Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo hội Phật giáo VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo hội Phật giáo VN. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 8, 2016

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn từ buổi dựng nước

Chùa Hoa Long tọa lạc tại Bến Gót, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đây là một ngôi chùa có ý nghĩa lịch sử đối với cả nước vì ngôi chùa gắn với truyền thuyết thời Hùng Vương dựng nước buổi ban đầu. Đã được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam Nhất Thống Chí, Thông Giám Cương Mục và cả Sơn Tây Trí.

Cái nhìn đầu tiên khi vào chùa là những bậc thang dài dẫn tới cánh cổng nơi có hai chữ Hộ Pháp, dưới tán lá của cây đa to đã trải qua nhiều năm tháng, một nét thanh bình và một cảm giác trong lành của cảnh quan nơi đây.

12 thg 8, 2016

Chiêm bái chùa cổ Đông Phước, Khánh Hòa

Từ Trung tâm thành phố biển Nha Trang, đi dọc theo con đường Trần Phú bao quanh bờ biển về hướng Nam khoảng 3 km, đến Vĩnh Nguyên rẽ vào con đường tỉnh lộ đường Võ Thị Sáu, đi một khoảng nửa đến đường chùa Đông Phước. Đó là con đường được mang tên theo tên chùa cổ Đông Phước.

Chùa Đông Phước tọa lạc tại số 20/7 đường chùa Đông Phước, phường Phước Long, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 4km.

Chùa cổ Đông Phước nhìn từ cổng Tam quan vào

Về thăm chùa cổ làng Huyền Kỳ

Có thể nói, ngôi chùa cổ làng Huyền Kỳ (phường Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội) mang tên chữ là Hiển Linh Tự có ý nghĩa lớn về giá trị kiến trúc, về tâm linh sâu thẳm, như viên ngọc vô giá bị bụi thời gian, và sự thờ ơ của người đời làm lãng quên. Vượt qua những bui bặm ồn ào của giao thông, về tới sân chùa, tôi cảm nhận được sự tĩnh lặng, và giá trị thẳm sâu có được ở nơi đây.


Chùa Huyền Kỳ ngự phía Tây Nam làng Huyền Kỳ là công trình kiến trúc cổ từ cách nay 600 năm. Từ Hồ Gươm vào Hà Đông, qua quốc lộ số 6 đến Ba La, rẽ trái theo quốc lộ 22 đường đi chùa Hương, khoảng 3km là tới chùa. Ni sư Thích Đàm Thúy trụ trì chùa Huyền Kỳ vui vẻ giới thiệu về chùa cho tôi.

1 thg 7, 2016

Cảnh đẹp chùa Hạnh Phúc Tăng

Chùa Sanghamangala theo tiếng Ba Li có nghĩa là hạnh phúc gia đình tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chùa này được xem là một biểu tượng văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer bởi lối kiến trúc cổ xưa rất độc đáo. 

Hôm chúng tôi đến, chánh điện chùa mới trùng tu xong khá đẹp mắt mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ, vừa mang đường nét kiến trúc Thái Lan.


Ông Kim Quang, ngụ tại thị trấn Vũng Liêm cho biết “…đây là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của bà con người dân tộc Khơ Me, chúng tôi tự hào vì ngôi chùa đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, vì vậy chúng tôi giáo dục cháu con phải ra sức gìn giữ di tích này...”

Linh thiêng chùa Đại Thọ ở Vĩnh Long

Những ai đã từng có dịp đến tham quan tìm hiểu về chùa Đại Thọ (tọa lạc tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đều có chung nhận xét: Ngôi chùa này rất trầm mặc, cổ kính, mang nhiều dấu ấn rất huyền bí pha lẫn sự linh thiêng rất lạ thường.

Một góc chùa Đại Thọ

Ông Thạch Nghét, ngụ ấp Kỳ Son, xã Loan Mỹ cho biết “…ngôi chùa này có từ lâu đời, là nơi để bà con người Khơ Me đến cúng dường ngày thường lẫn ngày lễ truyền thống. Đây là niềm tự hào về di sản văn hóa cổ của chúng tôi…”. 

16 thg 6, 2016

Chùa Phước Tường: Di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Chùa Phước Tường là di tích lich sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di Tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.

Phước Tường là một ngôi chùa cổ của TP. Hồ Chí Minh, chùa tọa lạc ở đường 102, KP7, P. Tăng Nhơn Phú A, Q9, Tp.HCM. Chùa theo hệ phái Bắc tông. Chùa Phước Tường do thiền sư Linh Quang – Phật chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn. Ngài là đệ tử Hòa thượng Thành Nhạc - Ấn Sơn, pháp tôn của Hòa thượng Nguyên Thiều – Thọ Tông. Chùa Phước Tường Được khai sơn vào năm 1741. Nhưng theo lời các bô lão thì ngôi chùa bấy giờ ở gần chợ Nhỏ (Tăng Nhơn Phú), cách địa điểm hiện nay khá xa. Sau khi Tổ khai sơn tịch, đệ tử là Tổ Thuận – Đức Ấn kế thế, rồi tiếp tục sư đệ là Tổ Chơn – Phước Quang từ chùa Phước Hưng đến thay. Hòa thượng Phước Quang có 2 đệ tử là Thiền sư Tiên Hiền – Từ Minh (Diệu Minh).

10 thg 6, 2016

Nét đẹp riêng biệt của chùa Sen Nia

Hiện nay, nhiều du khách thích đến chùa Phước Kiển (còn gọi là chùa “lá sen”, chùa “sen nia” hay “sen vua”) tọa lạc tại xã Hoà Tân (Đồng Tháp) để chứng kiến tận mắt một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4m, có thể tải trọng lượng xấp xỉ 100 kg đang thu hút sự khám phá đối với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học.

Ban đầu nhiều người hoài nghi về một ngoại lực phía dưới lá sen nên mới có thể tải được trọng lượng như vậy nhưng khi khám phá, tìm hiểu tận mắt thì mới biết là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc.

Hoà thượng Thích Huệ Từ, trụ trì chùa đã 54 năm, kể lại: “…Đến nay, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc loại sen kỳ lạ này, nhưng tựu trung đều khẳng định chúng có xuất xứ từ Nam Mỹ, ở đó cư dân dùng lá sen để vận chuyển lương thực nhẹ, dễ dàng trên mặt nước…”.

Kỳ vĩ chùa Hưng Thiện, Bạc Liêu

Chúng tôi hành hương về chùa Hưng Thiện tọa lạc tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu trong cái nắng gay gắt.


Điều rất ngạc nhiên khi bắt gặp hàng chục chiếc xe ô tô mang biển soát của nhiều địa phương khác nhau nối đuôi nhau hướng về ngôi chùa đang sở hữu bức tượng Phật Bà “khổng lồ” vừa mới hoàn thành đã thu hút đông đảo người dân đến cúng bái và chiêm ngưỡng.

Đây được xem bức tượng Phật Bà lớn nhất miền Tây tính đến thời điểm này với chiều cao từ dưới mặt đất đến hết bức tượng là trên 43m, trong đó bệ đỡ hình hoa sen có độ cao 10 mét. Phía trên chân đế là một sàn bê tông hình lục giác có đường kính 29 mét, đi lên bằng ba cầu thang. Phía trước tượng là một cái sân rộng để đồng bào phật tử chiêm bái, hai bên sân là 36 hóa thân của Bồ tát trông thật uy nghi.

18 thg 5, 2016

Nét đẹp chùa Ông, Vĩnh Long

Anh Lê Thanh, người dân đoàn chúng tôi tham quan Vĩnh Long giải thích “…Đến Vĩnh Long, nhiều du khách rất thích đến chùa “Ông” bởi nơi đây có lối kiến trúc nghệ thuật đẹp, độc đáo, lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm, cổ xưa…”. 


Anh Thanh kể, người dân địa phương nơi đây quen gọi là chùa “Ông” chớ thật ra tên gọi đúng phải là Thất Phủ Miếu bởi đang có 7 phủ của người hoa đang hiện diện tại đây gồm: Ninh Ba, Phước Châu, Chương Châu, Truyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) của các tỉnh Trực Lệ, Phước Kiến và Quảng Đông.

29 thg 4, 2016

Ký sự ngôi chùa Phù Ly ở Vĩnh Long

"Ngôi chùa này có mặt hàng trăm năm với nhiêu câu chuyện huyền thoại rất ly kỳ, đây là nơi sinh hoạt tâm linh của hơn 600 hộ dân người dân tộc Khơ Me rất thường xuyên…”

Chuyện xưa kể rằng : vào năm 1653 ở sóc Phù Ly đã có người Khmer đến sinh cơ lập nghiệp, vào năm 1672 chùa Phù Ly được xây dựng. Dù đến nay ngôi chùa đã gần 350 năm, nhưng do những thế hệ nối tiếp người tu hành và nhân dân địa phương trùng tu nhiều lần những luôn duy trì bảo vệ nền văn hóa nghệ thuật cổ nên ngôi chùa vẫn còn mang nét cổ kính và bền chắc theo thời gian cho đến hôm nay.

Chùa Phù Ly 2 tọa lạc tại xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những ngôi chùa cổ của người Khmer Nam bộ với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hài hòa của Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia...


22 thg 4, 2016

Độc đáo chùa Phước Hậu ở Vĩnh Long

Chùa Phước Hậu tọa lạc tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chính thức được xây dựng năm 1894, do ông Hương cả làng Đông Hậu tên Lê Ngọc Đán (thường gọi là Cả Gồng) xây. 


Vị sư đầu tiên là Hòa thượng Hoằng Chỉnh, quê ở Quảng Ngãi. Ðây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ chùa Phước Hậu đã trở thành cơ sở hoạt động của các tổ chức Cách mạng khu Tây Nam Bộ. Năm 1941 và năm 1961, riêng năm 1994 được xây mới với qui mô lớn. Chùa Phước Hậu là nơi có nhiều vị Tăng ni tài đức, có nhiều cống hiến cho tỉnh đất nước. Năm 1994 chùa Phước Hậu được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá xếp vào hạng danh lam trên đất nước Việt Nam. 

Bảo tàng "nông nghiệp" ở chùa Sà Lôn, An Giang

Dù đang rất bận rộn giám sát việc thi công mới chánh điện chùa Sà Lôn (tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang) nhưng Hòa thượng trụ trì chùa Chau Sơn Hy vẫn vui vẻ hướng dẫn chúng tôi tham quan "bảo tàng” nông nghiệp của chùa.

Hòa thượng cho biết thêm “…chúng tôi muốn lưu giữ lại nét đẹp văn hóa nông nghiệp, những tư liệu sản xuất xưa để lớp trẻ nhận biết quá trình lao động của ông cha, từ đó sẽ phấn đấu xây dựng quê hương mình tốt hơn…”.

Ông kể thêm về sự có mặt của bảo tàng “độc đáo” nầy: nhà chùa và phật tử có ý định thành lập bảo tàng nầy từ 10 năm trước, nhưng chính thức bắt đầu việc nầy khoãng 5 năm nay. Điều đáng phấn khởi là có rất nhiều nghệ nhân, người dân đồng tình ủng hộ góp công, góp của để hiện vật ngày càng nhiều hơn.

Chúng tôi khá bất ngờ khi chứng kiến những tác phẩm điêu khắc gỗ rất công phu, tinh xảo thể hiện trên những loại gỗ quý hiếm như: Gõ, Trắc…thể hiện qua các tác phẩm các loài chim muông, gia súc, gia cầm như để thể hiện sự gần gũi của con người và thiên nhiên. Cạnh đó là những hiện vật khá lạ lẫm, độc đáo, quý hiếm khác như: cổ xe bò giành cho người giàu có rong chơi, những cổ xe vận chuyển hàng hóa, chuyên chở lúa, gạo, phân bón ngày xưa; những dụng cụ lao động của người dân Nam bộ xưa như: lưỡi liềm, lưỡi hái, tay gặt, phãng, cào răng lược, dụng cụ cày, bừa, nôm, đó…

21 thg 4, 2016

Nguồn gốc lịch sử chùa Viên Thánh, Quảng Nam

Chùa Viên Thánh tọa lạc trên một quả đồi hướng Đông Nam, tại thôn Ma Phan (Phú Ninh, Quảng Nam). Chùa xưa có tên là chùa Văn Thánh thuộc làng Tây Lộc (Phước Long, Tiên Phước) do cư sĩ Huỳnh Cúc (cố Thượng tọa Thích Trí Chơn) thành lập vào năm 1958. 

Năm 1968 bị chiến tranh tàn phá, chùa chỉ còn nền móng hư hoại, kể từ giai đoạn này chùa bị lãng quên. Đến cuối năm 2007, có một số phật tử thuần thành một lòng hướng theo Phật phát tâm tu học, trong lúc tại địa phương không có chùa nên mượn nhà của phật tử Nguyễn Tấn An, và duyên lành thỉnh được tượng đức Phật Bổn Sư ở chùa Lam Điền (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) về an vị, tạm thời sinh hoạt, tụng kinh, lễ bái.

Chùa Phi Lai và những ký ức kinh hoàng

Hướng dẫn chúng tôi tham quan chùa Phi Lai ( tọa lạc tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang) ông Võ Văn Hồng 72 tuổi hiện là thủ tự chùa trên 30 năm kể với giọng thật buồn “…đã 37 năm qua mà cuộc thảm sát dã man như mới hôm qua, họ giết người như thời trung cổ không còn một chút tính người…”. 

Chùa Phi Lai được các tín đồ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, một tôn giáo có nguồn gốc tại An Giang xây dựng năm 1877 nằm cạnh Núi Tượng rất uy nghiêm. 

20 thg 4, 2016

Chuyện kể chùa Già Lam, Hậu Giang

Theo lời kể mang tính giai thoại của nhiều người dân sinh sống xung quanh chùa Già Lam (còn gọi là chùa Con Ngựa) tọa lạc tại ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, TX Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, chúng tôi đến để tìm hiểu thực, hư của câu chuyện lạ lùng này. 

Tuy chùa có diện tích không rộng nhưng lại có rất nhiều cảnh đẹp bố trí khá hài hòa tạo không khí rất uy thiêng. Trước tiên là mấy câu thơ để nói về một bức tượng ngựa Xích Thố đã tồn tại 50 năm tại chùa với câu chuyện ly kỳ đính kèm bài thơ: 

"Xích Thố tiếng rền rạng cõi Đông
Nêu danh tuấn mã sức toàn hồng
Trường đồ ngàn dặm hơi chưa sút
Chiến địa trăm phen sức tựa không". 

Chùa Quỳnh Lâm sống mãi với thời gian

Việc khởi công xây dựng chùa Quỳnh Lâm là rất cần thiết, đây là công trình Phật giáo trọng điển của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2016.

Chùa Quỳnh Lâm tọa lạc tại xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (xưa kia là xã Hà Lôi, huyện Đông Triều, Phủ Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương). Được xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải gọi là núi Tiên Du nằm trong hệ thống triền đồi chạy từ núi Yên Tử, Ngọa Vân xuống đồng bằng. 

Chùa được xây dựng ở thế đất “Đầu gối sơn, chân đạp thủy” mà dân gian vẫn gọi là thế đất “Rồng chầu, Hổ phục”. Bốn góc chùa có bốn gò đất cao được coi là “Bốn mắt Rồng” tứ trấn xuyên thấu tâm sinh.

Theo truyền thuyết dân gian thì Quỳnh Lâm được xây dựng vào thời Lý Thần Tông do nhà sư Nguyễn Minh Không khởi dựng. Khi dựng chùa ông đã cho đúc một pho tượng phật Di Lặc bằng đồng cao sáu trượng, pho tượng này được coi là một trong “Thiên Nam tứ đại khí”, pho tượng được đặt trong tòa điện cao bảy trượng. Tương truyền, người đi đường đứng ở bến An Lâm (Bến phà Triều ngày nay) vẫn nhìn thấy nóc điện.

Uy thiêng chùa Bửu Hưng ở Đồng Tháp

Đường vào chùa Bửu Hưng tọa lạc tại ấp Hòa Ninh, xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp xanh rì bóng cây, tạo thêm vẻ uy thiêng huyền bí từ ngôi chùa gần 240 xây dựng, tồn tại, phát triển và được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Đồng Tháp. Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. 

Theo tư liệu của chùa thì năm 1777, thiền sư Nguyễn Đăng từ kinh thành Huế vào đây dựng chùa với vật liệu tạm bợ là tre trúc, vách đắp bùn, lợp lá dừa nước. Sau đó chùa được trùng tu rất nhiều lần, lần gần nhất vào năm 1977. 

Về kiến trúc xây dựng, Chùa Bửu Hưng hiện tọa lạc trên diện tích khoảng 4.000 mét vuông, thiết kế theo kiểu chữ tam" (三) có chiều ngang 15 mét, dài 50 mét bao gồm: Tiền đường, Chánh điện và nhà Hậu Tổ. Tiền đường và Chánh điện nối liền nhau. Chánh điện gồm ba gian hai chái rộng lớn kiểu tứ trụ, có bao lam, Thần vọng chạm trổ tứ linh rất tinh xảo và công đình nhà Nguyễn gửi vào cúng dường năm 1821. 

18 thg 5, 2015

Chùa Cái Bầu - chốn tâm linh giữa trời mây, non nước…

Dịp Xuân mới, chúng tôi thăm chùa Cái Bầu ở thành phố biển Quảng Ninh, chốn tâm linh có kiến trúc phong thủy hài hòa bên vịnh Bái Tử Long. Đây được biết đến là nơi cửa biển gắn với bao chiến công hiển hách của các đời anh hùng hào kiệt từng giữ vững chốt địa đầu của vùng Đông Bắc. 


Chùa Cái Bầu ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, còn có tên gọi Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện Phật giáo lớn của Quảng Ninh. Chùa Cái Bầu - Thiền viện Giác Tâm được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm). Vùng đất linh thiêng này cũng là nơi còn ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần. 

Chùa Đống Lân nơi non nước Cao Bằng

Chùa Đống Lân, nằm trên gò con lân ở thế đất đẹp, cao ráo... Theo truyền tụng cũng như ghi chép, thì chùa nằm trên các lớp lang văn hóa gắn chặt với vùng non nước Cao Bằng một dải này.

Từ thành phố Cao Bằng, trên đường đến di tích hang Pác-Bó (huyện Hà Quảng), ngay bên tay phải có ngôi chùa. Con đường khá vắng, ngôi chùa lặng yên... Cổng chùa khép hờ, trong là khoảng sân rộng đung đưa hoa nắng khi ánh sáng chiếu xuyên qua những tàng cây... Chúng tôi tìm thấy những phút giây bình yên lạ lùng của sớm đầu hè khi thăm ngôi chùa vùng biên viễn này. 

Phật giáo đến với vùng đất Cao Bằng có lẽ từ thời Lý- Trần, nhưng phát triển vào thời Lê- Mạc, từ khi vương triều Mạc đóng đô ở đây. Cũng như vậy, chùa Đống Lân có từ thời nhà Lý, sau vua Mạc Kính Cung cho xây dựng khang trang để Hoàng hậu, Công chúa có nơi tụng kinh niệm Phật. 

Tam quan chùa Đống Lân 

10 thg 3, 2015

Di sản văn hóa thời Trần tại chùa Nậm Dầu (Hà Giang)

Di tích Quốc gia chùa Nậm Dầu hiện đang tọa lạc trên một đỉnh núi rồng thuộc dãy núi cao, nằm tại thôn Nậm Thạnh, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

Trong quá trình khai quật đã phát hiện nhiều di tích có giá trị văn hóa nằm sâu, trải dài dưới lòng đất, cấu thành nên bản sắc văn hóa trên vùng cực Bắc biên cương của Tổ quốc.