Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 5, 2022

Thác Thần Mặt trời tại Đà Nẵng đã được chế tác kỳ công như thế nào?

Không chỉ hội tụ tinh hoa điêu khắc của gia tộc lừng danh Frilli, Thác Thần Mặt trời (Helios Waterfall) tại Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) còn ẩn chứa rất nhiều “mật mã” độc đáo, hứa hẹn ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới.

28 thg 5, 2022

Ăn vặt thả ga, nhậu lai rai cả ngày không hết món ngon ở Phan Thiết

Không chỉ có những đồi cát trắng, những cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam, đến Bình Thuận nếu chưa thưởng thức hết các món ngon ở Phan Thiết chắc chắn bạn sẽ còn phải quay lại đây nhiều lần.

Bánh căn ở Phan Thiết được bán cả ngày. Loại bánh này được làm từ bột gạo, đổ vào khuôn đất và nướng đến khi căng phồng. Trong ảnh là một quán bánh căn bán về đêm trên đường phố Phan Thiết - Ảnh: HÀ MẠNH

Cách TP.HCM khoảng 210km, thành phố biển Phan Thiết hấp dẫn du khách bởi: biển xanh, cát trắng, nắng vàng; với nhiều địa điểm đẹp như: đồi cát Bàu Trắng, suối Tiên, bãi đá Ông Địa hay làng chài Mũi Né…

27 thg 5, 2022

Hội An – thành phố di sản hấp dẫn đặc biệt


Cổ kính như Lệ Giang của Trung Hoa, lãng mạn như Venice của Ý và êm đềm như Giethoorn của Hà Lan... đó là những cảm nhận của hầu hết du khách khi đến với phố cổ Hội An của Quảng Nam, nơi được mệnh danh là “thành phố của những danh hiệu”. Vì thế chẳng gì ngạc nhiên khi lượng du khách trong và ngoài nước quay trở lại với Hội An tăng nhanh ngay sau khi Việt Nam mở cửa trở lại các hoạt động du lịch sau thời gian dài đóng cửa vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

26 thg 5, 2022

Cây bằng lăng hút khách ở Bình Thuận

Cây bằng lăng ở xã Hồng Liêm bung hoa tím đẹp lạ thường, thu hút đông người dân và du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh mỗi ngày.

Mấy ngày nay, cây bằng lăng được cộng đồng du lịch đánh giá "đẹp nhất Việt Nam" nằm kề quốc lộ 1A ở thôn Liêm Thái, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc bắt đầu bung nở, tím rực. Người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ xô về đây chiêm ngưỡng nét đẹp độc đáo có một không hai của cây bằng lăng này.

24 thg 5, 2022

Ma Bó - Ma Nới: Cung đường mới cho những tâm hồn ưa khám phá

Bạn là người yêu thích trekking, nếu cung đường Tà Năng - Phan Dũng đã trở nên quá nhàm chán, có một cung đường mới toanh nối liền hai nền văn hóa của dân tộc thiểu số Churu và dân tộc thiểu số Raglay sẽ không làm bạn thất vọng.

Bạn thích đạp xe, leo núi, chạy bộ hay bơi? Địa hình Ma Bó có thể đáp ứng được hết cho những tâm hồn ưa phiêu lưu thám hiểm

Ma Bó - Ma Nới là hai địa danh mới lạ đang nổi với cộng đồng yêu du lịch. Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là địa phận giáp biên giới Ninh Thuận, nằm kế xã Tà Năng với cung đường trekking nổi tiếng. Ma Bó là vùng đất tổ tiên của đồng bào người Churu.

Ma Nới là xã miền núi huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nơi sinh sống của đồng bào Raglay, với địa thế gắn liền với núi rừng hoang sơ, nơi đây còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.

22 thg 5, 2022

Cảnh tượng hùng vĩ trên đèo Cả

Đèo Cả là một cung đường gắn với những thắng cảnh tuyệt vời mà du khách không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Phú Yên.

Nằm trên dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, trên Quốc lộ 1A, đèo Cả là một con đèo lớn, hiểm trở và gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam. 

Thực hư về nấm mộ khổng lồ của Cao Biền trên đất Phú Yên

Cho đến nay, người dân Phú Yên vẫn lưu truyền câu ca dao về cái chết của Cao Biền trên mảnh đất quê hương: “Cao Biền táng tại Đồng Môn...".

Mả Cao Biền là tên gọi của một ngọn đồi thấp nằm bên đầm Ô Loan, thuộc địa phận thôn Đồng Môn, xã An Hải, huyện Tuy An, Phú Yên. Phía sau địa danh này là một giai thoại ly kỳ được lưu truyền về nhân vật lịch sử Cao Biền

16 thg 5, 2022

Ngọt ngon cháo dọp

Cháo dọp là món ăn quen thuộc của người dân quê tôi ở xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ). Con dọp có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng nhiều người thích nấu cháo bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.

Chợ quê nhộn nhịp từ sớm tinh sương. Các bà, các mẹ đi chợ mua thực phẩm mang về chế biến món ăn trong bữa cơm gia đình. Nhiều người mua dọp (còn gọi là vọp) về nấu canh, xào, nướng, luộc... Dọp là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trông tựa hến nhưng lớn hơn, nhiều con to hơn ngón chân cái nên còn gọi là hến kình. Dọp sống trong lớp bùn non ở đáy sông, đầm nước và cả khe suối. Nhiều người dân ở quê lội nước bắt dọp rồi mang ra chợ bán với giá rất rẻ.

Dọp có thể chế biến nhiều món ăn ngon. 
Món cháo dọp thơm ngon. Ảnh: T.Thy

Rong biển cháy tỏi

Rong biển cháy tỏi là món đặc sản ở huyện Lý Sơn, được nhiều du khách thưởng thức khi đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này.

Món rong biển cháy tỏi chế biến rất đơn giản. Để món ăn được ngon, cần chọn loại rong biển đen, hay còn gọi là rong mứt để làm.

Món rong biển cháy tỏi. Ảnh: TRUNG ÂN

15 thg 5, 2022

Những ngôi chùa trên đảo Trường Sa

Giữa sóng nước trùng khơi, nhiều ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa vẫn ngân lên tiếng chuông như xóm nhỏ trong đất liền.


Huyện đảo Trường Sa có 9 ngôi chùa, chủ yếu nằm ở các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh...

Một góc chùa Song Tử Tây nhìn từ biển khơi.

2 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Làng rau di sản

Làng rau Trà Quế có tuổi đời hàng trăm năm ở xã Cẩm Hà (TP.Hội An, Quảng Nam) vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.

Nghề cha truyền con nối

Bộ VH-TT-DL vừa công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng rau Trà Quế yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc. Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).

Một góc làng rau Trà Quế hơn 400 năm tuổi. MẠNH CƯỜNG

1 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Thiên đường biển đảo Nhơn Lý

Từ một làng chài nghèo ở vùng bán đảo TP.Quy Nhơn (Bình Định), xã Nhơn Lý đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành thiên đường biển đảo, một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, kéo theo đời sống của người dân được nâng cao.

Ngư dân làm du lịch

Nhắc đến sự “thay da đổi thịt” của Nhơn Lý, ông Trần Xuân Nhạt (72 tuổi, ở thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý) cho rằng đó là kỳ tích. Bởi cách đây tầm 10 năm, không ai dám nghĩ làng chài Nhơn Lý nằm trên bán đảo Phương Mai thành trung tâm du lịch biển đảo, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm như bây giờ.

Theo ông Nhạt, chỉ cách trung tâm TP.Quy Nhơn chừng 22 km đường bộ nhưng khi chưa có cầu bắc qua đầm Thị Nại, Nhơn Lý gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Thời đó, đàn ông ở Nhơn Lý chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản gần bờ, đàn bà ở nhà lo việc nội trợ, chăm con. Nhà cửa lụp xụp nằm san sát nhau trên sườn đồi, cơm không đủ ăn, cuộc sống luôn thiếu thốn. Hình ảnh những người mẹ, người vợ, người chị gánh cá, tôm đi bộ hàng chục cây số để bán, kiếm tiền đổi gạo, đổi khoai, sắn đã in đậm trong tâm trí nhiều thế hệ ở Nhơn Lý.

Làng chài Nhơn Lý. DŨNG NHÂN

29 thg 4, 2022

Hương Trà bóng sưa

Cứ độ tháng 3, tháng 4, trên khắp các ngả đường ở làng Hương Trà (phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), những hàng sưa cổ thụ hàng trăm năm tuổi rộ khoe sắc vàng trong ánh nắng như một dải lụa vàng bên dòng sông Tam Kỳ đẹp đến nao lòng.

Những hàng sưa cổ thụ trên đê đã bao năm che chắn gió bão cho làng Hương Trà, nay còn là nơi thu hút nhiều người biết đến làng, người làng có thêm kế sinh nhai - Ảnh: LÊ TRUNG

Cứ độ tháng 3, tháng 4 hằng năm, trên khắp các ngả đường ở làng Hương Trà (phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), những hàng sưa cổ thụ hàng trăm năm tuổi rộ khoe sắc vàng trong ánh nắng như một dải lụa vàng bên dòng sông Tam Kỳ đẹp đến nao lòng người.

Mới đây, du khách thập phương đổ về làng Hương Trà tham dự lễ hội Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2022 thì tiếc là những cơn mưa trái mùa đã khiến nụ hoa dập dụi. Nay hoa đã bung nở và câu chuyện về những "ông sưa" vẫn còn đầy nguyên sự lôi cuốn.

28 thg 4, 2022

Về thăm địa đạo Hiệp Phổ Nam

Đã 55 năm trôi qua, nhưng trong lòng nhân dân xã Hành Trung (Nghĩa Hành) vẫn luôn nhớ về địa đạo Hiệp Phổ Nam. Đây là nơi đã che chở, bảo vệ cán bộ, nhân dân trong cuộc chiến không cân sức với quân Mỹ ngụy diễn ra ngày 3.8.1965.

Những ngày tháng 9 lịch sử này, chúng tôi về thăm địa đạo Hiệp Phổ Nam để hiểu hơn cuộc chiến đấu ngoan cường, tinh thần bất khuất của quân và dân ta.

Cuộc chiến đấu kiên cường

Từ trung tâm TP. Quảng Ngãi, theo Tỉnh lộ 624 đến nút giao thông vòng xoay ở trung tâm thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành), rẽ trái theo Tỉnh lộ 628 về hướng đông, đến ngã tư Bà Viện rẽ trái theo hướng tây bắc, đi thêm 500m là đến di tích địa đạo Hiệp Phổ Nam.

Bia tưởng niệm, khắc tên những người bị quân Mỹ ngụy giết hại ở địa đạo Hiệp Phổ Nam. Ảnh: ĐĂNG SƯƠNG

Thơm ngon món cá liệt

Mùa cá liệt mỡ quê tôi kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm. Cá liệt mỡ được chế biến thành nhiều món, có hương vị thơm ngon đặc trưng.

Không lớn và nhiều thịt như cá liệt ngang, cá liệt mỡ chỉ bằng khoảng 2 - 3 ngón tay người lớn, lại lắm xương, ấy vậy mà loại cá biển này lại được nhiều người thích ăn. Bởi vậy, mới có câu ca dao “Cá liệt mà nấu canh chua/ Anh thương em đấy, quê mùa vẫn thương”, hay “Nước mắm ngon dầm con cá liệt/ Em có chồng rồi nói thiệt anh hay”...

Nguyên liệu để nấu món canh cá liệt mỡ. Ảnh: ĐÔNG YÊN

25 thg 4, 2022

Chuyện lập làng của người Ca Dong

Đồng bào dân tộc Ca Dong ở huyện Sơn Tây gọi làng là plây pla. Trải qua hàng trăm năm định cư ở vùng đất này, người Ca Dong có cách lập làng rất khác biệt, nếu không may làng cũ bị thiên tai, dịch bệnh.

Chọn đất và nguồn nước

Chọn đất và nguồn nước là việc làm đầu tiên khi lập làng. Để chọn đất, người chủ làng (kră plây) sẽ chọn hướng và khu vực mà làng sẽ dọn đến. Theo kinh nghiệm từ bao đời của người Ca Dong, làng sẽ được lập ở lưng chừng núi. Bởi lẽ, phía đỉnh núi là nơi vị thần trên trời trú ngụ, ở phía dưới thấp hơn là nơi ma quỷ lờn vờn. Ở khoảng lưng chừng núi, con người toàn quyền chọn lựa nơi lập làng. Đó thường là phần đất tương đối bằng phẳng, hơi dốc thoai thoải, quay mặt về hướng mặt trời mọc, hơi vồng lên cao một chút. Đó cũng là khoảnh đất làm được dăm ba chục ngôi nhà sàn, tức vừa đủ để người làng cũ chuyển đến, cũng như còn có thể để dành cho con cái, cháu chắt của họ về sau.

Ngôi làng của đồng bào Ca Dong ở lưng chừng núi, trên địa bàn huyện Sơn Tây. Ảnh: Vũ Đức

24 thg 4, 2022

Canh rau muống nấu trai

Món canh rau muống nấu trai dân dã mà ngon. Thịt trai dai, rau muống giòn mềm, nước canh ngọt thanh cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn, đậm đà hương vị.

Xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) quê tôi có đầm Lâm Bình nối với sông Trường và dòng Lò Bó rồi góp nước vào sông Thoa trước khi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á. Đầm Lâm Bình mang lại nhiều nguồn lợi thủy sản, bởi thế cá, tôm luôn hiện diện trong bữa cơm của người dân quê và cả những phiên chợ xa. Đầm nước cùng những con suối nối liền là nơi trú ngụ của trai, hến, các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Những ngày đi bắt trai, hến đọng lại trong ký ức tuổi thơ của bao người.

Canh rau muống nấu trai. Ảnh: Trang Thy

Thơm ngon cá hố tháng Tư

Cá hố là loại cá quen thuộc trong bữa ăn của người dân Quảng Ngãi. Mùa cá hố bắt đầu từ tháng Ba tới cuối tháng Năm, nhưng tháng Tư là thời điểm cá hố đã lớn và thơm béo nhất.

Giờ đang vào giữa mùa cá hố. Những ngày này, trong các mẹt, các thúng cá, tôm của chị em miền biển chở đi bán ở khắp nơi trong tỉnh đều có dăm con cá hố tươi rói, lấp lánh ánh bạc. Cá hố còn được mệnh danh là cá biển mình rồng, bởi lớp da ánh bạc, vây vàng chạy dọc sống lưng. Cá có thân hình dài, có con dài đến cả mét.

Món canh cá hố nấu ngọt và cá hố chiên giòn rất hấp dẫn cho bữa cơm nhà. Ảnh: Thiên Di

22 thg 4, 2022

Bánh đập - đặc sản giá rẻ tại miền Trung

Bánh đập - đặc sản giá rẻ tại miền Trung hấp dẫn thực khách bởi hương vị độc đáo, kết hợp giữa bánh tráng nướng và bánh ướt.

Đi dọc các tỉnh ven biển miền Trung, từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, du khách có thể dễ dàng tìm thấy và thưởng thức một đặc sản dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng. Đó chính là bánh đập. Sở dĩ có tên gọi độc đáo như vậy là vì muốn thưởng thức món ăn này, du khách phải đập “mỏi tay”.

Bánh đập là món ăn có sự kết hợp tinh tế giữa lớp bánh ướt bên trong và phần bánh tráng (bánh đa) nướng bên ngoài. Tùy từng nơi và khẩu vị mỗi người mà nhân bánh được chế biến theo các nguyên liệu khác nhau. Đơn giản nhất là nhân mỡ hành, cầu kỳ hơn là nhân tôm thịt băm kèm ruốc khô xay nhuyễn,... 

Bánh đập có ở nhiều nơi nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là ở Khánh Hòa và Quảng Ngãi (Ảnh: Lê Nguyễn Ái Nga).

21 thg 4, 2022

Núi Chúa - khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới

Việc khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa được UNESCO công nhận là cơ hội để Ninh Thuận phát triển kinh tế xanh, năng lượng sạch, du lịch sinh thái...

Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, vừa nhận danh hiệu Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 14/4. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, giá trị văn hóa bản địa. Ảnh: Huỳnh Văn Truyền