Hiển thị các bài đăng có nhãn Blog. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Blog. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 6, 2015

Cù Mông, Phú Yên

Tiếng ai than khóc nỉ non
Là vợ chú lính trèo hòn Cù Mông
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Trở ra theo chồng bảy bị còn ba

Không đi thì sợ cái nghèo
Có đi thì sợ cái đèo Cù Mông
Không đi thì nhắc thì trông
Có đi thì sợ Cù Mông, Xuân Đài

Cá ngon là cá Cù Mông
Gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương

Đèo Cù Mông. Ảnh: Vũ Vũ, thethaovietnam.vn

1 thg 6, 2015

Sông Cái - Phú Yên

Nước sông Ba chảy ra sông Cái
Anh có vợ rồi de gái làm chi !
Anh về rước vợ mau đi
Kẻo chỉ trở dạ e khi bị đòn.

Em ra sông Cái em nhào
Nghĩa nhơn để lại biết vào tay ai !

Sông Cái còn gọi là sông Kỳ Lộ - sông La Hiên ở thượng nguồn, con sông lớn thứ hai trong tỉnh, phát nguyên từ dãy núi cao trên 1000m ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai và Tây Nam tỉnh Bình Định. Đoạn ở ngoài tỉnh, sông chảy theo hướng gần như Bắc Nam qua vùng núi cao hiểm trở, lòng sông hẹp, độ dốc 3%. Ở đoạn này sông nhận thêm nước của các nhánh chính Tiovan, Cà Tơn, Trà Bương ở bên phải và nước Khe Cách, suối Gấm, suối Cát, suối Mun, suối Đập,..v.v..ở bên trái. Từ Xuân Quang đến biển, sông chảy theo hướng Tây Đông, song cũng có đoạn ngắn chuyển hướng khác nhau. Dòng sông từ Hà Bằng đến Mỹ Long chuyển hướng về Đông Nam. Từ quốc lộ 1A, dòng sông chuyển hướng Đông Bắc và chia làm hai nhánh. Một nhánh chảy ra vịnh Xuân Đài, còn nhánh chính khi đến làng Ngân sơn chia làm hai đưa nước vào đầm Ô Loan và nhánh kia qua làng Hội Phú lại chia hai nhánh nữa, đổ ra biển bằng cửa Bình Ba qua vịnh Xuân Đài.

Sông Cái ( theo bản đồ của Google map)

15 thg 5, 2015

Nỗi buồn An Lăng


Khách du lịch đến Huế, ai cũng muốn thăm các di tích triều đại nhà Nguyễn mà ngoài hoàng thành xưa là các lăng tẩm các vị vua, chúa Nguyễn. Nhưng có lẽ ít ai có dịp viếng An lăng - hiện nay là nơi an nghỉ của ba vị vua: Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân. Đây là khu lăng mộ có kiến trúc đơn giản nhất của các vua nhà Nguyễn nhưng mang nặng câu chuyện đau thương của cả ba ông hoàng trong giai đoạn lịch sử chính trị rối ren nhất của vương triều nhà Nguyễn.

12 thg 5, 2015

Nha Trang - chợ cá xưa và nay

Chợ cá Cửa Bé ở phường Vĩnh Trường

Khách du lịch đến Nha Trang có thể gặp những con đường mang tên Bến Cá, Hàng Cá, Bến Chợ ngay giữa lòng thành phố này. Đường Bến Cá nằm ven sông Kim Bồng xưa, gần chợ Phường Củi (nay là chợ Phương Sài); còn đường Hàng Cá và Bến Chợ nằm bên hông chợ Đầm, xưa là bờ đầm Xương Huân, đã bị lấp để xây chợ vào năm 1969. Hơn nửa thế kỷ trước, thuyền bè đi biển về vào cập bến khá sâu trong khu vực nay là nội thành. Sông Kim Bồng bị lấp dần qua thời gian, mất đi một thủy lộ có ý nghĩa di tích lịch sử vì đó là con sông dẫn vào nơi từng là xưởng đóng thuyền của chúa Nguyễn (nay vẫn còn con đường mang tên “Thủy Xưởng” và ngọn đồi “Trại Thủy”), cũng là nơi đã từng xảy ra những trận thư hùng giữa quân Tây Sơn và quân của Nguyễn Ánh những năm cuối thế kỷ XVIII (*).

4 thg 5, 2015

Chợ ... đèn pin


Không phải là chợ chuyên bán đèn pin mà vì chợ này nhóm họp khi trời còn tối đen, người bán hàng phải dùng đèn pin để cho khách mua xem hàng và thấy nhau mà giao dịch.

Hàng ngày, chợ đông từ trước 4g sáng, khi trời sáng hẳn thì chợ đèn pin giải tán, trả lại “mặt bằng” là đoạn đầu đường Quang Trung ra bờ sông Thạch Hãn, cạnh chợ thị xã Quảng Trị.

Người mua không phải là các bà nội trợ mà họ mua rồi bán lại ở các chợ nhỏ; kiểu như đây là “chợ đầu mối” chuyên về nông sản, nguồn hàng từ các làng quanh thị xã.


Độc đáo giếng đá cổ ở Gio An

Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ, cuộc sống nhân dân và bộ mặt làng xã đã thay đổi, nhưng Gio An (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) còn giữ được hệ thống di tích vô cùng quý giá. Đó là những giếng đá có thể do người Chăm tạo tác từ cuối thế kỷ XII, khi mật độ dân cư còn thưa thớt.

Bao năm nay, nhiều du khách đến Gio Linh theo quốc lộ 1A thường rẽ vào tỉnh lộ 75 để lên viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, hầu như không ai biết là mình đang đi qua một vùng quê độc đáo: xã Gio An với 16 giếng đá cổ, di sản của nền văn minh xếp đá độc nhất vô nhị.

Giếng ở đây không mang hình ảnh những cái giếng cổ thường thấy ở các làng, xã vùng đồng bằng là đào sâu xuống lòng đất tìm mạch nước; ở đây, giếng được khai thác các mạch nước ngầm ở sườn đồi, xếp đá ngăn lại giữ nước, lắng nước, chứa nước và dẫn nước … theo ý mình.

Lần theo di tích văn minh người xưa

Giếng Pheo ở thôn Tân Văn. Ảnh: Trần Bình

26 thg 2, 2015

Địa danh Cù lao Tân Triều

Cù lao Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu , Biên Hòa tên gọi này đã từng bị hiểu lầm là “triều đình mới”, “kinh đô mới” do Nguyễn Ánh thiết lập ở Trấn Biên, Biên Hòa để đối đầu với nhà Tây Sơn chẳng hạn như tác giả Mathilde Tuyết Trần qua bài viết Đi tìm dấu vết Bá Đa Lộc (Mgr Pigneau de Béhaine)… 

Trong làng bưởi Tân Triều. Ảnh: PHN

25 thg 2, 2015

Di tích thành Cổ Loa

Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km về hướng Tây Bắc. Đây là thủ đô thứ 2 của Việt Nam sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay) là thủ đô thời các vua Hùng.

Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Qua cầu là thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Khoảng cách quốc lộ 3 đến Cổ Loa là 2km.

Trạm xe buýt Long Biên, các xe đi Phù Lỗ, Đa Phúc đều có chạy ngang Cổ Loa. Sẽ phải đi bộ thêm 2km mới vào đến khu di tích, nhưng khung cảnh làng quê Bắc Bộ ở đoạn này cũng khá dễ thương.

2 thg 9, 2014

Mênh mông thác nước Đồng Nai - 2

Cầu La Ngà bắc qua sông La ngà, là một nhánh của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, chạy ngang địa phận Tánh Linh của tỉnh Bình Thuận trước khi hòa vào dòng sông Đồng Nai tại khu vực lòng hồ Trị An. Làng cá bè tập trung đông nhất trên sông ở đoạn có cầu La Ngà bắc ngang.


Theo quốc lộ 20 (Sài Gòn – Đà Lạt), qua cầu La Ngà chừng 10km là ngả rẽ vào thác Mai. Rẽ phải, nhóm bắt đầu chặng đường xuyên rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên đến với Thác Mai – Bàu Nước Sôi. 8km đầu tiên khi rẽ phải từ quốc lộ vào, đường thác Mai đổ nhựa phẳng phiu, xe chạy vô tư không ngại ngần gì.

Mênh mông thác nước Đồng Nai - 1

Tỉnh Đồng Nai nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương.

Điểm đến lần này chúng tôi chọn cho chuyến đi là một số thác nước ở Đồng Nai: Thác Đá Hàn (xã Sông Trầu, Trảng Bom), đập Trị An, thủy điện Trị An, ven hồ Trị An (Vĩnh Cửu), thác Mai & thác Ba Giọt (Định Quán)

Bắt đầu khởi hành từ Quận 10 lúc trời tờ mờ sáng để kịp đi đến các điểm đã dự định… Nhưng vẫn không quên làm 1 tấm trước khi khởi hành.



2 thg 7, 2014

Câu chuyện Thất Sơn

Địa danh “Thất Sơn” rất quen thuộc với người An Giang và cũng không lạ gì với hàng triệu khách hành hương hằng năm về viếng Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc). Thế nhưng, nếu có ai đó hỏi “Thất Sơn là bảy núi nào?” thì ngay cả những người bản địa cũng khó có lời giải đáp một cách thuyết phục. Giới nghiên cứu cũng đã tốn khá nhiều công sức sưu tầm nhưng “bức màn huyền bí” của Thất Sơn hầu như vẫn chưa được mở toang ra.

Cách đây mấy năm, khi tham gia biên soạn bộ “Địa chí An Giang”, tôi có dịp tiếp cận với một số tài liệu viết về “Thất Sơn”. Những lý giải về Thời gian xuất hiện địa danh “Thất Sơn”?; Vì sao gọi là Thất Sơn? Thất Sơn là bảy núi nào? thật là thú vị. Câu chuyện Thất Sơn cuốn hút tôi từ dạo ấy!

Trong Gia Định thành thông chí (GĐTTC) của Trịnh Hoài Đức biên soạn trước năm 1820 không thấy đề cập đến địa danh “Thất Sơn”. Cho đến Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) của Quốc sử quán triều Nguyễn (bắt đầu biên soạn năm 1865), phần An Giang tỉnh mới có “Thất Sơn”. Dựa vào những tài liệu này, người ta đoán địa danh “Thất Sơn” ra đời khoảng giữa thế kỷ XIX. Không có ý kiến tranh cãi về khoảng thời gian ra đời của địa danh “Thất Sơn”, chỉ là chưa xác định thời gian cụ thể. Riêng lý do vì sao vùng này có đến mấy chục quả núi nhưng chỉ gọi Thất Sơn - Bảy Núi thì có nhiều ý kiến khác nhau.

15 thg 9, 2013

Nơi khởi nguồn của 4 dòng sông

Hồi còn nhỏ, nhà tôi ở gần Nha Địa dư Quốc gia Đà Lạt, có mấy chú bạn ba tôi làm trong đó, thường cho tôi vào chơi xem công nghệ làm bản đồ. Có một cái máy rất li kì, người ta đặt các hình không ảnh chụp một vùng đất từ hai góc khác nhau lên rồi nhìn qua một cái kính đặc biệt sẽ thấy hình ảnh 3 chiều của vùng đất. Họ dùng một thiết bị trông như một cái đĩa gắn trên một cái bệ có thể chỉnh độ cao, tại trung tâm đĩa là một đốm sáng đỏ và dưới chân bệ là một cây bút. Nhìn qua kính nổi 3 chiều rồi "rà" cái đĩa sao cho đốm sáng luôn tiếp xúc với bề mặt hình ảnh nổi, người ta điều khiển cây bút vẽ ra các "đường đồng mức" trên bản đồ, từ đó lập ra các bản đồ địa hình dùng trong quân sự. Hồi đó, Nha Địa dư Quốc gia sản xuất 2 loại bản đồ: Bản đồ không ảnh tỉ lệ 1:25000 chạy đường đồng mức khoảng cách 25m chênh cao, và bản đồ 1:50000 khoảng cách đường đồng mức 5m. Loại thứ nhất nhìn dễ hơn vì dùng không ảnh, thấy rõ từng bụi cây, hòn đá... nhưng không nhìn rõ địa hình 3 chiều, vì những ngọn đồi thấp hơn 25 m thì không vẽ được đường đồng mức. Loại thứ hai nhỏ hơn nhưng thấy rõ địa hình 3 chiều. Tôi được dạy cách đọc bản đồ địa hình từ nhỏ, lại thấy tận mắt người ta làm bản đồ ra sao nên rất thích thú với những tấm bản đồ này.

Đèo Hòn Giao - Ảnh:thachhan120282 trên Wikimapia

26 thg 1, 2013

Đại thần Phạm Đăng Hưng và Lăng Hoàng Gia ở Gò Công

Phạm Đăng Hưng (1765-1825), tự Hiệt Củ, là danh thần của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Ông là người ở Giồng Sơn Quy (xưa thuộc huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định; nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Cha là ông Phạm Đăng Long và mẹ là bà Phạm Thị Tánh.

Năm Bính Thìn (1796), tại Gia Định, Nguyễn Đăng Hưng thi đỗ tam trường, chuẩn bị thi tứ trường thì bị bệnh nên phải trở về quê [1]. Nhưng vì ông nổi tiếng là người có văn tài và hiền đức nên được bổ làm "Lễ sinh nội phủ” thời chúa Nguyễn Phúc Ánh.
Sau ông được thăng làm Tham luận ở Vệ Phấn Võ, đem quân ra đánh nhau với quân Tây Sơn ở Phú Yên. Năm Kỷ Mùi (1799), Phạm Đăng Hưng làm Tham tri bộ Lại, nhưng thường theo quân đội làm Tham mưu.

Đến khi chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long (1802), ông lần lượt trải chức: Tham tri bộ Lại kiêm Chưởng trưởng đà sự (trông coi đê điều, 1805), Thanh tra Trường thi Hương ở Kinh Bắc (1807), Thượng thư bộ Lễ (1813) kiêm quản Khâm thiên giám (1815).

Năm 1816, ông xin vua lập Xã thương (kho chứa lúa ở các xã) để chẩn cấp cho dân nghèo khi mất mùa, nhưng không được nghe.

23 thg 1, 2013

Vùng chè cổ thụ Phình Hồ & Háng Tề Chơ

Chắc cũng do ảnh hưởng truyền thống gia đình nên chẳng biết từ khi nào đã đam mê cái thú uống chè và đi tìm hiểu về các vùng chè Việt Nam. Cũng đã tận mắt chiêm ngưỡng nhiều vùng chè nhưng say mê nhất là những vùng chè cổ thụ của miền bắc. Một trong những cái nôi của văn hóa chè Việt Nam.

Trong tiềm thức khi còn nhỏ, cây chè thường be bé xinh xinh, cao lắm thì đến ngực là cũng, cũng bởi thế mà ngỡ ngàng xiết bao khi lạc vào thế giới chè cổ thụ với những rừng chè cao từ vài mét đến chục mét. Trong bài viết này chia sẻ ít hình ảnh của 2 vùng chè Phình Hồ và Háng Tề Chơ (một vùng chè chẳng mấy ai biết đến trừ những con người nơi đây)


 Trong bài viết này cũng chỉ nói về chè dưới cái nhìn du lịch chứ không phải chuyên gia nghiên cứu nên có "loạn ngôn" chút mọi người cũng đừng trách nhé.


Quỷ đến Phình Hồ - Yên Bái lần này là thứ 2, cũng để chinh phục ngọn thác huyền thoại Háng Tề Chơ và thăm lại bản Phình Hồ với muôn nghìn chè cổ thụ, lần này quay lại có nhiều kinh nghiệm rồi nên tranh thú hái chè đem dìa Sài Gòn đặng nhâm nhi với bạn bè mà bàn chuyện "thiên hạ phân tranh".:D



21 thg 1, 2013

Chiều trên phá Tam giang

Đã nhiều lần đến Huế, nhưng với tôi cái tên phá Tam Giang vẫn còn như xa lạ bởi chỉ nghe chứ chưa một lần bước chân xuống thuyền để đựoc lênh đênh trên sóng nước Tam Giang. Phá Tam Giang - chỉ cái tên thôi đã gợi mở một vùng sông nước mênh mang và khá hiểm trở như câu ca xưa gắn liền với cư dân xứ Huế :  “Thương em anh cũng muốn vô. Ngại truông Nhà Hồ, ngại phá Tam Giang”.

Từ Huế, xe chúng tôi chạy chỉ chừng 15km, đi theo hướng ra cửa biển Thuận An một vùng đầm phá rộng lớn hiện ra trước mắt với sóng nước khoáng đạt và  gió thì vô cùng hào phóng. Tam Giang là nơi giao hòa dòng chảy của 3 con sông : sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu. Và Tam Giang như  mang cả những nét đẹp hiện hữu của từng dòng sông ấy. Cái dịu dàng, xanh thẳm và mê đắm của dòng Hương Giang. Sự hiểm nguy và mạnh mẽ của dòng sông Bồ hay sự thất thường, trái tính của con nước dòng Ô Lâu.  Là hợp lưu của ba dòng chảy nên Tam Giang có đầy đủ các sản vật của một vùng sông nước miền Trung với tôm, cua, cá, nghêu , sò , ốc , hến. . . với một trữ lượng khá dồi dào và đây là nguồn sống chính của hàng nghìn hộ ngư dân đang sống dọc theo các vạn đò ven phá Tam Giang.


19 thg 1, 2013

Phồn thịnh nem Chợ Huyện


Nem Chợ Huyện là một sản vật nổi tiếng của Bình Định đã đi vào ca dao:


Ai về Vinh Thạnh quê em
Ăn nem Chợ Huyện xem đêm hát tuồng

Có nhiều sản vật giờ chỉ còn trong kí ức nhưng nem Chợ Huyện không những vẫn tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ hơn xưa

Nem Chợ Huyện đi kèm với đêm hát tuồng ngay trên vùng đất Vinh Thạnh, Phước Lộc, Tuy Phước là một sự cô đọng đáng ngạc nhiên, cái làng nhỏ đã sản sinh ra 2 danh phẩm: một ẩm thực, một hát bội với tên tuổi vị hậu tổ tuồng, danh nhân văn hóa Đào Tấn. Và có lý. Những đêm diễn thâu đêm suốt sáng của hát bội xưa bao giờ cũng kèm theo dãy hàng quán: cuốn thịt nướng, hột vịt lộn, nem, chả… , thêm hớp rượu cho sảng khoái, ai đói ra làm mấy miếng rồi vào xem tiếp.

Nem Chợ Huyện có tiếng ngon vì từ chất liệu đến cách chế biến khá công phu. Thịt heo nạc, phải là heo cỏ, lấy nóng (tươi), lạng bỏ lớp nhầy, lau bằng vải cho sạch chứ không rửa nước, thái mỏng rồi bỏ vào cối quết (giã) nhuyễn, càng quết săn tay càng ngon. Giờ có máy xay thịt nhưng dứt khoát sau đó vẫn quết lại với tỏi, chút muối, đường. Da heo lạng kỹ, xắt sợi mảnh trộn đều trong thịt nhuyễn. Và gói.

Hát hò Bình Định

Ði khắp các huyện"Phù Cát, Phù Mỹ, An Nhơn, Tây Sơn... trên đồng ruộng, nương rẫy, hoặc trong những đêm trăng họp mặt, ta thường nghe vút lên những giọng hò khoan thai dìu dặt, những lời đối đáp nhộn vui, thú vị, ấy gọi, goi là "Hát hò",còn gọi là "hát đối đáp". Các cụ già vẫn yêu thích Hát hò như người ta yêu quý máu thịt của mình vậy, vì một thời Hát hò đã trôi qua trong tuổi trẻ của họ trong ánh mặt trời cần thiết cho cuộc sống.



Đến nay vẫn chưa biết được phạm vi sinh hoạt của Hát hò có đến đâu, song dù sao Hát hò cũng cần được xem là một vốn quý trong kho tàng văn hoá địa phương, bởi vì nó sống trong sinh hoạt của người địa phương từ lâu đời, rất thiết tha, gắn bó.




18 thg 1, 2013

Biển Hồ Pleiku


Với tôi: Tình và cảnh Biển Hồ (Hồ Tơ Nưng) tựa như trái cam để trong lòng bàn tay. Muốn nói gì viết gì mà chẳng được, dễ như ăn ớt. Ấy vậy mà hơn ba mươi năm, bây giờ mới viết về Biển Hồ. Tôi sinh trưởng xóm Trại Mộ, nhà cách bờ Biển Hồ khoảng cây số. Tuổi thơ, thơ thẩn rong chơi quanh Hồ nên thuộc lòng từng chỗ: Chỗ này là nhà nghỉ mát của ông chủ Tây, chỗ kia là nhà bà Nâng, người đàn bà không biết chữ, chỉ biết bán cá Biển Hồ, vậy mà làm chấn động tâm hồn của người dân quanh Biển Hồ một thuở . Chỗ nọ là thuyền đắm học sinh chết, tôi thuộc lòng vị trí của từng hòn đá lớn đá nhỏ nằm quanh Hồ, mỗi khi Hồ cạn nước (Hồ có khi đầy khi vơi tùy theo mùa mưa nắng) .

Tâm lý con người hay coi thường cái gì có trong nắm tay, tầm tay, khi vuột mất rồi mới hối hận, mới nuối tiếc, mới thấy nó quý giá, mới thấy nó đẹp. Phong cảnh Biển Hồ đối với cư dân quanh vùng thì chẳng có gì đáng nói, đáng bàn, bởi họ đã nhìn thấy hằng ngày,lờn cảm xúc, với lại họ nhìn bằng đôi mắt thường, nên khi thấy cái gì thì chỉ thấy một cái, nhìn núi thì thấy núi, nhìn mây thì thấy mây, nhìn nước thì thấy nước, nhìn thông thì thấy thông, cái thấy tách bạch ra từng món như vậy nên không thấy Biển Hồ đẹp. Phải nhìn Biển Hồ trong tổng thể vừa nêu( núi,mây, thông,nước) mới thấy Biển Hồ đẹp. Đẹp với những người đã từng có những kỷ niệm với Biển Hồ, bây giờ ly hương xa xứ, trong cõi nhớ của họ Biển Hồ đẹp như một bức tranh, như một cõi tiên mà văn nghệ sĩ đã mô tả. Nhưng Biển Hồ đẹp nhất vẫn là đẹp trong những bài viết của giới văn nghệ sĩ, tâm hồn họ quá nhạy cảm,quá bao la nhìn cảnh vật như một cái máy thu hình nên bao quát tất cả hình ảnh, âm thanh, cọng với lời văn điêu luyện trong sáng thơ mộng, thêm một chút tưởng tượng nữa nên Biển Hồ càng thêm thơ mộng, trữ tình, huyền thoại, tràn ngập tiếng chim đủ loại, tràn ngập hoa, tràn ngập cá, cá lội nhởn nhơ từng đàn, vựa cá cung cấp cho cả tỉnh, hoa sen hoa súng trên nở trên mặt hồ….khiến cho ban biên tập Bách khoa toàn thư mở Wikipedia phải e dè nói rằng những tin nầy chưa được kiểm chứng.

Bí ẩn Biển Hồ - Pleiku

Biển Hồ là tên do người Kinh đặt, còn tên thật của nó là Tơ Nueng, là một miệng núi lửa khổng lồ nằm ở phía bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai quanh năm ăm ắp nước và luôn luôn xanh ngằn ngặt, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên cho mây trời soi bóng. Xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn và huyền thoại khiến Biển Hồ lại càng lung linh kỳ ảo trong ký ức của con người, cả người sở tại và du khách.



Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng là do khát vọng của con người mà ra. Cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì chả có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người khao khát nước, khao khát biển. Một nhà thơ đã viết khi đến thăm Biển Hồ: 

Thương thương quá suốt một đời thiếu nước
nên cái ao tù cũng thành biển của em... 


Đặc trưng văn hóa đá ở Phú Yên

Phú Yên là một trong những tỉnh nằm trong vùng rìa của Tây nguyên, nơi có sự hoạt động của núi lửa cách đây hơn 1 triệu năm. Dấu ấn đá hiển hiện ở khắp mọi nơi. Từ cột mốc ranh giới quốc gia, kỳ quan tự nhiên, thành luỹ, nhà ở và vật dụng thường ngày; từ những vật linh thiêng của tôn giáo đến các nhạc cụ độc đáo làm giàu đời sống tinh thần… Tất cả đều bằng đá.
Không phải chỉ có Phú Yên đậm chất “văn hoá đá”, nhưng “đá” là một trong những bản sắc văn hoá rõ nét nhất của vùng đất Phú Yên. Chất “đá” đã ăn sâu vào tính cách của những con người sống cùng với nó. Một cuộc hành trình đơn giản với đá.

HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ

Núi Đá Bia. Ảnh: Ngọc Viên