Hiển thị các bài đăng có nhãn Khmer. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khmer. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 7, 2013

Bún nước lèo Trà Vinh

Bún nước lèo là món ăn phát xuất từ người Khmer và rất nổi tiếng ờ các tỉnh miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Trà Vinh và Sóc Trăng.

Tôi đến Sóc Trăng nhiều lần, đến Trà Vinh cũng nhiều lần, và nghe giới thiệu về món bún nước lèo ở 2 nơi ấy rất nhiều lần. Thế nhưng tôi... chưa bao giờ thưởng thức món ăn nổi tiếng ấy! Tại sao à? Có 2 lý do:
  1. Đã là bún (hay phở, hủ tiếu...) thì phải có món chính trong tô bún, như bún bò, bún chả, bún thịt nướng, bún măng gà..., chứ bún mà chỉ có nước lèo không thôi thì có gì ngon lành chứ?
  2. Nguyên liệu để làm nên món nước lèo là mắm bò-hóc (prohok) của người Khmer. Anh bạn tôi đã từng đi bộ đội ở chiến trường K khẳng định với tôi như đinh đóng cột: Anh ăn mắm bò hóc không được đâu! Tui qua Campuchia thấy cách họ làm rồi. Cá chết, cóc nhái... họ cứ bỏ cả lũ vô hũ cho sình thúi lên và thành mắm bò hóc. Ngửi mùi là đã chịu không nổi rồi!

28 thg 6, 2013

Trà Vinh có gì?

Trả lời câu hỏi Trà Vinh có gì? là câu ca dao:


Trà Vinh có bún nước lèo,
Có chùa Ông Mẹc, ao đào Bà Om

Bún nước lèo Trà Vinh là món ăn đặc sản tuyệt hảo, ăn một lần là nhớ mãi (sẽ kể trong một bài khác). Ao Bà Om là thắng cảnh độc nhất vô nhị của Trà Vinh. (Xem Ao Bà Om - Trà Vinh)

Riêng chùa Ông Mẹc, là một ngôi chùa Nam tông Khmer ở Trà Vinh - có lẽ do cấu trúc câu nên ca dao chỉ dùng một tên chùa làm tượng trưng, còn ý tứ chính là Trà Vinh có nhiều chùa Khmer (hay còn gọi là chùa Miên). (Xem Chùa Ông Mẹk) Thật vậy, Trà Vinh là địa phương có nhiều chùa Khmer nhất nước. Các ngôi chùa này hầu hết đều có kiến trúc rất độc đáo, và mỗi ngôi chùa đều có rừng cây bao quanh tạo nên một cảnh quan tuyệt diệu. (Xem Chùa Khmer ở Trà Vinh)

Nếu bây giờ hỏi tiếp: Trà Vinh có chùa Khmer, còn ở chùa Khmer có gì?

Câu trả lời sẽ khá sốc: Ở chùa Khmer có... ông Trầm Bê!

Chùa Ông Mẹk

Chùa Ông Mẹk (hoặc Mec) nằm ngay trung tâm thành phố Trà Vinh, tại số 50/1 đường Lê Lợi, phường 1. Xét về mặt cảnh quan và kiến trúc, ngôi chùa này không thu hút bắng nhiều chùa Khmer khác ở Trà Vinh, nhưng đây là ngôi chùa rất cổ, tên chùa đã được đưa vào ca dao:


Trà Vinh có bún nước lèo
Có chùa Ông Mẹc, ao đào Bà Om

Thêm nữa, chùa tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho việc viếng thăm, vì vậy nếu có dịp đến Trà Vinh, bạn hãy dành chút thời gian đến với chùa.


24 thg 4, 2013

Bánh dứa “Ọm Chiếl” của người Khmer

Bánh dứa còn gọi là bánh rây, là món bánh truyền thống của người Khmer với tên gọi “Ọm Chiếl”, chỉ có nhiều ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, nơi nhiều người Khmer sinh sống. 

Bánh dứa vừa chế biến - Ảnh: Hoài Vũ

Hiện nay nhiều gia đình người Việt cũng làm loại bánh này để ăn và đãi khách. Tuy cách chế biến ở mỗi nơi có khác nhau nhưng nét đặc trưng vẫn là mùi thơm lá dứa và vị béo ngọt của cơm dừa.

Để có được những cái bánh thơm ngon độc đáo, người làm bánh phải trải qua quá trình chuẩn bị công phu và tỉ mẩn, nhất là khâu xay nếp, xào nhân và rây bột. Công đoạn nào cũng đòi hỏi phải khéo tay và nhiều kinh nghiệm.

22 thg 3, 2013

Bánh gừng

Bánh gừng có hình san hô. Ảnh: Cúc Tần 

Bánh gừng là món ăn chơi của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé các địa phương có người dân tộc này cư trú vào những ngày lễ tết của họ, như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Prôn-chung-bân (thường gọi là Pithi Sen Dolta, ngày lễ cúng ông bà tổ tiên), Ok Om Bok (lễ cúng trăng)... du khách sẽ được thưởng thức hương vị bánh gừng, mà người Khmer gọi là Num-khơ-nhây.

Loại bánh truyền thống, đặc sắc này còn có mặt ngay cả trong những lễ lạc nhỏ, trong sinh hoạt giao tiếp quan trọng thường ngày, như đám làm phước, lễ dâng y, lễ dâng bông, đám hỏi, đám cưới… Khách đến nhà vừa nhai miếng bánh béo, giòn, thơm ngon, tan dần trên mặt lưỡi, nhấp ngụm trà nóng vừa bàn chuyện chùa chiền, vụ mùa, mua bán, hạnh phúc lứa đôi, ma chay… thật là thích thú. 


26 thg 2, 2013

Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer

Đối với người Khmer, Lễ hạ thủy ghe ngo là một điều đặc biệt. Mỗi năm, chiếc ghe ngo chỉ được hạ thủy một lần để tham gia lễ hội Ok Om Bok, sau đó được đưa lên bờ và bảo quản như cũ. Nó đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, vừa mang tính truyền thống vừa mang yếu tố tâm linh.

Một dịp rất tình cờ, chúng tôi từ Tp.HCM xuống thăm người bạn Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Đối với dân làm báo, được biết đây biết đó, tham gia vào các lễ hội để hiểu rõ về văn hóa và con người của nhiều vùng đất là điều rất thú vị. Người bạn Khmer hỏi chúng tôi: “Các cậu xem đua ghe ngo rồi đúng không? Thế đã biết Lễ hạ thủy ghe ngo chưa?”. Tất cả chúng tôi lắc đầu kèm với chút tò mò hiện trên khuôn mặt mỗi người.

Lễ hội Ok Om Bok diễn ra vào giữa tháng 10 âm lịch. Trước khi ghe ngo được đưa đi tranh tài ở ngày hội, các bổn sóc và chùa Khmer thường tổ chức lễ cúng đầu ghe (đồng bào Khmer gọi là Pithi Sene Kbal Tuok) để hạ thủy ghe ngo. Ghe ngo được người Khmer xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của sức mạnh phum sóc, luôn được bảo quản rất cẩn thận và được đặt ở những vị trí trang trọng nhất trong phum sóc. Vì vậy, Lễ hạ thủy ghe ngo có vai trò đặc biệt, thể hiện niềm tin của đồng bào Khmer vào yếu tố tâm linh, tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ghe ngo trong những cuộc đua.

Chuẩn bị làm Lễ hạ thủy ghe ngo tại chùa Bâng Sa (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). 

19 thg 2, 2013

Chùa Munir Ansay ở Cần Thơ

Tháp tam bảo trên cổng chùa Munir Ansay. 

Chùa Munir Ansay là một ngôi chùa Khmer lớn ở thành phố Cần Thơ. Ngoài nét cổ kính, ngôi chùa còn rực lên một màu sắc rực rỡ khiến du khách phương xa chú ý, từ lâu đã thu hút đông đảo du khách tham quan, hành hương. 

Chùa Munir Ansay (Muni Răngsây) tọa lạc tại số 36 đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ, được xây dựng năm 1948 bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Sau nhiều đợt trùng tu, xây dựng chùa mới có dáng vẻ như ngày nay. Mãi đến năm 1954 thì cổng chùa mới được xây dựng với kiến trúc mô hình tháp (tam bảo) của Angkor Wat và đến năm 1964 mới xây dựng chánh điện. Cũng như các chùa Khmer khác, chánh điện luôn quay về hướng đông vì theo Phật giáo thì hướng Đông là hướng của các vị thần thánh.

18 thg 2, 2013

Chùa Pitu Khôsắ Răngsây

Chùa Pitu Khôsắ Răngsây, nhìn từ hồ Xáng Thổi vào đêm thứ Bảy hàng tuần. 

Đối với cộng đồng người Khmer, do nhu cầu tôn giáo là chỗ dựa tinh thần nên hầu hết ở các địa phương có người Khmer sinh sống thì ngôi chùa là nơi lưu giữ, trưng bày các tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật của các nghệ nhân dân gian Khmer. 

Chùa còn là bộ mặt, là niềm tự hào về những tinh túy trong đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng đó, là một thiết chế xã hội không thể thiếu của người Khmer cho dù cư dân ở đó nhiều hay ít. Chính vì yếu tố đó mà chùa Khmer luôn được xây dựng trong môt không gian đẹp, được trang trí tươi sáng, rực rỡ với nhiều màu sắc và bao hàm các yếu tố mỹ thuật tinh xảo.

14 thg 2, 2013

Rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Từ 13 đến 15/4/2012, hàng chục nghìn người dân và du khách đã tập trung về 2 ngôi chùa của đồng bào Khmer ở Tp. Hồ Chí Minh là Chantarangsay (quận 3) và Bodhivamsa Pathi Vong (quận Tân Bình) để cùng đón Tết cổ truyền dân tộc Khmer - Chôl Chnăm Thmây 2012 trong không khí rộn ràng, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ. 

Theo tiếng Khmer, Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới”, “Lễ chịu tuổi”. Đây là lễ Tết lớn nhất trong năm của người Khmer, diễn ra vào giữa tháng Tư Dương lịch, tức vào lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở Nam Bộ.

Cũng như Tết cổ truyền của các dân tộc khác, Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tuy có cùng ý nghĩa nhưng lại được tổ chức với những tập tục và lễ nghi khác biệt theo bản sắc văn hóa của mình.

Vì là một cộng đồng dân tộc theo hệ phái Phật giáo Tiểu thừa, nên mọi sinh hoạt Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam Bộ đều diễn ra tại chùa. Người Khmer Nam Bộ chuẩn bị ngày Tết cổ truyền của mình thật trang trọng, nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, quần áo may mới cho mọi người trong gia đình như Tết Nguyên Đán của người Việt. 

Các nhà sư và Phật tử chùa Candaransì làm lễ cầu siêu đầu năm mới.

11 thg 2, 2013

Chùa Thơ Mít

Ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có một ngôi chùa nổi tiếng của đồng bào Khmer, đó là chùa Thơ Mít.

Ngôi chùa bề thế trang nghiêm nằm giữa một khuôn viên rộng. Lối kiến trúc của chùa Thơ Mít nổi bật với mái cong, nóc nhọn, tháp cao vút cùng nhiều chi tiết chạm khắc công phu, tinh tế. Đây là nơi để cho bà con Phật tử đến sinh hoạt, vui chơi trong các dịp lễ hội. 

Với người Khmer Nam Bộ, ba thế hệ thường chung sống trong một nhà theo tín ngưỡng của Phật giáo Tiểu thừa nên mọi nghi thức lễ hội, đón mừng năm mới đều diễn ra ở các ngôi chùa cổ kính, mang đậm màu sắc đạo Phật, và chùa Thơ Mít chính là một ngôi chùa như thế. 

Cổng chùa Thơ Mít.

11 thg 1, 2013

Nét đẹp Khôsa Răngsây

Chùa Khôsa Răngsây, còn gọi là chùa Viễn Quang, tọa lạc tại số 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đây là một địa điểm tín ngưỡng không chỉ của bà con Khmer, mà của cả người Việt quanh vùng.

Chùa có diện tích khá hẹp, chỉ khoảng 150 m². Bên trái là dãy Đông lang Sala (trai đường), một trệt một lầu, có diện tích sử dụng 200 m², phía sau là nhà khói 100 m². Bên phải là dãy Tây lang, cũng một trệt một lầu, còn phía trước là thất trụ trì, phía sau dùng làm nơi ở trọ của học sinh, sinh viên người Khmer ở các tỉnh lên trọ học.

Ngôi tháp trong khuôn viên chùa

10 thg 1, 2013

Chùa Cò ở Trà Vinh

Chùa Nodol ở Trà Vinh còn có tên gọi là chùa Cò. Ảnh: Mai Lý

Trà Vinh nằm giữa hai con sông lớn là Cổ Chiên - một nhánh của sông Tiền và sông Bac Sac - một nhánh của sông Hậu. Đây là một trong hai tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống. Người Khmer rất sùng đạo Phật. Khắp các làng xã, phum, sóc ở Trà Vinh đều có chùa chiền; trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng với đặc điểm riêng.

Chùa Nodol ở ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú còn được gọi là chùa Cò hay chùa Giồng Lớn, cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 cây số về phía nam.

Theo quốc lộ 54 đến huyện Trà Cú, đi tiếp về phía cảng Định An (sông Hậu), tới cổng chào của xã Đại An, rẽ vào tay trái du khách sẽ gặp tam quan chùa Nodol bề thế với hoa văn, họa tiết sặc sở. Qua cổng, theo con đường đất xuyên giữa hai bờ tre, bạch đàn, me tây, du khách rẽ vào một cổng nữa sẽ lọt vào khu vực chùa Cò. Từ đây, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chim, cò sải cánh bay lượn trên những mái ngói, những vòm cây, những đỉnh tháp thâm nghiêm cổ kính. 


Hàng ngàn con chim đủ loại, nhiều nhất là cò đã sinh sống trong khuôn viên chùa Nodol hàng trăm năm qua. Ảnh: Mai Lý 

 Chùa Nodol là một ngôi chùa cổ to lớn, bao gồm cổng chùa, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội... có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer ở Trà Vinh. Ngôi chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc như thần Riehu (Reahu), thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Mahaknốt...

Chung quanh chùa được bao bọc bởi những rặng tre, hàng cây sao, dầu, sầu đâu rợp bóng, xa hơn là những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Người dân địa phương thường gọi chùa Nodol là chùa Cò vì đã hơn 100 năm qua, trong khuôn viên chùa rộng khoảng 4 hec ta và những bờ tre bao bọc là nơi cư trú của hàng ngàn con chim các loại như cò, cồng cộc, bồ câu... trong đó đông nhất là họ nhà cò với rất nhiều loại như cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen...

Du khách sẽ rất thú vị khi nhìn thấy những đàn cò với nhiều chủng loại bay đi kiếm ăn, bay về tổ với tiếng kêu quang quác giữa một khung cảnh thâm trầm u tĩnh. Đến với chùa Cò, ta sẽ thấy yêu mến và muốn hòa mình, đắm chìm cùng với thiên nhiên hoang dã.

Mai Lý

26 thg 8, 2012

Chùa Hang không có hang

Nước ta có hàng chục ngôi chùa mang tên chùa Hang (xem bài Chùa Hang. Có bao nhiêu chùa Hang?). Đã gọi là chùa Hang tất nhiên phải có cái hang, nếu không phải là chùa được lập nên trong hang thì ắt là trong khuôn viên chùa phải có cái hang!

Vậy mà có một ngôi chùa - rất nổi tiếng đấy nhé - mang tên chùa Hang mà ta đi từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đi vòng vòng khắp khuôn viên chùa vẫn chẳng tìm đâu ra cái hang hốc nào cả! Đó là chùa nào, ở đâu mà kỳ cục vậy?

Xin thưa: Đó là chùa Hang ở Trà Vinh ạ!

Chùa có tên chính thức là chùa Kompong Chrây, tọa lạc ở khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Đây là một ngôi chùa Nam tông Khmer.

Hai điều đặc sắc ở ngôi chùa này là:

1. Trong chùa có vô số cây sao dầu và me cổ thụ, tạo bóng mát rượi và hàng đàn, hàng đàn chim cò tụ tập, ríu rít rất vui tai (do đó có người - như tui chẳng hạn - còn gọi đây là chùa Cò).

2. Trong chùa có xưởng tạo tác các sản phẩm gỗ mỹ thuật tuyệt đẹp và rất có giá trị.

Vậy là cả tên chùa, cả những nét đặc sắc của chùa đều... không có liên quan gì đến cái hang! Tại sao lại kêu là chùa Hang?

6 thg 6, 2011

Nude trong chùa

Ở Trà Vinh có một ngôi chùa Nam tông Khmer rất nổi tiếng, đó là chùa Samrông Ek.

Chùa Samrông Ek nổi tiếng vì đó là một ngôi chùa cổ, nghe nói là được xây dựng từ năm 1373 (gần 650 năm rồi!).


Nhìn tam quan chùa là thấy ấn tượng ngay nè:


Photobucket