Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 8, 2020

Tìm hiểu địa danh Lệ Chí, Lệ Cần

Lệ Chí, Lệ Cần là những địa danh được người dân Pleiku biết đến nhiều, gắn với một đặc sản mang tên khoai lang Lệ Cần. Đây là những địa danh được hình thành khá sớm ở Gia Lai.
Từ năm 1957 đến năm 1962, thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền Ngô Đình Diệm (Việt Nam Cộng hòa) đã di dân từ đồng bằng ven biển miền Trung lên lập nhiều dinh điền ở các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn nay thuộc huyện Đak Đoa, có 2 địa điểm dinh điền được hình thành trong giai đoạn này, đó là dinh điền Lệ Chí và dinh điền Lệ Cần.

Xã Nam Yang, huyện Đak Đoa (xã Lệ Chí cũ). Ảnh: K.N.B

24 thg 6, 2020

Núi lửa Chư Đăng Ya - “Củ gừng dai” quyến rũ

Chư Đăng Ya trở thành điểm dừng chân của nhiều phượt thủ và những người yêu thích du lịch. 

Chư Đăng Ya theo tiếng đồng bào J’rai có nghĩa là củ gừng dai. 

Đây là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm. Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách TP Pleiku khoảng 30km về phía bắc. 

2 thg 5, 2020

Cà phê 'di động' dưới hàng thông trăm tuổi

Cách TP Pleiku hơn 10 km, một tiệm cà phê xe ca nằm dưới tán thông và đồi chè Biển Hồ, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh.

Từ những chiếc xa cũ nát, bỏ đi, chủ quán đã trang trí thành quán cà phê "di động", cũng là điểm check in mới của giới trẻ.

15 thg 10, 2019

Đôi tay tài hoa của làng Hlang Ngol

Vô tình bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ Jrai với chiếc gùi có nắp vô cùng xinh xắn trên vai, tôi lân la tìm hiểu về gốc tích, rồi tìm về làng Hlang Ngol (xã Ia Vê, huyện Chư Prông, Gia Lai) vào một ngày đầu đông. Chẳng mất nhiều thời gian, chúng tôi đã được diện kiến chủ nhân của những chiếc gùi có nắp nức tiếng gần xa-ông Siu Lơl.

Vừa bước vào nhà, chúng tôi dường như bị choáng ngợp trước những chiếc gùi vô cùng đẹp, đủ kích cỡ được chủ nhân để gọn gàng trên kệ tủ. Thấy chúng tôi say sưa ngắm từng chiếc gùi, mân mê từng họa tiết, hoa văn trên thân gùi, nắp gùi, già làng Kpuih Nhơl trải lòng: “Ngày xưa chỉ những gia đình giàu có, lắm trâu, nhiều rẫy mới có thể sở hữu những chiếc gùi có nắp thôi. Gùi có nắp khi đó ngoài việc dùng trong sinh hoạt hàng ngày còn được dùng để cất váy áo, đồ trang sức quý... của gia đình. Ở Hlang Ngol hiện cũng có vài người biết đan gùi nhưng chỉ là những chiếc gùi đơn giản để gùi thóc, gùi nước... Còn gùi có nắp đậy với hoa văn đẹp duy chỉ có ông Siu Lơl biết làm”. Già làng Kpuih Nhơl cũng có thâm niên với việc đan gùi, nhưng theo ông, đan gùi có nắp rất khó, nhất là việc tạo khối hình trụ tròn và nắp khum hình chóp nón. Do đó, phải là người khéo léo, kiên nhẫn và giỏi nghề mới có thể đan được gùi có nắp. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi nhắc đến ông Siu Lơl, người làng đều cảm thấy rất đỗi tự hào và gọi ông với cái tên nghe rất mỹ miều: “người đàn ông tài hoa”!

Ông Siu Lơl đang hướng dẫn cách đan gùi nắp cho một thanh niên trong làng. Ảnh: Phương Dung

11 thg 10, 2019

Muối kiến – nét độc đáo trong ẩm thực Tây Nguyên

Đến phố núi Tây Nguyên, du khách không chỉ thu hút với phong cảnh hùng vĩ nơi đây mà còn bất ngờ với sự độc đáo trong ẩm thực. Những món ăn nơi đây đa phần được chế biến từ những nguyên liệu thiên nhiên, gần gũi với con người. Trong đó, muối kiến có lẽ là món ăn đặc trưng hơn cả.


Khám phá dọc miền đất nước, thực khách sẽ thấy người Cao Bằng lấy trứng kiến để làm bánh, đến Bình Định thì có món nộm trứng kiến vàng níu chân thực khách. Và đến khi ghé thăm Gia Lai thì khó ai có thể quên với một loại đồ chấm tận dụng cả thân của con vật này, đó là muối kiến.

7 thg 9, 2019

Chư Đăng Ya: ngọn núi lửa hùng vĩ giữa đại ngàn

Nếu như hồ T’nưng được nhiều du khách biết đến như một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho người dân phố núi Pleiku, thì ngọn núi lửa Chư Đăng Ya sừng sững trên vùng đất hoang sơ lại thu hút du khách tham quan, khám phá bởi nét đẹp hoang sơ nhưng đầy quyến rũ. 

Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ nổi tiếng 20 km.

Theo tiếng đồng bào J’rai, Chư Đăng Ya có nghĩa là củ gừng dại. Đây là một trong những ngọn núi lửa đã từng hoạt động dữ dội ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm, nằm ẩn mình giữa đại ngàn hoang sơ. Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi tựa như một cái phễu khổng lồ, miệng núi tròn rỗng mang sắc đỏ màu mỡ đã được những lớp nham thạch tạo nên qua hàng triệu năm lịch sử.

Vẻ đẹp hùng vĩ của núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

23 thg 7, 2019

Bún mắm cua đồng Gia Lai: 'sướng mình khổ người ta'

Món bún mắm cua đồng có mùi đặc trưng mà nếu ai không quen khó mà chịu được. Lần đầu được tiếp xúc tôi cũng ‘bịt mũi" vì cái mùi nặng quá. Người ăn được thì bảo là mùi thơm ngon, còn người không chịu được mùi thì bảo nó là "thúi quắc".

Cho một ít ớt, nặn lát chanh cho bớt mặn và cho rau sống vào trộn lên - Ảnh: GIA TIẾN

Tôi sống ở Sài Gòn nhưng quê gốc ở miền Tây. Vì thế, mấy cái món ngon ở miền Tây ít nhiều tôi đã thử qua hết. Rồi tôi có vợ người miền Trung, chị vợ tôi ở Gia Lai.

10 thg 7, 2019

Tên đường nào ngắn nhất Việt Nam?

Lưu ý câu hỏi nhé: Tên đường nào ngắn nhất? chớ không phải Con đường nào ngắn nhất? Ý nói là tên đường nào có ít chữ cái nhất?

Ở đây ta không kể các tên đường bằng con số, vì kể như vậy thì nhiều lắm. Đặc biệt là tên đường ngắn nhất lại là con đường dài nhất. Đó là Quốc lộ 1, tên đường thì chỉ có mỗi con số 1 thôi mà dài tới 2.301 km! Cũng không kể luôn các tên đường bằng ký hiệu, như D1, D2, N1, N2... vì những tên đường này thì vô số mà không mang ý nghĩa gì đặc biệt. Tóm lại là chỉ xét những đường mang tên người hay sự kiện mà thôi.

Ở Biên Hòa có con đường mang tân Lê A (Lê A là một chiến sĩ du kích, hy sinh ở Long Khánh, Đồng Nai năm 1972 khi 19 tuổi). Tính ra là có 3 chữ cái L, E, A - chắc cũng thuộc loại ngắn nhứt Việt Nam. Nhưng xét cho kỹ thì tên đường này có 4 ký tự L, E, dấu cách, A. Như vậy vẫn dài hơn một tên đường khác chỉ có 3 ký tự thôi. Đó là đường WỪU.

Đường Wừu là một trong những con đường sầm uất ờ Pleiku. Trong ảnh là Trung tâm Hội nghị tiệc cưới trên đường Wừu.

7 thg 7, 2019

Lễ Tơ Mon của người Bana

Người Ba Na có dân số lớn thứ ba trong số các dân tộc sinh sống trên Tây Nguyên, sau Gia Rai và Ê Đê. Đồng bào dân tộc Ba Na có rất nhiều lễ hội như lễ cầu an, lễ mừng lúa mới, lễ trả ơn, lễ Tơ Mon. Trong đó lễ Tơ Mon (lễ kết nghĩa) là một nghi lễ mang đậm tính nhân văn, phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ những niềm vui cũng như khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. 

Vào ngày làm lễ, trước khi ra cổng làng chào đón người được nhận đến với buôn làng, gia đình người nhận sẽ phải làm nghi thức cúng tổ tiên tại cây nêu mới dựng ngoài sân. Đây là thủ tục gia chủ làm lễ, mời tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho mọi người. Sau đó họ sẽ mang theo một bầu nước ra tận cổng làng để chào đón, rước mời người được kết nghĩa và cùng nhau di chuyển về nhà Rông, không gian sinh hoạt cộng đồng chung của buôn.

Tại nhà Rông, thầy cúng và già làng sẽ là những người trực tiếp hướng dẫn mọi người thực hiện các nghi thức. Gia chủ và người được kết nghĩa sẽ được mời ngồi xuống bên cạnh cây nêu và nghi thức đầu tiên họ phải thực hiện là cùng hơ tay dưới một ngọn nến. Sau đó thầy cúng sẽ thực hiện các nghi thức tâm linh khác như rót rượu, tưới tiết lên cây nêu, và cuối cùng là đọc lời khấn. Lời khấn của thầy cúng có đoạn: "Ơ Yang… ơi, Yang trời, Yang đất, Yang núi, Yang sông, Yang bên Đông, Yang bên Tây hãy về đây chứng giám cho lễ kết nghĩa. Sau một thời gian quen biết nhau, hai bên đã thật sự tốt cái bụng với nhau và muốn kết nghĩa để trở thành những người trong một gia đình, cùng yêu thương, có trách nhiệm với nhau. Hôm nay làm lễ bẩm báo với các Yang, với ông bà tổ tiên, với mọi người, kể từ nay cho đến hết cuộc đời, đến hơi thở cuối cùng, mãi mãi là những người trong một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau…ơ Yang…”.

Thày cúng chuẩn bị cây nêu bên trong nhà rông để chuẩn bị cho Lễ Tơ Mon. Ảnh: Việt Cường

2 thg 7, 2019

Phố núi Gia Lai chìm trong sương sớm

Sau đêm mưa, cảnh vật núi rừng Gia Lai hiện lên mờ ảo dưới ánh nắng xuyên qua những làn sương ùa về. 

Một góc thành phố Pleiku đoạn cầu Phan Đình Phùng trong sương mù buổi sáng tháng 6. Anh Hoàng Quốc Vĩnh, một tay máy, cho biết sương hòa quyện với mây từ ngọn Hàm Rồng cao trên 1.000 m tràn xuống thung lũng tạo nên "cảnh đẹp tựa chốn thần tiên". 

Độc đáo lễ cầu mưa ở vùng đất của những ông vua không ngai

Nghi lễ cầu mưa của người Jrai là một nét văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa Trường Sơn. Họ tin rằng những Pơtao Apui - Vua lửa, có khả năng thông linh với trời để cầu mưa đổ xuống ruộng nương đang khô khát. 

Rơlan Hieo (người chít khăn) nghiêm cẩn chủ trì nghi lễ cúng cầu mưa. TRẦN HIẾU 

Vùng đất của những ông vua không ngai 

Theo dọc quốc lộ 25 xuôi về hướng đông nam Gia Lai, vượt qua đèo Chư Sê là cả vùng bình nguyên rộng lớn. Đây là một trong những vựa lúa lớn nhất của khu vực Tây nguyên. Vùng đất khô khát này đã không còn cảnh thiếu nước khi công trình đại thủy nông Ayun Hạ hoàn thành năm 2002, tưới cho hơn 13.500 ha lúa nước và hàng ngàn ha cây trồng cạn khác. Thiếu nước mùa khô không còn là nỗi lo sợ của người dân bản địa khu vực này.

1 thg 7, 2019

Lãng du ở phố núi

Sắc vàng của những cánh rừng châu Âu chắc chắn cuốn hút kẻ lữ hành ưa xê dịch. Vậy nhưng nếu ai đó may mắn có mặt ở phố núi Pleiku (Gia Lai) thời điểm này sẽ không khỏi xuýt xoa bởi sắc thu ngọt ngào không kém.

Thác Phú Cường. TRẦN HIẾU 

30 thg 6, 2019

Rừng hóa đá bên núi Chư A Thai

Do hoạt động địa chất, dưới chân núi Chư A Thai (H.Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) hàng trăm triệu năm trước, những cánh rừng nguyên sinh bị vùi xuống bùn đất rồi hóa thành đá.

Núi Chư A Thai bị người dân xới tung để tìm đá 

Đến nay, sau khi được phát hiện, loại khoáng sản này đang bị người dân khai thác đến cùng kiệt. 

29 thg 5, 2019

Lễ Tơ Mon của đồng bào Ba Na

Đồng bào dân tộc Ba Na xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, quê hương của anh hùng Núp đã tổ chức Lễ Tơ Mon hay Lễ kết nghĩa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dận tộc Việt Nam. Sự kiện nằm trong hoạt động Tháng 5 “Hát về Người”.

Bao đời qua, người Ba Na kết nghĩa anh em, cha con, mẹ con hay kết nghĩa thành anh chị em với nhau vì nhiều lý do như để được thân mật hơn, hoặc để giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Lễ Tơ Mon là lễ mang đậm tính nhân văn cũng như phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn cũng như chia sẻ những niềm vui gia đình và cộng đồng.

Gia đình cha nuôi (mẹ nuôi) đón gia đình nhà con nuôi từ ngoài cổng làng. 

13 thg 5, 2019

Lên Gia Lai, không thể không ghé Ch'Rao

Gia Lai không chỉ nổi tiếng về khu di tích Biển Hồ, thác Mơ, thác Phú Cường, các đồi chè thẳng tắp, xanh mướt... mà du khách cũng khó cưỡng với ẩm thực phong phú ở đây.

Nhà hàng Ch'Rao với những căn nhà sàn mang dấu ấn bản địa người Tây Nguyên. 

Gia Lai nổi tiếng với phở hai tô, cơm lam, gà nướng than, heo rừng nướng lồ ô.

Đến thành phố Pleiku mà không thưởng thức những món trên, xem như bạn chưa hiểu hết Gia Lai.

Tại thành phố Pleiku yên bình, có một nhà hàng với những món ẩm thực đậm chất Tây Nguyên. Nhà hàng được bài trí bằng những căn nhà sàn đơn sơ, nhưng ấm áp, gần gũi và có tên dân dã "Ch'Rao" - cái tên của vùng bản địa Tây Nguyên.

7 thg 5, 2019

Lễ mừng nhà Rông mới của người Bahnar

Đối với cư dân Bắc Tây Nguyên nói chung, nghi lễ mừng nhà Rông mới được coi là lễ hội lớn nhất trong các nghi lễ của người Bahnar. Lễ hội này được tiến hành ở nhà Rông của làng nơi cộng đồng dân tộc Bahnar sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họp và là địa điểm để phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đến bà con nhân dân. 

Nghi lễ mừng nhà Rông mới là dịp để toàn thể dân làng thực hiện lời hứa và trả ơn thần linh về những giúp đỡ của các thần linh đối với cộng đồng dân làng.

Trong khi thực hiện nghi lễ, già làng sẽ khấn, cầu xin thần linh tiếp tục giúp đỡ để cả cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên và có những mùa vụ sắp tới tốt tươi. Cộng đồng dân làng thường dùng 2 con heo, 3 con gà và từ 5-6 ghè rượu cần để tế thần linh trong nghi lễ này. Mỗi hộ gia đình thường đóng góp một ghè rượu để cột vào các cột trong nhà Rông mới nhằm cùng chung vui với dân làng.

Điều hành công việc tế lễ mừng nhà Rông mới của người Bahnar là những già có uy tín trong làng và do một già làng (Bok Kra) đứng đầu. Dân làng tin rằng, Bok Kra là người được thần linh thừa nhận, giao trọng trách hướng dẫn bà con trong làng nên uy tín rất cao. 

Khi tiếng chiêng báo hiệu cất lên, mọi người trong buôn từ già, trẻ, gái, trai đều tập trung về khu vực nhà Rông để chuẩn bị làm lễ.

29 thg 4, 2019

Nhà thờ có kiến trúc nhà rông duy nhất ở Gia Lai

Lớn gấp 5 lần so với một nhà rông thông thường, nhà thờ Pleichuet được xây dựng vào năm 2005.

Nhà thờ Pleichuet nằm trên đường Trương Định, phường Thắng Lợi, trung tâm thành phố Pleiku. Mang dáng dấp nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, nhà thờ không chỉ là nơi sinh hoạt của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan du khách nên ghé thăm khi có dịp đến đại ngàn Gia Lai. 

3 thg 4, 2019

Quán cà phê gần 50 năm ở trung tâm Pleiku

Quán là điểm dừng chân để du khách thưởng thức ly cà phê nguyên chất khi có dịp ghé thăm đại ngàn Gia Lai. 

Nằm trên đường Nguyễn Thái Học, Pleiku là quán cà phê nổi tiếng xuất hiện từ những năm 1970. Chủ quán hiện tại, cô Kim Hoa (sinh năm 1961) là em gái của người khai mở quán. "Năm 1971, chị tôi mở một quán nước nhỏ rồi phát triển như ngày nay", cô Hoa cho biết.

Quán nằm trên đường Nguyễn Thái Học, TP Pleiku. Ảnh: Di Vỹ. 

Giống như các nơi khác, cà phê là thức uống được nhiều người lựa chọn để khởi đầu ngày mới. Theo bà chủ, trước đây quán còn bán thêm các món điểm tâm sáng như bún thang, bún riêu... nhưng sau một thời gian chỉ tập trung bán cà phê.

Trekking thác Hang Én giữa đại ngàn Gia Lai

Thác Hang Én như dải lụa trắng giữa núi rừng hoang sơ, là điểm đến dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. 

Thác Hang Én nơi đầu nguồn sông Côn nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, thuộc địa phận huyện K'bang (Gia Lai). Đây là điểm du lịch khám phá không dành cho những người yếu tim, nếu muốn chinh phục bắt buộc phải có thổ địa hướng dẫn, vì đường đi trekking-hiking hiểm trở với những mối đe dọa tiềm ẩn giữa chốn “thâm sơn cùng cốc”. 

'Địa ngục trần gian' một thời ở Pleiku

Nhà lao Pleiku là nơi ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào Tây Nguyên giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 

Nhà lao Pleiku được người Pháp xây dựng năm 1925 trên một đồi cao ở đường Yết Kiêu, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, Gia Lai. Diện tích của khu trại giam khoảng 7 ha, bao quanh là những bức tường cao 3 m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai.