Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Làng giữa phố

Giữa phố núi Pleiku (Gia Lai) có một ngôi làng của người Jrai. Làng có tên gọi là Pleiku Roh thuộc P.Yên Đỗ. Mặc dù ở giữa phố thị nhưng ngôi làng độc đáo này vẫn giữ được nét truyền thống đặc sắc của người Jrai.

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đã khiến kiến trúc của Pleiku Roh cũng như nhiều ngôi làng của các cư dân bản địa ở Gia Lai và khu vực Tây nguyên bị ảnh hưởng khá mạnh. Ít dần đi những mái nhà rông, căn nhà sàn nhưng từ sâu thẳm, những cộng đồng làng như Pleiku Roh vẫn luôn chất chứa những mạch nguồn mạnh mẽ, là một điển hình về bảo tồn văn hóa truyền thống bản địa.

Một góc làng Pleiku Roh

Độc đáo làng Việt: Làng rau di sản

Làng rau Trà Quế có tuổi đời hàng trăm năm ở xã Cẩm Hà (TP.Hội An, Quảng Nam) vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.

Nghề cha truyền con nối

Bộ VH-TT-DL vừa công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng rau Trà Quế yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc. Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).

Một góc làng rau Trà Quế hơn 400 năm tuổi. MẠNH CƯỜNG

1 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Thiên đường biển đảo Nhơn Lý

Từ một làng chài nghèo ở vùng bán đảo TP.Quy Nhơn (Bình Định), xã Nhơn Lý đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành thiên đường biển đảo, một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, kéo theo đời sống của người dân được nâng cao.

Ngư dân làm du lịch

Nhắc đến sự “thay da đổi thịt” của Nhơn Lý, ông Trần Xuân Nhạt (72 tuổi, ở thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý) cho rằng đó là kỳ tích. Bởi cách đây tầm 10 năm, không ai dám nghĩ làng chài Nhơn Lý nằm trên bán đảo Phương Mai thành trung tâm du lịch biển đảo, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm như bây giờ.

Theo ông Nhạt, chỉ cách trung tâm TP.Quy Nhơn chừng 22 km đường bộ nhưng khi chưa có cầu bắc qua đầm Thị Nại, Nhơn Lý gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Thời đó, đàn ông ở Nhơn Lý chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản gần bờ, đàn bà ở nhà lo việc nội trợ, chăm con. Nhà cửa lụp xụp nằm san sát nhau trên sườn đồi, cơm không đủ ăn, cuộc sống luôn thiếu thốn. Hình ảnh những người mẹ, người vợ, người chị gánh cá, tôm đi bộ hàng chục cây số để bán, kiếm tiền đổi gạo, đổi khoai, sắn đã in đậm trong tâm trí nhiều thế hệ ở Nhơn Lý.

Làng chài Nhơn Lý. DŨNG NHÂN

Độc đáo làng Việt: Làng hoa phồn thịnh giữa miền Tây

Văn hóa Việt được xây đắp, vun bồi từ thành tố quan trọng, đó là làng Việt.

Thời bình, hồn cốt của làng Việt không ngừng được củng cố và phát huy. Cùng với đà phát triển của đất nước, sự thay da đổi thịt của nhiều làng Việt đã giúp sinh kế của bao gia đình ngày càng đi lên, ổn định.

Hình thành từ cuối thế kỷ 19, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) nép mình thơ mộng bên dòng sông Tiền, trăm hoa bốn mùa đua nở. Trải qua bao thế hệ vun trồng, cư dân nơi đây đang có cuộc sống sung túc.

“Bốn mùa xuân” ấm no

Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế TP.Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết tính đến tháng 4.2022, làng hoa Sa Đéc có diện tích hơn 783 ha, đạt 103% kế hoạch phát triển của năm 2022. Nếu như ban đầu nghề trồng hoa chỉ tập trung ở P.Tân Quy Đông thì nay đã phát triển ra P.An Hòa, P.3 và 2 xã Tân Khánh Đông, Tân Quy Tây với hơn 2.300 hộ dân theo nghề.

Một vườn hoa tại Sa Đéc đầu tư phát triển du lịch. TRẦN NGỌC

26 thg 3, 2022

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ "hái lộc”!

Sứa lá dung Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa dùng. Vì thế, ngay sau tết Nguyên đán, cả trăm hộ dân địa phương đã dồn nhân lực, tập trung khai thác, chế biến sứa biển.

Mùa sứa biển ở Kỳ Ninh bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vì vậy, ngay sau tết Nguyên đán, nhiều ngư dân địa phương đã bắt đầu mùa đánh bắt của mình bằng hoạt động khai thác sứa.

16 thg 3, 2022

Lạc vào xứ sở đá mỹ nghệ Ninh Vân

Người Ninh Bình sở hữu những đức tính quý báu mà không phải nơi nào cũng có được đó là khéo léo và tinh tế. Cũng chính vì vậy, Ninh Bình là cái nôi của nhiều nghề thủ công nổi tiếng, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao, trong đó không thể không nhắc tới nghề "thổi hồn" vào đá ở làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Thương hiệu điêu khắc Non Nước với hơn ba thế kỷ thổi hồn vào đá

Nằm ngay dưới chân thắng cảnh kỳ vĩ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nay là phường Hòa Hải đã tồn tại hơn ba trăm năm nay.

Nghệ nhân điêu khắc đá Non Nước.

Bằng đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo không ngừng, những người con làng Non Nước đã biến mỗi khối đá vô tri, vô giác trở thành từng tác phẩm nghệ thuật mang nặng giá trị văn hóa, tâm linh truyền thống.

14 thg 3, 2022

Bánh phồng tôm Cà Mau đậm đà hương vị xứ biển

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Cà Mau thích hợp để nhiều loài tôm sinh sống. Con tôm đất, tôm bạc, tôm sú Cà Mau được nuôi dưỡng một cách tự nhiên trong điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, nên thịt ngon và ngọt. Cùng với các sản phẩm khác được chế biến từ con tôm, từ lâu bánh phồng tôm Cà Mau đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Bánh phồng tôm của vùng Đất Mũi Cà Mau thơm ngon khó nơi nào sánh kịp vì được làm từ những con tôm tươi dưới tán rừng ngập mặn. Tỉ lệ tôm trong bánh khá cao, bánh dày, đậm vị tôm và sau khi chiên bánh sẽ giòn tan khi đưa vào miệng. Trong đó, phải kể đến sản phẩm bánh phồng tôm của làng nghề truyền thống ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Không chỉ tại xã Hàng Vịnh mà ở vùng đất rừng ngập mặn Ngọc Hiển, Năm Căn vẫn có nhiều hộ dân sống bằng nghề làm bánh phồng tôm. Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau luôn quan tâm đến mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

23 thg 2, 2022

Lò đất Mỹ Lệ - Giữ chút hồn quê

Về Cần Đước (Long An), đến xã Mỹ Lệ, hỏi ông Mười Ích (Nguyễn Văn Ích) làm lò đất, hầu như ai cũng biết. Gia đình ông làm nghề đắp lò đất đã trên 30 năm, khởi xướng nghề đắp lò tại vùng này. Giờ đây, ông Mười Ích cũng là người cuối cùng trong xã còn giữ lại nghề thủ công độc đáo này.

Khi chúng tôi đến, ông Mười Ích không có nhà. Chị Huỳnh Thị Đẹp - con dâu ông Mười, vừa nhanh tay đắp lò, vừa nói: “Làm nghề này vất vả lắm, phải làm bằng tay, không dùng máy móc gì được, mà phải làm ngoài nắng”.

Những chiếc lò thủ công

Chị Đẹp là người Tiền Giang, từ khi về làm dâu gia đình ông Ích, chị được cha mẹ chồng chỉ dẫn nghề làm lò đất, đến nay cũng trên dưới 10 năm. Quệt giọt mồ hôi trên trán, chị kể: “Nghề này toàn phải làm bằng tay. Cũng mấy lần ở nhà thử tìm máy này, máy khác để làm một vài công đoạn nhưng đều không được. Kể cả việc trộn đất cũng không dùng máy được”.

Mỗi chiếc lò cần ít nhất khoảng 5 lần bồi đất mới có thể thành hình

14 thg 2, 2022

Độc đáo nghề ăn “mứt” làng Nam Ô, Đà Nẵng

“Mứt” là một loại rong biển mà đất trời ban tặng cho người dân vùng Nam Ô. Nhờ vậy mà người Nam Ô có thêm một nghề mưu sinh mùa biển động- nghề ăn “mứt”.

Cuối mùa, bà Bùi Thị Xinh thường ăn "mứt" ở gành Nam Ô. Ảnh: Nguyễn Linh

Mỗi năm cứ độ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, người dân làng Nam Ô lại ý ới nhau dậy lúc 2 giờ sáng để ăn “mứt”. Đây là thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm, lúc mà sóng biển đánh vào gành đá như những cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên. Đây cũng là thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong năm, cái rét như cắt vào da thịt những người phụ nữ ăn “mứt” ở đây.

3 thg 2, 2022

Đầu năm thăm làng rau trăm tuổi nổi tiếng trên bản đồ du lịch quốc tế

Người dân làng rau Trà Quế - làng rau 500 năm tuổi ở ngoại ô đô thị cổ Hội An - bước vào năm mới Nhâm Dần 2022 với ước mơ "mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu".

Làng Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) là một trong những vùng đất được khai phá cách đây hơn 400 năm. Danh xưng đầu tiên của Trà Quế là Nhự Quế, có ý rau thơm có nồng cay như cây quế.

Người dân làng rau Trà Quế tất bật vụ rau Tết Nhâm Dần 2022.

21 thg 1, 2022

Về Hà Cảng thăm nghề làm mứt gừng Huế

Hà Cảng, địa danh gắn liền với cây cô đơn trong phim "Mắt biếc" còn được biết đến là nơi làm mứt gừng nổi tiếng xứ Huế .

Mứt gừng Huế thơm và cay nồng, lát nhỏ. Hà Cảng - địa danh gắn liền với cây cô đơn trong phim "Mắt biếc" còn được biết đến là nơi làm mứt gừng nổi tiếng xứ Huế.

19 thg 1, 2022

Vào vựa hành tăm lớn nhất Hà Tĩnh, xem người dân kiếm tiền triệu mỗi ngày

Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.

Xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc) có 9/10 thôn sản xuất hành tăm với diện tích khoảng 130 ha. Đây là nơi có số lượng diện tích trồng hành nhiều nhất tỉnh Hà Tĩnh.

17 thg 1, 2022

Làng làm đũa cau Nàng Rưng tất bật đón Tết

Từ những cây cau rừng hay còn gọi là cau Nàng Rưng, qua đôi tay chế tác của người dân ở xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), đã trở thành món hàng được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết.

Nằm bên ga tàu ở thôn 1, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh được biết đến với nghề làm đũa cau Nàng Rưng. Ở đây hiện có 20 hộ dân theo nghề. Những ngày cuối năm, người dân làng nghề tất bật để làm đũa phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày Tết.

Làng nghề đường phên ở Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ làm thủ công từ mật mía, không chất bảo quản, mang vị ngọt đậm, là một mặt hàng truyền thống bán chạy vào dịp Tết.


Blogger Hà Cương (chủ fanpage Cao Bằng Hóng) cùng hai người bạn ghé làng nghề làm đường phên Bó Tờ thuộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 60 km. Ba anh em cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật, nhịp sống con người trên mảnh đất Cao Bằng.

6 thg 1, 2022

Các làng hương ở xứ Thanh tất bật vào vụ tết

Làm nghề quanh năm nhưng vào mỗi vụ tết, người dân ở các làng hương xứ Thanh lại càng bận rộn hơn với những đơn hàng lớn để cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp tết, thời điểm này hương thơm truyền thống tại các làng nghề nổi tiếng như: Vạn Thắng (Nông Cống), Quán Giò (TP Thanh Hóa), Đông Khê (Hoằng Hóa)... đang được tập trung sản xuất với số lượng lớn.

3 thg 1, 2022

Làng dệt vải lanh Lùng Tám

Làng dệt vải lanh Lùng Tám (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ) được du khách trong nước lẫn nước ngoài yêu thích. Đến với làng dệt lanh Lùng Tám ngoài mua những món quà đặc sắc mang về thì bạn còn có thể tìm hiểu nét độc đáo của một làng nghề dệt thổ cẩm lâu đời của người Mông sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang.

Đến với làng dệt thủ công Lùng Tám, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tất bật trong cuộc sống hằng ngày của người dân bản địa nơi. Người phụ nữ Mông khéo léo ngồi trước khung cửi, cần mẫn làm nên những tấm vải đẹp, những sản phẩm thổ cẩm độc đáo. Với người phụ nữ Mông, làm ra được một tấm vải lanh tốt chính là một niềm tự hào.

26 thg 12, 2021

Bánh đa xúc hến Đô Lương thơm lừng...

Gạo tẻ thơm bùi hòa với vừng đen hảo hạng và chất cay nồng của tiêu, tỏi, ớt tạo nên hương vị đặc trưng của bánh đa Đô Lương (Nghệ An). Chiếc bánh chỉ bé vừa chiếc đĩa, nhưng khi ăn có đủ vị bùi, mặn, cay,…không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu nước ngoài.

Trải qua 300 năm, người dân làng Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, Nghệ An) vẫn luôn duy trì và phát triển nghề làm bánh đa. Những ngày cuối năm, làng nghề lại càng sôi động, tất bật sản xuất bánh đa phục vụ ngày Tết.

18 thg 12, 2021

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng

Sản phẩm mỳ chũ của huyện miền núi Lục Ngạn, Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Thế nhưng, quy trình làm ra sợi mỳ mỏng manh, thơm ngon, dẻo dai đó thì không phải ai cũng biết.


Như "ngọc càng mài càng sáng", sợi mỳ chũ cũng phải trải qua một quy trình khắt khe cùng đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm mỳ. Mỳ chũ kén gạo. Ngoài gạo Bao Thai thơm ngon được cấy trên vùng đồi Lục Ngạn thì chỉ có những hạt gạo trắng trong, căng tròn của quê lúa Thái Bình mới được dùng làm nguyên liệu làm mỳ.

3 thg 12, 2021

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa

Ba khía muối là một trong những đặc sản đặc trưng của tỉnh Cà Mau. Nghề “Muối ba khía” của tỉnh đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Vùng đất Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.

“Muối Ba khía” là nghề truyền thống của một bộ phận người dân vùng rừng ngập mặn Cà Mau.