 'nhà kính' ở Đà Lạt

Công trình mang phong cách nhà kính cách trung tâm Đà Lạt 4 km, cung cấp dịch vụ lưu trú và quán cà phê cho mọi du khách.

Tổ hợp khách sạn và quán cà phê The LOOP tọa lạc ở đường An Sơn, phường 4, TP. Đà Lạt. Công trình có khuôn viên hình tròn, bao quanh bởi những tấm che trong suốt, mang màu trắng chủ đạo, tựa những nhà vườn trồng cây ở địa phương.

3 thg 8, 2020

Lên xứ hoa đào, đi cà phê ôm... chó 'quý tộc'

Vào thập niên 50, nhạc sĩ Hoàng Nguyên viết trong nhạc phẩm “Ai lên xứ hoa đào” những lời mời gọi: “Dừng chân bên hồ nghe chiều rơi, đừng quên bước lần theo đường hoa...” Bây giờ, du khách đến đây đừng quên ngắm và ôm... chó cưng.

Khách tha hồ ôm chó tại Ôm - Cafe Thú Cưng. ẢNH: QUANG VIÊN 

Đà Lạt (Lâm Đồng) có những nông trại chó cảnh “hớp hồn” du khách. Dường như cũng chưa tỉnh thành nào có quán cà phê cún dày đặc như thành phố ngàn hoa này. Theo tôi, "vương quốc" của các giống chó cảnh có “gia phả” ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... là đây.

5 thg 7, 2020

Đà Lạt - Thủ phủ hoa xuất khẩu

Khi mới được bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra Đà Lạt chỉ là vùng đồi núi hoang vu thưa thớt bóng người, nay nó đã trở thành một thiên đường nghỉ dưỡng mang âm hưởng của bản hòa ca miền ôn đới, một thành phố ngàn hoa trong sương. Đà Lạt đang hướng đến việc trở thành trung tâm xuất khẩu hoa tươi của Đông Nam Á với mong muốn kim ngạch xuất khẩu phải vượt xa con số gần 50 triệu USD/năm như hiện nay để có thể tương xứng với tiềm năngcó thể sản xuất lên tới hơn 3,1 tỉ cành hoa/năm. 

Đà Lạt – dấu ấn xứ ngàn hoa 


Năm 1893, dẫu có lãng mạn đến mấy vị bác sĩ tài danh và có máu phiêu lưu, lãng tử người Pháp gốc Thụy Sĩ Alexandre Yersin cũng không thể tưởng tượng nổi vùng đất hoang vu trên cao nguyên Langbiang hùng vĩ, cao 1500 m so với mực nước biển mà ông đã khám phá ra sau chuyến thám hiểm dài ngày lại có ngày trở thành thành phố Đà Lạt mộng mơ được mệnh danh là một "tiểu Paris" kiều diễm giữa xứ Đông Dương nhiệt đới gió mùa, một “thành phố ngàn hoa” đẹp đến nao lòng người viễn khách.