Hiển thị các bài đăng có nhãn Lào Cai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lào Cai. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 12, 2019

Người Xa Phó ở Nậm Kéng thêu thổ cẩm làm du lịch

Ngược dốc quanh co, vượt qua đoạn đường gập ghềnh, chúng tôi đến Nậm Kéng, thôn người Xa Phó của xã Nậm Sài (huyện Sa Pa, Lào Cai), “thủ phủ” của nghề thêu tay thổ cẩm truyền thống đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể năm 2014… Hơn 60 nóc nhà quần tụ, người Xa Phó ở bản Nậm Kéng cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc, nghề truyền thống. 

Những hoa văn độc đáo


Những năm gần đây, du khách đến Sa Pa rất muốn đến Nậm Sài để được tận mắt trải nghiệm cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc Xa Phó với nhiều phong tục truyền thống còn được gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Cũng như các dân tộc anh em sinh sống ở rẻo cao, người Xa Phó ở Nậm Kéng có cả kho tàng văn hóa độc đáo, nhưng họ đã biết gìn giữ, bảo tồn và phát huy để làm du lịch cộng đồng…

Phụ nữ Xa Phó thêu thổ cẩm. 

27 thg 11, 2019

Bánh đúc của người Nùng xứ Mường

Chợ phiên vùng cao Mường Khương ngày chủ nhật tấp nập đông vui ngay từ sáng sớm. Đây là một trong những phiên chợ còn giữ được nhiều nét đặc sắc văn hóa chợ phiên vùng cao ở Lào Cai. 

Hòa vào dòng người đến chợ, chúng tôi rất thích thú khi tham quan các gian hàng nông sản của chợ phiên vùng cao. Nhưng có lẽ, điều làm chúng tôi háo hức hơn cả là được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, lạ miệng của đồng bào nơi đây. Ngoài thắng cố, phở chua, thì có một món ngon làm mềm lòng biết bao du khách khi đến Mường Khương. Đó là món bánh đúc làm từ bột đao thanh mát…


16 thg 11, 2019

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới. 

21 thg 8, 2019

Kin Chu Sìn – chủ nhân của những ngôi nhà nấm nơi rẻo cao

Nằm sâu trong lòng thung lũng, giữa quả đồi rộng lớn, những mái nhà vuông vức được phủ mái cỏ theo thời gian đã phủ một lớp rêu thành những ngôi nhà "nấm" khổng lồ, bản Kin Chu Sìn thu hút nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng bởi vẻ đẹp độc, lạ này.


Kin Chu Phìn cách trung tâm xã Nậm Pụng (Bát Xát) khoảng 10km. Ở độ cao 1.000m so với mực nước biển, không khí ở Kin Chu Phìn vào mùa động, nhiệt độ xuống thấp, có một thời điểm tuyết phủ trắng cả một góc trời. Kin Chu Phìn là bản của người Dao. Vì thời tiết khắc nghiệt diễn ra thất thường trong năm nên đồng bào dân tộc đã tự bảo vệ cơ thể của mình bằng cách xây dựng những ngôi nhà có mái vuông vức được lợp cỏ hoặc tôn, có tường dày và kính. Nhìn xa xa những ngôi nhà ở bản chẳng khác gì những cây nấm khổng lồ được mọc lên từ đất.

2 thg 7, 2019

Tết mùa mưa người Hà Nhì ở Tây Bắc

Bốn ngày Tết diễn ra là những ngày người Hà Nhì kiêng kỵ làm việc. 

Tết Mùa mưa (Dế khù chà) được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và lúa đã đến thì con gái. Dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng, thường được chọn là ngày hợi (con lợn) hoặc ngày thìn (con rồng). 
Trước ngày diễn ra lễ cúng sẽ có lễ dựng cây đu, đây là phong tục cổ truyền lâu đời của người Hà Nhì ở vùng cao Tây Bắc (chủ yếu tập trung ở Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên). 

23 thg 5, 2019

Hai ngày chinh phục đỉnh Ky Quan San cao 3.046 m ở Lào Cai

Con đường độc đạo lên đỉnh núi đi qua những con suối, vách đá cheo leo và cả rừng hoa mọc dại giữa tháng 5. 

Dãy Ky Quan San hay Bạch Mộc Lương Tử có đỉnh núi được cho là cao thứ 4 Việt Nam. Đây đồng thời là ranh giới tự nhiên phân chia hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Du khách có thể lựa chọn khởi hành từ một trong hai địa phương này, nhưng phổ biến nhất là cung xuất phát từ xã Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai. 

14 thg 5, 2019

Độc đáo phiên chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc

Sáng chủ nhật hàng tuần, người dân khắp vùng lại nô nức đổ về Bắc Hà (Lào Cai) để tham dự phiên chợ trâu lớn nhất Tây Bắc. Chợ họp trên khu đất rộng cả nghìn mét vuông “ken đặc” trâu. Cảnh người mua, kẻ bán diễn ra tấp nập từ sáng sớm cho đến lúc chiều tà. 

Chợ trâu Bắc Hà 

Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) nổi tiếng và là phiên chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc. Chợ họp vào sáng chủ nhật hàng tuần và kết thúc chiều cùng ngày. 

“Cây đa di sản” hơn 300 tuổi có chu vi lớn nhất Việt Nam

Cây đa ở đền Thượng, thành phố Lào Cai có tuổi đời trên 300 năm, chu vi 44m, cao hơn 36m được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”. Đây là cây di sản có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam.

Đền Thượng nằm ở phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Nơi đây thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non sông đất nước.

28 thg 4, 2019

Hành trình săn ảnh chim trên vùng rừng núi Fansipan

Không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng, Fansipan còn là nơi chiêm ngưỡng và săn ảnh thú vị của những tay máy yêu thiên nhiên.

Đầu tháng 4, nhiếp ảnh gia Thuần Võ (thứ hai từ trái sang) cùng các đồng nghiệp Nguyễn Mạnh Hiệp, Phạm Hồng Phương trải nghiệm quan sát, ghi nhận loài và săn ảnh các giống chim quý tại Fansipan thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai và Lai Châu). Chuyến đi có sự hỗ trợ của anh Nguyễn Hào Quang, hướng dẫn viên chuyên về quan sát chim cùng các "thổ địa" dân tộc Mông. Ảnh: Nguyễn Hào Quang. 

21 thg 4, 2019

Tiếng lòng người bản Phẻo

Từ bao đời nay, hát Then là tiếng lòng của người Tày, ẩn chứa những giá trị văn hóa lịch sử dân tộc được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, đồng bào dân tộc Tày ở bản Phẻo xã Xuân Giao huyện Bảo Thắng (Lào Cai) luôn có ý thức gìn giữ những điệu hát Then cổ truyền như một báu vật. 

Chúng tôi gặp nghệ nhân hát Then Tày Nông Văn Sin tại lễ hội Lồng Tồng vào những ngày đầu Xuân. Ở tuổi ngoài 50, thày Then Nông Văn Sin vẫn nhanh nhẹn, linh hoạt trong từng ngón đàn lúc trầm, lúc bổng dẫn dắt đội Then bản Phẻo nhịp nhàng trong từng điệu múa.

Thày Nông Văn Sin cho biết, hát Then gắn bó với ông từ thuở lọt lòng rồi “ngấm” từ lúc nào cũng không hay. Hơn 30 năm nay, ông cùng với cây đàn tính phiêu du khắp miền sơn cước Tây Bắc đến những hội Xuân của người Tày, đến các gia đình làm nghi lễ cổ truyền, lễ cấp sắc Then… Ông bảo, người Tày yêu Then lắm vì Then là ông Trời mang lại những điều an lành, tốt đẹp cho người Tày. Khi âm thanh dặt dìu của đàn tính cất lên hòa cùng những điệu múa Then cổ thì không ai muốn về nữa.

Nghệ nhân Nông Văn Sin hơn 30 năm gắn bó với cây đàn tính và là một trong số ít các nghệ nhân ở Lào Cai am hiểu các làn điệu Then cổ của người Tày.

14 thg 3, 2019

Vén mây trẩy hội Gầu Tào

Sapa (Lào Cai) vào Xuân, mùa mây kéo đến bảng lảng khắp thôn bản, hẻm núi, người Mông ở xã San Sả Hồ lại nô nức tổ chức hội Gầu Tào. Gầu Tào từ hội của một dòng họ, đến nay đã thành hội chung vui của cả vùng Hoàng Liên Sơn với ý nghĩa cầu tự, cầu mùa. 

Theo truyền thuyết dân gian vùng Sapa kể lại, trước đây những cặp vợ chồng người Mông nào lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái thì người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thần đồi, thần núi phù hộ gia đình sinh được người con trai... Trong 3 năm hoặc 5 năm liên tiếp sau khi sinh hạ, gia đình đều tổ chức lễ Gầu Tào mời anh em, họ hàng, bà con người Mông đến chia vui và tạ ơn các vị thần đã giúp đỡ.

Nguồn gốc Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở xã San Sả Hồ bắt đầu từ đó. Sau này, lễ hội được tổ chức thường xuyên và trở thành lễ hội của cộng đồng làng xã. Bởi vậy, Lễ hội Gầu Tào ngoài việc cầu con, còn cầu sức khỏe, cầu may mắn, cầu cho mùa màng bội thu, dân bản có cuộc sống ấm no, thịnh vượng.

Bà con người Mông vùng Hoàng Liên Sơn nô nức trẩy hội Gầu Tào. Ảnh: Trọng Chính 

25 thg 2, 2019

Đám cưới người Dao đỏ

“Thanh niên người Dao được tự do tìm hiểu, yêu đương. Khi ưng nhau rồi thì về thông báo với gia đình tìm người làm mai mối sang nhà gái hỏi vợ. Nhưng làm lễ cưới thì nhất nhất phải tuân theo tục lệ lâu đời của người Dao đỏ” – Lời nói của ông Chảo Phù Sài chia sẻ đã chỉ lối cho chúng tôi về Thôn Tùng Chỉn, xã Trịnh Tường, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai dự đám cưới với những tục lệ đầy tính nhân văn của người Dao đỏ. 

Chúng tôi tìm đến gia đình ông Chảo Phù Sài khi trời đã sẩm tối. Ông Sài đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai út Chảo San (24 tuổi). Theo truyền thống, các hoạt động lễ cưới chủ yếu diễn ra tại nhà trai. Nhà gái sẽ đưa cô dâu về nhà trai. Đến đầu ngõ, đoàn rước nhà gái sẽ dừng lại trang điểm cho cô dâu và đợi đoàn rước nhà trai ra đón.

Người Dao rất coi trọng phụ nữ nên trong đám cưới nhà trai sẽ thực hiện những lễ nghi trang trọng nhất để làm vừa lòng cô dâu và đoàn rước dâu nhà gái. Bởi, “Không làm như thể thì con dâu nó không vào nhà đâu!” ông Sài cho biết.

Cô dâu Tẩn Mẩy được các phù dâu dẫn đường về nhà trai. Ảnh: Việt Cường 

23 thg 2, 2019

Tết đông của người Hà Nhì

Năm nào cũng vậy, khi những mảnh nương, những tràn ruộng bậc thang cuối cùng đã được thu hoạch xong; thóc đã phơi khô chất đầy bồ, những cành đào núi bên hiên nhà trình tường đất bắt đầu những nụ hoa hàm tiếu, lác đác vài bông đỗ quyên trên đỉnh Ky Quan San đã bắt đầu khoe sắc thì cũng là lúc người Hà Nhì ở miền biên cương Bát Xát (Lào Cai) nơi “phên giậu” của Tổ quốc náo nức chuẩn bị Tết truyền thống của đồng bào mình.

Nghi lễ độc đáo


Tết theo tiếng Hà Nhì gọi là Tết Ga tho tho – còn gọi là Tết đông của người Hà Nhì. Đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Bát Xát thường tổ chức đón Tết Ga tho tho vào tháng 11 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những Tết to và quan trọng nhất của họ nhằm mục đích tổng kết hoạt động lao động sản xuất, mừng cho vụ mùa. Đồng thời đây cũng là dịp để các thành viên trong cộng đồng gặp gỡ, trao đổi tổ chức các hoạt động dân ca, dân vũ để mừng cho mùa màng tươi tốt.

Hát dân ca mừng đón Tết. 

21 thg 2, 2019

Hoàng Liên Sơn – Điểm đến hấp dẫn của thế giới năm 2019

Cuối năm 2018, Tạp chí National Geographic của Mỹ đã công bố Top 28 Điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2019. Hoàng Liên Sơn, đoạn tận cùng phía Đông Nam của dãy núi Himalaya nằm ở khu vực Tây Bắc của Việt Nam được Tạp chí National Geographic xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng này, đồng thời được bình chọn là điểm đến thú vị nhất khu vực Đông Nam Á. 

Kỳ vĩ Panxipan 

Tuyến cáp treo Fansipan Sa Pa do Tập đoàn Sun Group đầu tư và thực hiện với sự tư vấn, thiết kế của hãng cáp treo số 1 thế giới Doppelmayr Garaventa. Cáp treo có độ cao 3.143 m so với mực nước biển, khởi điểm từ thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan. Mỗi cabin cáp treo có sức chứa tối đa 30 - 35 khách, công suất vận chuyển lên tới 2.000 khách/giờ, rút ngắn thời gian di chuyển lên đỉnh Fansipan xuống còn 15 phút thay vì 2 ngày đi bằng đường bộ hiểm trở.
“Đây là 28 chuyến hành trình hay nhất và những trải nghiệm này đã tạo ra nguồn cảm hứng, thay đổi tầm nhìn, kết nối chúng tôi với những nền văn hóa, những điểm đến và ý tưởng gây ảnh hưởng đến thế giới”, ông George Stone, Trưởng ban biên tập du lịch của National Geographic chia sẻ.

Trong phần giới thiệu về Hoàng Liên Sơn, tạp chí nổi tiếng này mô tả: “Nhờ có tuyến cáp treo mới, ngày càng nhiều du khách có cơ hội chạm tới đỉnh cao Fansipan 3143m. Nhưng khu vực vùng núi Tây Bắc này (cách xa thị trấn Sa Pa nhộn nhịp) vẫn còn nguyên đó sự hoang sơ, thôn dã, một thế giới tách biệt hẳn so với Hà Nội ồn ào đô thị, mặc dù chỉ cách thủ đô khoảng 313 km về hướng Đông Bắc”.

9 thg 2, 2019

Những khoảnh khắc khó quên trên tàu hỏa leo núi Mường Hoa

Trên cung đường của tàu hỏa leo núi Mường Hoa, hành trình chinh phục đỉnh Fansipan trở nên thơ mộng từ lúc khởi hành cho đến khi kết thúc. 


Khi quyết định đến Sa Pa để chinh phục đỉnh Fansipan, nhiều người chuẩn bị sẵn tinh thần về một chặng đường nhiều trắc trở, thách thức. Nhưng thực tế, hành trình "săn mây" ở độ cao 3.143 m ấy vẫn có thể an nhiên, thơ mộng từ lúc khởi hành cho tới khi kết thúc, dưới những ô cửa của tàu hỏa leo núi Mường Hoa.

Mang dáng dấp của những tàu hỏa leo núi nổi tiếng trên thế giới, tàu hỏa leo núi Mường Hoa khiến du khách không khỏi bất ngờ ngay từ phút đầu bước chân vào ga đi tại Sun Plaza, trung tâm thị trấn Sa Pa. Lối kiến trúc khoáng đạt mà tinh tế với những chi tiết trang trí mang biểu tượng của ngành hỏa xa như bánh lái, đường ray, huy hiệu của tàu, đã đưa du khách trở lại những năm tháng ở châu Âu, trên những toa tàu cổ điển, lịch lãm. 

2 thg 2, 2019

Ông Hoàng Resort và tuyệt phẩm nghỉ dưỡng giữa biển mây

Trong mỗi nét kiến trúc của Hotel de la Coupole, MGallery by Sofitel- “đứa con thứ ba” của ông hoàng resort Bill Bensley và Tập đoàn Sun Group đặt tại Sa Pa- đều có hình bóng một Sa Pa hoàng kim thời xưa cũ: sang trọng, bặt thiệp nhưng cũng vô cùng bí ẩn. 

Tôi gặp Bill Bensley trước ngày khai trương khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế Hotel de la Coupole, MGallery by Sofitel chỉ khoảng một tuần. Vừa trò chuyện với chúng tôi, Bill Bensley vừa sắp đặt những món đồ cổ mà ông khuân về từ khắp nơi trên thế giới, vào những không gian vốn cũng đã khá nhiều đồ đạc của khách sạn. Mớ đồ hỗn độn khiến ông nhiều lúc phát cáu, khi nhân viên khách sạn chưa hiểu ý mình. Nhưng với ông, “more is never enough- nhiều không bao giờ là đủ”.

Xin chào Bill Bensley. Có vẻ như mọi thứ đã hòm hòm. Nhưng vẫn còn rất nhiều đồ cổ vừa mới được chuyển tới… 


25 thg 1, 2019

Đến núi Hàm Rồng săn mây luồn Sa Pa



Mây luồn là 'đặc sản' Sa Pa, Lào Cai vào những ngày nắng đẹp dường như thôi miên du khách tham quan. 

Đến với Sa Pa mùa này, du khách dễ gặp cảnh mây luồn, ray nắng (tia nắng xuyên qua mây luồn) - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Thị trấn Sa Pa cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 33km. Mây luồn vốn thường chỉ xuất hiện vào những nắng đẹp, trời quang đãng và trong những ngày xuân ấm áp. Có khi chúng chỉ xuất hiện vài giờ rồi tan dần theo ánh nắng mặt trời. Do đó, mây luồn được xem là "đặc sản" của Sa Pa.

15 thg 1, 2019

Hoàng Liên Sơn - điểm du lịch đáng đến 2019 của National Geographic

Tạp chí National Geographic (Mỹ) giới thiệu 28 điểm du lịch đáng đến tham quan năm 2019, trong đó có khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn, Việt Nam.

Hoa anh đào đóng băng trong tiết trời mùa đông trên dãy Hoàng Liên Sơn - Ảnh: NGUYỄN TẤN TUẤN

Khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn của Việt Nam được kênh National Geographic xếp vị trí thứ 7 trên tổng số 28 điểm du lịch đáng tham quan năm 2019.

Núi trải dài khoảng 180km theo hướng tây bắc - đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu, kéo dài đến phía tây tỉnh Yên Bái.

Du khách đến vùng cao nguyên Sa Pa trong khu vực Hoàng Liên Sơn sẽ mê mẩn trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang, thác nước, đồi chè, rừng trúc và trải nghiệm các buổi chợ phiên, đời sống văn hóa của người dân tộc.

23 thg 10, 2018

Mộc mạc chợ phiên Tân Dương

Không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ Tân Dương (Bảo Yên) còn là nơi để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, tâm tình.

Khu bán hàng thổ cẩm. 

Chợ Tân Dương nằm ven Quốc lộ 279, họp vào thứ Sáu hằng tuần. Từ sáng sớm, người dân các bản ở Tân Dương và các xã lân cận đến chợ mang theo những sản vật gia đình. Tại khu vực họp chợ hiện nay, trước kia là chợ trâu khá sôi động, tuy nhiên, những năm gần đây, trâu được thương lái mua về chăm sóc, vỗ béo và bán cho các trang trại, nên chợ chuyển dần sang bán các loại nông sản, hàng tiêu dùng thiết yếu và nông cụ... Giao thông ngày càng thuận lợi, quy mô chợ được mở rộng, nhiều tiểu thương ở nơi khác cũng đến buôn bán, trao đổi hàng hóa ở đây, vì vậy, một góc chợ đã bắt đầu xuất hiện những gian hàng bán quần áo, đồ điện tử… Ông Hoàng Văn Quân, người dân sống gần chợ Tân Dương cho biết, trước đây chưa có chợ, mọi sinh hoạt của đồng bào các dân tộc nơi đây phần lớn là tự cung, tự cấp, muốn đi chợ, bà con phải ra thị trấn Phố Ràng hoặc ngược lên Nghĩa Đô. Từ ngày có chợ phiên, nhiều loại nông sản ở địa phương đã trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cao cho nhiều người dân.

14 thg 10, 2018

Lên Bắc Hà khó cưỡng rượu ngô Bản Phố

Lên Bắc Hà, du khách sẽ có một trải nghiệm đáng nhớ được xem đồng bào nấu rượu ngô nhấm nháp ly rượu thơm nồng, để rồi khó quên vị rượu ngô Bản Phố.

Ngô là thành phần chính để nấu rượu. Tuy nhiên, để làm nên hồn cốt hương vị đặc trưng của rượu ngô truyền thống Bản Phố không thể thiếu men rượu.