Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 1, 2018

“Ứng xử” với Mo Mường cần phải cẩn trọng

Mo Mường là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan độc đáo của dân tộc Mường, hàm chứa nhiều ý nghĩa giáo dục đối với cộng đồng. Thế nhưng di sản văn hóa phi vật thể này đang đứng trước nguy cơ mai một do sự tác động của văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. 

Mo Mường- di sản sử thi dân gian

Ông Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL)tỉnh Hòa Bình cho biết, năm 2016, tỉnh Hòa Bình có 2 di sản văn hóa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là Nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường.

Trong đời sống sinh hoạt văn hóa, người Mường thường sử dụng Mo để thực hành nghi lễ. Qua khảo sát của Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình cho thấy, có tổng số 23 nghi lễ được thực hiện có sử dụng Mo. Vai trò của ông Mo gắn liền với vòng đời của con người: từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông Mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Khi đau yếu, lạc vía, Mo làm vía mụ sao cho trẻ được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh. Tuổi trưởng thành, khi đau yếu, mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. Vai trò của ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an... Đến tuổi già sức cạn, mo làm lễ kéo si mong cho sức khỏe, minh mẫn, sống lâu cho con cháu được nhờ. Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường Trời, ông Mo đóng vai trò là cầu nối tiễn hồn người chết sang thế giới bên kia.

Trong nghi lễ thực hành Mo Mường thường xuất hiện âm thanh của chiêng Mường. 

19 thg 12, 2017

Học làm giấy dó ở Hòa Bình

Nghề làm giấy dó ở Hòa Bình đã có từ rất lâu. Theo bà con dân tộc Mường kể lại đây là nghề cha truyền con nối. Xưa kia, giấy dó ở đây làm ra để làm sắc phong, in sách, văn khấn… Hiện nay, du lịch về làng giấy dó Suối Cỏ, Hòa Bình là một trải nghiệm hoàn toàn mới giúp du khách hiểu rõ hơn về nghề thủ công truyền thống của người dân nơi đây. 

Vào năm 2013, bắt nguồn từ tình yêu với giấy dó, sự tâm huyết đối với việc bảo tồn và gìn giữ văn hóa dân tộc cùng với thực trạng đáng buồn khi mà nghề làm giấy dó đang dần mai một do không có thị trường cho sản phẩm giấy dó thủ công đã thôi thúc chị Trần Hồng Nhung và nhóm cộng tác viên khởi dựng dự án Zó Project với mong muốn bảo tồn và phát triển làng nghề giấy thủ công truyền thống của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.

Trong Zó Project, việc cho mọi người tận mắt khám phá phương pháp làm giấy dó thủ công là một yếu tốt rất quan trọng để phát triển làng nghề bền vững. Ngay từ khi thành lập, Zó Project đã cho mở những hành trình du lịch về làng giấy dó Suối Cỏ, Hòa Bình (Chủ nhật hàng tuần) và thu hút rất đông du khách tới tham gia.

Cây Dướng nguyên liệu làm ra giấy dó của người Mường.

13 thg 11, 2017

Da trâu gác bếp - món ăn lạ lùng của Hòa Bình

Nói tới các món ăn từ trâu, thường người ta chỉ nghĩ tới thịt trâu tươi hoặc thịt trâu gác bếp,… Nhưng chẳng mấy ai biết rằng, da trâu cũng được coi là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Nếu có dịp được thưởng thức canh da trâu hay nộm da trâu, chắc hẳn thực khách nào cũng thốt lên lời khen ngợi.

Chính bởi đặc điểm dai, cứng và đanh, nên da trâu thường được biết đến là nguyên liệu làm mặt trống. Thế nhưng, qua bàn tay chế biến khéo léo của người Mường, da trâu lại có vị giòn, đậm đà rất ngon.

Sau khi làm thịt những chú trâu, bà con người Mường thường giữ lại phần da, làm sạch lông rồi xiên vào que và treo lên gác bếp. Miếng da trâu được hun khói trong vài tháng, bám màu khói của các loại củi gỗ nên đen sì, cứng và khô. Thoạt đầu, nhìn những miếng da trâu gác bếp ấy, chẳng ai nghĩ đó lại là đặc sản của vùng cao. 

Tuy được gác trong bếp nhiều tháng nhưng da trâu vẫn giữ được vị đặc trưng. 

19 thg 6, 2017

Mê đắm bên dòng Đà Giang

Khi chảy qua vùng rừng núi hoang sơ, Đà Giang - con sông hung dữ nhất Tây Bắc - đã tạo ra nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, một số đấy là vùng sơn thủy nguyên sơ, tuyệt đẹp thuộc cung đường Ba Khan - Tân Mai - Phúc Sạn (huyện Mai Châu, Hòa Bình). 

Dòng Đà Giang xanh biếc với nhiều hòn đảo nổi lên giữa mặt nước - Ảnh: H.DƯƠNG 

Với những nếp nhà sàn, nét văn hóa, ẩm thực độc đáo của người Mường cùng cuộc sống thanh bình tại đây đã làm cho không ít du khách không muốn rời đi khi đặt chân đến.

17 thg 6, 2017

Tục đắp bếp mới của người Mường

Tộc người Mường ví bếp lửa như linh hồn trong ngôi nhà sàn, là nơi giữ lửa và bảo vệ con người nên tục đắp bếp trước khi vào ở một ngôi nhà mới được tổ chức rất cầu kỳ với nhiều nghi lễ huyền bí. 
Mường là tộc người sinh sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1,2 triệu người.
 Đến thăm những bản làng của đồng bào Mường có thể thấy những ngôi nhà sàn truyền thống có không gian thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi cho việc sinh hoạt gia đình. Trong nhà có hai bếp lửa đặt ở hai gian khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán sinh hoạt của người dân. Những chiếc bếp lửa đó là một không gian văn hóa đặc sắc cả về phương diện vật chất cũng như tinh thần được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Cùng là bếp lửa, hoàn toàn giống nhau về cấu tạo và cách bố trí nhưng công năng sử dụng của mỗi bếp lại khác nhau. Một bếp ở gian trong được gọi là bếp đàn bà, dùng để đun nấu thức ăn, nấu nướng chính trong gia đình. Một bếp được bố trí ở gian ngoài, gần cầu thang đi lên có kích thước nhỏ hơn, người Mường gọi đó là bếp đàn ông, để đàn ông trong nhà ngồi ở đó tiếp khách mỗi khi có khách đến chơi nhà.

25 thg 5, 2017

Xóm Ải - Nơi lưu giữ ký ức bản Mường

Xóm Ải (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) có trên 80 nóc nhà sàn nằm ven các sườn đồi trong thung lũng Mường Bi rộng lớn. Người dân xóm Ải nồng hậu, mến khách luôn chờ đón những du khách đến thăm quê hương mình để giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh đẹp đất Mường cổ này.

Đất Mường cổ


Đi qua cây cầu nhỏ bắc ngang dòng suối Ải là tới xóm Ải. Bao quanh là những đồi bát úp, phía trước là những thửa ruộng bậc thang trồng lúa nước, phía sau là các triền đồi thấp, những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường thấp thoáng sau những rặng tre, tán cây ăn quả. Khi nói về quê hương bản quán của mình, ông Bùi Văn Dựng, trưởng xóm Ải không giấu nổi niềm tự hào. Ông bảo, trong bốn vùng Mường rộng lớn xưa: Bi, Vang, Thàng, Động thì Mường Bi là vùng đứng đầu tiên, được coi là quê hương của nhiều ngành Mường ở Việt Nam, thậm chí coi như đất tổ, lấy văn hóa Mường Bi như là chuẩn mực để so sánh và làm theo.

Giới thiệu món ăn đặc trưng tới du khách.

14 thg 5, 2017

Độc đáo tục làm nhà cho người chết

Trong quan niệm của người Thái (huyện Mai Châu, Hòa Bình) thì người chết chỉ là chuyển từ thế giới bên này sang thế giới bên kia.

Vậy nên, người chết cũng phải được chia của cải, tiền bạc và dựng nhà để tiếp tục “sống”. Bao đời nay, nét văn hóa đặc biệt ấy của người Thái được duy trì như một thứ tài sản vô giá.

Cả làng ủng hộ vật chất và tinh thần cho gia đình người quá cố

Mỗi dân tộc, vùng miền lại có một quan niệm, nét văn hóa độc đáo riêng của mình. Đối với đồng bào dân tộc Thái, khi người ta chết đi tức là sẽ tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia.

Khi đưa tiễn người mất về với “Mường trời”, việc quan trọng bậc nhất phải làm nhà mồ giống hệt như nhà khi còn sống. Với họ, dù chết đi thì vẫn phải được đối xử công bằng. Có làm như vậy mới thể hiện sự thành kính, người sống sẽ được phù hộ, gia đình làm ăn phát đạt.

2 thg 3, 2017

Độc đáo lễ cúng Vía của người Mường

Từ xa xưa, trong tín ngưỡng của người Mường Hòa Bình đã tồn tại tục cúng vía đầu năm. Đây là một phong tục mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 

Quan niệm về vía của đồng bào Mường

Tập quán sinh sống của người Mường thường ở theo các chòm núi, hoặc ven các bìa rừng nơi có các con sông, con suối. Họ sống gần gũi với thiên nhiên nên cũng sớm hình thành cho mình các hình thái sinh hoạt văn hóa khác nhau. Và cứ từ đời này sang đời khác, các giá trị văn hóa của dân tộc luôn được họ giữ gìn, nâng niu.

Trong vô số các phong tục của đồng bào, tục cúng vía là một trong những phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người tìm về cội nguồn. Người Mường họ tin vào những điều “siêu nhiêu”, tin vào sức mạnh của thần linh. Nếu hồn vía bị lưu lạc thì thầy Mo sẽ là người có quyền năng, đứng trước cửa nhà để gọi về. 

Mâm cúng trong lễ "Vía" của đồng bào Mường. 

14 thg 2, 2017

Lễ hội sắc bùa ngày Tết của người Mường

Lễ hội sắc bùa thực chất là một loại hình xướng dân gian của dân tộc Mường, đi kèm với một số nghi lễ cầu mong năm mới phát tài, đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, mọi người đều khoẻ mạnh, may mắn. 

Với người Mường, đặc biệt là người Mường ở Hòa Bình thì lễ hội hát sắc bùa (tức là xách cồng) là một lễ hội lớn, là di sản văn hóa quan trọng được tổ chức hàng năm vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mường.

“Phường bùa”, tên gọi của tổ chức những người hát sắc bùa, thường có từ 12 người trở lên, đều là những người biết đánh cồng chiêng và biết hát những bài thường (điệu hát dân gian dân tộc Mường). Lễ hội được tổ chức từ mùng Một Tết và thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày. 

13 thg 2, 2017

'Miền tuyết trắng' để sống ảo ngay gần Hà Nội

Một màu trắng xóa phủ khắp con đèo, tựa như tuyết tạo nên cảnh tượng độc đáo, ẩn hiện trong sương mù.

Đèo Thung Khe hay còn được gọi là đèo Đá Trắng được giới phượt thủ miền Bắc rất yêu thích và không thể bỏ lỡ khi du xuân đến Mai Châu, Mộc Châu. Đèo thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội tầm 100 km, không quá xa nên khá ổn cho những tay lái vững muốn chinh phục. Ảnh: hatoet86 

25 thg 12, 2016

Nhà lợp lá cọ ở Hòa Bình nhận hai giải kiến trúc tại Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình ở Hòa Bình còn đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt (New York, Mỹ, ngày 25/10). 

7 thg 9, 2016

Rong chơi cửa ngàn

Tháng 7 âm lịch, hồ sông Đà (Hòa Bình) nước chưa dâng. Ba tầng nước, đất đá dựng và rừng như câu hát văn “lô xô đá mọc đầu nguồn”. Vãn cảnh, viếng đền Mẫu thác Bờ cũng là dịp “rong chơi cửa ngàn”. 

Bến thuyền du lịch dưới chân đền Chúa - Ảnh: NINH NGUYỄN 

Từ giờ đến hết mùa mưa, hồ Hòa Bình sẽ dâng nước dần lên. Trong những ngày tháng bảy âm lịch có nhiều đoàn hầu bóng tứ phủ hành hương về đền Chúa, đền Cô trong lòng hồ.

Dạo trên lòng hồ Hòa Bình từ bến thuyền du lịch sẽ bắt gặp những cảnh đẹp chuyển động trong mắt. Lẩn khuất trong những cánh rừng xanh um là những nhà sàn của bà con bản địa.

14 thg 8, 2016

Một ngày yên bình với thác Mu

Nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông (huyện Tân Lạc, Hòa Bình), Thác Mu là một điểm đến hoang sơ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho những người thích khám phá. 

Thác Mu hoang sơ ẩn mình giữa núi rừng - Ảnh: V.N.A. 

Từ Hà Nội có hai hướng đường chính để tiếp cận KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Chúng tôi quyết định đi bằng đường Hòa Bình - Mường Khến - Vụ Bản vào thác Mu và về Hà Nội bằng đường mòn Hồ Chí Minh.

10 thg 8, 2016

Cá nướng thưởng thức tại chỗ ở Thung Nai

Cá ngão, cá lăng, cá chép, cá mè, cá măng, cá trắm, cá thiểu,..sống trong lòng hồ sông Đà được nướng, hun khói tại chỗ nóng hổi.

Thung Nai nằm lọt thỏm trong lòng hồ sông Đà thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Tập quán sinh hoạt khiến đồng bào trong lòng hồ đánh bắt cá tôm hàng ngày làm thức ăn. Để sử dụng món ăn được lâu, người Mường nghĩ ra cách hun khói và nướng cá để ăn quanh năm. 

24 thg 7, 2016

Say lòng vẻ đẹp kỳ thú của động Đá Bạc Hòa Bình

Cách Hà Nội không xa, có một địa danh với nét đẹp độc đáo ví như bồng lai tiên cảnh, gắn với truyền thuyết tiên giáng trần và linh thiêng với loài hoa Ưu Đàm ngàn năm nở một lần mang tên động Đá Bạc Hòa Bình. 

Vào năm 1990, một người dân địa phương đã phát hiện ra động Đá Bạc. Động dài khoảng 70m với tầng tầng lớp lớp các cung phòng nhỏ nằm sâu bên trong. Nơi rộng nhất của động là 22m, nơi cao nhất là 15m.

Với nét đẹp kỳ thú, độc đáo, động Đá Bạc tọa lạc trong lòng núi Cóc thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống điểm du lịch ở Hòa Bình, thu hút đông đảo du khách tham quan. 

Động Đá Bạc nằm trong lòng núi Cóc, ẩn mình giữa đại ngàn Lương Sơn, Hoà Bình. 

Ốc Mai Châu - món quà ngày hè từ núi rừng

Những ai từng đến Mai Châu hay các vùng nhiều người Thái sinh sống, hẳn đã một lần nghe đến món ốc núi hấp chấm mắm gừng. 

Từ lâu, huyện vùng cao Mai Châu của tỉnh Hòa Bình đã trở thành một điểm sáng của du lịch cộng đồng miền Bắc, nơi du khách được sống trọn vẹn những ngày nghỉ giữa làng bản của đồng bào Thái. Ở các bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Bước của Mai Châu, đừng quên trải nghiệm những món ăn đã trở thành kinh điển trong văn hóa ẩm thực của dân tộc này. 

Ốc núi là một nét đặc biệt của Mai Châu. Ảnh: Dân Việt 

23 thg 7, 2016

Mùa hồng bì - đi qua thương nhớ

Chúng tôi đến đó đúng vào mùa hồng bì. Có lẽ đó cũng là những chùm hồng bì ngon nhất trong cuộc đời tôi từng thưởng thức. Những chùm quả ngọt ngào như tình cảm đôi vợ chồng bên suối Mu dành cho khách đường xa. 

Mùa hồng bì mới hái - Ảnh: Băng Giang 

Hủy lên hủy xuống chương trình Ngọc Sơn - Ngổ Luông với câu lạc bộ xe Dirtbike, đến phút cuối cùng lại vẫn có cơ hội khoác balô lên đường. Quá lâu mới lại có một chuyến đi với những người lạ, phần nhiều là ít quen. Như một chuyến đi tìm về quá khứ, về một thời ta đã từng đi.

18 thg 7, 2016

Bản Lác - Mai Châu

Những năm gần đây Bản Lác - Mai Châu hình như không còn hấp dẫn nữa với khách du lịch, bởi đó là địa danh đã quá quen thuộc và hình thành cũng đã lâu. 

Bản Lác nhìn từ trên cao - Ảnh: Phạm Tô Chiêm 

Có thể gọi nơi này là trung tâm du lịch của huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình, bởi xung quanh bản Lác còn có khá nhiều điểm du lịch khác đang hình thành như bản Văn - cách bản Lác khoảng 2km, đi bộ hoặc đi xe đạp vòng quanh các bản làng: bản Pom Coong, bản Nhót... hoặc có thể thăm Hang Chiều, Hang Mỏ Luông...

2 thg 7, 2016

Về xứ Mường thưởng thức món sườn trâu om lá lồm

Nhắc đến văn hóa ẩm thực Mường, người ta thường nghĩ ngay đến những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc như “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui...” hay các loại rau rừng, quả dại. 

Món sườn trâu non om lá lồm thơm ngon, lạ miệng của người Mường ở Lạc Sơn, Hòa Bình - Ảnh: THANH SƠN THỦY 

Cũng giống như món cơm nếp đồ, trong mâm cỗ của mỗi gia đình người Mường dịp lễ, tết không bao giờ thiếu món thịt trâu.

25 thg 6, 2016

Ẩm thực Mai Châu: Đâu chỉ thơm nếp xôi

Từ lâu rồi huyện vùng cao Mai Châu của tỉnh Hòa Bình đã trở thành một điểm sáng của du lịch cộng đồng miền Bắc, nơi du khách được sống trọn vẹn những ngày nghỉ giữa làng bản của đồng bào Thái.


Ở các bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Bước của Mai Châu, sau những thời khắc hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, sinh hoạt với cộng đồng bản địa, du khách còn được thưởng thức những bữa ăn ngon, sạch và lạ miệng, với cách nấu nướng chế biến đặc trưng của người Thái.