Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 12, 2021

Côi Trô- “Nàng công chúa ngủ quên”

Thác Trô thuộc địa bàn thôn 1 (làng Kon Đó – Kon Đôi), xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy. Theo cách gọi của người Xơ Đăng, “côi” có nghĩa là thác nước, còn “Trô” là chỉ tên riêng. Thác có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và gần như còn ít người biết đến. Có người ví thác Trô như một “nàng công chúa ngủ quên”, bởi nó cuốn hút bất kỳ ai từng đặt chân đến đây.

Trong chuyến công tác đến xã Đăk Kôi, tôi tình cờ biết đến thác Trô qua một người dân tại chỗ và nảy ra ý định khám phá con thác này vào một ngày gần nhất. Tuy nhiên, qua 3 lần liên hệ với UBND xã, tôi đành ngậm ngùi tạm gác lại kế hoạch. Bởi những ngày gần đây, do mưa lớn thường xuyên, làm cho mực nước sông dâng cao nên không thể đến thác được.

Mãi gần đây, khi mùa khô đến, mưa giảm dần, tôi mới được thỏa mãn mong ước của mình.

Từ thành phố Kon Tum, tôi mất khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ để đến thôn 1, xã Đăk Kôi. Nhờ liên hệ từ trước, A Nóc và A Niên – cán bộ xã chờ tôi ở đó. Sau đôi lời chào hỏi, tôi theo A Nóc và A Niên khám phá thác Trô.

Cả nhóm chuẩn bị lội qua sông Tea A Kôi để đến thác. Ảnh: T.T

15 thg 10, 2021

Nhọc nhằn nghề khai thác mủ thông

Băng rừng, vượt núi, nay đây mai đó, ăn nghỉ ngay tại rừng là việc hằng ngày của những người thợ khai thác nhựa thông. Họ đi từ cánh rừng này sang cánh rừng khác, dù khó khăn, vất vả, nhọc nhằn, thu nhập cũng không cao nhưng không còn cách nào khác, họ vẫn phải cố gắng bám trụ với nghề vì cuộc sống.

Trong chuyến công tác tại huyện Đăk Tô, tôi tình cờ bắt gặp một số người tay xách, nách mang dụng cụ đi trên xe máy ngược về những cánh rừng thông ngút ngàn. Họ là những người làm nghề khai thác mủ thông thuê để kiếm sống. Hiện nay, dưới cánh rừng thông bạt ngàn ở khu vực xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) có hàng chục túp lều bạt dựng tạm nằm ngay dưới những gốc thông. Mỗi khoảnh rừng thông, thấp thoáng dưới những gốc thông có những chiếc lều tạm phủ bạt nằm ẩn nấp phía dưới. Đây là nơi ăn, chốn ở của hàng chục con người làm nghề khai thác, cạo mủ thông thuê.

“Cà xạt” trên đồng ruộng người Giẻ Triêng

“Cà xạt” hay “xẻng” là cách gọi của người Giẻ Triêng ở xã Đăk Plô để chỉ một vật dụng tạo nên hệ thống âm thanh từ sức nước. Đối với bà con nơi đây, vật dụng này rất đỗi thân thuộc và được sử dụng để xua đuổi các loài chim, chuột, khỉ… không đến phá hoại cây lúa.

Để tìm hiểu việc làm “cà xạt”, tôi gặp già làng A Cho, làng Bung Tôn, xã Đăk Plô. Đang miệt mài đục đẽo những thanh gỗ làm chiếc “cà xạt” mới thay thế cho cái cũ bị hỏng, nghe tiếng chào hỏi, già A Cho ngẩng lên nhìn tôi cười hiền và ân cần cho biết: Những nơi khác, người ta thường làm bù nhìn hoặc treo những vật có màu sắc sặc sỡ trên cánh đồng để đuổi chim chóc, thú rừng, người Giẻ Triêng lại dùng tiếng động phát ra từ những chiếc “cà xạt”.

30 thg 9, 2021

Tết So lộc của người Nùng

Cho dù đã trôi qua hơn một tháng kể từ khi người Nùng thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) tổ chức Tết So lộc, nhưng trong tôi vẫn còn lưu lại những dấu ấn đẹp cùng những quan niệm hay của người dân về cái Tết độc đáo này.

Thôn Đăk Xuân có 84 hộ gia đình, trong đó có 74 hộ là người dân tộc Nùng. Vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch hằng năm, 100% các hộ người Nùng ở thôn Đăk Xuân thường tổ chức đón Tết So lộc. Đây là Tết truyền thống gắn liền với văn hóa người Nùng, diễn ra trong vòng 1 ngày.

Từng có dịp đến thôn Đăk Xuân vào dịp Tết So lộc, rảo bước từ đầu đến cuối thôn, tôi cảm nhận được bầu không khí tươi vui, lắng nghe những tiếng cười nói, chuyện trò rôm rả phát ra từ mỗi căn nhà. Theo người dân, ngày xưa sau khi kết thúc vụ mùa, cày, bừa, cuốc xẻng được lau sạch bùn đất, xếp gọn một chỗ, bà con ngưng việc đồng áng để tổ chức Tết So lộc.

Mặn mà với nghề đan lát

Mồ côi từ nhỏ, chính nghề đan lát là “phao cứu sinh” của ông A Up, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà. Cũng bởi thế, dù nhịp sống thay đổi, không mấy ai mặn mà với cây tre, sợi lạt, già A Up vẫn một mực giữ nghề.

Vắng bóng khách du lịch, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà yên ắng hơn. Dẫu vậy, nhịp sống của người dân nơi đây không mấy thay đổi.

Cũng như nhiều người dân trong làng, hàng ngày, già A Up chăm chỉ làm nông, đan lát; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Con dao nhỏ xíu, nhọn hoắt nhưng bén ngọt. Vót từng đường, bào nan rớt xuống đất, từng mành tre đều đẹp, đủ độ mỏng để đan lát. Có đủ mành tre, già A Up xếp rồi đan thoăn thoắt. Hơn 40 năm gắn bó với việc đan lát, già A Up có thể làm được nhiều sản phẩm: nhà rông, gùi, đơm, nia, rổ, rá… “Bây giờ mình thành thạo rồi, chứ hồi đầu mới học cũng khó khăn lắm. Đan lát yêu cầu phải tỉ mỉ, cẩn thận và chịu khó. Ai không kiên trì, khó làm được và khó gắn bó với nghề đan lát được lâu” - già A Up chia sẻ.

Dẻo, thơm xôi nếp người Thái miền biên viễn

Chính hạt cơm nếp dẻo dẻo, hương thơm nhẹ mùi sữa quyện với vị cay nồng từ muối chấm đặc trưng của người Thái buộc tôi phải tìm đến nhà anh Lương Văn Nghiệp (thôn 1, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai) để thưởng thức lại món xôi nếp dẻo thơm.

Vẹn nguyên bản sắc

Tôi cảm thấy vinh dự khi được ngồi chung mâm cơm cùng gia đình anh Lương Văn Nghiệp hai lần. Lần gần đây nhất là bữa cơm trong ngày Tết độc lập. Hai lần gặp gỡ ngắn ngủi, tôi đều được thưởng thức và nghe các thành viên trong gia đình kể chuyện xoay quanh món xôi nếp.

Từ lúc lọt lòng đến khi lớn lên, anh Nghiệp đã gắn liền với hương xôi nếp. Xôi nếp gắn bó với anh trong từng bữa cơm, cùng anh cắp sách đến trường hay những lần theo ba mẹ anh lên rẫy. Và rồi, xôi nếp tiếp tục gắn bó với anh nơi núi rừng đất khách.

14 thg 8, 2021

Hương rượu Nai Buih

Uống một hơi rượu nếp than do Nai Buih mời, tôi nghe hương rượu thơm nồng, ngọt thanh như thấm vào từng tế bào trong cơ thể. Không khó hiểu, từ lâu, rượu nếp than Nai Buih không chỉ nổi tiếng ở địa phương mà còn lan xa.

Nổi tiếng nhờ chắt lọc kinh nghiệm

Từng nghe danh về rượu nếp than do ông Nai Buih ở làng Krơk, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) sản xuất, nhưng trước đây tôi không có dịp thưởng thức. Chuyến công tác mới đây về xã Ngọc Réo khi nghe đề cập đến rượu nếp than, ông A Wiên - Phó Chủ tịch UBND xã bố trí cán bộ dẫn tôi đến gặp Nai Buih.

Thật may, lúc chúng tôi đến nhà, Nai Buih đang phơi cơm nếp, trộn men ủ rượu nếp than. Thấy khách đến, Nai Buih bỏ dở công việc, rửa tay, đon đả trải chiếu, pha trà mời khách. Ngồi tỉ tê chuyện rượu nếp, Nai Buih liền mở tủ lạnh lấy chai rượu nếp than rót một ly đầy mời tôi thưởng thức. Trời nóng, lại đi đường xa, uống ly rượu nếp ướp lạnh chua chua, ngọt ngọt, tôi cảm thấy trong người mát mẻ, tươi tỉnh hẳn ra.

Ông Nai Buih giới thiệu về bánh men. Ảnh: V.N

13 thg 7, 2021

Con trâu trong đời sống của người Xơ Đăng ở Đăk Ui

Không biết từ bao giờ, con trâu trở nên gần gũi, thân quen và là một phần tất yếu trong đời sống người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà. Con trâu không chỉ là vật nuôi đơn thuần, mà còn gắn bó và để lại nhiều dấu ấn trong cộng đồng.

Cũng như nhiều dân tộc có truyền thống canh tác lúa, người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui quý con trâu. Hình tượng con trâu luôn gắn với đời sống, tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Trao đổi về hình tượng con trâu trong đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, già A Núi, thôn Wang Hra, xã Đăk Ui cất giọng trầm đục mở đầu câu chuyện: “Từ xưa đến nay, con trâu dường như gắn liền với đời sống, văn hóa, tinh thần của người Xơ Đăng ở địa phương. Con trâu chính là công cụ, là người bạn đồng hành giúp bà con cày cấy, kiếm cái ăn, cái bỏ bụng để sinh tồn, xây dựng cộng đồng. Cũng từ đó, một thói quen hình thành trong nếp sống, là mỗi gia đình người Xơ Đăng chúng tôi đều nuôi ít nhất một con trâu trong nhà. Chúng tượng trưng cho sự cần cù, chịu khó và là biểu tượng cho sức khỏe của người con trong làng. Dù hiện tại, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, những chiếc máy với sức kéo hiệu quả, năng suất cao thay thế, nhưng con trâu dường như vẫn còn giữ một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người ở đây”.

Các em nhỏ dắt trâu ra đồng. Ảnh: T.T

4 thg 7, 2021

Ngỡ ngàng trước thác Bring

“Em đã bao giờ nghe đến thác Bring chưa? Đây là một trong những thác nước hùng vĩ và hoang sơ trên địa bàn huyện Kon Rẫy, gần như chưa có sự tác động bởi con người. Nếu có dịp, em hãy tự mình trải nghiệm xem sao, chị nghĩ địa điểm này sẽ không làm em thất vọng đâu”. Lời giới thiệu ngắn gọn của một đồng nghiệp trong chuyến tác nghiệp đã khơi dậy sự tò mò, tính hiếu kỳ và tôi có chuyến trải nghiệm với thác Bring.

Từ UBND xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy đi dọc theo Tỉnh lộ 677 khoảng 4 km rồi rẽ trái, chúng tôi men theo con đường đất tiến vào thác Bring. Ngay từ khoảng cách còn rất xa, chúng tôi đã nghe được tiếng ầm ầm thác đổ, át cả tiếng xe máy đang di chuyển trên đường. Chỉ như vậy, đủ để mỗi người chúng tôi mường tượng sự hùng vĩ, kích thước, độ cao thác nước mà chúng tôi đang hướng đến. Điều đặc biệt là xuyên suốt cả chặng đường vào thác, chúng tôi không gặp bất kỳ bóng dáng của một khách du lịch nào, điều này càng củng cố thêm niềm tin về việc thác nước còn hoang sơ, chưa bị con người tác động.

Chạy chừng khoảng gần 3 km, thác nước Bring hiện lên trước mắt chúng tôi với dáng vẻ hùng vĩ, uy nghi, sừng sững giữa rừng.

2 thg 6, 2021

Ấn tượng nhà rông của người Giẻ Triêng

Cùng được làm từ vật liệu (gỗ, tranh, tre, mây…) có trong tự nhiên như nhà rông của các DTTS khác, nhưng nơi giữ hồn làng của người Giẻ Triêng lại mang nét độc đáo riêng nhờ lối kiến trúc và tâm linh liên quan đến con trâu.

Với bất kỳ cộng đồng làng nào của người Giẻ Triêng, trước tiên, nhà rông cũng được chọn dựng ở cuối làng; thể hiện sự kín đáo, khiêm nhường, song vẫn mang tính “bao trùm”. Từ đây có thể quan sát toàn bộ khu dân cư. Đây cũng chính là nơi mọi người cùng hướng về. Nhà rông được chọn làm trên khu đất bằng phẳng, rộng rãi, bốn bề thông thoáng, với toàn bộ vật liệu đều được lấy trong tự nhiên. Phía trước là khoảng sân lớn để có thể tập trung đông người.

Với người Giẻ Triêng, trâu không phải là công cụ sản xuất, cũng không được dùng làm thực phẩm. Trâu là vật thiêng, dâng cúng thần linh, thể hiện sự trân trọng, tôn kính với đấng tối cao. Có lẽ xuất phát từ ý nghĩa trang trọng này, nên từ xa xưa, nhà rông của người Giẻ Triêng đã mang biểu tượng con trâu.

Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du

Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.

Tháng 4 đang là cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, nhưng bên trong ngôi nhà sàn của nghệ nhân ưu tú tạc tượng gỗ dân gian A Gông (ở làng Kon Du, xã Măng Cành) thỉnh thoảng vẫn có những cơn gió thổi mát rượi lùa vào. “Thời tiết mùa này ở đây là vậy, dù trời có nắng nóng nhưng vẫn không thể thiếu không khí mát mẻ đặc trưng của vùng Đông Trường Sơn”, nghệ nhân A Gông vừa rót nước mời chúng tôi vừa nói.

Trầu cau trong đời sống của người Ca Dong

Xã Đăk Nên được mệnh danh là xứ sở của cây cau tại huyện Kon Plông. Ở đây, cây cau phát triển tươi tốt, trải từ vườn nhà ra đồi núi và nhìn đâu cũng thấy cau. Việc ăn trầu cau trở thành tập quán và là một nét đẹp trong văn hóa của người Ca Dong.

Không biết tự bao giờ, cây cau dường như đã hòa quyện với đời sống của bà con Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), hiện hữu trong từng câu chuyện, lời ca, tiếng hát và trong từng vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Có lẽ chính sự gần gũi, hòa hợp tự nhiên đó, mà tục ăn trầu cau của bà con người Ca Dong nơi đây đã trở thành một nét văn hóa rất độc đáo.

Đến với thôn Sô Thák (xã Đăk Nên) để tìm hiểu về tập tục này, tôi được già làng A Brui niềm nở đón tiếp. Cũng như người dân ở các địa phương có tục ăn trầu cau, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Sau khi chuẩn bị xong đĩa trầu cau mời khách, già A Brui cất giọng trầm đục, dần đưa tôi vào câu chuyện: Từ bao đời nay, người Ca Dong luôn xem cây cau như linh hồn của vùng đất này. Gắn bó với cây cau, chúng tôi nhận thấy loài cây này có rất nhiều công dụng. Tán cây cau che bóng mát, phần thân được dùng làm nhà, rễ cây có thể sử dụng làm củi đốt. Quả cau dùng để ăn với lá trầu, vôi. Tập tục này được truyền từ bao đời nay.

Về thăm làng du lịch Bar Gốc

Từ năm 2019 đến nay, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Đề án “Làng truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh”, trong đó chọn làng Bar Gốc, xã Sa Sơn làm thí điểm.

Sự tích làng Bar Gốc

Chúng tôi đến thăm làng Bar Gốc khi ráng chiều bắt đầu ngả sang màu vàng sẫm. Đây là ngôi làng của người dân tộc Gia Rai (nhánh Aráp) nằm dưới chân núi Chư Nang Brai của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với tiềm năng về đa dạng sinh học, nhiều thác nước, hang động, đỉnh núi, khu bãi thú, đồng cỏ và những khu rừng hoang sơ đẹp như những bức tranh thủy mặc. Đặc biệt, địa hình của làng bằng phẳng, đường giao thông thuận lợi, người dân có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tâm sự với chúng tôi, ông A Đih (80 tuổi, làng Bar Gốc) kể: Từ ngàn xưa, người Gia Rai đã sinh sống quanh các dãy núi này rồi. Nhưng một hôm, trời mây vần vũ, dân làng kéo nhau đi tìm nơi có hang đá, cây cối cổ thụ để tránh bão tố cuồng phong. Khi đi đến chỗ ở bây giờ, người dân gặp rất nhiều gốc cây cổ thụ thân to mấy người ôm không xuể, xung quanh có nhiều thân cây leo rậm rạp, nên dân làng vào các gốc cây đó trú mưa. Sau cơn mưa, dân làng thấy nơi đây khá bằng phẳng, cây cối tốt tươi, nên thống nhất dừng chân để lập làng. Với ngôn ngữ của người Gia Rai, Bar có nghĩa là sợi dây, Gốc có nghĩa là gốc cây rừng, nên Bar Gốc là sợi dây cuốn quanh gốc cây rừng để con người có thể vào đó trú ngụ. Và từ đó, người dân đặt tên cho làng là Bar Gốc.

Bà Y Vỹ dệt vải cốt để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Gia Rai. Ảnh: TVP

11 thg 5, 2021

Rượu cần men lá của người Brâu

Không như một số DTTS làm men chỉ đơn giản từ một vài loại lá rừng, men rượu cần của người Brâu là sự kết hợp hài hòa trên mười loại cây với các bộ phận thân, lá, rễ, củ khác nhau; cho ra thứ nước cốt thơm cay, nồng đượm.

Vì đặc trưng men lá, nên rượu cần của người Brâu nồng đượm, thơm ngon, mang hương vị rất riêng. Nhờ tổng hợp nhiều loại cây lá, mỗi loại có đặc tính, công dụng khác nhau nên rượu cần men lá của người Brâu có tác dụng tiêu hóa tốt, trợ lực, bồi bổ sức khỏe.

Các loại cây lá rừng để làm men rượu cần. Ảnh: N.H

1 thg 5, 2021

Gỏi lá Kontum

Người ta nói rằng tới Kontum mà chưa ăn gỏi lá thì... chưa nên về! Đó là tui mới biết gần đây, còn trước đây những lần tới Kontum tui đều về tuốt trước khi biết gỏi lá là cái món gì. Lần gần đây cũng vậy, sau khi ghé thăm Nhà thờ Gỗ và Tòa Giám mục thì cũng đã chiều tối, tới giờ ăn. Quẹt quẹt trên Google Maps một chút thì biết rằng gần xịt nơi đó là con đường Trần Cao Vân, nơi tập trung nhiều quán đặc sản gỏi lá Kontum, tui cùng gia đình quyết định tới ăn cho biết chớ không phải là định trước.

Nói đến gỏi, người ta nghĩ ngay đến đủ thứ rau củ, ngó sen... với tôm, thịt luộc pha trộn chua chua ngọt ngọt... Còn gỏi cuốn thì cũng nhiều món rau, tôm thịt... như trên, nhưng không có làm chua ngọt mà cuốn bánh tráng rồi chấm nước chấm. Thế nhưng gỏi lá Kontum thì không phải như vậy!

Gọi là gỏi lá bởi vì nó chủ yếu là... lá, như vầy nè (cái rổ lá chớ không phải cái cô sơn nữ bưng rổ đâu nghen!).

26 thg 4, 2021

Gió và nước ở Kontum

 Những ai đam mê kiến trúc ắt hẳn đều biết đến tên kiến trúc sư Võ Trong Nghĩa với vô số tác phẩm đoạt giải quốc tế của anh, trong đó nổi bật là những kiến trúc xanh - đặc biệt là với vật liệu chủ lực là tre. Công trình nổi bật, đoạt giải quốc tế đầu tiên của Võ Trọng Nghĩa là cafe Gió và Nước ở Bình Dương, hoàn thành năm 2008.

Sau Gió và Nước ở Bình Dương, nhiều công trình tương tự đã được Võ Trọng Nghĩa tạo nên cả trong và ngoài nước. Một trong những công trình ấy là Cafe Indochine ở KontumCafe Kontum Indochine được xây dựng tháng 7/2013 và ngay sau đó đã được tạp chí ArchDaily (Mỹ) đưa vào danh sách 5 công trình được đề cử giải thưởng Building of the Year (công trình của năm) tại hạng mục khách sạn - nhà hàng. Giải thưởng trên được quyết định bởi chính các nhà chuyên môn và hơn 300.000 độc giả trên toàn thế giới của ArchDaily bình chọn cho công trình kiến trúc ấn tượng nhất trong năm.

Cafe Indochine Kontum. Ảnh: PHN

19 thg 4, 2021

Xôi măng - món ăn kỳ lạ ở Kon Tum

Đến Kon Tum, nơi mảnh đất núi rừng "ngã ba biên giới", đừng quên ăn thử món xôi măng kỳ lạ của mảnh đất phố núi Tây Nguyên này nhé.

Nói tới xôi, bao nhiêu cái tên như xôi ngô, xôi dừa, xôi lạc, xôi thập cẩm ăn với chả, thịt, pate, trứng, xôi xéo của Hà Nội, xôi mặn của Sài Gòn... hẳn chẳng còn xa lạ gì. Nhưng có một món xôi mà đảm bảo khi nghe tên ai cũng thấy... sốc, một món xôi vô cùng kì lạ của người Kon Tum: xôi măng.

18 thg 2, 2021

Ðộc đáo Tết Khỉ của người Ca Dong

Vào những ngày cuối năm, khi ruộng rẫy đã thu hoạch xong, kho lúa đã đầy, người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) tại xã Đăk Ring, huyện Kon Plông lại tất bật chuẩn bị đón lễ hội lớn nhất trong năm– Tết Khỉ. Cũng giống như Tết Nguyên đán, Tết Khỉ đối với người Ca Dong đánh dấu một năm cũ qua đi, năm mới đã đến cùng những ước nguyện tốt lành.

Với mong muốn tìm hiểu về Tết Khỉ, tôi vượt hơn trăm cây số để đến với người Ca Dong ở làng Măng Lây, thôn Vắc Y Nhông, xã Đăk Ring - nơi bà con còn lưu giữ và kế thừa truyền thống tốt đẹp phong tục này qua bao đời nay.

Năm nay, vào ngày 3/12 (âm lịch), làng Măng Lây tổ chức Tết Khỉ. Trong tiết trời giá buốt, sương mù bao phủ núi rừng, dân làng Măng Lây quây quần bên bếp lửa hồng tí tách. Với giọng trầm đục, già A Tóc đưa tôi vào câu chuyện của người Ca Dong. Rằng, chẳng biết từ bao giờ, người Ca Dong ở đây đã coi loài khỉ như linh vật. Người xưa quan niệm, ở mỗi dãy núi, cánh rừng luôn có một Ông Khỉ xua đi tai ương, vận rủi, gìn giữ từng cây lúa, hạt thóc để giúp mùa màng bà con bội thu, lương thực đủ đầy. Cũng vì thế mà vào mỗi thời điểm vụ mùa kết thúc, người Ca Dong luôn tổ chức một lễ cúng để tỏ lòng biết ơn, đồng thời gửi gắm kho thóc của mình để Ông Khỉ trông coi đến khi vụ mùa mới bắt đầu. Theo dòng thời gian, lễ cúng này đã trở thành Tết Khỉ trong đời sống của người Ca Dong.

Dựng cây nêu đón Tết Khỉ. Ảnh: T.T

Đàn T’rưng của người Gia Rai

Với người Gia Rai ở làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy), đàn T’rưng là nhạc cụ quen thuộc gắn bó mật thiết trong đời sống sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân làng. Mọi người không chỉ sử dụng đàn T’rưng trong các dịp lễ hội mà còn sử dụng ở nương rẫy để bảo vệ mùa màng trước muông thú và để giao lưu trong cộng đồng, phục vụ các sinh hoạt văn hóa, sau một ngày lao động vất vả.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống chế tác các nhạc cụ truyền thống của dân tộc ở làng Chốt, Nghệ nhân ưu tú A Huynh (39 tuổi) hiểu rõ đàn T’rưng có vai trò và ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với người dân trong làng. A Huynh nhớ lại, khi còn nhỏ, lúc cùng cha mẹ lên rẫy, anh đã nhìn thấy đàn T’rưng ở trong chòi rẫy của hầu hết các gia đình trong làng.

Cùng ăn Tết truyền thống của người Xơ Đăng

Khi những hạt lúa vàng ươm đã được chất đầy trong mỗi góc nhà sàn, ánh nắng cũng dần dịu trong cái se lạnh đầu đông cũng là thời điểm đồng bào Xơ Đăng ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô ăn Tết lúa mới truyền thống.

Những ngày cuối năm, chúng tôi đến làng Đăk Rô Gia vào một sáng mùa đông se lạnh. Cả ngôi làng vẫn còn chìm trong sương sớm bên dòng Đăk Tờ Kan thơ mộng. Ngay từ tinh mơ, đàn ông, con trai đã dậy thật sớm mặc trên mình những bộ áo quần mới nhất để đón Tết lúa mới truyền thống của cha ông. Những người phụ nữ, con gái dậy từ tờ mờ sáng chuẩn bị nấu nướng, chuẩn bị những mâm cơm thịnh soạn nhất để đón Tết.

Tết lúa mới là lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm của đồng bào Xơ Đăng ở huyện Đăk Tô, thường được tổ chức 2 ngày, 2 đêm. Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi thức linh thiêng để cúng thần linh và các hoạt động múa hát làm cho không khí của ngày Tết mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh và gắn kết cộng đồng làng.

Vào dịp cuối năm, sau khi thu hoạch xong mùa vụ, người Xơ Đăng tại xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) lại tổ chức lễ hội mừng lúa mới. Cũng gần giống như Tết Nguyên đán, đây là Tết truyền thống quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Đăk Trăm nói riêng, cả huyện Đăk Tô nói chung. Tùy theo phong tục của từng làng mà lễ hội được tổ chức theo quy mô và hình thức khác nhau.

Đội cồng chiêng làng Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm) biểu diễn trong lễ hội mừng lúa mới. Ảnh: N.P