Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 7, 2021

Lạ miệng đặc sản bún kèn Phú Quốc

Không chỉ gây ấn tượng bởi tên gọi "phát ra âm thanh", bún kèn còn thu hút thực khách nhờ hương vị hấp dẫn, hòa quyện từ nhiều loại nguyên liệu của vùng biển Kiên Giang.

Phú Quốc không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà nơi đây còn níu chân du khách bởi nền ẩm thực đa dạng, hấp dẫn. Bên cạnh những đặc sản nức tiếng, ở Phú Quốc còn có một món tuy ít được biết đến nhưng hương vị đủ khiến ai nấy xốn xang ngay từ lần đầu thưởng thức. Đó là món bún kèn. 

Tuy không được nhiều người biết đến nhưng bún kèn lại là đặc sản nức tiếng miền Tây (Ảnh: @thuxuvu).

15 thg 6, 2021

Dọc mùng muối chua ở Nghệ An

Dọc mùng muối chua có thể sơ chế làm thành nộm, nấu canh cá hoặc ăn kèm bánh đa và thịt luộc. Món ăn tuy bình dị nhưng là đặc sản "hao cơm" nổi tiếng xứ Nghệ.

Những món muối chua vốn rất quen thuộc với người Việt và trở thành món ngon không thể thiếu trong những bữa cơm ngày hè. Ngoài những món phổ biến như dưa muối, cà muối, sung muối,... thì ở Nghệ An còn có món dọc mùng muối chua lạ miệng và "tốn cơm".

Dọc mùng (hay còn có tên môn thơm, ở miền Nam được gọi là bạc hà) có hình dáng khá giống với khoai nước hoặc khoai môn nhưng bẹ trắng hơn. Loài cây này là nguyên liệu để làm nên nhiều món ăn truyền thống của người Việt như nấu canh, làm nộm,...

Ngoài những món quen thuộc, dọc mùng còn được đem muối chua, trở thành thứ đặc sản dân dã, gắn bó với biết bao thế hệ người dân vùng đất Nghệ An. 

Dọc mùng muối chua là món ngon "hao cơm" nức tiếng xứ Nghệ (Ảnh: Trang Ruby).

Bánh đập miền Trung

Sự kết hợp tinh tế các nguyên liệu cũng như cách chế biến đòi hỏi sự khéo léo đã khiến đặc sản bình dân này trở thành thức quà nức tiếng ở miền Trung, hút khách thưởng thức.

Đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, du khách không chỉ thoải mái khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn được trải nghiệm văn hóa ẩm thực đa dạng, độc đáo. Dù trên những gánh hàng rong, quán ăn vỉa hè hay trong các khu chợ huyện, du khách vẫn dễ dàng tìm thấy và thưởng thức được loạt đặc sản trứ danh của mỗi địa phương.

Ngoài những món ăn nức tiếng như mì Quảng, bánh căn, bánh xèo, cơm hến,... còn có bánh đập - thức quà bình dị có cách thưởng thức đặc biệt đã gắn bó với biết bao thế hệ người con của vùng đất đầy nắng và gió này.

Bánh đập - thức quà bình dị của miền Trung (Ảnh: @mebimsuakoi).

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt

Nhắc đến những món ngon tại Đà Lạt, không thể không kể tới bánh ướt lòng gà trứ danh, bánh ướt mềm ăn cùng với những miếng thịt gà xé phay, lòng gà, quyện trong vị nước chấm chua ngọt vừa phải.

Không chỉ có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc nên thơ, con người hiền hậu, Đà Lạt còn nổi tiếng với những món ăn thanh tao và dung dị. Trong những món ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến với xứ sở sương mù này đó là món bánh ướt lòng gà.

Bánh ướt lòng gà không chỉ có bánh ăn cùng với lòng gà mà đó là sự kết hợp giữa lòng gà, mề gà, gan và thịt gà xé phay trộn cùng nước mắm chua ngọt. Tùy vào sở thích, thực khách có thể gọi món thập cẩm hay chỉ có gà xé phay.

Bánh ướt lòng gà là món ăn mà nhiều người truyền tai nhau không thể bỏ lỡ khi đến Đà Lạt (Ảnh: monmonfoodie).

12 thg 6, 2021

Độc nhất vô nhị ngôi chùa thờ "bà Hỏa" giữa lòng thành phố Sóc Trăng

Về Sóc Trăng, nhiều người thích thú khi tham quan những ngôi chùa của người dân tộc Khmer, Hoa... Đặc biệt, có chùa Hỏa Đức Tự ở giữa thành phố không thờ Phật mà thờ... "bà Hỏa".

Thông thường đền hay chùa sẽ thờ phật hay các vị thần linh nhưng giữa lòng thành phố Sóc Trăng có ngôi chùa khá to và chỉ để thờ "bà Hỏa" với tên Hỏa Đức Tự.

Ông Huỳnh Ngọc Minh, thành viên ban trị sự Hỏa Đức Tự cho biết, chùa Hỏa Đức Tự vốn là một ngôi miếu nhỏ nằm cạnh gốc cây còng (còn gọi là me tây) cổ thụ có trên trăm năm tuổi, tọa lạc ngay ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu - Phan Đình Phùng, thuộc phường 4 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Người địa phương thường gọi chùa Hỏa Đức Tự là miếu "Bà Hỏa".

Người dân địa phương kể, hơn 100 năm trước, tại cây còng cổ thụ, vào những đêm tối trời thường thấy có đốm lửa bay lên từ ngọn cây nên họ cho rằng có "Bà Hỏa" hiển linh. Từ đó, người dân lập ngôi miếu nhỏ để thờ cúng "thần lửa". 

Chùa Hỏa Đức Tự, còn được người dân địa phương gọi là miếu "Bà Hỏa".

5 thg 6, 2021

Phở chua Hà Giang

Tại Hà Giang có một món phở với nước dùng đặc biệt làm từ loại dấm thật chua, hòa với đường, bột sắn.

Nhắc đến ẩm thực ở cao nguyên đá Hà Giang, du khách thường nhắc đến những món ăn như thắng cố, mèn mén, cháo ấu tẩu, rượu ngô, chè Shan Tuyết… Không nhiều người biết đến món phở chua cũng nổi tiếng không kém tại đây.

Phở chua được du nhập vào các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… từ sau đời Mãn Thanh (Trung Quốc) cách đây khoảng hơn 300 năm. Trong tiếng Hoa, phở chua được gọi là "Lường pàn", có nghĩa là "Phở mát". Và vì là phở mát nên món ăn này chỉ ưa dùng vào mùa hè. 

Các nguyên liệu trong tô phở chua.

3 thg 6, 2021

Nét bình dị nơi một trong 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam

Là một trong số 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam - làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) không chỉ thu hút du khách bởi nét đẹp cổ kính, mà còn mang sắc thái thuần nông, bình dị của làng quê Bắc Bộ.

Làng Đông Sơn xưa thuộc xã Đông Giang, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), ngày nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Nép mình bên bờ sông Mã, được bao bọc bởi những dãy núi đá nhỏ, đồi đất thấp nằm xen kẽ lẫn nhau, ngôi làng cổ hàng nghìn năm tuổi này nổi tiếng không chỉ ở xứ Thanh mà còn được đánh giá là một trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Xôi trám Cao Bằng

Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi...

Ở Việt Nam, có nhiều món xôi ngon, quen thuộc như xôi xéo, xôi ngô, xôi vò, xôi gấc, xôi ngũ sắc... Đến với đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc, xôi trám cũng gây thương nhớ trong thực khách bởi vị ngọt, bùi và ngậy của trám.

Mang hương vị đặc trưng, xôi trám đã trở thành một món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân nơi mảnh đất Cao Bằng. Vài năm trở lại đây, món ăn này cũng được ưa chuộng tại Hà Nội.

Trám Cao Bằng thường có hai loại đó là trám đen và trám trắng. Trám trắng khi chín thường chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu vàng rơm và sẽ tự rụng còn trám đen có màu xanh nhạt, khi chín sẽ dần chuyển sang màu tím rồi tím đen và nó sẽ không tự rụng mà người hái phải dùng sào để đập rụng.

Xôi trám Cao Bằng lọt Top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. (Ảnh: dungkims).

Bánh trứng kiến Cao Bằng

Bánh trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào đầu hè hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày, vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hàng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Trứng kiến sau khi rửa sạch, cho lên chảo phi với thịt heo xay, hành khô, lạc rang giã kĩ và một ít lá kiệu thái nhỏ. Đặc biệt, phần lá để gói bánh trứng kiến không phải là lá chuối, lá dong như nhiều loại bánh khác, mà dùng lá vả non để gói. Khi ăn, người dùng ăn luôn lá vả. 

Lá dùng để gói bánh là lá của cây vả non, có vị mát và tác dụng giải nhiệt. (Ảnh: t.a.n.lee).

1 thg 5, 2021

Cây táu cổ thụ hơn 2000 năm tuổi ở Phú Thọ

Tọa lạc trước đền Thiên Cổ (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ), cây táu 2104 tuổi được công nhận "cây di sản Việt Nam" có từ thời An Dương Vương.

Cây táu có tuổi thọ hơn 2100 năm trước cửa ngôi đền Thiên Cổ

Men theo con đường làng, chúng tôi tìm đến ngôi đền Thiên Cổ. Tương truyền, ngôi đền này nằm trên đất kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tại đền có cây táu cổ thụ thuộc hàng lâu đời nhất Việt Nam. Theo tính toán của các nhà khoa học, cây táu này đã hơn 2100 năm tuổi.

Đến Đà Nẵng "săn" bình minh ở làng chài cổ đẹp nhất Nam Trung Bộ

Làng chài Mân Thái bên chân núi Sơn Trà vẫn giữ cho mình được sự nhộn nhịp trong cuộc sống mưu sinh của các ngư dân gắn liền với chiếc thuyền thúng, vài tấm lưới mỗi ngày.

Bình minh ở làng chài Mân Thái.

Tọa lạc ở phía Đông TP. Đà Nẵng, nằm lọt dưới chân bán đảo Sơn Trà, làng chài cổ Mân Thái được ví là một trong những làng chài đẹp nhất Nam Trung Bộ.

Mặc cho TP. Đà Nẵng trở mình với nhịp sống ồn ào của phố thị thì làng chài Mân Thái vẫn bình yên trong sự mộc mạc, bình dị, chan hòa của con người với thiên nhiên nơi đây.

29 thg 4, 2021

Đặc sản răng mực ở Phan Thiết

Qua bàn tay khéo léo của người chế biến, phần răng mực tưởng bỏ đi lại được làm thành đặc sản nức tiếng ở Phan Thiết với hương vị đặc trưng, chẳng lẫn với bất cứ nơi đâu.

Phan Thiết (Bình Thuận) được biết đến như một thiên đường du lịch bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, với những bãi biển trong xanh và bờ cát trải dài trắng mịn.

Đặc biệt, ẩm thực ở Phan Thiết cũng là điểm cộng với du khách phương xa. Nơi đây được ví như "thủ phủ" hải sản của Việt Nam với sản lượng khai thác hàng chục ngàn tấn/năm.

Bởi vậy, khi tới Phan Thiết, du khách sẽ được thưởng thức loạt món ngon "trứ danh" từ hải sản, đặc biệt là mực. Trong đó, không thể không nhắc đến món răng mực - đặc sản bình dân nhưng dễ dàng chiều lòng mọi vị khách.

Phần răng mực trắng ngà, chắc thịt được lọc từ những con mực tươi ngon (Ảnh: Phương Mimi).

Làng chài Nhơn Hải, Bình Định

Những ngày này, giới trẻ ở Quy Nhơn, đặc biệt là du khách các tỉnh phía Bắc bị mê hoặc bởi vẻ đẹp như tranh vẽ của làng chài Nhơn Hải khi đến Quy Nhơn - Bình Định.

Toàn cảnh cù lao Hòn Khô - Nhơn Hải nhìn từ trên cao đẹp như tranh vẽ (Ảnh: Nguyễn Dũng).

Cách trung tâm TP Quy Nhơn gần 20km, Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định), một trong số ít làng chài lâu đời mang vẻ đẹp bình yên được du khách tìm đến "check - in" mỗi khi đến Quy Nhơn.

Từ trung tâm Quy Nhơn, du khách có thể chạy xe máy hoặc đi ô tô qua cầu Thị Nại (có giai đoạn từng giữ kỷ lục là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam), băng qua Khu kinh tế Nhơn Hội, dọc theo vịnh Mai Hương rồi qua một đoạn đường đèo là đặt chân đến làng chài Nhơn Hải.

Ba di tích nằm ẩn mình trong ngõ vừa một người đi ở phố cổ Hà Nội

Đền Hàng Bạc, đình Trung Yên, đền Vọng Tiên đều nằm ẩn trong những ngõ nhỏ vừa một người đi ở phố cổ Hà Nội.


Ẩn mình trong những con ngõ nhỏ chỉ vừa một người đi ở Hà Nội là những di tích như Đình Trung Yên, đền Hàng Bạc, đền Vọng Tiên. Đình Trung Yên nằm ở số 10 ngõ Trung Yên, phường Hàng Bạc, (quận Hoàn Kiếm) Hà Nội được xây dựng trên mặt bằng hình ống đặc trưng của kiến trúc trong phố cổ Hà Nội với diện tích 70,5 m2 và tọa lạc trong khu đông dân cư.

28 thg 4, 2021

Cháo giò heo ở Ngô Mây, Bình Định

Dù quán lụp xụp, không biển hiệu nhưng hàng chục năm qua, quán cháo giò heo ở TT Ngô Mây (huyện Phù Cát, Bình Định) không chỉ nổi tiếng khắp trong tỉnh mà nhiều du khách phương xa đã ghé thưởng thức.

Cách trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 40km về hướng Bắc, gần 30 năm qua, quán cháo giò của bà Nguyễn Thị Bích (62 tuổi, ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) là điểm đến nổi tiếng của nhiều du khách gần xa mỗi khi có dịp đến Bình Định.

Quán cháo giò heo ở thị trấn Ngô Mây (huyện Phù Cát, Bình Định) mỗi sáng chỉ bán 2 tiếng là hết cháo.

22 thg 4, 2021

Vẻ đẹp của "cánh đồng" nuôi ngao trên bãi biển Thái Bình

Dù là khi nước cạn hay khi thủy triều lên, bãi biển Đồng Châu (Thái Bình) vẫn thu hút nhiều tay "săn" ảnh bởi vẻ đẹp bình dị, hoang sơ trên những "cánh đồng" nuôi ngao.

Bãi biển Đồng Châu thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 30km là nơi có những cánh đồng nuôi ngao rộng bát ngát, trải dài như ôm ra biển lớn.

Dù không phải bãi biển đẹp để khai thác du lịch nhưng Đồng Châu lại là nơi tuyệt vời để canh tác và nuôi trồng ngao. Mỗi bãi ngao được nuôi trong vòng 15 tháng là có thể thu hoạch.

Trung bình mỗi "vựa" ngao sẽ cho thu hoạch khoảng 50 tấn từ 10 tấn ngao giống được thả xuống ban đầu. Đến mùa vụ, từng tốp vài chục người cùng nhau làm liên tục suốt cả ngày thì mới có thể thu hoạch xong một ruộng ngao.

Loạt đặc sản Việt "nhảy tanh tách" trong miệng thực khách khi thưởng thức

Nhiều món ăn ở Việt Nam có cách thưởng thức lạ lùng: ăn sống thực phẩm khi chúng vẫn còn bật nhảy tanh tách trong miệng.

Gỏi tôm sống

Đây là món ăn ngon được xem là đặc sản ở một số địa phương như Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Ninh... thậm chí một số tỉnh miền Tây cũng rất ưa chuộng.

Món ăn này đặc biệt ở chỗ, thực khách thưởng thức khi những con tép, tôm vẫn còn sống thậm chí chúng có thể bật nhảy trong miệng. Những con tôm còn nhảy tanh tách trên đĩa, ngọ nguậy trong miệng khiến món ăn thêm thú vị và kích thích sự tò mò của thực khách.

Món gỏi tôm sống có cách ăn khá độc đáo, được nhiều người ưa chuộng. (Ảnh: Nhịp sống Tây Bắc).

21 thg 4, 2021

Bí ẩn địa đạo "độc nhất vô nhị" ở Hà Nội

Hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, với chiều dài gần 11 km, có thể nói địa đạo Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội) là địa đạo "có một không hai" ở miền Bắc.

Trước kia, địa đạo dài khoảng hơn 11km nằm ở Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội). Tuy nhiên đến giờ chỉ còn giữ được khoảng 200 mét, chạy qua lòng đất của các gia đình. Trong số hàng chục cửa hầm lên xuống địa đạo, hiện chỉ còn hai cửa hầm, trong đó, một cửa nằm dưới gầm giường nhà cụ Phạm Thị Lai, một cửa hầm nằm ở góc nhà cụ Phạm Văn Dộc.

Hoa lim xẹt nở vàng rực "níu" chân du khách trên bán đảo Sơn Trà

Sắc vàng của hoa lim xẹt khiến cho một góc bán đảo Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) trở nên nổi bật. Những cây mọc dọc con đường núi uốn lượn với những tán vàng rực níu chân du khách khi ghé lại nơi đây.

Tháng 4 về, lim xẹt nở vàng rực khắp núi rừng bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Vào hè, bán đảo Sơn Trà trở nên rực rỡ nhờ sắc hoa lim xẹt. Những cánh hoa màu vàng rực rỡ xen giữa màu lá xanh trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến tham quan.

Món đặc sản Quảng Ninh tên ngán mà lại không ngán

Tên là ngán nhưng các món chế biến từ ngán lại chẳng hề ngán chút nào, thậm chí còn thơm ngon, bổ dưỡng, khiến thực khách đã ăn một lần lại muốn thử lần hai.

Hải sản Quảng Ninh vốn nổi tiếng lâu nay. Trong số những thứ hải sản ấy, không thể không nhắc đến ngán - một loại có bề ngoài giống ngao, nhưng to hơn, được cho là bổ dưỡng hơn. Ngán tại vùng này có vị thơm và ngọt hơn bất cứ đâu.

Tên là ngán nhưng các món chế biến từ ngán lại chẳng hề ngán chút nào, thậm chí còn thơm ngon, bổ dưỡng, khiến thực khách đã ăn một lần lại muốn thử lần hai. Ngán vốn đã là một đặc sản. Chỉ cần hấp, nướng hay chần qua nước sôi là đã thơm ngon, hấp dẫn thực khách.

Ngán ở Quảng Ninh được cho là ngon và ngọt hơn bất cứ vùng biển nào khác.