Hiển thị các bài đăng có nhãn Du ký - Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du ký - Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 4, 2022

Nâng tầm giá trị toàn cầu của di tích Óc Eo - Ba Thê

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây mà một minh chứng về sự tồn tại của nền văn minh Óc Eo và là một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam...

Chùa Linh Sơn được xây dựng trên nền móng của công trình kiến trúc trong văn hóa Óc Eo.

Quyết định quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đây được xem là một cơ hội, lợi thế để phát triển, nâng tầm giá trị của nền văn hóa cổ tồn tại cách đây hàng ngàn năm.

11 thg 4, 2022

Về “thủ phủ” mắm Châu Đốc

Châu Đốc là vùng đất nhiều tôm cá, nên dồi dào nguyên liệu làm mắm. Mắm Châu Đốc (tỉnh An Giang) nổi tiếng nhất vùng, vì hương vị và chất lượng khó nơi nào sánh kịp. Mắm Châu Đốc là sản phẩm được tạo ra của người dân Nam Bộ trong thời gian đầu khẩn hoang, lập ấp. Lúc đó, vùng ĐBSCL đất thì rộng nhưng thưa người; vào mùa nước nổi, tôm cá theo nước về nhiều, người dân đánh bắt được nên ướp mắm, phơi khô để tích trữ ăn dần. Có 2 cách làm thông dụng nhất là phơi khô hoặc ủ mắm, họ đã tạo ra các món ăn có thể dùng khi trời mưa gió hoặc những mùa khô cá ít. Vậy là món mắm ra đời và được lưu truyền đến nay, mắm và khô cá trở thành đặc sản nổi tiếng của An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung.

Mắm Châu Đốc có nhiều loại, như: Mắm cá lóc, mắm cá linh, cá chốt, cá mè vinh, cá sặc… Nghề làm mắm đã trở thành nghề gia truyền, với bí quyết làm thế nào để chuyển hóa từ con cá tươi thành mắm mà không qua nấu nướng… phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cơ sở làm mắm. Mắm Châu Đốc có nhiều thương hiệu nổi tiếng, như: Mắm Bà Giáo Khỏe, mắm Tư Ấu, mắm Cô Giáo Thảo, mắm 9999, mắm 6666… Mỗi cơ sở có bí quyết ủ ướp riêng đã tạo ra những thương hiệu nổi tiếng với những hương vị và chất lượng riêng biệt.

Ngỡ ngàng vẻ đẹp Pù Luông

Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình, Pù Luông được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng miền Tây Thanh Hóa.

Nhìn từ trên cao, Pù Luông hiện ra bình dị với những nếp nhà sàn nằm sát chân núi và những thửa ruộng bậc thang trải dài đến vô tận.

6 thg 4, 2022

Cẩm nang du lịch Sóc Sơn

Nằm ở ngoại thành thủ đô, huyện Sóc Sơn là vùng đất gò đồi, có nhiều hồ nằm trên núi, phong cảnh hữu tình.


Sóc Sơn mùa nào đẹp

Sóc Sơn được lòng du khách cắm trại vào mùa hè, nhờ thiên nhiên trong lành và không khí mát mẻ. Ít người du lịch Sóc Sơn vào mùa đông, nhưng thời tiết lạnh lại lý tưởng cho những buổi tiệc nướng ngoài trời ở homestay, hoặc đốt lửa trại.

5 thg 4, 2022

Tươi mới bức tranh du lịch sinh thái trên miền núi thơm Hà Tĩnh

Ngay sau khi có chủ trương mở cửa du lịch thích ứng trong tình hình mới, các cơ sở, doanh nghiêp hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tâm linh trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tái kích hoạt để sẵn sàng đón khách trong mùa cao điểm.

Những ngày đầu tháng 3, khi những đồi chè vươn mầm xanh tốt cũng là lúc người nông dân xã Sơn Kim 2 bước vào vụ thu hoạch. Đây cũng là thời điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm thu hái chè và chụp ảnh cưới, ảnh lưu niệm.

Những đồi chè tại xã Sơn Kim 2 - điểm du lịch sinh thái cộng đồng của địa phương. Ảnh Minh Lý

2 thg 4, 2022

Chuyện dưới rừng lim cổ thụ

"Ăn của rừng rưng rưng nước mắt" là câu mà bao thế hệ người dân An Lạc (Chí Linh) truyền cho con cháu. Họ luôn nhắn nhủ với các thành viên trong gia đình phải bảo vệ bằng được rừng lim cổ thụ.

Khu di tích đền Cao An Lạc được bao bọc bởi rừng lim cổ thụ

Đền Cao An Lạc - nơi khởi nguồn câu chuyện mang đậm chất sử thi về 5 anh em họ Vương phò vua Lê Đại Hành đánh giặc, hàng trăm năm qua khoác trên mình tấm áo tươi xanh của rừng lim cổ thụ. Một khu rừng lim bao bọc quần thể khu di tích nghìn năm tuổi, thực là cảnh tượng hiếm nơi nào có được.

30 thg 3, 2022

Côn Sơn - chốn "tùng lâm đẹp đẽ"

Nhờ các thế hệ nối tiếp bồi đắp, đến nay khu di tích Côn Sơn đã ngút ngàn cây lá, trở thành chốn "tùng lâm đẹp đẽ".

Từ trên cao nhìn xuống, khu di tích Côn Sơn được bao bọc bởi những cánh rừng xanh ngút ngàn tầm mắt

Ngày 15.2.1965, tại chùa Côn Sơn, Bác Hồ đã căn dặn “Cán bộ và nhân dân phải bảo vệ tốt di tích lịch sử, trồng nhiều cây để nơi đây trở thành nơi tùng lâm đẹp đẽ”. Gần 60 năm qua, Côn Sơn đã được các thế hệ bồi đắp, thành "nơi tùng lâm đẹp đẽ".

29 thg 3, 2022

Núi Chúa – Khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới


Sự đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển 3 trong 1

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa, có tổng diện tích hơn 106.646 ha (vùng lõi khoảng hơn 16.400 ha), nằm trên địa bàn hai huyện Ninh Hải và Thuận Bắc, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận khoảng 30km về hướng Đông Bắc.

25 thg 3, 2022

Đường chùa

Trên quốc lộ 51 từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, nếu để ý bạn sẽ thấy bên đường có rất nhiều chùa. Cụ thể hơn, đó là đoạn từ Long Thành (Đồng Nai) tới Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), và phía bên tay trái nhiều chùa hơn tay phải. Tui thường gọi đoạn đường này là đường chùa.

Ở phía Đồng Nai, ta kể sơ sơ cho chẵn chục đi nhé!

1 - 2. Chùa Phật Tích Tòng Lâm và chùa Bạch Liên

Hai ngôi chùa này có liên quan mật thiết với nhau và ở cạnh nhau. Thật ra, 2 ngôi chùa này ở An Phước, Long Thành, tức là chưa tới nơi có các cụm chùa dày đặc mà tui muốn kể tới (Phước Thái, Long Thành) nhưng cũng ở Long Thành và trên đường đi nên kể luôn. Đây là 2 ngôi chùa rất đẹp, thu hút nhiều khách thập phương và Phật tử.

22 thg 3, 2022

Có một An Giang “miễn phí”

Với nhiều du khách, An Giang là nơi của non nước hữu tình và những huyền tích linh thiêng. Cùng với đó, sự mến khách đặc trưng của vùng đất này còn nằm ở từ “miễn phí”.

Sẽ không bất ngờ, nếu lần nào đó vô tình du khách thấy những tấm bảng ghi từ “miễn phí” ở An Giang, nhất là điểm du lịch tâm linh vùng Bảy Núi. Người viết đã trao đổi với nhiều du khách, đa phần họ yêu mến cảnh sắc An Giang và có niềm tin đối với các bậc siêu nhiên. Bên cạnh đó, điều làm họ ấn tượng không kém chính là từ “miễn phí”. Cần khẳng định rằng, “miễn phí” ở đây không hàm chứa nghĩa "bố thí", mà đó là sự “gieo duyên”. Và đây trở thành nét đẹp trong suy nghĩ của du khách khi đến với vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.

Về Rạch Núi - Dưới tán Cây di sản nghe kể chuyện lịch sử một vùng

Hầu hết các di tích khảo cổ thường là những khu đất trống, bởi mọi giá trị của di tích được bảo vệ vẹn nguyên bên trong lòng đất hoặc được khai quật, đưa về trưng bày, nghiên cứu tại các bảo tàng. Tuy nhiên, với di tích khảo cổ Rạch Núi lại khác - một di tích khảo cổ có thể khai thác nhằm phát triển du lịch và nghiên cứu lịch sử.

Giữ gìn cây di sản

Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, nhiều vùng quê vẫn giữ được những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Qua năm tháng, những cây di sản nơi làng quê ấy không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị sinh thái mà còn là chứng nhân lịch sử, nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của bao thế hệ.

20 thg 3, 2022

Từ 'nóc nhà' của Phong Nha - Kẻ Bàng ngắm nhìn núi rừng Trường Sơn

Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn đi qua huyện Bố Trạch (Quảng Bình), đỉnh U Bò được nhiều người biết đến là địa điểm lý tưởng để thực hiện những chuyến trekking, nhìn ngắm vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Trường Sơn.

Đỉnh U Bò vốn được biết đến là nơi cao nhất nằm trong hệ thống của rừng Phong Nha - Kẻ Bàng với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Vào độ tháng 3, khu vực này bắt đầu giao mùa, hoa nở thơm nức rừng, không khí mát mẻ cùng với vẻ đẹp nguyên sinh, độ đa dạng sinh học cao là địa điểm lý tưởng để thực hiện những chuyến trekking, thưởng ngoạn vẻ đẹp núi rừng Trường Sơn.

Chòi canh lửa trên đỉnh U Bò. Bá Cường

10 thg 3, 2022

Những ngày đón Tết trong mây!

Trong những ngày xuân đến, đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) chìm vào khung cảnh mây khói mông lung và phảng phất cái lạnh sắt se của Đà Lạt mộng mơ. Những ai đã trải nghiệm tiết xuân trên đỉnh núi mù mây này, sẽ thông thể quên cảm giác nhẹ nhàng, thoát tục bởi sự hòa quyện giữa cảnh vật với lòng người.

Xuân của an yên

Có lẽ núi Cấm là nơi duy nhất ở miền Tây có cái sắc xuân lành lạnh của đất trời phương Bắc. Bởi thế, những du khách tại đồng bằng châu thổ đều mong muốn được một lần trải nghiệm mùa xuân mộng mơ ở nơi này. Đến núi Cấm mùa xuân, bạn sẽ thấy đất trời thay áo mới, với sắc xanh của lá, sắc thắm của hoa và chút miên man của mây ngàn hòa quyện vào khung cảnh nên thơ.

Dừng chân bên bờ hồ Thủy Liêm trong vắt, ngắm nhìn đàn cá đủ màu sắc bơi lội tung tăng khiến lòng người dịu lại, những muộn phiền của cuộc sống dường như tan biến. Thi thoảng, mấy đám mây ở đâu kéo về sà xuống khiến mặt hồ bỗng chốc bồng bềnh như cõi xa xăm. Với người mộng mơ, đó là khoảnh khắc đẹp đến nao lòng. Với người thực tế, đó là chút nhẹ nhàng khi tâm thức sống trọn cùng cảnh vật.

7 thg 3, 2022

Đường chinh phục 'nóc nhà' Quảng Trị

Thiên nhiên trên đỉnh Voi Mẹp còn nguyên sơ, với nhiều loài hoa đua nở vào mùa xuân.


Là đỉnh núi cao nhất Quảng Trị, Voi Mẹp cao hơn 1.700 m, tọa lạc tại xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Nơi đây còn được mệnh danh là "nóc nhà" của tỉnh. Đỉnh núi còn hoang sơ, chưa khai thác du lịch. Những người lên đỉnh núi phải có sự cho phép của địa phương nhằm đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định bảo vệ rừng.

Cắm trại ngắm lá đỏ ở xứ D'ran

Bước vào khu rừng toàn lá đỏ ở D'ran, nhóm của Xuân Thượng thấy như đang ở giữa trời Âu.

Nguyễn Xuân Thượng, sinh năm 1997, hiện sống và làm việc D'ran, chia sẻ về hành trình cắm trại ngắm lá đỏ, dành cho những du khách thích sự lãng mạn.

Nằm ngay cửa ngõ về Đà Lạt, xứ D'ran ở huyện Đơn Dương khá hoang sơ. Nếu ai từng đọc "Chuyện xứ D'ran xưa" của Lâm Trung Châu sẽ biết một D'ran mơ màng, nơi ai cũng từng nghe tên một lần nhưng để hình dung thì khó miêu tả.

D'ran có tên từ thời Pháp. Thị trấn có vị trí địa lý nằm giữa hai đèo D'ran và Ngoạn Mục. Do đó, người ta còn gọi D'ran là thị trấn lưng đèo. D'ran chưa nổi tiếng trong giới du lịch và huyện Đơn Dương cũng chưa phát triển như các huyện khác nên D'ran giữ được nhiều sự hoang sơ của thiên nhiên, con người chân chất.

Cảnh đẹp xứ Dran. Ảnh: Lạc Tour

5 thg 3, 2022

Du ký Nghệ An trăm năm trước

Xã hội Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, theo xu thế phát triển chung, nhu cầu hiểu biết, khám phá những vùng đất mới ngày càng tăng và trở thành động lực thúc đẩy hoạt động du lịch, đặc biệt với giới hữu sản và tầng lớp trí thức. Ghi dấu giai đoạn này có những du ký đặc sắc, trong đó có những trang du ký sinh động, ấm áp nghĩa tình về vùng đất Nghệ An non xanh nước biếc của đức Cha X., Phạm Quỳnh, Đào Hùng, Nguyễn Đức Tánh, Nguyễn Thành Châu, Mai Hữu Khanh, Thanh Phong, Hồng Sơn, Vũ Tuân Sán…

Toàn cảnh đền Cuông. Ảnh: Sách Nguyễn

4 thg 3, 2022

Đẹp lạ bản làng với hàng chục ngôi nhà sàn phủ kín rêu xanh ở Hà Giang

Những mái nhà sàn với lớp rêu dày xanh mướt, nằm san sát nhau trên độ cao 1.000m của dãy Tây Côn Lĩnh tạo lên một vẻ đẹp có một không hai ở Hà Giang.


Cách trung tâm TP Hà Giang khoảng hơn 20 km về phía Tây Bắc, bản Xà Phìn (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên) nằm ở độ cao gần 1.000 m trên đỉnh một trong những ngọn núi của dãy Tây Côn Lĩnh.


Thôn Xà Phìn hiện có hơn 50 hộ dân sinh sống, 100% là đồng bào dân tộc Dao. Bản làng nơi đây có tới hơn 90% các gia đình vẫn xây cất, sử dụng nhà sàn mái lá cọ truyền thống, trong đó có hàng chục căn "nhà rêu" - điểm khác biệt lớn nhất với các địa phương còn lại ở Hà Giang.


Nhà rêu - cách gọi về những ngôi nhà của một số dân tộc sinh sống ở vùng cao, nhà được phủ kín phần mái bằng lớp rêu xanh mướt, dày đặc. Một số địa phương cũng có nhà rêu tương tự nhưng số lượng nhà khá hạn chế như nhà sàn người Dao ở Khuổi My (Hà Giang), nhà trình tường của người Hà Nhì ở Y Tý (Lào Cai)...


Với đặc trưng thời tiết quanh năm mát mẻ, bản Xà Phìn thường xuyên có mây mù, sương phủ kín, độ ẩm cao kèm theo mưa phùn... 


Đây là điều kiện tốt để cây cối sinh sôi phát triển, đặc biệt với lớp rêu xanh trên nền mái lá cọ ẩm mục của những ngôi nhà sàn.




Cận cảnh lớp rong rêu phát triển, xanh mướt trên nền mái lá cọ ẩm mục những ngày đầu xuân.


Theo người dân địa phương, những mái nhà phủ kín rêu xanh có tuổi đời phải từ 20 đến 30 năm trở lên. Cần ít nhất khoảng 5 năm để bắt đầu chớm xuất hiện rêu mốc trên mái những căn nhà mới xây.


5 năm cũng là quãng để lớp mái lá cọ ngấm dần độ ẩm theo thời gian, mềm mục đi và nấm mốc phát triển sinh sôi, nảy nở rêu xanh. 


Theo thời gian, lớp rêu xanh được bồi đắp càng ngày càng dày hơn, phần nào làm cho ngôi nhà được ấm hơn về mùa đông và mát hơn về mùa hè, giống như một tấm chăn phủ trên mái vậy.


Do vậy, nhìn từ trên cao hoặc quan sát kỹ, người dân và du khách có thể đoán được ngôi nhà xây dựng được bao nhiêu năm qua lớp rêu dày hay mỏng trên mái nhà.




Không chỉ đẹp vào mùa đổ nước, mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang, nơi đây còn trở lên sắc màu và rực rỡ hơn với sự tô điểm của hoa đào, hoa mơ nở trắng trên những mái nhà rêu xanh mướt vào mùa xuân.


Trong ảnh, một đôi vợ chồng người Dao đang gánh cuộn ống cao su từ dưới chân núi lên bản để dẫn nước dưới suối về nhà sử dụng trong sinh hoạt. 


Ngoài các "đặc sản" du lịch như ruộng bậc thang, hoa đào hoa mơ và những ngôi nhà rêu xanh mướt, người dân nơi đây còn tự hào với hương vị thơm ngon nức tiếng của chè Shan tuyết được khai thác từ những cây chè cổ thụ trăm tuổi nằm cheo lên trên vách đá của dãy Tây Côn Lĩnh.

Với tiềm năng phát triển du lịch, vài năm gần đây một số hộ dân đã sửa sang lại nhà sàn thành homestay, đón và dẫn khách du lịch trong và ngoài nước tới địa phương, tiếp nhiều đoàn nhiếp ảnh về tham quan, sáng tác.

Thực hiện: Tiến Tuấn 

Kỳ vĩ Kon Hà Nừng


Tháng 9/2021, tại Nigeria, Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển UNESCO (ICC-MAB) đã tiến hành bỏ phiếu thông qua hồ sơ các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là nước duy nhất có 2 hồ sơ được thông qua ngay từ vòng xét duyệt đầu tiên: Vườn Quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Khu dự trữ sinh quyển cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) được UNESCO ghi danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hương Tích tự - danh lam trên đỉnh non Hồng



Hương Tích tự - từ nhiều năm nay đã trở thành địa điểm linh thiêng không thể thiếu trong cuộc hành hương về cõi Phật, trong hành trình du xuân của rất nhiều người. Du khách đến để dâng hương, hành lễ, nguyện cầu cho một năm an lành và để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của non nước, mây trời, của thiên nhiên hùng vĩ.