Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 5, 2021

Nghề chạm bạc của người Mông ở Lao Xa

Bản Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Những đồ trang sức bằng bạc được làm ở Lao Xa không chỉ để người Mông trong vùng làm đẹp và thể hiện sự giầu sang trong những dịp lễ, Tết, mà còn được dùng như một vật bảo vệ sức khoẻ, mang lại hạnh phúc.

Chạm khắc bạc là nghề thủ công truyền thống, có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của bà con dân tộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Trang sức bạc là của hồi môn rất phổ biến được cha mẹ người Mông tặng con cái khi xây dựng gia đình. Vì lẽ đó, nghề chạm khắc bạc vẫn được người Mông tại đây duy trì, phát triển để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống.

Tại Đồng Văn, ai cũng biết bản Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Vùng đất này tạo ra những sản phẩm chạm bạc nức tiếng trong vùng. Đã từ rất lâu, mỗi khi muốn đặt một món trang sức bằng bạc ưng ý, người dân địa phương, không chỉ riêng người Mông đều lên đường đến Lao Xa.

Những chiếc vòng cổ được chế tác tinh xảo bởi người thợ chạm bạc ở Lao Xa. Ảnh: Việt Cường/VNP

2 thg 5, 2021

Sắc màu cao nguyên đá Hà Giang

Hà Giang không chỉ có màu xám của đá tai mèo mà còn rực rỡ sắc hoa dại, màu váy truyền thống của người H'Mông, màu xanh của núi đồi...


Hà Giang là mảnh đất địa đầu Tổ Quốc, nơi không chỉ có những cánh đồng hoa nở đẹp hút hồn mà còn có nhiều điểm đến lịch sử níu chân du khách. Một trong số đó phải kể tới Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên nằm ở huyện Vị Xuyên - nơi từng là "biển lửa" của chiến trang biên giới (1984 - 1989). Nghĩa trang Vị Xuyên hiện có hơn 1.800 mộ trong đó có 1 mộ tập thể, 346 mộ chưa xác định thông tin.

Trên hành trình khám phá cao nguyên đá, Vị Xuyên sẽ là điểm dừng đầu tiên đưa du khách "về nguồn". Vị Xuyên cách trung tâm Hà Nội khoảng 300 km, nên đi từ Hà Nội nếu xuất phát vào sáng sớm du khách sẽ tới đây vào đầu chiều. Tại đây du khách được lắng nghe những câu chuyện về một thời hoa lửa khốc liệt và dâng nén hương thành kính đến các chiến sĩ đã yên nghỉ.

20 thg 2, 2021

Người Mông cúng Thần rừng

Mỗi năm, dịp Tết đến, Xuân về, người Mông ở huyện Vị Xuyên (Hà Giang) cùng với các gia đình người Mông đang sinh sống tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) lại tổ chức Lễ cúng hần rừng.

Người Mông quan niệm mỗi khu rừng đều có thần rừng cai quản. Cúng thần rừng là để phù hộ dân bản khỏe mạnh, trồng cấy bội thu, mùa màng tươi tốt và đặc biệt cũng là nâng cao ý thức, gìn giữ rừng – cái nôi nuôi sống cho cộng đồng người Mông.

Người Mông cúng thần rừng vào ngày đầu năm bởi đồng bào cho rằng đó là ngày sạch nhất trong năm. Trong ngày làm lễ mọi người sẽ mang các lễ vật tới nơi làm lễ cúng. Địa điểm này do thầy cúng là một người có uy tín, hiểu biết lễ nghi của trong dòng họ chọn. Lễ vật dâng lên thần rừng gồm dê, gà, đậu phụ và bánh trưng.

Thầy cúng đốt những tờ giấy bản ở Lễ cúng Thần rừng. Ảnh: Việt Cường

7 thg 1, 2021

Nhà cổ trăm tuổi giống dinh Vua Mèo

Diện mạo khá tương đồng với Dinh thự vua Mèo, ngôi nhà cổ Há Súng đang gây hiếu kỳ về giá trị kiến trúc và nguồn gốc lịch sử.

Cách ngã ba Sà Phìn (Đồng Văn, Hà Giang) chưa đến 3 km, ngôi nhà cổ thuộc thôn Há Súng khuất sau một thung lũng đá tai mèo của xã Lũng Táo. Với diện mạo khá tương đồng với Dinh thự vua Mèo nổi tiếng, ngôi nhà đang thu hút nhiều chú ý bởi giá trị kiến trúc đặc sắc và những dấu hỏi về nguồn gốc, lịch sử của nó.
Thôn Há Súng cách Dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức chỉ 3 km, từ ngã ba Sà Phìn đi lên hướng cột cờ Lũng Cú. Nếu không chú ý, du khách sẽ rất khó vào được thung lũng này.

12 thg 10, 2020

Rực rỡ ánh chiều tà buông trên miền sơn cước

Khoảnh khắc hoàng hôn luôn đẹp lộng lẫy, gợi nhiều cảm xúc và tâm trạng. Trên những miền sơn cước xa vắng, núi rừng trùng điệp, ánh chiều tà buông tạo nên những khung cảnh mỹ lệ, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. 

Bộ ảnh này là những buổi chiều buông trên những chặng đường miền sơn cước để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc. Mỗi khoảnh khắc hoàng hôn trên núi ở một địa điểm là một sắc thái riêng. Dấu ấn không chỉ là hình ảnh được lưu lại mà cả những trải nghiệm, ký ức để thêm hiểu, cảm, trân trọng vẻ đẹp mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng. 

Chiều buông trên cao nguyên Mộc Châu 

14 thg 4, 2020

Mùa xuân ở Phố Trồ

Giữa thung lũng đá tai mèo khô khốc, Phố Trồ hiện ra như một bức tranh sơn thủy với những nếp nhà bao quanh hồ nước trong xanh. 

Phố Trồ là một thôn nhỏ gần trung tâm thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, cách cửa khẩu Phó Bảng chưa đầy 5 km. Địa danh này được trời ban vẻ đẹp non nước hữu tình, với điểm nhấn là hồ Rồng rộng 1 ha chưa bao giờ cạn, ở chính giữa thôn. Đây được cho là điều hiếm có ở cao nguyên đá, được người bản địa coi trọng và gìn giữ. 

26 thg 2, 2020

Thổ canh hốc đá

Một phương pháp canh tác nông nghiệp đặc trưng đang được đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá thuộc tỉnh Hà Giang áp dụng hàng nghìn năm qua đã thực sự khiến nhiều người phải khâm phục. Đó là hình thức thổ canh hốc đá với biết bao nhọc nhằn, gian truân trong cuộc chinh phục thiên nhiên, vươn lên chống chọi cái đói, cái nghèo ở miền biên cương cực Bắc của Tổ quốc.

Nhọc nhằn trên đá
Nếu ai chưa đến cao nguyên đá, chưa được tận mắt chứng kiến người dân canh tác trên đá thì thật khó có thể tưởng tượng nổi người nông dân nơi đây phải làm nông nghiệp vất vả và tốn nhiều mô hôi công sức đến mức nào. Đó là một cuộc mưu sinh không giống bất cứ nơi đâu. Bao đời nay, đồng bào có câu nói “Sống trên đá, chết vùi trong đá”. Dân ca Mông lại có câu “Loài cá sống ở nước/ Loài chim bay trên trời/ Người Mông sống ở núi”. Với 3/4 diện tích là núi đá, quanh năm hạn hán, sản xuất đều trông vào nước trời, cộng thêm do ở trên cao, xa khu dân cư nên việc chăm bón, thu hoạch không mấy dễ dàng. 

Cha cõng con đi cày trên đá. 

5 thg 2, 2020

Độc đáo lễ cúng thần rừng của đồng bào Pu Péo

Lễ cúng thần rừng là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc gắn với sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của đồng bào Pu Péo (thôn Chúng Trải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). Lễ cúng thần rừng phản ánh niềm tin của con người với thiên nhiên với trời đất và vạn vật và ý thức hướng về tổ tiên nguồn cội, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên đã phù hộ cho cháu con may mắn, mạnh khỏe, làm ra của cải vật chất có bát ăn, bát để... 

Nghi lễ linh thiêng
Tục cúng thần rừng đã có từ lâu đời trong đời sống tín ngưỡng của người Pu Péo. Tại những nơi người Pu Péo sinh sống đều có một khu rừng cấm riêng được người dân giữ gìn và bảo vệ bởi những luật tục và những điều kiêng kỵ. Trong ý thức người dân, rừng cấm là nơi thần rừng cư ngụ và để có cuộc sống no đủ, gia đình được khỏe mạnh, không đau ốm thì dân làng không được phép xâm phạm vào nơi ở của thần rừng, không được chặt cây, lấy củi, săn bắt thú...

Tay cầm cành cây, thầy cúng gọi mời thần rừng và các vị thần . Ảnh: Thanh Hà 

30 thg 1, 2020

Đồng bào Giáy múa trống đón năm mới

Vào mỗi dịp lễ tết, đồng bào người Giáy (xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) cùng khiêng chiếc trống thiêng đi tới từng nhà để gõ, nhằm cầu mong may mắn, phúc lộc sẽ đến với tất cả mọi người.

Nét đẹp văn hóa


Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất trong năm trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. Bởi theo quan niệm của đồng bào người Giáy, đây là thời điểm đất trời giao thoa, lòng người hạnh phúc. Khi đó, những tiếng trống vang lên tượng trưng cho những lời cầu mong một năm mới sung túc, hạnh phúc, vui tươi của mọi người sẽ được thánh thần nghe thấy. 

Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất trong năm trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. 

28 thg 1, 2020

Độc đáo bánh chưng đen người Tày

Bánh chưng đen là món ăn truyền thống của người Tày ở Hà Giang. Lên Bản Tùy ở Hà Giang những ngày Tết sẽ thấy trên bàn thờ gia tiên của những gia đình người Tày luôn có loại bánh chưng này với lớp gạo nếp màu đen bóng.

Bà Dung (bên phải) cùng nhân viên gói bánh chưng đen

Vừa vớt mẻ bánh mới luộc từ đêm qua, bà Nguyễn Thị Dung (thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) cho biết mấy ngày cận Tết là lúc làm bánh chưng đen cả ngày cả đêm vẫn không kịp:

3 thg 12, 2019

Bánh cuốn Hà Giang

Ẩm thực Hà Giang khá đa dạng, trong đó có nhiều món mà du khách nên ăn như cháo ấu tẩu, thắng cố, thịt chuột La Chí, phở chua và đừng nên bỏ qua bánh cuốn trứng. 

Món bánh cuốn trứng Hà Giang. 

Bánh cuốn trứng có thể gặp ở nhiều nơi, song, bánh cuốn trứng Hà Giang có nhiều điểm khác biệt. Đây là một món ăn mà du khách nên lựa chọn cho bữa sáng của mình khi đặt chân tới Hà Giang. Bánh cuốn trứng được ăn cùng bát nước lèo nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này.

1 thg 12, 2019

Bản đá Khuổi Ky

Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng với những ngôi nhà sàn mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất vùng biên viễn. Giữa không gian bao la, những ngôi nhà sàn đá vững chãi, bền bỉ, bao bọc, chở che những cư dân Tày hiền lành, chất phác.

Người Tày ở Trùng Khánh có tín ngưỡng thờ đá. Đá trong tâm tưởng của họ thiêng liêng như một vị thần giúp che chở những khắc nhiệt của thiên nhiên. Chẳng thế mà trong luật tục của mỗi tộc người trên vùng đất Cao Bằng này đều có những ngày nhất định để tiến hành tế lễ cảm tạ thần đá. Họ coi đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Con người sinh ra từ đá và khi chết sẽ hóa thành đá.

Theo Ban Quản lý Công viên địa chất non nước Cao Bằng, lịch sử những ngôi nhà sàn đá đã được hình thành từ những năm cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ biên cương đất nước. Lúc này, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây dựng lên như một “pháo đài” độc nhất vô nhị. Những bức tường đá kiên cố được hình thành bởi những viên đá có nhiều kích cỡ được xếp lèn vào nhau, sử dụng thêm chất kết dính được làm từ hỗn hợp đá vôi trộn cát; khi hoàn thành, độ dày bức tường có thể dày hơn 30cm, thể hiện rõ tính bản địa, sự sáng tạo độc đáo của đồng bào dân tộc Tày.

Bản có 14 căn nhà sàn bằng đá trải rộng khoảng 10.000 m2, dựa lưng vào núi đá, phía trước là dòng suối Khuổi Ky. Ảnh: Công Đạt

5 thg 11, 2019

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

26 thg 10, 2019

Những 'nấc thang lên trời' ở Hoàng Su Phì

Mùa lúa chín tại ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam ẩn hiện trong làn mây được du khách ví như thiên đường nơi hạ giới. 


Ruộng bậc thang được công nhận Di tích quốc gia ở Hoàng Su Phì trải dài ở 11 xã gồm Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm Khòa (ảnh). Trong đó, Bản Luốc và Bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.

Những thửa ruộng bậc thang ở đây ước tính có tuổi đời khoảng 300 năm. 

13 thg 10, 2019

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

Ngắm sông Nho Quế, vượt hẻm Tu Sản, Hà Giang

Sông Nho Quế, Hà Giang được vinh danh là một trong những Thung lũng Kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam. 

Nằm dưới chân những ngọn núi tai mèo hiểm trở của Hà Giang, dòng sông Nho Quế quanh năm êm đềm chảy giữa những vách đá, tạo thành một đường biên giới màu xanh biếc giữa đèo Mã Pí Lèng và đường Săm Pun. 

“Nín thở” trên những con đèo Hà Giang đẹp không kém Mã Pí Lèng

Con đường Hạnh Phúc trên cao nguyên đá Hà Giang có đèo dốc khiến các tay lái phải "nín thở", vì độ hiểm trở và vì khung cảnh quá tuyệt đẹp. 

Hà Giang là vùng đất cực Bắc của Tổ quốc, nơi sở hữu nhiều thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú và màu sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc bản địa Mông, Dao, Lô Lô,... Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng trên 4 huyện tạo nên cho Hà Giang một đặc sản riêng: những cung đường qua miền đá. 

1 thg 10, 2019

Có gì lạ ở 'đệ nhất hùng quan' giữa lòng cao nguyên đá

Nếu như điểm ngắm cảnh trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) đã trở thành trái tim của cao nguyên đá và nhẵn bước chân du khách, cảm giác trải nghiệm du thuyền trên sông Nho Quế ngắm hẻm vực Tu Sản cũng đang thu hút nhiều du khách.

Cung đường với những khúc cua “dựng tóc gáy” xuống sông Nho Quế - Ảnh: NG.HƯỜNG

Khi đi tour theo đoàn và đứng trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống sông Nho Quế, nhiều du khách ước ao được một lần xuống tận mép nước Nho Quế để xem, để thỏa sự háo hức. Theo người dân địa phương, trừ những hôm nào mưa, nước sông Nho Quế luôn có màu trong xanh ngọc bích và mát rượi.

1 thg 9, 2019

Thịt treo xào cải nương

Thịt lợn treo gác bếp quanh năm, rau cải nương ra xuân trời mua phùn như tưới thêm lớp dinh dưỡng, mọc nhanh và non ngọt. Sự kết hợp giữa lợn treo gác bếp và rau cải nương tạo nên món ăn giản dị nhưng ngon, đặc sắc vô cùng.

Đầu xuân, mưa phùn, rét vẫn còn, vùng núi cao Tây Bắc, đồng bào dân tộc như vẫn còn Tết, lễ hội và lễ cưới nhộn nhịp cả một vùng.

Đám cưới của người Dao ở Hà Giang, nhiều món ngon đặc sắc của đồng bào nhưng người đi dự đám cưới vẫn nhớ nhất món thịt treo xào cải nương ngọt giòn, thơm ngậy của đồng bào. Những chảo rau xào còn xanh nón nóng hổi, đôi tay thoăn thoắt đảo của những người phụ nữ Dao. Thịt treo trên cao chuẩn bị được mang xuống để xào. Đó là những hình ảnh ấn tượng khi lần đầu tiên được dự đám cưới của người Dao ở tận bản làng xa xôi.


8 thg 7, 2019

Thôn 'homestay' và quán cà phê Cực Bắc ở cao nguyên đá

Thôn Lô Lô Chải ở Đồng Văn, Hà Giang là nơi du khách có thể trải nghiệm hình thức du lịch cộng đồng địa phương đậm đà bản sắc. 

Từ cột cờ Lũng Cú nhìn xuống, thôn Lô Lô Chải hiện lên nổi bật giữa cao nguyên đá, với những nếp nhà trình tường còn nguyên vẹn, phủ mái âm dương.