Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 11, 2015

Chuyện quanh ngôi nhà Bá Kiến

Với không gian cổ xưa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, ngôi nhà hơn một thế kỷ ở làng Vũ Đại còn chứa đựng những giai thoại bí ẩn chưa lời giải thích.

Tọa lạc ở ngôi làng nhỏ thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, ngôi nhà này được xây dựng cách đây hơn 140 năm. Chủ nhân ngôi nhà xưa kia là nguyên mẫu cho nhân vật Bá Kiến trong "Chí Phèo", một tác phẩm văn học nổi tiếng của Nam Cao. 

12 thg 8, 2015

Chí Phèo ăn chuối gì?

Đừng khi dể Chí Phèo nhé, cái bát cháo hành mà Thị Nở nấu thì có thể bạn có bát cháo ngon hơn, nhưng trái chuối mà bạn ăn không dễ gì ngon hơn chuối Chí Phèo ăn đâu!

Ở cái làng Vũ Đại của Chí Phèo - tức là làng Đại Hoàng, và bây giờ là xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam - người ta trồng nhiều một giống chuối, gọi là chuối ngự Đại Hoàng. Ngự là từ dành riêng cho vua. Chuối ngự là chuối xịn, dành cho vua ăn. Nó còn sang hơn một số sản vật khác, vốn được dùng để tiến vua. Như sâm cầm chẳng hạn, người ta gọi là sâm cầm tiến vua chớ không nói là sâm cầm ngự. Tiến vua là thứ quý giá, dâng lên cho vua, có điều vua có xài không thì chưa biết, còn ngự thì dứt khoát là vua có xơi rồi!

Chuối Ngự Đại Hoàng

7 thg 8, 2015

Nơi ra đời câu thành ngữ 'vắng như chùa Bà Đanh'

Chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hòa có không gian cổ kính cùng những tích xưa bí ẩn sẽ để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách.

Chùa Bà Đanh còn có tên khác là Bảo Sơn tự, nằm cạnh ngọn núi Ngọc thơ mộng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh". 

17 thg 12, 2014

Chốn bình yên nơi cảnh chùa Long Đọi Sơn

Là ngôi chùa cổ đã có lịch sử hàng nghìn năm tuổi còn lưu giữ được nhiều hiện vật có từ thời Lý, chùa Đọi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, thu hút lượng lớn khách đến tham quan.


Chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là chùa Đọi có tên chữ Diên Linh Tự nằm trên đỉnh núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sử sách còn ghi lại chùa được khởi dựng vào thời Lý khoảng những năm 1054 - 1058 dưới triều vua Lý Thánh Tông. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121. 

4 thg 10, 2014

Tám đời chủ lụi tàn tại ngôi nhà Bá Kiến

Nhà Bá Bính “hoành tráng” năm nào nay tiêu điều u ám

Ngôi nhà gỗ có niên đại hơn 100 năm của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” có số phận cũng bạc bẽo như cuộc đời Bá Kiến. Ngôi nhà qua tay những người có máu mặt bậc nhất ở làng Đại Hoàng, nhưng cuộc sống ai cũng tàn lụi và cuối đời chết tức tưởi. Người thì đồn ngôi nhà bị “yểm bùa”, kẻ thì bảo ngôi nhà xây vào mảnh đất “dữ”.

31 thg 8, 2014

Nhà thờ Sở Kiện

Nhà thờ Sở Kiện (trước kia có tên là Kẻ Sở) nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cũng là một trong bốn vương cung thánh đường ở Việt Nam, Sở Kiện là trung tâm hành hương của giáo phận Hà Nội, từng giữ vai trò là nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận từ năm 1882 đến 1936.

Nhà thờ Sở Kiện dài 67,2m, rộng 31,2m và cao 23,2m, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 

Với khuôn viên rộng khoảng 9 ha, nhà thờ mang kiến trúc Gothic đặc trưng với mái vòm cao và tháp chuông đồ sộ, dưới nền được lót gỗ lim chống sụt lún do toàn bộ công trình nằm trên một cái đầm lớn.

22 thg 8, 2014

Thăm "vườn Bùi chốn cũ"

Ngày thu, gió hiu hiu thổi, tiết trời trong trẻo, chúng tôi về tìm “vườn Bùi chốn cũ” của thi hào Nguyễn Khuyến ở làng Yên Đỗ xưa. 

Hình ảnh đặc trưng của làng quê Bắc bộ - Ảnh: G.Hoàng

Được thưởng thức những vần thơ trác tuyệt của Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh chính tại nơi tác giả chấp bút đã để lại trong lòng những kẻ "hành hương" cảm giác khó quên.

Sau hơn một giờ đi tàu hỏa từ ga Hà Nội, chúng tôi men theo biển chỉ dẫn bên quốc lộ 1A vào một con đường nhỏ thuộc làng Vị Hạ (xã Trung Lương, huyện Bình Lục, Hà Nam) - nơi có từ đường thờ cụ Tam Nguyên Yên Đỗ.

4 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Tấm bia tôn vinh Phật pháp thời Lý

Bia Sùng Thiện Diên Linh là bức tranh chữ đồ sộ nhất tôn vinh Phật pháp thời Lý. Nó cũng phản ánh khá đầy đủ về đời sống xã hội no ấm của vương triều này.

Bia Sùng Thiện Diên Linh tại chùa Long Đọi Sơn, xã Đọi Sơn, H.Duy Tiên, Hà Nam - Ảnh: Hoàng Long 

Lý Nhân Tông lệnh tạo tác và ngự đề

Truyền thuyết của vùng Đọi Sơn cho biết đây là đất phát tích đế vương với câu phương ngôn Đầu gối núi Đọi. Chân dọi Tuần Vường. Phát tích Đế vương. Lưu truyền vạn đại. Vua Lý Nhân Tông trên đường kinh lý nhìn thế núi, thế đất đã cho xây dựng chùa và tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng trên đỉnh núi.

16 thg 9, 2013

Kỳ thú ao Rong

Không cách quá xa Hà Nội nhưng ao Rong ở Kim Bảng, Hà Nam là một cái tên khá lạ đối với dân phượt, những người thích khám phá cảnh đẹp. Ao như một vũng nước giữa lưng chừng núi đá vôi quanh năm trong xanh, tươi mát cùng hệ thống hang động hoang sơ.

Nhiều du khách thuê thuyền “thám hiểm” hang động trong lòng núi tại ao Rong - Ảnh: H.D.

Chúng tôi biết đến nơi này từ một gợi ý hết sức tình cờ của bà chủ quán giải khát bên đường tại thị trấn Kim Bảng, Hà Nam: “Về Kim Bảng sao không vào ao Rong vãn cảnh, tắm mát. Mấy em nên đi một lần cho biết”.

3 thg 9, 2013

Làng lụa Nha Xá

Dù chẳng giàu sang nhưng người dân làng Nha Xá (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam) cũng có cuộc sống tươm tất mà không phải bon chen vất vả nhờ có nghề dệt lụa. Làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 200 máy dệt. Nhiều hộ làm khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu, sản xuất và bán sản phẩm. 

Ngay từ đầu làng, du khách đã nghe âm thanh rộn ràng của những chiếc máy dệt. Người dân nơi này cho biết, trong làng, không còn nhà nào dệt lụa theo phương thức thủ công mà đã chuyển sang dệt máy hoàn toàn.

16 thg 3, 2013

Vắng như... "chùa Bà Đanh"

Những ai có ý muốn vãn cảnh chùa chiền, chiêm bái nhưng ngại cảnh chen lấn, xô đẩy thì có thể viếng thăm chùa Bà Đanh, ngôi chùa mệnh danh là "đệ nhất vắng". Đặc biệt, cái không gian thanh tịnh càng trở lên u tịch khi du khách tới thăm vào lúc chiều muộn hoặc những ngày lất phất mưa bay của tiết trời đầu xuân xứ Bắc.

Mặt trước tam quan hướng ra sông Đáy, hầu như quanh năm đóng cửa, khách vào chùa đi cổng phụ bên cạnh tam quan. 

Chùa Bà Đanh, núi Ngọc là cụm di tích thắng cảnh quốc gia tại xã Ngọc Sơn, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa có tên chữ là Bảo Sơn Tự, nằm bên tả ngạn sông Đáy. Theo người dân trong vùng, xa xưa, chùa có tên là chùa Bà làng Đanh (làng Đanh Xá nay thuộc xã Ngọc Sơn) nhưng không biết tự bao giờ, chùa được gọi tắt là chùa Bà Đanh.

6 thg 2, 2013

Diễn xướng hầu đồng

Tín ngưỡng thờ Mẫu hay đạo Mẫu trở thành một trong những tín ngưỡng của người Việt Nam, bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ và tồn tại hàng ngàn năm nhưng phải từ thế kỷ XVI trở đi, trên cơ sở tục thờ Nữ Thần, Mẫu thần, nó phát triển thành Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với Thánh Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ. Hầu đồng được coi là một nghi lễ của đạo Mẫu, diễn xướng tín ngưỡng dân gian, chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa nghệ thuật dân tộc. 

Thành tâm dâng hương trước lễ hầu đồng.

22 thg 1, 2013

Nam Cao ngủ yên trên vườn nhà lão Hạc


Cái ông nhà văn Nam Cao đã đẻ ra một lão Chí Phèo quá nổi tiếng cùng với cái làng Vũ Đại hư cấu nào đó có Bá Kiến, Thị Nở và cả lão Hạc... Chính vì sự nổi tiếng của cả nhà văn và các nhân vật này mà Sở Du lịch tỉnh Hà Nam đã làm dự án thành lập khu du lịch với kinh phí tới 30 tỉ đồng để “phục chế” cái làng quê nơi sinh thời Nam Cao đã sống... 

Làng Vũ Đại ở đâu?

Chính cái ý tưởng lý thú của dự án này khiến chúng tôi phải hành hương về thăm làng Vũ Đại. Đã có hai bộ phim nói về cái làng này (một là phim truyện Làng Vũ Đại ngày ấy và một là phim tư liệu Làng Vũ Đại ngày nay) khiến nó càng nổi tiếng hơn.




Cuốn thư đồng cổ lớn nhất Việt Nam

Tại xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam) hiện còn lưu giữ một cuốn thư đồng cổ lớn nhất Việt Nam - cuốn “Cầu không từ ký” được làm bằng đồng đỏ. 

Về Bắc Lý nghe chuyện sách đồng cổ

Vào giữa thế kỷ XV, ở phía Nam, giặc Chiêm Thành quấy nhiễu, triều đình Nhà Lê đem quân tiến đánh. Sau thời binh biến, một cuốn sách đồng cổ ra đời. Trải quan thăng trầm biến cố của lịch sử, cuốn sách đồng cổ lưu lạc nơi đâu? Từ trăn trở này, chúng tôi tìm về xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, địa phương được coi là nơi đang lưu giữ cuốn sách quý này. 

Ông Thùy say sưa kể về cuốn thư đồng: "Cầu không từ ký" 

Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm về thôn Văn An, xã Bắc Lý, hỏi thăm đến nhà ông Nguyễn Văn Thùy, người đã có hơn 30 năm tìm hiểu và ra sức bảo tồn cuốn sách đồng có tên “Cầu không từ ký”.

Về quê Chí Phèo ăn chuối ngự

Đến quê hương của Chí Phèo – Thị Nở và cũng là quê của nhà văn Nam Cao không phải để… ăn tô cháo hành năm xưa mà nên thưởng thức hương vị đặc trưng, quyến rũ của một sản vật nổi danh – chuối ngự. 


Chuối Ngự vỏ mỏng, thịt vàng có vị ngọt thanh đạm; ăn nhiều không thấy ngán.

Giống chuối này từng dùng để dâng vua chúa (chuối tiến vua) trong các triều đại phong kiến xưa ở làng Đại Hoàng, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Bánh cuốn chả Phủ Lý


Bánh cuốn Phủ Lý ăn kèm với thịt nướng và rau sống đủ loại. Ảnh: Thoa Nguyễn

Bánh cuốn là món ăn phổ biến ở khắp Việt Nam, nhưng mỗi nơi có khác nhau cách thưởng thức, cùng những thứ đồ dùng kèm khiến bánh cuốn mỗi nơi mang một vị riêng khác biệt.

Không giống như bánh cuốn Hà Nội, có nhân thịt và ăn kèm với chả quế hay chả lụa, bánh cuốn Phủ Lý là những lá bánh mềm dai, trắng tinh, rắc thêm vài cọng hành phi ăn cùng với thịt nướng, nước mắm nóng đủ vị chua cay mặn ngọt kèm với rau thơm đa dạng…


Cá kho làng Vũ Đại

Làng Vũ Đại (nay là làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam) vốn nổi danh trong Chí Phèo của Nam Cao, nhưng làng còn nổi tiếng bởi một thương hiệu trứ danh khác: Cá kho làng Vũ Đại. 

Nhân Hậu những ngày giữa tháng Chạp này, cả làng như được ủ trong khói bếp và mùi thơm của cá kho tỏa ra khắp làng. Đâu cũng rộn rã tiếng chày giã riềng. Cá trắm đen nặng cả yến đánh đuôi bì bõm như trẻ nghịch nước trong các bể chứa hoặc vật mình đành đạch trên nền xi măng trước khi bị “xử”. Nhà nào nhà ấy xếp tràn lan đầu hè, trái bếp, dọc sân hàng nghìn niêu đất dùng để kho cá, nom như những cây nấm cỡ lớn màu đỏ gạch hoặc thâm xì vì ám khói. Dọc đường làng khách thập phương đổ về, tỏa đi các nhà, hoặc đặt cá kho hoặc mua cá sống về ăn Tết, làm quà Tết.

Kỳ công

Cá kho hoặc bán sống cho khách ở Nhân Hậu chỉ độc loại trắm đen, được người làng nuôi hoặc đi tứ xứ mua về từ trước đó cả năm. Bán sống hay để kho thì trọng lượng mỗi con cá cũng đều trên 3kg, nhưng không vượt quá 12kg. Nếu cá dưới 3kg mà đem kho, cá sẽ “bùn thịt” (nhão thịt) còn nặng quá thì thịt sơ, “mất chất”. Tùy vào bí quyết từng nhà, có nhà thì đánh sạch vảy cá, có nhà thì chỉ bỏ đầu, đuôi còn vảy để nguyên với lý do không đánh vảy là để vảy giữ cho miếng cá không bị nát cả khi kho lẫn khi gắp ra khỏi niêu đất.


Bình Lục: Về thăm ngôi nhà của thi hào Nguyễn Khuyến

Một ngày cuối xuân về thăm ngôi nhà của Nguyễn Khuyến mà nay đã trở thành di tích lịch sử văn hoá Quốc gia ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm tháng trôi qua, nơi ra đời ba bài thơ Thu bất hủ không chỉ giữ được vẻ đẹp hương đồng cỏ nội mà còn nhiều chuyện lạ... 



Đã tới Hà Nam ai không muốn ghé thăm ngôi nhà của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến, một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Thơ ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều phẩm chất thơ ca dân gian và bác học, trữ tình và trào phúng. Điều đó đã khiến cho giọng điệu trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên đa dạng đan xen hoà trộn với nhiều sắc màu thẩm mỹ. Ông đã gửi nỗi niềm của mình vào trong thơ mong hậu thế hiểu được lòng mình và hy vọng thế hệ sau sẽ làm được những điều ông ấp ủ vì một xã hội tốt đẹp hơn. 

19 thg 10, 2012

Biên Hòa ở Phủ Lý, Hà Nam

Số là thế này: Đi chơi rong ruổi suốt ngày ở Hà Nam, Nam Định, đến tối về Hai Ẩu cùng Mẹ Bụ lại đi cà phê trong thành phố Phủ Lý. Đi tới một con đường rộng rãi, sáng rực ánh đèn, Hai Ẩu bỗng dụi mắt, tưởng mình ngủ gục: các bảng hiệu hai bên đường cho thấy đây đang là... Biên Hòa.

Hai Ẩu hỏi Mẹ Bụ: Đây là đường Biên Hòa à? (đường (đi) Biên Hòa, không phải đường (ngọt) Biên Hòa). Mẹ Bụ cười hì hì: Thế đấy, nên mới đưa anh Hai tới đây cho biết!

Chẳng những ở Phủ Lý có một con đường mang tên Biên Hòa, mà đó là con đường lớn nữa. Các bạn hãy xem trên bản đồ Google thì biết:




2 thg 10, 2012

Về thăm làng Vũ Đại

Cái ông nhà văn Nam Cao đã đẻ ra một lão Chí Phèo quá nổi tiếng cùng với cái làng Vũ Đại hư cấu nào đó có Bá Kiến, Thị Nở và cả lão Hạc... Chính vì sự nổi tiếng của cả nhà văn và các nhân vật này mà Sở Du lịch tỉnh Hà Nam đã làm dự án thành lập khu du lịch với kinh phí tới 30 tỉ đồng để “phục chế” cái làng quê nơi sinh thời Nam Cao đã sống...
Làng Vũ Đại ở đâu?

Chính cái ý tưởng lý thú của dự án này khiến chúng tôi phải hành hương về thăm làng Vũ Đại. Đã có hai bộ phim nói về cái làng này (một là phim truyện Làng Vũ Đại ngày ấy và một là phim tư liệu Làng Vũ Đại ngày nay) khiến nó càng nổi tiếng hơn.

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí (1917-1951), thuộc thế hệ văn học tiền chiến nhưng mất rất sớm trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tác phẩm quan trọng của ông hầu hết được viết  trước chiến tranh, với đề tài những khổ đau của dân quê và những hủ tục của một thời mà con người nghèo nàn chỉ biết bám víu vào những hư vị hão trong thôn làng.
Nhưng chúng tôi vừa đi vừa phải hỏi đường, bởi vì chẳng có người dân nào biết cái làng Vũ Đại của Nam Cao nằm ở đâu. Thật ra cả tỉnh Hà Nam chẳng có cái làng nào tên Vũ Đại. Còn cái làng quê Đại Hoàng, nơi chôn nhau cắt rốn của Nam Cao (và cũng là nơi có những nguyên mẫu cho các nhân vật của ông) ngày xưa, bây giờ đã mất tên.

Sau kháng chiến chống Pháp, nó được đổi tên là làng Nhân Hậu, rồi được sáp nhập với hai làng khác để thành xã Hòa Hậu của huyện Lý Nhân ngày nay. Tuy thuộc tỉnh Hà Nam nhưng nó chỉ cách thành phố Nam Định hơn 10km với phân nửa đường đi vào gập ghềnh đầy ổ voi do mấy ông thần xe tải lui tới chở vật liệu đổ mặt bằng một khu công nghiệp.

Làng của Nam Cao bây giờ có đường nhựa dẫn vào, xanh mát bóng những hàng cây và ao hồ nằm dọc dòng Châu Giang thơ mộng. Tơ tằm được phơi đầy các ngõ ì xèo tiếng máy dệt.

Bí thư xã Hòa Hậu, anh Trần Ngọc Nghiêm, tình nguyện làm “hướng dẫn viên du lịch” không công cho chúng tôi để đi thăm lại “những vết tích xưa”.

Cái “lò gạch cũ”, nơi xuất thân của lão Chí Phèo, bây giờ không còn nữa, cái nền xưa của nó bây giờ là một cái hố nông choèn mà người dân làng dùng để ủ vôi nằm khuất dưới những tàn tre sát bờ sông Châu.

Bá Kiến có nguyên mẫu là Bá Bính hay còn gọi là Chánh Bính. Cơ ngơi hàm hố của tay bá hộ này không còn gì (do bị chia năm xẻ bảy cho ba người con trai của ông ta và chia lại cho nông dân sau cách mạng) ngoài gian nhà thờ có niên đại 200 năm (dài 4m, ngang 7,5m với những kèo cột gỗ lim rất có giá trị, nằm giữa một khu vườn rộng khoảng 1ha).

Nó được xây theo kiểu nhà “bức bàn” ba gian với ngói vảy cá, các đầu kèo được chạm trổ tinh vi. Chị Trần Thị Hoa, một cán bộ làm việc ở UBND xã, cho biết ông nội của chị mua lại căn nhà này từ tay con trai cả của Bá Bính. Ông Bá Bính này không hề bị anh nông dân say rượu nào đâm chết cả mà ông chết vì bệnh sau khi di tản tới một làng khác để sống vì lý do chiến tranh. Cũng giống như lão Hạc thật, không chết vì bả chó như nhân vật lão Hạc mà Nam Cao miêu tả dù hoàn cảnh của hai lão Hạc này rất giống nhau!

Cụ Trần Hữu Đạt, 83 tuổi, em trai ruột của Nam Cao, hiện vẫn đang sống tại mảnh đất của bố mẹ mình, cho chúng tôi biết người chết vì bả chó thật chính là nguyên mẫu mà Nam Cao dùng để xây dựng nhân vật bố chồng của dì Hảo trong truyện ngắn cùng tên.

Cụ Đạt và con dâu cùng cháu nội trai của Nam Cao

Truyện và đời

Câu chuyện mà người dân Hòa Hậu kể lại cho chúng tôi nghe, chung quanh cái tên ”làng Vũ Đại”, có một chút gì huyền bí. Dường như có một thứ định mệnh gì đó được tạo ra từ sự giao thoa giữa sáng tác hư cấu và chuyện thật của cuộc đời. May mắn thay, lần này về quê của Nam Cao, khi thắp nhang trước mộ ông, chúng tôi được gặp cô con dâu thứ và đứa cháu nội trai của ông.

Họ cho biết có một cái làng thật tên Vũ Đại nhưng nó không ở Hà Nam mà thuộc tỉnh Ninh Bình... Không biết tại sao Nam Cao lại chọn nơi đây làm địa bàn hoạt động cách mạng, để rồi chính trên cánh đồng của làng có cái tên gắn liền với “sự nghiệp” nổi tiếng của Chí Phèo và Thị Nở này, liệt sĩ Nam Cao đã bị Tây giết và vùi xác tập thể cùng một số chiến hữu khác của ông.

Định mệnh hay ngẫu nhiên? Hoặc một trò chơi khăm lẫn nhau giữa nghệ thuật và cuộc đời? Năm 1998, các con cháu của Nam Cao phải nhờ bói toán, nhập đồng, nhà ngoại cảm và cả khoa học hình sự mới tìm được hài cốt của ông mà đem về Hòa Hậu chôn cất.

Làng Vũ Đại nào mới đúng như trong tác phẩm của Nam Cao đây?

Theo cụ Đạt, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của số phận Nam Cao, chứ cái làng Vũ Đại thật ấy chẳng có dính líu gì đến anh Chí Phèo và Thị Nở, bởi tất cả những nhân vật của Nam Cao được xây dựng từ những nguyên mẫu, người thật việc thật của làng Đại Hoàng. Cụ Đạt nhớ rằng ngày ông còn nhỏ, ở đây có một người tên Chí Phèo (bí thư Nghiêm thì nói người đó tên là Tí Tèo) có tính cách giống như Chí Phèo của Nam Cao.

Còn nguyên mẫu thật của lão Hạc có tên là trùm Ruyên, một người Công giáo mộ đạo. Oái oăm thay cái sự đời, sau hơn nửa thế kỷ khi truyện ngắn Lão Hạc được viết ra, nấm mộ của Nam Cao bây giờ và ngôi nhà tưởng niệm ông lại được xây trên chính mảnh vườn của trùm Ruyên - lão Hạc!

Chưa hết, khi vào sống trong ngôi nhà của Bá Kiến - Bá Bính, gia đình chị Hoa luôn gặp rắc rối mà theo lời dân làng, cũng chính cái tác phẩm của ông Nam Cao là “tác nhân”. Ngay tại ngôi nhà ấy bố chị Hoa đã treo cổ tự sát. Chồng chị Hoa bỏ đi biệt tích, đứa con gái duy nhất của chị lìa đời khi đang học lớp 11 vì bị ung thư. Bây giờ chỉ còn chị và người mẹ già quây quần sớm tối với nhau trong căn nhà quá ư nổi tiếng ấy!

Dự án tái tạo

Lò gạch ở Hòa Hậu hiện nay

Chị Trần Thị Khuyên, người con dâu thứ hai của Nam Cao, hiện đang sống tại Nam Định, cho chúng tôi biết ngôi mộ của Nam Cao được xây với số tiền hơn 70 triệu đồng, trong đó Nhà nước cấp 27 triệu. Còn ngôi nhà tưởng niệm thì được xây với kinh phí 500 triệu đồng (theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm khi ông về đây thắp hương trước mộ Nam Cao).

Hiện người ta đang bỏ ra khoảng 100 triệu đồng nữa để xây bờ kè trước ngôi nhà tưởng niệm. Chúng tôi nhìn vào bên trong ngôi nhà vừa mới xây xong, chưa có gì trong đó.

Nếu dự án du lịch “làng Vũ Đại” trị giá 30 tỉ đồng của ngành du lịch Hà Nam trở thành hiện thực thì sao nhỉ? Làng Nhân Hậu sẽ được đổi tên là làng Vũ Đại? Cái ”lò gạch cũ” sẽ được dựng lại, ngôi nhà Bá Bính sẽ được trùng tu? Hướng dẫn viên nào sẽ đóng vai Chí Phèo và Thị Nở cho thật đạt? Lại còn bát cháo hành nữa chứ, cũng phải xây một cái bếp để mà nấu... Du khách có kéo về hàng loạt để tham quan không?

Hiện giờ thì cả chính quyền và người dân xã Hòa Hậu chẳng biết tí ti gì về dự án này. Nó vẫn còn trên giấy với những ý tưởng còn đang nhảy múa trong sự hưng phấn đột biến của các anh du lịch, trong khi cả xã Hòa Hậu đang cần kinh phí chỉ vài ba tỉ đồng để củng cố lại làng nghề dệt truyền thống của họ mà chưa có.


Tôi về thăm Hòa Hậu vào tháng 9/2012, hơn 8 năm sau bài viết này trên báo Tuổi trẻ. Con ngõ vào nhà "Bá Kiến" có một tấm bảng chđường, chữ nghĩa đã long, rơi rớt.



Cây nhãn cổ thđầu ngõ vào nhà "Bá Kiến"

Nhà Bá Kiến là đây, nhưng ảnh chỉ được chụp qua hàng rào, không vào được.

Những người phụ nữ này nói với chúng tôi rằng: Chả có gì trong đó cả! Nhà nước mua lại nhà, dọn đồ đi sạch rồi. Có mấy chú đo đất sống trong đó, nhưng hôm nay đi ăn cưới rồi, chiều tối mới về

"Hướng dẫn viên du lịch" cho chúng tôi là thế đấy! Và quanh quẩn mãi cũng chỉ chụp được từ bên ngoài như thế này thôi!

Cũng theo lời những người hàng xóm của Bá Kiến ấy, đây là nhà bà Ba (vợ thứ ba của Bá Kiến)

Đây là nhà bà Tư
Tiếp tục đi, chúng tôi đến Khu lưu niệm nhà văn Nam Cao và mộ của ông, được xây dựng trên mảnh đất ngày xưa là của nhân vật hư cấu Lão Hạc, tức đất của trùm Ruyên ở ngoài đời.

Nghe nói rằng trông nom nhà lưu niệm này là em ruột của nhà văn, chúng tôi mong mỏi được gặp để nghe kể về Nam Cao, cũng như tham quan những di vật của ông. Tiếc thay, nhà đóng cửa, vắng người.

Mộ Nam Cao

Mộ Nam Cao, bên cạnh là nhà tưởng niệm
Mặt trước Nhà Tưởng niệm, cửa đóng im ỉm

Chúng tôi viếng mộ nhà văn, và tiếc nuối chia tay làng Vũ Đại.

Có một dán du lịch văn hóa được thực hiện nửa vời....
Phạm Hoài Nhân