Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 12, 2021

Lộc Hà có bún Đại Lự - vừa dai sợi vừa thơm ngon

Từ bao đời nay, người dân thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã gắn bó với nghề làm bún truyền thống. Nghề làm bún đã tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát triển...

Chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn Đại Lự (xã Hồng Lộc) chuẩn bị đưa sản phẩm của quê hương đến với người tiêu dùng.

Để chuẩn bị cho phiên chợ chiều, từ lúc 9h sáng, chị Nguyễn Thị Hiền đã phải gấp rút ngâm gạo, nghiền ướt mịn, làm ráo, nhào, ép đùn... để 2h chiều kịp đến cơ sở của anh Đặng Đỉnh lọc bột, làm sợi, hấp chín (sản phẩm cuối cùng).

3 thg 12, 2021

Đình Hội Thống - ngôi đình cổ xưa ở Hà Tĩnh

Được khởi công xây dựng vào năm 1659, hoàn thành vào năm 1660, dưới triều Lê Thần Tông, đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất ở Nghệ Tĩnh.

Mặt trước đình Hội Thống nhìn ra cầu Cửa Hội.

Cách TP Hà Tĩnh 61 km về phía Đông - Bắc, đình Hội Thống ngoảnh mặt hướng Tây, kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (chữ Hán) gồm 2 tòa chính là nội tẩm và bái đường. Hai đầu là lầu chuông, gác trống. Tại tòa nội tẩm đặt bài vị thần Thành Hoàng, chính giữa có bức hoành phi ghi 4 chữ Hán: “Xuân - Đài - Thọ - Vực”. Đình Hội Thống nằm trên khuôn viên rộng 2.500 m², tại làng Hội Thống (nay là xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

2 thg 12, 2021

Hà Tĩnh: Phát hiện tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn

Tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn có niên đại thời vua Tự Đức năm thứ 33 (1880) được phát hiện tại nhà thờ Phúc Sơn ở thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh…

Ông Nguyễn Trí Sơn - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa qua, trong quá trình khảo cứu hệ thống các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện Đức Thọ, các nhà nghiên cứu lịch sử đã phát hiện tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn, có niên đại thời vua Tự Đức năm thứ 33 (1880) tại nhà thờ Phúc Sơn ở thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Tấm bia đá cổ thời Nguyễn được phát hiện tại nhà thờ Phúc Sơn, thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Rạng danh dòng họ Nguyễn ở làng Mật Thôn

Xưa kia, vùng Mật Thôn thuộc tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, đến triều Khải Định (1916-1925) thì chuyển về huyện Thiên Lộc. Mật Thôn nay là làng Mật Thiết, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), nổi tiếng có nhiều người học giỏi và đỗ đạt cao.

Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

1 thg 12, 2021

'Cổng trời' hơn trăm năm tuổi trên đỉnh Đèo Ngang


Cổng trời trên đỉnh Đèo Ngang được xây dựng từ thời Minh Mạng, trải qua thời gian dài nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính.

27 thg 11, 2021

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa làm bằng gỗ lim ở Hà Tĩnh

Ngôi chùa Trúc Lâm Thanh Lương được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với lối kiến trúc 'nội công ngoại quốc'.

Chùa Trúc Lâm Thanh Lương (thuộc xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà) trước đây hay gọi là Thanh Quang Tự. Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê.

4 thg 11, 2021

Bí mật lịch sử của chùa Am, Hà Tĩnh

Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi bờ cõi, hoàng hậu Bạch Ngọc vào chùa Am tu hành. Ngày ngày bà tụng kinh niệm Phật cầu cho quốc thái dân an, vong linh các tử sĩ được siêu thoát...

Tọa lạc tại xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, chùa Am là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất khu vực Băc Trung Bộ. Chùa được khởi dựng từ đầu thế kỷ 15, có lịch sử gắn liền với cuộc đời hoàng hậu Bạch Ngọc, một vị hoàng hậu cuối thời Trần.

2 thg 11, 2021

Hấp dẫn ngô, khoai nướng vỉa hè Thành Sen những đêm đầu đông

Thưởng thức món ngô nướng, khoai nướng ở các quán nước vỉa hè đang là thú vui ẩm thực trong đêm đầu đông se lạnh của người dân thành phố Hà Tĩnh.

Từ 7h tối, trên nhiều tuyến phố như: Trần Phú, Nguyễn Công Trứ, Xuân Diệu… nhiều hàng ngô, khoai nướng bên vỉa hè bắt đầu “đỏ lửa”.

4 thg 10, 2021

Bình yên Chùa Đá

Nằm ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), chùa Đá (Thạch Động tự) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng trong vùng.

Theo lịch sử ghi chép lại, thời xa xưa, chùa Đá có tên là “Huyền Lâm tự”. Sau khi chùa Huyền Lâm đổ nát, chùa xây mới đặt lại tên là Thạch Động tự (chùa Đá). Đây là ngôi chùa lớn nhất vùng Tây Bắc của huyện La Sơn cũ (huyện Đức Thọ ngày nay), có lịch sử hơn 600 năm.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chùa nằm trong khu vực trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ và bị phá hủy. Những năm gần đây, dự án trùng tu, phục dựng chùa Đá đã được triển khai thực hiện với sự phát tâm, công sức Nhân dân và phật tử khắp mọi miền đất nước.

Ngày 28/2/2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 732/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với chùa Đá.

Chùa Đá rộng 3.200 m², nằm trên địa phận thôn Châu Linh, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

1 thg 10, 2021

Cụm di tích in dấu vua Hàm Nghi

Thành Sơn Phòng, đền Công Đồng và đền Trần Lâm tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, là nơi vua Hàm Nghi từng đóng quân, ban tặng nhiều bảo vật.


Ba công trình được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng cụm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2001.

Trên ảnh là đền thờ vua Hàm Nghi nằm trong khuôn viên thành Sơn Phòng, xã Phú Gia. Trong thành có hai con voi đá trước cửa đền, bao quanh là hệ thống sân, tường bao, cây xanh, đèn chiếu sáng...

23 thg 8, 2021

Ngày thu, thăm lại làng cổ Tiên Điền ở Hà Tĩnh

Mỗi lần đến Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), tôi lại có một cảm thức khác nhau. Lần này bằng cách khai mở những trầm tích văn hóa, tôi suy nghĩ đến khởi nguồn đã làm nên miền đất này.

Không gian rợp bóng cây xanh trước cổng vào Khu di tích Nguyễn Du

Mùa thu ở Tiên Điền không nhuốm màu “quan san” từ những rừng phong như trong câu Kiều của Nguyễn Du. Điểm tô khí thu trên vùng quê nông thôn mới đang bừng sáng là chút tĩnh lặng đầy thi vị của hàng liễu xanh rũ bóng xuống dòng kênh phẳng lặng trước khu di tích đại thi hào.

Trong căn phòng làm việc chất đầy những tư liệu nghiên cứu về Tiên Điền, dòng họ Nguyễn và tác gia Truyện Kiều, ông Hồ Bách Khoa - Trưởng ban Quản lý di tích Nguyễn Du pha ấm trà Ô Long mời khách. Ngày dịch, khu di tích vắng người đến, hương trà thơm lan ra khắp căn phòng. Đối ẩm với tôi lúc này không phải là một người quản lý hành chính di tích, mà là một người yêu văn hóa, say mê nghiên cứu những giá trị lịch sử.

13 thg 8, 2021

Dưới mái Bắc Đèo Ngang


Chúng tôi đã nhiều lần đến Đèo Ngang theo cách ấy - vào những buổi chiều tà, như năm xưa Bà Huyện Thanh Quan từng đi qua. Như thế, chúng tôi mới cảm nhận được đầy đủ nhất niềm tin tưởng, tự hào về những đổi thay của vùng đất nổi tiếng nghèo đói năm xưa.

Đèo Ngang - dải đất chót cuối của Hà Tĩnh, từ xa xưa đã luôn gợi nhiều xúc cảm. Nằm trên dải núi Hoành Sơn (thuộc dãy Trường Sơn) đâm ngang ra biển Đông nên trong những cuộc chiến chinh, Đèo Ngang trở thành biên trấn vững chãi. Mái Bắc Đèo Ngang là vùng đất thuộc huyện Kỳ Hoa xưa; sau nhiều lần tách nhập địa giới hành chính, đến năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên huyện Kỳ Hoa thành huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Hồng Lĩnh - nối mạch đất thiêng

Nếu nói Hà Tĩnh là đất cổ Việt Thường thì vùng đất thuộc Minh Giang, Kẻ Treo, Kẻ Bấn, Kẻ Vọt xưa, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) ngày nay là trung tâm của vùng đất ấy. Theo hành trình phát triển của lịch sử, nhất là sau 30 năm tái lập tỉnh, vùng đất này đã có những bước chuyển to lớn.

Một góc thị xã Hồng Lĩnh ngày nay

4 thg 8, 2021

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh nằm trên con đường mang tên ông bên dòng sông nhỏ ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Nhà lưu niệm Nguyễn Phan Chánh nằm trên mảnh đất của chính gia đình danh họa - nơi trước đây được gọi bằng cái tên “Đào Mai Trang”.

2 thg 8, 2021

Liên Thành, dấu xưa còn đó...


Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh trong bài viết “Tỉnh thành Hà Tĩnh” đăng trên Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh số 116, tháng 3/2008 đã viết: “Tháng mười năm Tân Mão, Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà vua chuẩn cho bỏ trấn, chia đặt các tỉnh. Lấy hai phủ Hà Hoa, Đức Thọ gồm sáu huyện: Thạch Hà, Kỳ Hoa, Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn lập thành tỉnh mới Hà Tĩnh. Trong buổi sơ thiết, tỉnh đường tạm đặt tại xã Đại Nài, phủ Hà Hoa. Vào tháng Giêng năm Quý Tỵ (1833), tỉnh thành mới được khởi công xây đắp”. Sách Đại Nam thực lục chính biên - Đệ nhị kỷ ghi: “Tổng đốc, tuần phủ cùng với giám thành chọn được xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà địa thế cao ráo, rộng rãi, đằng trước có núi Cảm Sơn, lại có một dải sông dài chảy quanh phía trước, vòng sang bên tả, trên nối với sông Nại Giang, dưới chảy ra Cửa Sót. Đó là một khu đất đẹp. Họ bèn xin đóng tỉnh thành ở đây…”.

31 thg 7, 2021

Ngôi đền 500 tuổi bên sông Ngàn Phố

Đền Trúc nằm bên bờ sông Ngàn Phố, xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, thờ hai dũng tướng thời vua Lê Lợi là Trần Lệ và Trần Đạt.


Đền Trúc được xây dựng vào thế kỷ 16 trên khu đất rộng hàng nghìn m2 ở thôn Tân Hồ, xã Sơn Tân, nay là xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn. Đền thờ Trần Lệ và Trần Đạt, hai dũng tướng thời vua Lê Lợi.

Đền nằm bên bờ sông Ngàn Phố. Sông có tên khác là sông Phố, là phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn. Con sông là một danh thắng nổi tiếng của Hà Tĩnh, từng đi vào thơ ca, nhạc họa.

16 thg 6, 2021

Xuôi dòng Kẻ Gỗ…

Hồ Kẻ Gỗ là công trình đại thủy nông có dung tích lớn thứ hai trên địa bàn Hà Tĩnh, song lại có hệ thống kênh dài nhất tỉnh. Vào mùa gieo cấy, con nước từ đại công trình ùa theo những dòng kênh uốn lượn qua hàng chục làng mạc, tưới mát hàng chục ngàn héc-ta cây trồng…

9 thg 5, 2021

Ngắm những cổ vật đặc sắc được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh

Có tuổi đời hàng trăm, hàng nghìn năm, mỗi cổ vật quý đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh đều mang trong mình câu chuyện về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất núi Hồng sông La.

Những bộ trang sức bằng gốm (ảnh 1), vật dụng bằng đá (ảnh 3), bộ hài cốt của người Việt cổ (ảnh 2) được phát hiện tại xã Thạch Lạc (Thạch Hà) có niên đại hơn 4.400 năm; những vật dụng bằng sắt, đồng (ảnh 4) sử dụng trong sinh hoạt của con người thời văn hóa Sa Huỳnh tại di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (xã Xuân Viên, Nghi Xuân)..., tất cả đã chứng minh trên mảnh đất Hà Tĩnh hàng nghìn năm trước, con người đã “an cư, lạc nghiệp”

Có gì trong món phở dê bát đá đang “gây sốt” tại TP Hà Tĩnh

Với cách biến tấu mới lạ, hấp dẫn, giờ đây thực khách có thể tự nhúng những miếng thịt dê núi Hương Sơn cùng các nguyên liệu vào tô phở bát đá đang sôi sùng sục ngay tại TP Hà Tĩnh.

Phở dê bát đá sẽ khiến bạn ngạc nhiên từ ngoại hình đến nội dung

Phở là món ngon tinh tế và đã trở thành một nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Phở được làm từ nhiều loại thịt như gà, bò… Thế nhưng sự kết hợp giữa tô phở truyền thống cùng đặc sản dê núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại giúp món ăn này trở nên vô cùng đặc biệt.

Không chỉ vậy, ngoài cách ăn phở truyền thống thì cùng với sự phát triển đa dạng các loại hình ăn uống, phở dê lại được sáng tạo thưởng thức theo một cách độc đáo.

Việc dùng bát đá để nhúng thịt dê tươi và sợi phở không chỉ khiến bát phở dê thơm ngon mà còn nóng hổi đến những giọt nước dùng cuối cùng.

17 thg 4, 2021

Về làng chao hến bên bờ sông La

Bên bờ sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có ngôi làng đặc biệt từ hàng trăm năm nay gắn liền với... hến. Về đây, tiếng bước chân bì bõm đan xen với những câu tán gẫu, động viên nhau làm việc tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi...