Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo hội Phật giáo VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo hội Phật giáo VN. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 2, 2017

Ngôi chùa trên non sơn thủy tú Vô Vi

Từ trung tâm Hà Nội, qua Hà Đông chừng 7 km đường đi Hòa Bình, đến thị trấn Chúc Sơn rẽ phải, đi thêm khoảng 2 km ta bắt gặp dãy núi đá mang tên Tử Trầm uy nghi sừng sững. Điều đặc biệt, giữa vùng đồng bằng sầm uất lại đột khởi lên dãy núi đá mang nhiều yếu tố phong thủy rất tốt cho vùng đất này. Như nằm tách biệt ra khỏi dãy Tử Trầm, có một hòn núi đá như đơn côi giống hình con phượng, ở lừng chừng đỉnh núi đá này có một ngôi chùa cổ rất đẹp, mang cái tên rất gợi: Chùa Vô Vi. 

Không biết có phải ngôi chùa mang tên Vô Vi không, mà ngọn núi đá ấy cũng có tên là Vô Vi. Vô Vi nghĩa là gì, là không ràng buộc, không liên quan, không phải được sinh ra do nhân duyên. Như vậy, khác với pháp hữu vi của thế gian, Vô Vi có nghĩa là vào cảnh giới của Niết bàn.

Một chiều cuối tuần, chúng tôi giũ bỏ những duyên sự ràng buộc của cuộc sống thường nhật quyết một lần để được thong long lên núi Vô Vi, chiếm bái ngôi chùa cổ này.

Trúc Lâm Tà Lùng - ngôi chùa ở biên cương Tổ quốc

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 6 ngôi chùa, trong đó có 4 ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa các cấp. Đặc biệt, hai ngôi chùa được xây mới là Trúc Lâm Bản Giốc và Trúc Lâm Tà Lùng đã trở thành những địa chỉ tâm linh nơi phên dậu biên cương của Tổ quốc. 

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.


Phục Hòa vốn là một huyện lâu đời ở tỉnh Cao Bằng, vào ngày 10/10/Giáp Ngọ (1/12/2014), BTS GHPGVN tỉnh đã khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng trên quần thể diện tích hơn 5.300 m², kinh phí xây dựng được huy động bằng nguồn vốn xã hội hoá. 

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Trước năm 1975, đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có 3 ngôi chùa cổ, đó là chùa Lá (nay là chùa Vạn Linh dưới chân vồ Bồ Hong), chùa Phật Lớn (phía trên động Thủy Liêm), chùa Phật Nhỏ (bên vồ Bà). Tương truyền, ngôi chùa Phật Nhỏ xưa kia gọi là chùa Sân Tiên, còn có tên chính thức là Thất Bửu Tự (hiện thuộc tổ 3, ấp Vồ Bà, xã An Hảo). 

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận

Thất Bửu Tự do Hòa thượng Thượng Giác – Hạ Quang (tục danh Phạm Văn Vọng ở Bình Hòa, quận Châu Thành, tỉnh An Giang) tạo dựng năm 1942 trên một vồ đá, mặt ngó xuống chợ Tà Đét (xã Trác Quan nay là xã An Hảo). Với cây rừng hoang vu, không khí rất tĩnh mịch, có nhiều thú hoang dã, nhất là loài khỉ xuất hiện thường xuyên. Cư dân chốn non cao và người đồng bằng đều gọi đây là Sân Tiên, giống như địa hình đặt ngôi chùa. Người đời kể, Hòa thượng Thượng Giác – Hạ Quang (trụ trì) không tham gia cách mạng, nhưng hiến tặng “đại hồng chung” để du kích sáng chế vũ khí kháng chiến. 

Chính điện chùa Phật Nhỏ 

27 thg 10, 2016

Uy thiêng chùa Cũ (BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova)

Trong không khí mát mẻ đầy bóng cây sao trên diện tích 5.000 mét vuông, thượng tọa Thạch Đom Ra, trụ trì chùa Cũ (tọa lạc tại xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) kể lại “…Ngôi chùa này đã có gần 470 năm tuổi với nhiều câu chuyện bi hùng, nhất là những dấu vết chiến tranh tàn phá vẫn còn in đậm chốn tôn nghiêm…”. 

Chùa Cũ có tên tiếng Khmer là BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova, được xây dựng vào khoảng năm 1648, trong khuôn viên rộng rãi, thông mát nằm cạnh tuyến đường từ xã Trà Côn đến ngã ba Vĩnh Xuân – Hựu Thành (huyện Trà Ôn).

Chùa Cà Săng, cảnh đẹp Vĩnh Châu

Chùa Cà Săng (Vĩnh Châu) là một trong những ngôi chùa Khmer có nhiều công trình kiến trúc nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

Chùa vốn có pháp danh là chùa Sêrây Cro Săng (có nghĩa là Ánh bình minh của cây bần thăng), chùa có vị trí nằm cách trung tâm thị xã Vĩnh Châu chừng 2 cây số về hướng đông bắc (đường về cầu Mỹ Thanh 2), thuộc ấp Cà Săng, phường 2 (trước đây là xã Vĩnh Châu).

Theo các cụ cao niên ở đây kể: “Trước kia tại gò đất này có nhiều cây bần thăng mọc hoang, một loại cây cao lớn giống như cây gáo (hiện nay được dùng làm cây kiểng vì cây dễ uốn cong để tạo dáng), người Khmer thường dùng trái nấu canh chua, vì trái có vị chua thanh”. 


2 thg 10, 2016

Vẻ đẹp trầm lặng nơi tổ đình Từ Hiếu

Gió đại ngàn vẫn hun hút. Bóng chiều dần tàn, vẻ trầm mặc nơi chùa Từ Hiếu thêm sâu lắng. Tiếng đàn cá tớp nước nơi hồ bán nguyệt trước cổng Tam Quan, tiếng nhành cây xào xạc nghe khá đanh, nặng… 

Bước qua cổng Tam Quan, ngay tầm mắt phía bên trái người lữ khách là khoảng không gian rộng, rõ là khu nghĩa trang cũ, gờ tường bao quanh đã rục. Rêu xanh, rêu vàng chen nhau khắp thành tường bao, trên mộ… Khu cổ trang nằm đó không biết đã bao năm, chỉ nghe im ắng bao trùm, tiếng côn trùng rinh rích kẽ tường, thảm lá…

Một phần khu nghĩa trang cổ nơi chùa Từ Hiếu

Chùa Long Thọ nơi Phường Đúc xứ Huế

Chúng tôi về thăm chùa Long Thọ, địa chỉ số 385 đường Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biều, thành phố Huế những ngày đầu tháng Chín. Đã vào Thu, nhưng nắng Cố Đô Huế vẫn gắt và khá rát. 

Cách trung tâm thành phố chừng vài ki lô mét, nhưng nơi chùa Long Thọ nhiều phần mang nét làng quê. Mặc dù đường xá nhiều đổi thay, có phần bê tông hóa, nhưng cơ bản nếp sống người dân nơi đây vẫn mang đậm bản sắc văn hóa miền quê Trung Bộ. Lác đác bên đường lộ những thửa ruộng, thửa hoa màu; đâu đó trên con đường đất nâu vàng hun hút, gió phảng phất hương rơm rạ hanh khô mùi cháy nắng…

Những góc kiến trúc mái chùa Việt truyền thống

Thăm chùa Cổ Am, Hưng Yên

Gió rát mặt đường, tầng cây, thảm cỏ. Mưa vẫn xối xả. Vạn vật như vừa thay áo mới, tinh khôi trong cơn mưa rào buổi sáng. Bao quanh chùa Cổ Am là đồng ruộng, thửa còn xanh lúa trổ đòng đòng, thửa chớm vàng từng khoảnh. 

Chùa Cổ Am tọa lạc nơi không gian khá rộng, thanh tịnh và thoáng ở Đông Chiểu, Liên Phương, Hưng Yên. 

Cổng Tam Quan

9 thg 9, 2016

Lộng lẫy chùa Vàm Ray, Trà Vinh

Giữa sân chùa có một cột hình trụ cao vút được nâng đỡ bởi những cái cột cách điệu hình rắn thần Naga có 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được đức Phật thuần hóa theo quan niệm của người Khmer. 

Chúng tôi tìm đến chùa Vàm Ray (tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) rất dễ dàng vì đến tỉnh này hỏi đến ngôi chùa Khmer đẹp nhất, lớn nhất và lộng lẫy nhất miền Tây thì ai ai cũng biết.

Điều khá thuận tiện là du khách có thể đến đây bằng nhiều con đường khác nhau như đi từ Trà Vinh sang; từ Tp.Cần Thơ xuống, từ Bến Tre hoặc Sóc Trăng qua các chuyến phà lớn là đến được ngôi chùa này.

Ông Kim Thay, ngụ Ấp Chợ, xã Hàm Tân cho biết: "Chúng tôi vui mừng và tự hào vì quê hương mình có được một ngôi chùa đẹp, bề thế nhất cả nước, vì vậy luôn ra sức bảo vệ và giữ gìn cảnh quan như tài sản của chính mình…”

7 thg 9, 2016

Lạ lẫm chùa Trà Tim, Sóc Trăng

Hiện nay trên địa bàn thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) có đến 3 ngôi chùa cũng có tên Trà Tim mà người dân quen gọi là Trà Tim cũ, mới và giữa. Tuy nhiên xét về thời gian và bề dày lịch sử thì chùa Trà Tim cũ (có tên là chùa Chroi Tưm Chắc) là lâu đời và hoành tráng nhất.

Thượng tọa Lý Đen, trụ trì chùa cho biết: “…chùa đã có hơn 500 năm tuổi, xưa vốn là vùng đất có rất nhiều người Khơ Me sinh sống, Chroi Tưm có nghĩa là hai đường thẳng song song, biểu trưng cho đạo và đời. Cạnh đó còn mang ý nghĩa là mặt trời đồng hành cùng mặt trăng…”.

Ảnh: Bên ngoài chánh điện 

15 thg 8, 2016

Ngôi chùa làng ở Thừa Thiên Huế được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa quốc gia

Chúa Tiên – Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn thủ đất Thuận – Quảng (1558 - 1613), đã mở đầu bước ngoặt mới trong lịch sử Việt Nam.

Ngoài thân thích, tướng sĩ thuộc quyền quyết tâm theo phù tá Chúa Nguyễn, còn rất đông dân chúng ở Thanh, Nghệ cũng bỏ quê hương vào phương nam lập nghiệp. Làng Rèn Hoa Lang thuộc phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa hình thành trong lần di dân quan trọng này.


Sau khi ổn định cuộc sống trên quê hương mới, các vị khai canh hợp nhau làm ngôi chùa tranh thờ Phật tại Cồn Bệ (một gò đất cao, cây cối rậm rạp nằm ven đồng ruộng làng) phục vụ cho tín ngưỡng tâm linh. Khoảng đầu thế kỷ 18, chùa được di dời về khu đất đầu làng cho hợp phong thủy, thuận tiện sinh hoạt, cúng tế nhờ công đức của hai ông Dương Phước Pháp, Dương Phước Dã và bà Hoàng Thị Phiếu (thọ giới Uu-bà-di, pháp danh Như Giác, đạo hiệu Huyền Chân) phát tâm tiến cúng tượng Phật, tự khí xin vào ở chùa tu niệm trọn đời (Tháp mộ của Bà hiện tồn tại ở Cồn Bệ).

Chùa Gám và sự phát triển Phật giáo xứ Nghệ

Cách Tp.Vinh 45 km về phía Bắc, từ Quốc lộ 1A ngược theo tỉnh lộ 538 về phía Tây 7 km, huyện Yên Thành có diện tích hơn 54,2 ngàn ha, 39 xã, thị trấn, gần 28 vạn dân, nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Bắc tỉnh Nghệ An. 

Đền chùa – Gám trong tâm thức người dân quê lúa

Trong tiềm thức của người Yên Thành, Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo hoà quyện, ăn sâu vào máu thịt chứng minh độ đậm đặc của các di tích lịch sử - văn hoá, theo thống kê hiện nay trên địa bàn huyện có 520 di tích danh thắng, trong đó có trên 200 di tích danh thắng đã được lập danh mục quản lý, với 21 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 36 di tích xếp hạng cấp tỉnh... Trong chuỗi những di tích đó, chùa Chí Linh (Đền – chùa Gám) hè này được Ban HDPT tỉnh Nghệ An chọn chùa Chí Linh là địa điểm tổ chức khóa tu “Ươm mầm hoa sen”.

Chùa Gám, tên chữ là Chí Linh tự, nghĩa là chùa Chí Linh, một ngôi cổ tự rất đỗi linh thiêng trên mảnh đất Yên xứ Nghệ này. Chùa hình thành ở giai đoạn nào, xây dựng ra sao, quy mô như thế nào, hiện chưa có một nguồn sử liệu ghi rõ. Chỉ biết, trong lịch sử địa chí Nghệ An nói chung, Yên Thành nói riêng, thời đại phong kiến nào cũng có nhắc đến tên chùa. 

14 thg 8, 2016

Ngôi chùa trên “Nóc nhà Đông Dương”

Bao quanh chùa là núi, dựa lưng hậu viên vực đá như không thấy đáy. Người lữ khách đang thả hồn trong nắng gió ban mai, chợt ùa về bầy chim bồ câu, ríu rít sà xuống: gờ-rù, gờ-rù… tóc, tóc, tóc… nhặt gạo nơi khoảng sân bên phải gian chính điện. 

Ban mai nơi cửa thiền tọa lạc ở độ cao hơn 1.500 mét so với mặt nước biển thật trong lành. Nắng vàng thanh mát, gió đại ngàn xa đưa mát rượi. Từng chòm mây xanh ngát bao phủ, thăm thẳm từng không.

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn từ buổi dựng nước

Chùa Hoa Long tọa lạc tại Bến Gót, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đây là một ngôi chùa có ý nghĩa lịch sử đối với cả nước vì ngôi chùa gắn với truyền thuyết thời Hùng Vương dựng nước buổi ban đầu. Đã được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam Nhất Thống Chí, Thông Giám Cương Mục và cả Sơn Tây Trí.

Cái nhìn đầu tiên khi vào chùa là những bậc thang dài dẫn tới cánh cổng nơi có hai chữ Hộ Pháp, dưới tán lá của cây đa to đã trải qua nhiều năm tháng, một nét thanh bình và một cảm giác trong lành của cảnh quan nơi đây.

12 thg 8, 2016

Chiêm bái chùa cổ Đông Phước, Khánh Hòa

Từ Trung tâm thành phố biển Nha Trang, đi dọc theo con đường Trần Phú bao quanh bờ biển về hướng Nam khoảng 3 km, đến Vĩnh Nguyên rẽ vào con đường tỉnh lộ đường Võ Thị Sáu, đi một khoảng nửa đến đường chùa Đông Phước. Đó là con đường được mang tên theo tên chùa cổ Đông Phước.

Chùa Đông Phước tọa lạc tại số 20/7 đường chùa Đông Phước, phường Phước Long, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 4km.

Chùa cổ Đông Phước nhìn từ cổng Tam quan vào

Về thăm chùa cổ làng Huyền Kỳ

Có thể nói, ngôi chùa cổ làng Huyền Kỳ (phường Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội) mang tên chữ là Hiển Linh Tự có ý nghĩa lớn về giá trị kiến trúc, về tâm linh sâu thẳm, như viên ngọc vô giá bị bụi thời gian, và sự thờ ơ của người đời làm lãng quên. Vượt qua những bui bặm ồn ào của giao thông, về tới sân chùa, tôi cảm nhận được sự tĩnh lặng, và giá trị thẳm sâu có được ở nơi đây.


Chùa Huyền Kỳ ngự phía Tây Nam làng Huyền Kỳ là công trình kiến trúc cổ từ cách nay 600 năm. Từ Hồ Gươm vào Hà Đông, qua quốc lộ số 6 đến Ba La, rẽ trái theo quốc lộ 22 đường đi chùa Hương, khoảng 3km là tới chùa. Ni sư Thích Đàm Thúy trụ trì chùa Huyền Kỳ vui vẻ giới thiệu về chùa cho tôi.

1 thg 7, 2016

Cảnh đẹp chùa Hạnh Phúc Tăng

Chùa Sanghamangala theo tiếng Ba Li có nghĩa là hạnh phúc gia đình tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chùa này được xem là một biểu tượng văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer bởi lối kiến trúc cổ xưa rất độc đáo. 

Hôm chúng tôi đến, chánh điện chùa mới trùng tu xong khá đẹp mắt mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ, vừa mang đường nét kiến trúc Thái Lan.


Ông Kim Quang, ngụ tại thị trấn Vũng Liêm cho biết “…đây là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của bà con người dân tộc Khơ Me, chúng tôi tự hào vì ngôi chùa đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, vì vậy chúng tôi giáo dục cháu con phải ra sức gìn giữ di tích này...”

Linh thiêng chùa Đại Thọ ở Vĩnh Long

Những ai đã từng có dịp đến tham quan tìm hiểu về chùa Đại Thọ (tọa lạc tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đều có chung nhận xét: Ngôi chùa này rất trầm mặc, cổ kính, mang nhiều dấu ấn rất huyền bí pha lẫn sự linh thiêng rất lạ thường.

Một góc chùa Đại Thọ

Ông Thạch Nghét, ngụ ấp Kỳ Son, xã Loan Mỹ cho biết “…ngôi chùa này có từ lâu đời, là nơi để bà con người Khơ Me đến cúng dường ngày thường lẫn ngày lễ truyền thống. Đây là niềm tự hào về di sản văn hóa cổ của chúng tôi…”. 

16 thg 6, 2016

Chùa Phước Tường: Di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Chùa Phước Tường là di tích lich sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di Tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.

Phước Tường là một ngôi chùa cổ của TP. Hồ Chí Minh, chùa tọa lạc ở đường 102, KP7, P. Tăng Nhơn Phú A, Q9, Tp.HCM. Chùa theo hệ phái Bắc tông. Chùa Phước Tường do thiền sư Linh Quang – Phật chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn. Ngài là đệ tử Hòa thượng Thành Nhạc - Ấn Sơn, pháp tôn của Hòa thượng Nguyên Thiều – Thọ Tông. Chùa Phước Tường Được khai sơn vào năm 1741. Nhưng theo lời các bô lão thì ngôi chùa bấy giờ ở gần chợ Nhỏ (Tăng Nhơn Phú), cách địa điểm hiện nay khá xa. Sau khi Tổ khai sơn tịch, đệ tử là Tổ Thuận – Đức Ấn kế thế, rồi tiếp tục sư đệ là Tổ Chơn – Phước Quang từ chùa Phước Hưng đến thay. Hòa thượng Phước Quang có 2 đệ tử là Thiền sư Tiên Hiền – Từ Minh (Diệu Minh).

10 thg 6, 2016

Nét đẹp riêng biệt của chùa Sen Nia

Hiện nay, nhiều du khách thích đến chùa Phước Kiển (còn gọi là chùa “lá sen”, chùa “sen nia” hay “sen vua”) tọa lạc tại xã Hoà Tân (Đồng Tháp) để chứng kiến tận mắt một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4m, có thể tải trọng lượng xấp xỉ 100 kg đang thu hút sự khám phá đối với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học.

Ban đầu nhiều người hoài nghi về một ngoại lực phía dưới lá sen nên mới có thể tải được trọng lượng như vậy nhưng khi khám phá, tìm hiểu tận mắt thì mới biết là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc.

Hoà thượng Thích Huệ Từ, trụ trì chùa đã 54 năm, kể lại: “…Đến nay, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc loại sen kỳ lạ này, nhưng tựu trung đều khẳng định chúng có xuất xứ từ Nam Mỹ, ở đó cư dân dùng lá sen để vận chuyển lương thực nhẹ, dễ dàng trên mặt nước…”.