Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiên Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiên Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 2, 2021

Chiêm bái Chùa Phật Đà (chùa Lò Gạch) ở Hà Tiên

Chùa Phật Đà tọa lạc trên đường Mạc Cửu, nằm ngay dưới chân núi Bình San thuộc TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Có dịp du lịch Hà Tiên, bạn đừng quên ghé thăm Chùa Phật Đà hay còn gọi là chùa Lò Gạch để chiêm bái và thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo rất độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, vừa cổ kính, lại vừa hiện đại…

Cổng chùa Phật Đà

Xưa kia, nơi đây có cái lò gạnh bị bỏ hoang. Đến năm 1945, trên bước đường hành đạo hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại Hà Tiên và lập nên một ngôi chùa nhỏ bằng cây lá mang tên là Tịnh Xá Chí Hòa. Và vì cái lò gạch được sử dụng làm chánh điện, để tụng kinh bái sám, nên người dân địa phương gọi là Chùa Lò Gạch.

16 thg 1, 2021

Vinpearl Safari Phú Quốc

Du khách được tận mắt quan sát ở cự ly gần những chú sư tử vờn nhau, những con nai vàng ngơ ngác, đàn hươu cao cổ lững thững qua đường nhờ di chuyển trên những chiếc xe bus chuyên dụng, hay tự tay vuốt ve các loài động vật dễ mến...đó là những trải nghiệm vô cùng thú vị khi đến Công viên Chăm sóc và Bảo tồn Động vật Vinpearl Safari Phú Quốc (Vinpearl Safari Phú Quốc).

Vinpearl Safari Phú Quốc có hai khu tham quan chính: khu vườn thú mở (Open Zoo) và khu bán hoang dã (Safari Park). Chúng tôi theo chân du khách bắt đầu hành trình khám phá ngôi nhà của những động vật hiền lành nhất ở khu vườn thú mở, từ những chú hươu cao cổ, linh dương, khỉ, kỳ lân, rái cá, thằn lằn, rùa khổng lồ cho đến các khu vườn chim, vườn sếu, vườn vẹt. Ngoài ra, nhiều khu vực nuôi các loài thú dữ như hổ Bengal, sử tử châu Phi, gấu ngựa, báo hoa mai, cá sấu, voi châu Á luôn thu hút sự hiếu kỳ của du khách. Khu này hiện đang chăm sóc và nuôi dưỡng 40 loại động vật bản địa quý hiếm đến từ Nam Phi, Ấn Độ và Úc...

Du khách được tìm hiểu về tập tính sinh hoạt của một số loại động vật điển hình, trải nghiệm một số hoạt động như: cho hươu cao cổ ăn, chụp ảnh cùng nhiều loài động vật dễ thương, xem show biểu diễn của các loài chim quý hiếm… vô cùng hấp dẫn.

Du khách lựa chọn tham quan khu vườn thú mở Vinpearl Safari Phú Quốc bằng xe điện. Ảnh: VNP

30 thg 12, 2020

Khu đô thị lấn biển Tp. Rạch Giá

Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Khu đô thị lấn biển Tp. Rạch Giá giờ đây đã trở thành một đô thị hiện đại, đáng sống, thu hút nhiều người dân lựa chọn làm chốn “an cư, lạc nghiệp”, trở thành niềm tự hào của người dân Kiên Giang.

Hơn 20 năm trước, ít người dân nào ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang nghĩ rằng có lúc họ sẽ sống trên mặt biển trong một đô thị hiện đại, tiện nghi, khi mà bờ biển Tây giáp thành phố Rạch Giá lúc đó còn rất hoang sơ, ít người qua lại, chỉ có những đầm lầy, cây cỏ và tiếng gió biển thổi xào xạc.

Để tận dụng và khai thác thế mạnh tối đa của các địa phương có bờ biển, góp phần thúc đẩy kinh tế, dự án lấn biển Rạch Giá được chính thức khởi công từ năm 1999 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên tổng diện tích 420ha. Đến năm 2015, khu đô thị tiếp tục được mở rộng them phía Tây Bắc gần 100ha và khu vực bãi bồi tự nhiên 16ha.

Chinh phục đỉnh Ông Rồng ở Hòn Sơn

Về Kiên Giang, ghé thăm thành phố Rạch Giá sầm uất, sau đó vượt biển chừng hơn 30 hải lý đến với Hòn Sơn sẽ là một chuyến du lịch rất hấp dẫn. Chinh phục các đỉnh núi ở Hòn Sơn là một trong những trải nghiệm thú vị khi đến hòn đảo hoang sơ này.

Trên Hòn Sơn hiện nay có 7 đỉnh núi, trong đó Ma Thiên Lãnh là ngọn núi nổi tiếng nhất với những câu truyện kỳ bí. Một ngọn núi khác cũng không kém hấp dẫn là núi Ông Rồng. 

Núi Ông Rồng 

13 thg 12, 2020

Khám phá U Minh Thượng

Vườn quốc gia U Minh Thượng không chỉ là khu dự trữ sinh quyển thứ năm ở Việt Nam được UNESCO công nhận, khu bảo tồn đất ngập nước (ramsar) thứ tám của nước ta và thứ 2.228 của thế giới mà còn là một điểm khám phá thú vị và hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến thăm vùng đất Kiên Giang.

Nằm trên địa bàn hai xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, Vườn quốc gia U Minh Thượng cách thành phố Rạch Giá khoảng 65km. Hiện nay hệ thống cầu đường miền Tây đã trở nên thông thoáng và thuận tiện, du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng đường bộ để đến đây.

Tổng diện tích Vườn quốc gia U Minh Thượng khoảng 21.122ha, trong đó có 200ha là khu vực được đưa vào khai thác du lịch như khu bảo tồn sinh thái, lịch sử, khu cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã...

Lối vào Vườn quốc gia với hai hàng cây rừng xanh tươi dọc hai bên đường mát rượi.

11 thg 12, 2020

Hoang sơ suối Đá Bàn

Suối Đá Bàn (xã Cửa Sương, huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang) là một trong số những con suối giữa biển đảo khiến nhiều du khách khi đến thăm thú phải ngỡ ngàng, thán phục bởi vẻ đẹp, sự hoang sơ của nó.

Đảo Phú Quốc có 99 ngọn núi hùng vĩ trải dài, xen kẽ từ Bắc đảo đến Nam đảo. Suối Đá Bàn bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh, đây là dãy núi dài nhất và cao nhất trong số đó, mạch nước nơi khu vực Hàm Ninh cũng là nguồn chính cung cấp nước cho Hồ Dương Đông Phú Quốc – Hồ lớn nhất cung cấp nước ngọt cho toàn bộ đảo Phú Quốc với chu vi hơn 3,5km, độ sâu 20m, trữ lượng nước khoảng 5,5 triệu m3.

Sở dĩ dòng suối này được gọi là suối Đá Bàn bởi tại đây có rất nhiều tảng đá lớn, bằng phẳng tựa như mặt bàn do quá trình bào mòn của dòng suối mạnh chảy uốn quanh từ trên núi xuống. Cũng chính vì vậy mà suối Đá Bàn mát lạnh, hơn nữa còn gắn liền với những câu chuyện kể bí ẩn, ly kỳ như tương truyền đây là nơi tiên nữ ngồi tắm khi mỗi lần hạ giới.

Suối Đá Bàn nổi tiếng với những tảng đá to đủ màu sắc. Ảnh: Lê Minh

5 thg 12, 2020

Đến Hà Tiên khám phá Mũi Nai

Với bãi biển sạch đẹp, uốn cong vòng cung tựa lưng vào chân núi Tà Pang, mặt hướng ra biển cùng khí hậu dịu mát quanh năm, khu du lịch Mũi Nai đã mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời trong hành trình khám phá thành phố Hà Tiên.

Khu du lịch Mũi Nai tọa lạc tại phường Pháo Đài, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Sở dĩ nơi đây có tên gọi Mũi Nai bởi theo truyền thuyết ở địa phương kể lại, xưa kia có chú nai thần đi lạc trên biển, sau khi chết chú hóa thành tảng đá to nằm bên mép biển tại khu vực này. Ngày nay, người dân đi thuyền từ phía ngoài biển nhìn vào bờ thấy mỏm núi như hình dáng chú nai đang uống nước.

Khu du lịch Mũi Nai khang trang, rộng rãi với nhiều dịch vụ và hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng hấp dẫn, tiện nghi. Đến với Mũi Nai du khách sẽ vừa trải nghiệm khám phá ngọn núi Tà Pang vừa đắm mình dưới làn sóng biển trong xanh mát lành. Dịch vụ xe trượt núi hiện đại với tổng chiều dài khoảng 1200m sẽ đưa du khách khám phá núi Tà Pang đứng sừng sững cạnh biển. Cung đường xe trượt núi len lỏi uốn lượn dưới những tán cây rừng tỏa bóng mát rượi, du khách đươc thỏa thích tận hưởng thiên nhiên trong lành. Trên đường khám phá núi bằng xe trượt du khách còn có dịp ghé qua “Lầu vọng cảnh” ở trên núi. Đứng trên “Lầu vọng cảnh” có thể khám phá toàn cảnh thành phố Hà Tiên xinh đẹp, ngắm nhìn khu du lịch Mũi Nai từ trên cao với biển trời bao la cùng đất nước bạn Campuchia kề bên thông qua kính kính viễn vọng có tầm nhìn xa lên đến 40km.

23 thg 10, 2020

Thạch Động – Nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh

Thành phố Hà Tiên nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp nên thơ, hữu tình. Vùng đất biên thùy nơi cực Nam Tổ quốc này hội tụ nhiều danh thắng nổi bật ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thạch Động là một trong “Hà Tiên thập cảnh” chứa đựng những câu chuyện huyền bí, kỳ lạ luôn khêu gợi trí tò mò của du khách gần xa. Năm 1989, thắng cảnh này đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Cổng chào 

Thạch Động là một khối đá vôi cao khoảng 50m thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 4km. Do nằm bên quốc lộ 80 và cách biên giới nước bạn Campuchia chỉ khoảng 3km nên nơi đây rất thuận tiện đến trải nghiệm dụ lịch, khám phá kết hợp. 

30 thg 8, 2020

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 6

Sự thật sáng tỏ

Chính thi sĩ Đông Hồ đã chỉ rõ trong bài viết ấy rằng bản sấm truyền được ông chép lại từ thiên tiểu thuyết Nàng Ái Cơ trong chậu úp của Mộng Tuyết – vợ ông. Tác phẩm này còn được Mộng Tuyết ghi Hà Tiên ngoại sử ký sự tiểu thuyết, hoàn tất bản thảo dịp Trung thu Mậu Tuất 1958, do NXB Bốn Phương tại Sài Gòn in lần đầu năm 1961, NXB Văn Hoá tại Hà Nội tái bản năm 1996, NXB Văn Nghệ TP.HCM tái bản năm 2000. Trong tiểu thuyết, lời sấm nằm trong chương 10 và được tác giả đặt vào miệng nhân vật tiểu thư Mạc Mi Cô – con gái thứ 5 của Mạc Thiên Tích và chánh thất họ Nguyễn. Mộng Tuyết mô tả Mạc tiểu thư vừa chào đời liền lớn phổng, cất tiếng đọc bài sấm bằng “giọng hoà hoãn như gió đêm thanh”, đoạn “từ từ nhắm mắt, nằm yên, tắt thở, thân hình cũng thu nhỏ lại như đứa bé sơ sinh.”


Cúng giỗ nơi mộ tiểu thư Mạc Mi Cô. Ảnh: Lê Văn Toàn

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 5

Mật thư hay sấm ký?

Thi sĩ Đông Hồ Lâm Tấn Phát từng nhận xét trong cuốn Văn học Hà Tiên (sđd): “Việc dân gian nghĩ rằng họ Mạc phải có một kho tàng chôn giấu, tất cũng có một nguyên nhân, một duyên cớ nào mới được. Chơ không dưng, ai đồn đãi mà chi.” Thế nhưng, ông xem văn bản đang xét chẳng phải mật thư chỉ dẫn địa điểm chôn vàng giấu ngọc, mà là một bài sấm truyền. Đông Hồ viết: “Đó quả là một bài tiên đoán sự nghiệp của họ Mạc ở Hà Tiên, từ khi khai sáng cho đến lúc tàn mạt. Mỗi câu, mỗi chữ đều đúng như y, phân minh từng chi tiết. Thiệt là lạ lùng!”


Sách “Văn học Hà Tiên” của Đông Hồ (NXB Quình Lâm, Sài Gòn, 1970). Ảnh: Error

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 4

Phanxipăng thám hiểm vùng cấm. Ảnh: Tám Thạnh 

Thâm nhập vùng cấm địa

Trong Thạch động, không khí mát lạnh, thơm nức mùi nhang trầm. Đứng bên dấu tích miệng hang Âm Phủ và ngắm nghía hang Đại Bàng, tôi càng thấy nội dung bức mật thư mù mờ khó hiểu hơn mình tưởng. Trên nguyên tắc, muốn khám phá bạch văn của mật thư bất kỳ, điều thiết yếu là phải nắm cho được “code” tức chìa khoá giải mã. Hỡi ôi! Cái “code” dùng mở mật thư Khả thuỷ sơn nhơn dường nằm im dưới đáy hang khuất kín?

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 3

Cổng đền thờ họ Mạc nơi chân núi Lăng / Bình San.

Hoành phi: “Mạc công miếu”.
Đối liễn: “Nhất môn trung nghĩa gia thanh trọng / Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh” (Một nhà trung nghĩa, danh thơm cả họ / Bảy lá dậu che, khắp nước quý yêu).
Ảnh: Phanxipăng 


Lần tìm chìa khoá giải mã

Bức mật thư truyền khẩu kia cứ như bài toán hóc búa, thách đố bao lớp người động não, thậm chí xả thân, để săn lùng đáp số. Lần này, rằm tháng giêng Nhâm Ngọ (26-2-2002), trở lại Hà Tiên, tôi thử tìm hiểu những cách lý giải mật thư đã và đang tồn tại ở địa phương.

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 2

Trong công viên Mũi Tàu ở Hà Tiên, tượng đá Mạc Cửu cao 7m do điêu khắc gia Nguyễn Hồng Phong tạc. Ảnh: Quang Trưởng 

Đến bức mật thư dài

Năm ngoái (2001) ghé vội, tôi chưa kịp ngoạn du Hà Tiên thập cảnh. Tuy nhiên, dạo ấy, trong bữa tiệc sơ ngộ với một số bậc thức giả tại địa phương, tôi có hỏi về Thạch động thôn vân thì được nghe lắm chi tiết lý thú. Rằng “động đá nuốt mây” nằm trong ngọn núi cách trung tâm thị xã chừng 3km về phía tây bắc. Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi tên là 雲山 / Vân sơn / núi Mây: “Cao chừng 4 trượng, bốn bên dốc đứng như cái cột kình thiên, núi động rộng 4,5 trượng, trong có chùa Bạch Vân.”

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 1

Ghé chơi Hà Tiên, du khách sẽ ngạc nhiên thích thú nếu tình cờ nghe dân địa phương kể về kho báu mà dòng họ Mạc từng cất giấu nơi đây hồi thế kỷ XVIII. Đúng tiết Nguyên tiêu Nhâm Ngọ (26-2-2002), nhân trở lại thị xã biên viễn này để dự lễ hội kỷ niệm 266 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, tôi bèn tranh thủ sưu tra tư liệu, gặp gỡ chứng nhân, kết hợp quan sát thực địa, những mong làm sáng tỏ đôi điều quanh câu chuyện ly kỳ.

Bản đồ địa giới hành chính thị xã Hà Tiên hiện thời

Chùa Phù Dung (Chùa Phù Cừ) – Hà Tiên – Kiên Giang

Chùa Phù Dung còn có một tên gọi khác là chùa Phù Cừ, nằm dưới chân núi Bình San, phường Bình San, thành phố Hà Tiên, Kiên Giang. Là một trong những danh lam cổ tự của miền đất Hà Tiên hiền hòa thơ mộng, chùa Phù Dung không chỉ điểm tô cho non nước cõi biên thùy nét uy nghiêm trầm mặc của một ngôi già lam mà còn làm say lòng du khách bởi phát tích câu chuyện tình diễm lệ của ngài Tổng trấn và “nàng Ái cơ trong chậu úp”.

Cổng chùa

8 thg 8, 2020

Về Phú Quốc để... tôn vinh phụ nữ

Người Việt ta không theo chế độ mẫu hệ, nhưng từ xa xưa vị trí và vai trò của Mẫu đã vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Đạo Mẫu không phổ biến nhiều ở trong Nam như ngoài Bắc, nhưng ở trong Nam vào các đền, miếu có rất nhiều hình tượng nữ thần, bà chúa... được người dân tôn thờ.

Không biết có nhận xét phiến diện chăng, nhưng đến Phú Quốc tui có cảm giác các Mẫu được người dân thờ cúng ở đây nhiều hơn hẳn những nơi khác.

Thánh mẫu cung ở Bảo tàng Cội nguốn, Phú Quốc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

6 thg 8, 2020

Dinh Bà ở Phú Quốc

Ở Phú Quốc có tới 4 Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu, trong đó Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu ở Dương Đông là một trong 2 dinh lớn nhất (còn lại là Dinh Bà ở Hàm Ninh). Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Dương Đông chỉ nằm cách Dinh Cậu vài chục mét.


Mặt tiền Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Dương Đông. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Thủy Long Thánh Mẫu là thần Nước (Bà chớ không phải Ông, tất nhiên rồi). Bà còn được gọi với nhiều tên khác nhau: Thủy Long Thần nữ, Bà Thủy, Bà Thủy Tề, Thủy Đức Thánh Phi...

5 thg 8, 2020

Dinh Cậu ở Phú Quốc

Ở Long Hải có Dinh Cô. Ở Phú Quốc có Dinh Cậu.

Dinh Cậu ở biển Phú Quốc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Giống nhau ở chỗ đều gọi là Dinh, đều ở ven biển, đều được gọi bằng những danh xưng gần gũi với người dân Nam bộ (cô, cậu), đều có tiếng là linh thiêng được nhiều người tới cúng kiếng.

Khác nhau ở chỗ Cô ở Dinh Cô có vẻ như là một nhân vật có thật, một người thiếu nữ trẻ, sau khi mất đi mới hiển linh giúp đỡ dân làng, Cô còn là nhân vật không đụng hàng, tức là chỉ có ở Long Hải chớ không ở nơi khác. Cậu ở Phú Quốc thuần túy là một nhân vật truyền thuyết, là con của Bà chúa Ngọc, và vì Bà Chúa Ngọc là nhân vật linh thiêng được thờ cúng ở nhiều nơi nên Cậu cũng được thờ cúng ở nhiều nơi chớ không chỉ là Phú Quốc (thí dụ: ở Tịnh Biên, An Giang có Núi Cậu).

23 thg 7, 2020

Hòn Nghệ – Hướng dẫn đi Đảo Hòn Nghệ, Kiên Giang

Kiên Giang là chốn thiên đường biển đảo đẹp nhất Việt Nam. Ngoài đảo ngọc Phú Quốc, đảo Nam Du, đảo Hải Tặc, đảo Bà Lụa, Hòn Sơn… thì giờ đây Kiên Giang sẽ “níu chân” bạn bằng đảo Hòn Nghệ bởi vẻ đẹp bình yên, mộc mạc, khá hoang sơ chưa được nhiều người biết. Đến với Hòn Nghệ du khách không chỉ được thưởng thức hải sản tươi sống mà còn có thể trải nghiệm câu cá, ngắm cảnh biển đảo, tận hưởng không khí trong lành…

Hòn Nghệ

Chinh phục Ma Thiên Lãnh – Đỉnh núi cao nhất Hòn Sơn

Hòn Sơn hay còn gọi là Hòn Sơn Rái nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60km thuộc địa phận huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Với vẻ đẹp hoang sơ, biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng màu xanh bạt ngàn của núi rừng, Hòn Sơn trở thành một địa điểm du lịch và nghỉ dưỡng lí tưởng. 

Hòn Sơn 

Hòn Sơn có 7 đỉnh núi dính liền vào nhau, các đỉnh núi đều có truyền thuyết gắn liền với tên gọi của riêng mình, trong đó Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi nổi tiếng hơn cả. Không chỉ cao nhất đảo với độ cao 450m so với mặt nước biển, mà nơi đây còn gắn liền những câu chuyện thần tiên đầy màu sắc liêu trai.