Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 12, 2017

Chuyện lạ về cây đại cổ thụ hơn 400 năm tuổi tại thành phố cảng Hải Phòng

Cây đại cổ thụ trên 400 năm tuổi được công nhận là cây di sản Việt Nam. 

Cây đại có tuổi đời hơn 400 năm được xem là một trong những “báu vật” tại miếu cổ An Đà (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) - một trong những ngôi miếu có dáng vẻ cổ xưa, uy nghi, độc đáo tại thành phố cảng. 

Bà Phan Thị Bình, Ban quản lý di tích miếu An Đà cho biết: Đây là một trong số những cây đại hiếm hoi khó tìm ở Hải Phòng được công nhận là cây Di sản Việt Nam nhờ vẻ đẹp tự nhiên và tuổi đời lâu năm độc đáo.

30 thg 11, 2017

Độc, lạ bánh đúc tàu đất cảng

Quán bà Chuyền khi mở đến lúc đóng đều đông kín khách. Ảnh Lê Tân

Ẩm thực Hải Phòng rất phong phú và có nhiều món ăn độc, lạ mà nơi khác không có, trong đó có món bánh đúc tàu.

Gọi là bánh đúc tàu vì có xuất xứ từ người Trung Quốc và đã có ở Hải Phòng trên dưới 50 năm. Tại Hải Phòng có nhiều chỗ bán bánh đúc tàu như chợ Cố Đạo, khu vực chợ Lương Văn Can, chợ Máy Đá, trước cửa rạp Công Nhân (đều ở quận Ngô Quyền)... Tuy nhiên, nơi bán bánh đúc tàu nổi tiếng nhất và được ưa chuộng nhất là sạp hàng ngồi trên vỉa hè trước của nhà 186 Hai Bà Trưng, quận Lê Chân.

23 thg 10, 2017

Dấu ấn chùa Hang, nơi đầu tiên Đạo Phật du nhập vào nước ta

Chùa Hang hay còn gọi là Cốc Tự (khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn.

Chùa Hang Đồ Sơn vốn là một hang đá núi, nơi đây là một chứng tích quý giá liên hệ đến buổi đầu đạo Phật du nhập vào nước ta.

Theo truyền ngôn, một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc theo thuyền đi truyền bá đạo Phật đã đến cư trú tại hang và mở chùa này. Nhiều nhà nghiên cứu trong nước cho rằng đây là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta.

Chùa Hang được xây dựng từ trước Công nguyên, trước thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, nay thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, Hải Phòng.

21 thg 10, 2017

Tuyệt vời món chả rươi ngày lạnh trời

Bao giờ cũng vậy, hễ cứ tới những ngày lạnh trời của cữ cuối thu chuẩn bị bước sang đầu đông là tiếng rao của những người bán con rươi tươi lại cất lên rộn ràng. 

Tại các thành phố như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa... rươi tươi được bán dạo khá nhiều, ngoài ra còn có không ít các cửa hiệu kinh doanh cá, hải sản cũng kiêm luôn việc bán rươi!

Với miền Nam thì sẽ không nhiều người tường tận con rươi cũng như thưởng thức món chả rươi, nhưng với những người miền Bắc, nhất là những cư dân thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng thì hầu như ai cũng không còn lạ lẫm với con rươi cũng như thường xuyên ăn món chả rươi rán thơm lừng, tuyệt ngon.

Món chả rươi vàng rượm quá ngon mắt. Ảnh: Trịnh Viết Hiệp

11 thg 9, 2017

Vẻ đẹp đảo Long Châu giữa biển khơi

Đảo Long Châu như một bức tranh thiên nhiên hùng vỹ với những ngọn núi cao sừng sững và ngọn hải đăng cao vút, xa xa là vùng biển rộng mênh mông sóng vỗ.

Quần đảo Long Châu là một quần đảo cấu tạo từ đá vôi gồm khoảng trên 30 đảo, đá, bãi ngầm nằm cách Cát Bà 15 km về phía Đông Nam và cách bờ biển Hải Phòng 50 km. Đảo lớn nhất là đảo Long Châu với diện tích khoảng 1 km². 

Vẻ đẹp tựa thiên đường giữa trần thế của đảo Long Châu . Ảnh: Minh Đức 

23 thg 8, 2017

Làng nghề đúc gang Mỹ Đồng

Mỹ Đồng là làng nghề đúc gang nổi tiếng của huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. Ai đến đây cũng sẽ dễ dàng bắt gặp tiếng búa nện chan chát và ánh lửa đỏ hừng hực suốt ngày đêm của các lò nấu gang.

Nghề đúc gang đã xuất hiện ở Mỹ Đồng cách đây hơn nửa thế kỷ. Người đầu tiên làm nghề đúc gang ở Mỹ Đồng là ông Nguyễn Văn Cáu. Ông Cáu đã học được nghề nối lưỡi cày và làm khuôn đúc gang từ những thợ đúc đồng ở Thanh Hóa. Sau khi đã thạo nghề, ông đã đưa nghề đúc gang về quê hương.

Sản phẩm đầu máy bơm nước được đúc bởi người dân làng nghề Mỹ Đồng. 

20 thg 8, 2017

Vịnh Lan Hạ - Vẻ đẹp yên bình đang được khám phá

Vẻ đẹp yên bình và tách biệt của vịnh Lan Hạ tạo nên một sức hút mới lạ và thú vị đối với du khách.

Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long.

6 thg 8, 2017

Những trải nghiệm tuyệt vời về du lịch Hải Phòng

Nếu một lần đến với Hải Phòng, chắc chắn bạn sẽ phải lòng mảnh đất này. Hải Phòng khéo tạo nhớ thương từ phong cảnh, ẩm thực và sự nhiệt thành, mến khách của con người nơi đây.

Thiên nhiên không chỉ ban tặng Hải Phòng những lợi thế về kinh tế biển mà còn những kỳ quan thiên nhiên đẹp nao lòng người. Bởi vậy mà Hải Phòng không chỉ là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc mà còn là trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước. 

26 thg 5, 2017

Làng chài Cái Bèo

Ở quần đảo Cát Bà đã tồn tại một làng chài nhỏ, có di chỉ niên đại cách đây hàng nghìn năm, nay trở thành địa chỉ du lịch khá nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đó là làng chài Cái Bèo...

Làng chài Cái Bèo là nơi sinh sống của 300 hộ dân, hơn 600 nhân khẩu. Nhìn từ xa, vịnh Cái Bèo hiện ra thật đẹp với làn nước màu xanh lục, núi đá nhấp nhô hòa lẫn với màu trời trong xanh. Vẻ thơ mộng của thiên nhiên và cuộc sống nhộn nhịp của làng chài tạo nên một vẻ đẹp hiếm thấy. Trên mặt nước bồng bềnh, làng chài gồm nhiều nhà thuyền kết liền với nhau thành nhóm. Không chỉ có những con thuyền, trên vịnh Cái Bèo còn có những ngôi nhà nổi, kết lại san sát với nhau bằng những lồng bè nuôi cá. Từ nhà này có thể dễ dàng bước sang nhà kia trên một chiếc cầu nhỏ bắc ngang hay trên những thanh lồng.

Làng chài trên vịnh Cái Bèo đẹp như một bức tranh thủy mặc.

1 thg 3, 2017

Biệt thự Bảo Đại bên biển Đồ Sơn

Biệt thự Bảo Đại ở Đồ Sơn là một kiến trúc đẹp có vị trí đắc địa, với tầm nhìn bao quát về phía biển.

Biệt thự Bảo Đại – còn gọi là Lầu Bảo Đại ở Đồ Sơn là một trong những dinh thự của vua Bảo Đại ở nhiều miền trên đất nước, như Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột. Nhưng biệt thự Bảo Đại ở Đồ Sơn là dinh thự duy nhất ở miền Bắc. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử gắn liền với vị vua cuối cùng trong triều đại phong kiến ở Việt Nam.

3 thg 1, 2017

Hồ nước xanh được mệnh danh 'Tuyệt Tình Cốc' ở Hải Phòng

Hồ nước màu xanh độc đáo tọa lạc ở thôn Trại Sơn, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đang là điểm đến thu hút sự quan tâm của nhiều phượt thủ. 

Xuất phát từ một vài hình ảnh được chia sẻ trên một nhóm phượt uy tín, hồ nước màu xanh ở thôn Trại Sơn, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng bỗng dưng trở nên nổi tiếng và được rất nhiều người mê xê dịch tìm đến để “sống ảo”. 

Hồ Cổ Yếm với màu nước xanh ngọc bích đẹp mắt. 

14 thg 9, 2016

Lan Hạ - những ngày rực rỡ

Ngủ đêm trên bè hải quân, đạp xe khám phá làng chài Việt Hải... Bỏ qua Cát Bà với sự quá tải ngột ngạt, ít người có thể ngờ rằng có một hành trình thú vị đợi mình trên vịnh Lan Hạ. 

Du khách chèo thuyền kayak trên vịnh Lan Hạ - Ảnh: ĐỨC HÙNG 

Đã có kinh nghiệm sau lần trekking xuyên rừng quốc gia Cát Bà vào làng chài Việt Hải, chúng tôi nhanh chóng chốt được lộ trình di chuyển Hà Nội - Hải Phòng bằng xe chất lượng cao, lúc nào cũng có tại bến xe phía bắc (Lương Yên, Gia Lâm).

12 thg 9, 2016

Kỳ bí Động Trung Trang

Cách thị trấn Cát Bà (huyện đảo Cát Hải, Tp. Hải Phòng) 15 km, Động Trung Trang có vẻ đẹp bí ẩn do sự kiến tạo của thiên nhiên cộng với huyền tích lịch sử đã thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm.

Được các nhà khảo cổ học Việt - Pháp phát hiện năm 1938, động Trung Trang với chiều dài 300m xuyên qua núi, bao quanh bởi những thảm thực vật phong phú và đa dạng tạo nên không khí trong lành cho du khách tham quan. Ngay từ cửa động, du khách đã thấy hình khối của một nàng tiên cá mặc bộ áo xiêm cúi chào quý khách đến với hành trình khám phá đầy thú vị.

Do bị nước mưa ngấm và chảy qua những khe đá xuống lòng động nên Động Trung Trang xuất hiện khá nhiều những măng đá đẹp. Theo nghiên cứu của những nhà khoa học, những lớp nhũ đá, măng đá nơi đây có độ tuổi khoảng 6 triệu năm. Đặc biệt trong động còn có những trụ đá được tạo nên khi nhũ đá và măng đá gặp nhau mà khi dùng tay vỗ vào sẽ nghe thấy âm thanh vang lên giống như những bản nhạc.

Động Trung Trang có lối vào và lối ra khác nhau với chiều dài 300m xuyên qua núi.

1 thg 9, 2016

5 món hải sản phải thử khi đến Cát Bà

Không chỉ khiến du khách ngây ngất bởi phong cảnh đẹp, đảo Cát Bà còn hấp dẫn bởi những món “ăn một lần là nhớ mãi”.
Bún tôm

Nếu bánh đa cua là đặc sản Hải Phòng thì khi nhắc đến Cát Bà không ai có thể quên được món bún tôm. Tôm biển nguyên con, bóc vỏ và xào tới khi săn thịt. Bún bày ra bát, thêm vài con tôm, lát chả cá, chả lá lốt vàng ươm, ít dọc mùng thái lát, nhúm hành răm, thì là rồi mới chan nước ngọt lừ ninh từ xương.

Bát bún đầy ăm ắp tôm tươi, ăn vừa ngon, lại ngọt, đủ no bụng cho bữa sáng trên biển. Ảnh: Haiphongaz. 

8 thg 8, 2016

Quán bánh cuốn lâu năm đắt khách tại Hải Phòng

Ngoài bánh đa cua, bánh mì cay, bún cá, Hải Phòng còn có đặc sản bánh cuốn ruốc.

Món ăn giản dị này phổ biến ở miền bắc, nhưng ở mỗi vùng bánh có hương vị khác nhau. Một trong những hàng bánh cuốn lâu năm được nhiều thực khách biết đến là bánh cuốn bà Bảy nằm cuối con phố Cát Cụt. Quán nổi tiếng vì bánh chất lượng và giá cao gấp rưỡi nơi khác.

Vì lý do giá cả mà quán khá kén khách, tuy nhiên đây vẫn là địa chỉ đông khách mấy chục năm qua. Ảnh: An Hạ 

31 thg 7, 2016

Thăm Đền Nghè- nơi thờ nữ tướng Lê Chân

Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân - người đã lập nhiều chiến công giúp Hai Bà Trưng chống lại sự xâm lược của quân Đông Hán, thế kỷ I.

Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh. Vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay.

2 thg 7, 2016

12 trải nghiệm 'phải thử' khi du lịch Cát Bà

Chưa thể gọi là đến Cát Bà nếu bạn chưa từng thăm vịnh Lan Hạ, chèo kayak, khám phá vườn quốc gia hay cắm trại ở một bãi biển hoang sơ.

Cát Bà là hòn đảo đẹp nhất ở Hải Phòng, với Vịnh Lan Hạ vào danh sách một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh. Ở đây có những bãi biển nước trong xanh, cánh rừng già, các ngôi làng chài cổ nhất Việt Nam vẫn còn sót lại tới tận bây giờ. Hòn đảo này xứng đáng là điểm đến kế tiếp của bạn vào mùa hè này. 

Một bãi san hô nơi du khách có thể lặn biển thỏa thích. Ảnh: Trần Việt Anh 

21 thg 6, 2016

Ghé thăm làng tạc tượng truyền thần độc đáo nhất Việt Nam

Tôi theo chân nhóm Đình làng Việt đi điền dã đến các di tích đình, đền và chùa cổ trên đất Hải Phòng và có cơ hội ghé thăm làng mộc thôn Bảo Hà nổi tiếng của thành phố hoa phượng đỏ.

Tượng Linh Lang đại vương (giữa) và hệ thống tượng trong miếu Bảo Hà. 

Chúng tôi đến miếu Bảo Hà (hay miếu Cả) nằm trên địa phận ba thôn Bảo Động, Hà Cầu và Mai An của xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, nơi lưu giữ nhiều bức tượng gỗ quý hiếm với phong cách tạc tượng độc đáo của nghệ nhân Vĩnh Bảo. Đặc biệt trong miếu có thờ tượng Linh Lang đại vương, được dân quanh vùng coi là báu vật. Bức tượng được tạc với tư thế ngồi trên ngai, tay cầm văn tự có thể chuyển động, có thể đứng lên một cách nhẹ nhàng rồi lại từ từ ngồi xuống.

18 thg 5, 2016

Chợ Hàng - nét sinh hoạt thú vị của người Hải Phòng

Chợ Hàng là một nét sinh hoạt đời sống rất riêng và thú vị của người dân thành phố Hải Phòng.

Có thể nói đây là chợ quê, bởi nó được họp theo phiên - sáng chủ nhật hàng tuần; và cung cách sinh hoạt, hàng hoá, cách thức mua bán cũng rất… quê. Chỉ có điều chợ quê này được họp ngay ở phố, trong lòng thành phố. Đó là chợ Dư Hàng Kênh - hay vẫn thường được gọi là chợ Hàng,thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng.

16 thg 5, 2016

Những món ngon bổ rẻ ở Hải Phòng

Dạo một vòng quanh thành phố hoa phượng đỏ để thưởng thức giá bể xào cay, bánh đúc tàu trắng mượt… bạn sẽ thấy thêm yêu mảnh đất thân thiện này.

Dưới đây là những gợi ý quen mà lạ dành cho du khách muốn khám phá ẩm thực thành phố Hải Phòng.

Bánh mì cay

Đứng dầu danh sách chính là món bánh mì cay danh bất hư truyền. Dù món ăn này đã “phủ sóng” tới mọi ngõ ngách trên dải đất hình chữ S, thưởng thức bánh mì cay chuẩn vị ngay tại thành phố Hải Phòng vẫn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ. 

Những tiệm bánh mì cay đắt khách thường là ở vỉa hè.