Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

31 thg 7, 2017

Đền Bà Vũ trong đời sống tâm linh của người Hà Nam

Tín ngưỡng thờ Bà Vũ xã Chân Lý, Lý Nhân, Hà Nam chính là biểu tượng của lòng ngưỡng vọng lòng biết ơn của nhân dân đối với những người con gái tiết hạnh, kiên trung như bà Vũ Thị Thiết. 

Theo truyền thuyết ở địa phương thì ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ XV, ngay sau cái chết oan uổng của Vũ Thị Thiết. Ban đầu di tích chỉ là ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre nứa lá do nhân dân dựng lên để thờ. Phải sau sự kiện Lê Thánh Tông đi đánh giặc qua đây, có vào chiêm ngưỡng và thắp hương nơi cổ miếu, khi chiến thắng trở về vị Vua anh minh này đã hạ lệnh cho địa phương xây dựng lại thì nơi đây mới được mở rộng và làm khang trang lên. Ngôi đền được xây dựng ở ngoài bãi ngay ven sông Hồng. Đây là khu đất rộng mấy chục mẫu, dân cư sống thành làng. Sau vì nước lũ xói mòn, bãi bị lở nên ngôi đền phải dời vào vị trí như hiện nay.

Tam quan ngôi đền. 

10 thg 11, 2015

Ao Dong - hang Luồn sơn thủy hữu tình

Được sự sắp đặt khéo léo của tự nhiên, với mặt nước trong xanh, núi đá vôi, hang động thạch nhũ... ao Dong - hang Luồn đang trở thành điểm đến mới hứa hẹn thu hút du khách đến Hà Nam. 

Không gian rộng thoáng của ao Dong với sắc xanh của nước và cây cỏ - Ảnh: Minh Đức 

Từ Hà Nội, chúng tôi chạy dọc quốc lộ 1A cũ, qua địa phận huyện Thường Tín, Phú Xuyên để bắt đầu hành trình khám phá Hà Nam một ngày.

2 thg 11, 2015

Chuyện quanh ngôi nhà Bá Kiến

Với không gian cổ xưa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, ngôi nhà hơn một thế kỷ ở làng Vũ Đại còn chứa đựng những giai thoại bí ẩn chưa lời giải thích.

Tọa lạc ở ngôi làng nhỏ thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, ngôi nhà này được xây dựng cách đây hơn 140 năm. Chủ nhân ngôi nhà xưa kia là nguyên mẫu cho nhân vật Bá Kiến trong "Chí Phèo", một tác phẩm văn học nổi tiếng của Nam Cao. 

12 thg 8, 2015

Chí Phèo ăn chuối gì?

Đừng khi dể Chí Phèo nhé, cái bát cháo hành mà Thị Nở nấu thì có thể bạn có bát cháo ngon hơn, nhưng trái chuối mà bạn ăn không dễ gì ngon hơn chuối Chí Phèo ăn đâu!

Ở cái làng Vũ Đại của Chí Phèo - tức là làng Đại Hoàng, và bây giờ là xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam - người ta trồng nhiều một giống chuối, gọi là chuối ngự Đại Hoàng. Ngự là từ dành riêng cho vua. Chuối ngự là chuối xịn, dành cho vua ăn. Nó còn sang hơn một số sản vật khác, vốn được dùng để tiến vua. Như sâm cầm chẳng hạn, người ta gọi là sâm cầm tiến vua chớ không nói là sâm cầm ngự. Tiến vua là thứ quý giá, dâng lên cho vua, có điều vua có xài không thì chưa biết, còn ngự thì dứt khoát là vua có xơi rồi!

Chuối Ngự Đại Hoàng

7 thg 8, 2015

Nơi ra đời câu thành ngữ 'vắng như chùa Bà Đanh'

Chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hòa có không gian cổ kính cùng những tích xưa bí ẩn sẽ để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách.

Chùa Bà Đanh còn có tên khác là Bảo Sơn tự, nằm cạnh ngọn núi Ngọc thơ mộng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh". 

17 thg 12, 2014

Chốn bình yên nơi cảnh chùa Long Đọi Sơn

Là ngôi chùa cổ đã có lịch sử hàng nghìn năm tuổi còn lưu giữ được nhiều hiện vật có từ thời Lý, chùa Đọi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, thu hút lượng lớn khách đến tham quan.


Chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là chùa Đọi có tên chữ Diên Linh Tự nằm trên đỉnh núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sử sách còn ghi lại chùa được khởi dựng vào thời Lý khoảng những năm 1054 - 1058 dưới triều vua Lý Thánh Tông. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121. 

4 thg 10, 2014

Tám đời chủ lụi tàn tại ngôi nhà Bá Kiến

Nhà Bá Bính “hoành tráng” năm nào nay tiêu điều u ám

Ngôi nhà gỗ có niên đại hơn 100 năm của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” có số phận cũng bạc bẽo như cuộc đời Bá Kiến. Ngôi nhà qua tay những người có máu mặt bậc nhất ở làng Đại Hoàng, nhưng cuộc sống ai cũng tàn lụi và cuối đời chết tức tưởi. Người thì đồn ngôi nhà bị “yểm bùa”, kẻ thì bảo ngôi nhà xây vào mảnh đất “dữ”.

31 thg 8, 2014

Nhà thờ Sở Kiện

Nhà thờ Sở Kiện (trước kia có tên là Kẻ Sở) nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cũng là một trong bốn vương cung thánh đường ở Việt Nam, Sở Kiện là trung tâm hành hương của giáo phận Hà Nội, từng giữ vai trò là nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận từ năm 1882 đến 1936.

Nhà thờ Sở Kiện dài 67,2m, rộng 31,2m và cao 23,2m, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 

Với khuôn viên rộng khoảng 9 ha, nhà thờ mang kiến trúc Gothic đặc trưng với mái vòm cao và tháp chuông đồ sộ, dưới nền được lót gỗ lim chống sụt lún do toàn bộ công trình nằm trên một cái đầm lớn.

22 thg 8, 2014

Thăm "vườn Bùi chốn cũ"

Ngày thu, gió hiu hiu thổi, tiết trời trong trẻo, chúng tôi về tìm “vườn Bùi chốn cũ” của thi hào Nguyễn Khuyến ở làng Yên Đỗ xưa. 

Hình ảnh đặc trưng của làng quê Bắc bộ - Ảnh: G.Hoàng

Được thưởng thức những vần thơ trác tuyệt của Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh chính tại nơi tác giả chấp bút đã để lại trong lòng những kẻ "hành hương" cảm giác khó quên.

Sau hơn một giờ đi tàu hỏa từ ga Hà Nội, chúng tôi men theo biển chỉ dẫn bên quốc lộ 1A vào một con đường nhỏ thuộc làng Vị Hạ (xã Trung Lương, huyện Bình Lục, Hà Nam) - nơi có từ đường thờ cụ Tam Nguyên Yên Đỗ.

4 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Tấm bia tôn vinh Phật pháp thời Lý

Bia Sùng Thiện Diên Linh là bức tranh chữ đồ sộ nhất tôn vinh Phật pháp thời Lý. Nó cũng phản ánh khá đầy đủ về đời sống xã hội no ấm của vương triều này.

Bia Sùng Thiện Diên Linh tại chùa Long Đọi Sơn, xã Đọi Sơn, H.Duy Tiên, Hà Nam - Ảnh: Hoàng Long 

Lý Nhân Tông lệnh tạo tác và ngự đề

Truyền thuyết của vùng Đọi Sơn cho biết đây là đất phát tích đế vương với câu phương ngôn Đầu gối núi Đọi. Chân dọi Tuần Vường. Phát tích Đế vương. Lưu truyền vạn đại. Vua Lý Nhân Tông trên đường kinh lý nhìn thế núi, thế đất đã cho xây dựng chùa và tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng trên đỉnh núi.

16 thg 9, 2013

Kỳ thú ao Rong

Không cách quá xa Hà Nội nhưng ao Rong ở Kim Bảng, Hà Nam là một cái tên khá lạ đối với dân phượt, những người thích khám phá cảnh đẹp. Ao như một vũng nước giữa lưng chừng núi đá vôi quanh năm trong xanh, tươi mát cùng hệ thống hang động hoang sơ.

Nhiều du khách thuê thuyền “thám hiểm” hang động trong lòng núi tại ao Rong - Ảnh: H.D.

Chúng tôi biết đến nơi này từ một gợi ý hết sức tình cờ của bà chủ quán giải khát bên đường tại thị trấn Kim Bảng, Hà Nam: “Về Kim Bảng sao không vào ao Rong vãn cảnh, tắm mát. Mấy em nên đi một lần cho biết”.

3 thg 9, 2013

Làng lụa Nha Xá

Dù chẳng giàu sang nhưng người dân làng Nha Xá (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam) cũng có cuộc sống tươm tất mà không phải bon chen vất vả nhờ có nghề dệt lụa. Làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 200 máy dệt. Nhiều hộ làm khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu, sản xuất và bán sản phẩm. 

Ngay từ đầu làng, du khách đã nghe âm thanh rộn ràng của những chiếc máy dệt. Người dân nơi này cho biết, trong làng, không còn nhà nào dệt lụa theo phương thức thủ công mà đã chuyển sang dệt máy hoàn toàn.

16 thg 3, 2013

Vắng như... "chùa Bà Đanh"

Những ai có ý muốn vãn cảnh chùa chiền, chiêm bái nhưng ngại cảnh chen lấn, xô đẩy thì có thể viếng thăm chùa Bà Đanh, ngôi chùa mệnh danh là "đệ nhất vắng". Đặc biệt, cái không gian thanh tịnh càng trở lên u tịch khi du khách tới thăm vào lúc chiều muộn hoặc những ngày lất phất mưa bay của tiết trời đầu xuân xứ Bắc.

Mặt trước tam quan hướng ra sông Đáy, hầu như quanh năm đóng cửa, khách vào chùa đi cổng phụ bên cạnh tam quan. 

Chùa Bà Đanh, núi Ngọc là cụm di tích thắng cảnh quốc gia tại xã Ngọc Sơn, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa có tên chữ là Bảo Sơn Tự, nằm bên tả ngạn sông Đáy. Theo người dân trong vùng, xa xưa, chùa có tên là chùa Bà làng Đanh (làng Đanh Xá nay thuộc xã Ngọc Sơn) nhưng không biết tự bao giờ, chùa được gọi tắt là chùa Bà Đanh.

6 thg 2, 2013

Diễn xướng hầu đồng

Tín ngưỡng thờ Mẫu hay đạo Mẫu trở thành một trong những tín ngưỡng của người Việt Nam, bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ và tồn tại hàng ngàn năm nhưng phải từ thế kỷ XVI trở đi, trên cơ sở tục thờ Nữ Thần, Mẫu thần, nó phát triển thành Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với Thánh Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ. Hầu đồng được coi là một nghi lễ của đạo Mẫu, diễn xướng tín ngưỡng dân gian, chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa nghệ thuật dân tộc. 

Thành tâm dâng hương trước lễ hầu đồng.

22 thg 1, 2013

Nam Cao ngủ yên trên vườn nhà lão Hạc


Cái ông nhà văn Nam Cao đã đẻ ra một lão Chí Phèo quá nổi tiếng cùng với cái làng Vũ Đại hư cấu nào đó có Bá Kiến, Thị Nở và cả lão Hạc... Chính vì sự nổi tiếng của cả nhà văn và các nhân vật này mà Sở Du lịch tỉnh Hà Nam đã làm dự án thành lập khu du lịch với kinh phí tới 30 tỉ đồng để “phục chế” cái làng quê nơi sinh thời Nam Cao đã sống... 

Làng Vũ Đại ở đâu?

Chính cái ý tưởng lý thú của dự án này khiến chúng tôi phải hành hương về thăm làng Vũ Đại. Đã có hai bộ phim nói về cái làng này (một là phim truyện Làng Vũ Đại ngày ấy và một là phim tư liệu Làng Vũ Đại ngày nay) khiến nó càng nổi tiếng hơn.




Cuốn thư đồng cổ lớn nhất Việt Nam

Tại xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam) hiện còn lưu giữ một cuốn thư đồng cổ lớn nhất Việt Nam - cuốn “Cầu không từ ký” được làm bằng đồng đỏ. 

Về Bắc Lý nghe chuyện sách đồng cổ

Vào giữa thế kỷ XV, ở phía Nam, giặc Chiêm Thành quấy nhiễu, triều đình Nhà Lê đem quân tiến đánh. Sau thời binh biến, một cuốn sách đồng cổ ra đời. Trải quan thăng trầm biến cố của lịch sử, cuốn sách đồng cổ lưu lạc nơi đâu? Từ trăn trở này, chúng tôi tìm về xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, địa phương được coi là nơi đang lưu giữ cuốn sách quý này. 

Ông Thùy say sưa kể về cuốn thư đồng: "Cầu không từ ký" 

Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm về thôn Văn An, xã Bắc Lý, hỏi thăm đến nhà ông Nguyễn Văn Thùy, người đã có hơn 30 năm tìm hiểu và ra sức bảo tồn cuốn sách đồng có tên “Cầu không từ ký”.

Về quê Chí Phèo ăn chuối ngự

Đến quê hương của Chí Phèo – Thị Nở và cũng là quê của nhà văn Nam Cao không phải để… ăn tô cháo hành năm xưa mà nên thưởng thức hương vị đặc trưng, quyến rũ của một sản vật nổi danh – chuối ngự. 


Chuối Ngự vỏ mỏng, thịt vàng có vị ngọt thanh đạm; ăn nhiều không thấy ngán.

Giống chuối này từng dùng để dâng vua chúa (chuối tiến vua) trong các triều đại phong kiến xưa ở làng Đại Hoàng, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Bánh cuốn chả Phủ Lý


Bánh cuốn Phủ Lý ăn kèm với thịt nướng và rau sống đủ loại. Ảnh: Thoa Nguyễn

Bánh cuốn là món ăn phổ biến ở khắp Việt Nam, nhưng mỗi nơi có khác nhau cách thưởng thức, cùng những thứ đồ dùng kèm khiến bánh cuốn mỗi nơi mang một vị riêng khác biệt.

Không giống như bánh cuốn Hà Nội, có nhân thịt và ăn kèm với chả quế hay chả lụa, bánh cuốn Phủ Lý là những lá bánh mềm dai, trắng tinh, rắc thêm vài cọng hành phi ăn cùng với thịt nướng, nước mắm nóng đủ vị chua cay mặn ngọt kèm với rau thơm đa dạng…


Cá kho làng Vũ Đại

Làng Vũ Đại (nay là làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam) vốn nổi danh trong Chí Phèo của Nam Cao, nhưng làng còn nổi tiếng bởi một thương hiệu trứ danh khác: Cá kho làng Vũ Đại. 

Nhân Hậu những ngày giữa tháng Chạp này, cả làng như được ủ trong khói bếp và mùi thơm của cá kho tỏa ra khắp làng. Đâu cũng rộn rã tiếng chày giã riềng. Cá trắm đen nặng cả yến đánh đuôi bì bõm như trẻ nghịch nước trong các bể chứa hoặc vật mình đành đạch trên nền xi măng trước khi bị “xử”. Nhà nào nhà ấy xếp tràn lan đầu hè, trái bếp, dọc sân hàng nghìn niêu đất dùng để kho cá, nom như những cây nấm cỡ lớn màu đỏ gạch hoặc thâm xì vì ám khói. Dọc đường làng khách thập phương đổ về, tỏa đi các nhà, hoặc đặt cá kho hoặc mua cá sống về ăn Tết, làm quà Tết.

Kỳ công

Cá kho hoặc bán sống cho khách ở Nhân Hậu chỉ độc loại trắm đen, được người làng nuôi hoặc đi tứ xứ mua về từ trước đó cả năm. Bán sống hay để kho thì trọng lượng mỗi con cá cũng đều trên 3kg, nhưng không vượt quá 12kg. Nếu cá dưới 3kg mà đem kho, cá sẽ “bùn thịt” (nhão thịt) còn nặng quá thì thịt sơ, “mất chất”. Tùy vào bí quyết từng nhà, có nhà thì đánh sạch vảy cá, có nhà thì chỉ bỏ đầu, đuôi còn vảy để nguyên với lý do không đánh vảy là để vảy giữ cho miếng cá không bị nát cả khi kho lẫn khi gắp ra khỏi niêu đất.


Bình Lục: Về thăm ngôi nhà của thi hào Nguyễn Khuyến

Một ngày cuối xuân về thăm ngôi nhà của Nguyễn Khuyến mà nay đã trở thành di tích lịch sử văn hoá Quốc gia ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm tháng trôi qua, nơi ra đời ba bài thơ Thu bất hủ không chỉ giữ được vẻ đẹp hương đồng cỏ nội mà còn nhiều chuyện lạ... 



Đã tới Hà Nam ai không muốn ghé thăm ngôi nhà của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến, một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Thơ ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều phẩm chất thơ ca dân gian và bác học, trữ tình và trào phúng. Điều đó đã khiến cho giọng điệu trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên đa dạng đan xen hoà trộn với nhiều sắc màu thẩm mỹ. Ông đã gửi nỗi niềm của mình vào trong thơ mong hậu thế hiểu được lòng mình và hy vọng thế hệ sau sẽ làm được những điều ông ấp ủ vì một xã hội tốt đẹp hơn.