Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 12, 2021

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng

Sản phẩm mỳ chũ của huyện miền núi Lục Ngạn, Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Thế nhưng, quy trình làm ra sợi mỳ mỏng manh, thơm ngon, dẻo dai đó thì không phải ai cũng biết.


Như "ngọc càng mài càng sáng", sợi mỳ chũ cũng phải trải qua một quy trình khắt khe cùng đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm mỳ. Mỳ chũ kén gạo. Ngoài gạo Bao Thai thơm ngon được cấy trên vùng đồi Lục Ngạn thì chỉ có những hạt gạo trắng trong, căng tròn của quê lúa Thái Bình mới được dùng làm nguyên liệu làm mỳ.

3 thg 12, 2021

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa

Ba khía muối là một trong những đặc sản đặc trưng của tỉnh Cà Mau. Nghề “Muối ba khía” của tỉnh đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Vùng đất Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.

“Muối Ba khía” là nghề truyền thống của một bộ phận người dân vùng rừng ngập mặn Cà Mau.

27 thg 11, 2021

Về làng cổ Thổ Hà xem người dân sản xuất bánh đa nem nổi tiếng

Hơn 40 năm qua, làng cổ Thổ Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang nổi tiếng với món bánh đa nem truyền thống. Dân làng nói vui, người Thổ Hà chả mấy khi đi đâu xa, chỉ có bánh đa nem của họ là đi khắp mọi nơi trên toàn đất nước.

Cách Hà Nội khoảng hơn 40km, làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) từ lâu đã nổi tiếng là nơi sản xuất bánh đa nem truyền thống.

20 thg 11, 2021

Thăm làng gốm cổ Vĩnh Hồng

Làng gốm Vĩnh Hồng (nay thuộc phường Vĩnh Hồng, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) là làng gốm cổ duy nhất ở vùng “đất mỏ”. Nơi đây không chỉ làm ra các sản phẩm gốm độc đáo mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hộ dân tại địa phương.

Làng gốm Vĩnh Hồng ngày cuối thu, đường vào làng ngai ngái mùi đất nung từ những lò gốm đang đỏ lửa. Những đống đất sét, cao lanh được phủ bạt đầy bên đường. Trong sân nhà dân, những sản phẩm gốm, sứ, bát đĩa, chum sành, vại sành bày la liệt.

6 thg 11, 2021

Huế - Nơi lưu giữ tinh hoa nghề Việt

Trong hơn 300 năm (1636-1945), Huế đóng vai trò là thủ phủ rồi kinh đô của các triều đại quân chủ, trong đó có 13 triều vua nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - nên đây là nơi hội tụ của rất nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có những nghề đặc biệt vốn có nguồn gốc từ các quan xưởng, hay làng nghề cổ chuyên phục vụ cho triều đình, giai cấp quan lại… Có lẽ vì thế mà nghề truyền thống Huế hình thành nên hai hình thái khá rõ rệt là nghề cung đình và nghề dân gian. Đến nay, dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cố đô Huế vẫn bảo tồn được một hệ thống làng nghề phong phú, độc đáo và được xem là nơi lưu giữ nhiều tinh hoa nghề Việt.

Dấu ấn quan xưởng triều Nguyễn

Dẫu đã qua hàng trăm năm sương gió, Huế vẫn rực rỡ vàng son với lớp lớp cung vàng điện ngọc, thành quách, lăng tẩm đền đài và vô số bảo vật của các triều đại phong kiến để lại, góp phần tạo nên một di sản văn hóa thế giới có một không hai của nhân loại.

30 thg 9, 2021

Mặn mà với nghề đan lát

Mồ côi từ nhỏ, chính nghề đan lát là “phao cứu sinh” của ông A Up, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà. Cũng bởi thế, dù nhịp sống thay đổi, không mấy ai mặn mà với cây tre, sợi lạt, già A Up vẫn một mực giữ nghề.

Vắng bóng khách du lịch, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà yên ắng hơn. Dẫu vậy, nhịp sống của người dân nơi đây không mấy thay đổi.

Cũng như nhiều người dân trong làng, hàng ngày, già A Up chăm chỉ làm nông, đan lát; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Con dao nhỏ xíu, nhọn hoắt nhưng bén ngọt. Vót từng đường, bào nan rớt xuống đất, từng mành tre đều đẹp, đủ độ mỏng để đan lát. Có đủ mành tre, già A Up xếp rồi đan thoăn thoắt. Hơn 40 năm gắn bó với việc đan lát, già A Up có thể làm được nhiều sản phẩm: nhà rông, gùi, đơm, nia, rổ, rá… “Bây giờ mình thành thạo rồi, chứ hồi đầu mới học cũng khó khăn lắm. Đan lát yêu cầu phải tỉ mỉ, cẩn thận và chịu khó. Ai không kiên trì, khó làm được và khó gắn bó với nghề đan lát được lâu” - già A Up chia sẻ.

23 thg 8, 2021

Hấp dẫn đặc sản bún ngũ sắc tại Cao Bằng

Những sắc màu rực rỡ và không khí rộn ràng biến những xưởng sản xuất bún ngũ sắc thành một điểm tham quan độc đáo tại thành phố Cao Bằng. Bún là món ăn phổ biến của người dân địa phương trong những ngày rằm, nhất là dịp rằm tháng 7.

Những ngày này, khu vực xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng rộn ràng bởi không khí lao động và những vị khách đến tham quan, mua hàng. Tại những cơ sở làm bún ngũ sắc, du khách thích thú với hình ảnh hàng loạt sào phơi bún ngô, bún cẩm rực rỡ sắc màu. Dù rất bận rộn trong mùa cao điểm nhưng người dân tại Hồng Quang luôn niềm nở chào đón du khách gần xa.

Sản phẩm bún ngũ sắc tại xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng. Nguồn: Hà Cương

8 thg 8, 2021

Muối ba khía - nghề di sản ở Đất Mũi

Tỉnh Cà Mau có nhiều đặc sản nổi tiếng, trong đó ba khía muối là một sản phẩm đặc trưng. Nghề muối ba khía cũng đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Và Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.

Nghề muối ba khía đã có từ xưa tại vùng đất giàu sản vật Cà Mau. Theo lời người dân địa phương, trước đây ba khía có rất nhiều nên đến mùa ba khía “hội” (khoảng tháng 7-9 âm lịch) bà con đi bắt ba khía chở bằng xuồng. Không tiêu thụ hết họ mới nghĩ ra cách muối để bảo quản được lâu hơn.

20 thg 6, 2021

Mật ong rừng sú vẹt Đa Lộc

Chạy dọc theo con đê xã Đa Lộc (Hậu Lộc) là những cánh rừng ngập mặn xanh mát trải dài hàng cây số, được ví như “bức tường sống” vững chãi chắn sóng hữu hiệu. Không chỉ đóng vai trò, chức năng phòng hộ, dưới chân rừng ngập mặn còn được người dân tận dụng mặt nước để khai thác các loài thủy hải sản. Đặc biệt, cứ đến mùa hoa sú vẹt, hoa bần đua nở, người nuôi ong ở đây lại tất bật mang bầy ong của mình đi đến những cánh rừng đầy hoa. Suốt mấy chục năm qua, nghề nuôi ong lấy mật đã gắn bó với người dân Đa Lộc và trở thành một trong những nghề có thu nhập chính, góp phần mang lại dư vị ngọt ngào cho vùng biển này.

Mô hình nuôi ong của gia đình bác Trần Xuân Lâm, thôn Yên Hòa, xã Đa Lộc (Hậu Lộc) đang phát huy hiệu quả.

24 thg 5, 2021

Thổ cẩm Bá Thước – từ tự phát đến định hướng trở thành sản phẩm OCOP

Đa phần cư dân huyện miền núi Bá Thước là đồng bào dân tộc Thái, Mường có trang phục truyền thống chủ yếu được may bằng vải thổ cẩm nên nghề dệt sản phẩm đặc trưng này đã tồn tại nhiều đời nay. Với sự phát triển của hoạt động du lịch cộng đồng Pù Luông, nghề dệt thổ cẩm từ chỗ “lay lắt”, tự phát, nay đã, đang phát triển mạnh. Huyện Bá Thước đã triển khai lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận làng nghề tập trung ở xã Lũng Niêm, đồng thời xây dựng sản phẩm thổ cẩm trở thành sản phẩm OCOP.

Hoạt động dệt thổ cẩm huyện Bá Thước đang phát triển trên địa bàn nhiều xã.

21 thg 5, 2021

Nhớ nghề làm giấy xưa

Quảng Ngãi từng là vùng đất có 16 xưởng sản xuất giấy cùng nhiều ngôi làng chuyên làm giấy thủ công. Ấy vậy mà nay, cái nghề làm ra thứ để ghi chép tinh hoa văn hiến ấy, chỉ còn là nghề “muôn năm cũ”.

Các tư liệu ghi chép về nghề làm giấy thủ công trên đất Quảng Ngãi không nhiều. Có chăng, chỉ là vài dòng ít ỏi được ghi chép tại Địa chí Quảng Ngãi, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi cùng lịch sử đảng bộ một số địa phương. Vì vậy, thật khó để có thể nói chính xác mốc thời gian mà nghề làm giấy bắt đầu xuất hiện tại Quảng Ngãi. Chỉ biết rằng, đây là một trong các nghề truyền thống đã có từ lâu đời trên đất Quảng.

Từ nghề làm giấy từ cây lồ ô, ông Trần Kim Hoanh đã phát triển lên thành nghề giấy tái sinh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh: Ý THU

4 thg 5, 2021

Nghề chạm bạc của người Mông ở Lao Xa

Bản Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Những đồ trang sức bằng bạc được làm ở Lao Xa không chỉ để người Mông trong vùng làm đẹp và thể hiện sự giầu sang trong những dịp lễ, Tết, mà còn được dùng như một vật bảo vệ sức khoẻ, mang lại hạnh phúc.

Chạm khắc bạc là nghề thủ công truyền thống, có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của bà con dân tộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Trang sức bạc là của hồi môn rất phổ biến được cha mẹ người Mông tặng con cái khi xây dựng gia đình. Vì lẽ đó, nghề chạm khắc bạc vẫn được người Mông tại đây duy trì, phát triển để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống.

Tại Đồng Văn, ai cũng biết bản Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Vùng đất này tạo ra những sản phẩm chạm bạc nức tiếng trong vùng. Đã từ rất lâu, mỗi khi muốn đặt một món trang sức bằng bạc ưng ý, người dân địa phương, không chỉ riêng người Mông đều lên đường đến Lao Xa.

Những chiếc vòng cổ được chế tác tinh xảo bởi người thợ chạm bạc ở Lao Xa. Ảnh: Việt Cường/VNP

28 thg 4, 2021

Nghề luyện quặng sắt xưa ở Lò Thổi

Quảng Ngãi từng có hai ngôi làng cùng mang tên Lò Thổi. Một ngôi làng nằm ở xã Bình Khương (Bình Sơn) và một làng ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức). Hai ngôi làng này cách nhau hơn 50km, nhưng cùng gắn với nghề luyện quặng sắt thuở xưa. Cái tên Lò Thổi cũng từ đấy mà có.

Theo ghi chép tại Địa chí Quảng Ngãi, nghề rèn có mặt trên đất Quảng Ngãi từ rất sớm, nó gắn bó với cư dân Sa Huỳnh từ thời đại đồ sắt trước Công nguyên, cách đây trên 2000 năm. Đi liền với rèn là nghề nấu quặng sắt - nghề sản xuất ra nguyên liệu cho nghề rèn. Dấu vết để lại của sự sôi động trong nghề luyện quặng là dấu tích của các bãi phế sắt tại hai “thủ phủ” nghề luyện quặng sắt của Quảng Ngãi xưa kia là Mộ Đức và Bình Sơn. Mặt khác, "lò thổi"- loại dụng cụ đặc trưng của nghề luyện quặng sắt - dần dà đi sâu vào tiềm thức và trở thành cái tên được người xưa dùng định danh cho những ngôi làng chuyên làm nghề luyện quặng.

Từ khi xóm Lò Thổi thôi đỏ lửa, núi Đồi dần trở nên thưa vắng bước chân người vì không còn ai gồng gánh đến đây khai thác quặng. Ảnh: Ý THU

17 thg 4, 2021

Về làng chao hến bên bờ sông La

Bên bờ sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có ngôi làng đặc biệt từ hàng trăm năm nay gắn liền với... hến. Về đây, tiếng bước chân bì bõm đan xen với những câu tán gẫu, động viên nhau làm việc tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi...

14 thg 2, 2021

Tham quan làng nghề dệt choàng hơn trăm tuổi ở Đồng Tháp

Từ bao đời nay, chiếc áo bà ba cùng khăn rằn đã trở thành hình ảnh gần gũi với mọi người, như là một biểu tượng cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó cũng là sản phẩm của làng nghề dệt choàng Long Khánh A ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Với những cố gắng trong quá trình phát triển, làng nghề dệt choàng Long Khánh đã trở thành một trong những làng tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh Đồng Tháp.

Làng nghề dệt choàng Long Khánh

10 thg 2, 2021

Hoa giấy Thanh Tiên

Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) xuất phát từ tín ngưỡng dân gian. Từ xưa, hoa giấy đã được được trang trọng tôn trí ở những nơi như: Trang Ông, Trang Bà (tổ tiên), Am cảnh và Ông Táo mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Theo tư liệu ghi lại, làng hoa giấy Thanh Tiên ra đời gần 400 năm thời các chúa Nguyễn và đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng cũng như những địa phương có người Huế cư ngụ.

Những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng hoa giấy Thanh Tiên đã tạo nên những bông hoa rực rỡ sắc màu.

20 thg 1, 2021

Làng Mai Phước Định Vĩnh Long – Điểm du xuân thú vị

Làng mai Phước Định được mệnh danh là “thủ phủ” của mai vàng miền Tây Nam Bộ, bởi nơi đây sở hữu rất nhiều gốc mai quý hiếm có hàng trăm năm tuổi với giá tiền tỉ. Nếu muốn khám phá hương sắc mùa Xuân phương nam, hẳn đây sẽ là điểm du Xuân lý tưởng. Du lịch Vĩnh Long, ghé thăm làng mai bạn sẽ được tha hồ ngắm những “kiệt tác” mai, những thế mai đẹp, lạ, những bông mai đang hé nụ, khoe sắc trong nắng xuân. 

Làng Mai Phước Định Vĩnh Long 

Làng nghề mai vàng Phước Định ở ấp Phước Định 1 và Phước Định 2, thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Làng có khoảng 160 hộ dân trồng mai, với khoảng 800 gốc mai cổ thụ trên 100 tuổi, 19.200 gốc từ 50 đến 100 năm tuổi và hơn 30.000 gốc mai tiểu trên 30 năm tuổi, số mai nhỏ hơn thì nhiều vô số.

30 thg 12, 2020

Thăm làng nghề dệt chiếu truyền thống ở Cà Mau

Cà Mau có nhiều làng nghề dệt chiếu truyền thống như: Tân Thành (thành phố Cà Mau), Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi), Tân Lộc (huyện Thới Bình)… Từ những nguyên liệu như sợi lác, dây đay, dây bố… được nhuộm nhiều màu sắc, những người thợ đã dệt nên những tấm chiếu đa sắc, hoa văn trang trí tinh xảo, độ bền cao, mang thương hiệu riêng của chiếu Cà Mau.

“Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm 
Công anh cực lắm mưa nắng dãi dầu 
Chiếu này tôi chẳng bán đâu 
Tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm…” 

Chiếu Cà Mau là thương hiệu nổi tiếng cả nước, không phải chỉ bởi bản vọng cổ lừng danh “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu do cố nghệ sĩ Út Trà Ôn thể hiện, mà chiếu ở đây được làm bằng thủ công với những bí quyết riêng để tạo nên những chiếc chiếu đẹp và bền.

11 thg 12, 2020

Về làng đục dó tìm trầm ở Hà Tĩnh

Là loại cây quý, nổi tiếng ở Hương Khê, nhưng trước đây, người dân chỉ coi dó trầm là cây gỗ bình thường. Sau năm 1980, nhiều người ở Huế, Đà Nẵng… đến khai thác, dó trầm trở nên có giá trị cao. Phong trào trồng dó ở Hà Tĩnh và nghề xoi trầm ở xã Phúc Trạch cũng từ đó mà thành.


Ở xã Phúc Trạch không chỉ có giống bưởi ngon, thơm nức tiếng gắn liền với địa danh của của địa phương này mà còn có cây dó trầm được đánh giá rất cao về chất lượng. Từ những cây dó trầm, người dân sẽ chế tác ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như: trầm cảnh, đồ mỹ nghệ, trang sức, các sản phẩm tâm linh… Đến nay, phần lớn các công đoạn chế tác vẫn phải làm thủ công.

Cận cảnh quy trình làm mật mía ở làng nghề nổi tiếng Hà Tĩnh

Cuối tháng 10 âm lịch là thời điểm làng nghề ép mật ở xã Thọ Điền, Vũ Quang (Hà Tĩnh) hối hả chuẩn bị hàng tết. Sự ra đời của mô hình HTX cùng với ứng dụng máy móc hiện đại đang giúp người dân mở rộng thị trường, tăng thu nhập.

Nghề ép mật mía ở xã Thọ Điền có từ bao đời nay, trải qua thời gian, toàn xã hiện còn khoảng 100 hộ lưu giữ nghề truyền thống này. Thời điểm này, trên những vùng trồng mía, đi đâu cũng thấy người dân nhanh tay thu hoạch nguyên liệu để kịp cho ra đời những mẻ mật thơm ngon.