Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 2, 2023

Tôm nõn khô - món quà của biển

Những ngày giáp tết, đến xã Ngư Lộc (Hậu Lộc), chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận được không khí lao động hối hả của người dân nơi xứ biển. Tại các hộ gia đình sản xuất hàng khô, hàng đông lạnh rôm rả, nhiều phụ nữ tập trung để phân loại tôm, cá kiếm thêm thu nhập. Không khí làm việc rất khẩn trương, nghiêm túc. Tất cả đều đã sẵn sàng đón một mùa xuân vui tươi và ấm no.

Chế biến tôm nõn khô, giúp giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động xã Ngư Lộc.

4 thg 2, 2023

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - về với sông Phố và trở lại Paris

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - người con ưu tú của Hà Tĩnh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Giải thưởng Nhà nước về tác phẩm “Việt Nam – một thiên lịch sử”. Viện Hàn lâm Pháp cũng tặng ông giải thưởng lớn… Năm Quý Mão - 2023 gợi cho ta nhớ hai sự kiện rất ý nghĩa trong cuộc đời ông.

Bốn anh em trai (từ phải sang): GS Nguyễn Khắc Dương, BS Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi và nhà văn Nguyễn Khắc Phê (năm 1996). Ảnh: internet.

Lễ tế thánh tổ nghề rèn Trung Lương

Lễ tế là dịp để Nhân dân, người làm nghề rèn phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) tưởng nhớ đức thánh tổ nghề rèn, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa.

Sáng 28/1, tại quần thể di tích văn hóa Tiên Sơn, UBND phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh) tổ chức lễ tế đức thánh tổ nghề rèn.

2 thg 2, 2023

Chuông chùa Rối của Hà Tĩnh được công nhận là bảo vật quốc gia

Theo Quyết định số 41/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành hôm nay (30/1), chuông chùa Rối của Hà Tĩnh cùng 26 hiện vật, nhóm hiện vật khác đã được công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022).

Chuông chùa Rối được phát hiện năm 1989, tại chùa Rối, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên; đúc bằng đồng từ thời Trần (Thế kỷ XIV), là hiện vật quý hiếm đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

Chuông chùa Rối đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

Thăm khu di tích đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn dịp thành lập Đảng

Đầu năm Quý Mão 2023, dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng, nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm về thăm khu di tích lịch sử - văn hóa đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn giữa lòng hồ Kẻ Gỗ, thuộc huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được xây dựng năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh và được khánh thành vào đầu năm 2014. Đền tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ ngay giữa lòng hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên).

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Xếp mâm cỗ cao với điểm nhấn là cỗ “gà bay” để dâng cúng tổ tiên đã trở thành “đặc sản” của nhiều dòng họ ở xã Thạch Châu - huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) mỗi dịp cúng rằm tháng Giêng.


Trong không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu xuân mới, dòng họ Nguyễn Đình (đại tôn) tại thôn Minh Quý - xã Thạch Châu (Lộc Hà) tổ chức lễ tế tổ và khánh thành nhà thờ họ. Sự kiện thu hút gần 1.000 con cháu nội, ngoại sinh sống trên mọi miền đất nước và nước ngoài về tham dự.

29 thg 1, 2023

Độc đáo làng nói trạng Vĩnh Hoàng, Quảng Trị

Tết Nguyên đán, xã Vĩnh Tú lại tổ chức ngày hội kể chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Với các câu chuyện được phóng tác dí dỏm, hài hước đã mang lại tiếng cười khoái chí cho người nghe.

Ông Trần Hữu Chư vẽ chuyện trạng Vĩnh Hoàng ở tường nhà. Ảnh: CTV.

Làng Vĩnh Hoàng được lập từ khoảng thế kỷ 17-18, nay là thôn Huỳnh Công Tây thuộc xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Ông Võ Văn Nồng (trú tại xã Vĩnh Tú) - một nghệ nhân kể chuyện trạng Vĩnh Hoàng cho biết, xưa kia không có máy móc hỗ trợ, người dân ở làng làm nông rất vất vả. Đến giờ giải lao, mọi người nói trạng để tạo niềm vui, vơi bớt mệt nhọc. Dần dần, những câu chuyện trạng trở thành nét đặc sắc, được lưu truyền và phát triển thêm nhiều câu chuyện mới, hợp với thời sự hơn.

Món bánh lọc Mỹ Chánh lên máy bay đi khắp cả nước

Ít ai ngờ rằng, một ngày món bánh lọc làm bằng bột sắn ở Mỹ Chánh lại nổi tiếng, giải quyết việc làm cho nhiều người và lên máy bay đi khắp đó đây.

Thôn Mỹ Chánh ở xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) được xem là cái nôi của món bánh lọc. Từ lâu, người dân ở đây đã làm bánh, rồi đem ra Quốc lộ 1 bán cho các xe khách Bắc – Nam và người dân địa phương.

Bánh lọc Mỹ Chánh ngon, tiếng lành đồn xa nên người mua nhiều, người bán vì vậy cũng chú tâm vào làm, và lấy đây làm một nghề có thu nhập khi nông nhàn.

Trong trí nhớ của anh Hồ Minh Thạnh (37 tuổi, trú tại thôn Mỹ Chánh), thì từ nhỏ bánh lọc đã quen thuộc. Bánh lọc xuất hiện trong những mâm cỗ ngày rằm, lễ, Tết và là kế sinh nhai nuôi sống cả gia đình anh.

Bánh lọc được làm từ bột sắn, nhân là thịt và tôm. Ảnh: Hưng Thơ.

27 thg 1, 2023

Bảo tàng gốm cổ sông Hương: Không cấm mà khuyến khích chạm vào hiện vật

Điều lạ, là trong khi các bảo tàng khác đều “cấm sờ vào hiện vật” thì ở Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, GS Thái Kim Lan lại luôn khuyến khích du khách “hãy chạm vào hiện vật”.

Gần 5.000 hiện vật gốm độc đáo

Có thể nói, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương với diện tích 700 m², là nơi duy nhất trên cả nước trưng bày gốm được tìm thấy từ các dòng sông trong không gian địa lý hẹp (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Một góc triển lãm “Áo dài xưa triều Nguyễn” tại Lan Viên cố tích. Ảnh: Tường Minh

Bánh tét mặt trăng Đại An Khê

Từ giữa tháng 11 âm lịch, nhiều hộ dân làm bánh tét mặt trăng Đại An Khê đã ngừng nhận đơn đặt hàng đối với khách sĩ vì làm không kịp để bán.

Nếp thơm đã ngâm với nước lá cho ra màu xanh. Ảnh: Hưng Thơ.

Bánh tét mặt trăng ở làng Đại An Khê (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) từ lâu đã nổi tiếng về độ ngon. Điểm đặc biệt, khi hoàn thành bánh có màu xanh với hình dạng như mặt trăng bị khuyết.

26 thg 1, 2023

Lễ hội Pôồn Pôông và chuyện tình đẫm nước mắt của đôi trai gái

Sự tích lễ hội Pôồn Pôông

Đến xã Cao Ngọc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) hỏi nghệ nhân Phạm Thị Tắng (SN 1948) ai cũng đều ngỡ ngàng. Cụm từ “nghệ nhân” dường như còn xa lạ với người Mường nơi đây. Mãi đến khi hỏi về lễ hội Pôồn Pôông, họ mới tặc lưỡi rằng, nghệ nhân mà chúng tôi hỏi, người dân gọi là “Máy Tắng”.

Ngồi trong ngôi nhà sàn, nhâm nhi chén nước nấu từ lá cây rừng, bà Tắng bảo, cái tên “Máy Tắng” xuất phát từ lễ hội Pôồn Pôông.

Lễ hội này có từ bao giờ bản thân bà Tắng cũng không biết. Từ khi bà lớn lên đã thấy có nó. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào các ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Ba và Rằm tháng Bảy.

Lễ hội Pôồn Pôông được công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh tư liệu)

24 thg 1, 2023

Tiếng Nghệ với người Nghệ xa quê

Trong lòng mỗi người Nghệ xa quê dường như đều đau đáu một nỗi niềm quê hương xứ sở với bao chuyện xưa. Và khi một người Nghệ xa xứ gặp được đồng hương, họ liền đổi giọng kiểu “Anh người mô đó?” thì mọi khoảng cách lễ nghi được rút ngắn nhanh một cách kỳ diệu.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh chụp tại Cầu Cấm). Ảnh tư liệu

Tôi nhớ mãi câu chuyện sau: Vào một sẩm tối mùa Đông năm 1981, tôi đang đi bộ ra đến gần đường Đại Cồ Việt trên con đường nay gọi là phố Tạ Quang Bửu, thì nghe một nhóm sinh viên Bách Khoa đi trước đang nói chuyện với nhau về các bạn Nghệ Tĩnh. Nội dung tôi nghe được là: “Công nhận bọn Nghệ Tĩnh chơi với nhau gắn bó thật. Mà buồn cười lắm nha, cái bọn này, cứ đang nói tiếng Bắc với bọn mình bình thường như thế, nhưng bên cạnh xuất hiện một người nói giọng Nghệ là ngay lập tức đổi giọng, nghe không thể tin được í. Cứ như tiếng nước ngoài”. Câu chuyện tôi nghe được trên đường cách nay hơn 40 năm đó cứ ở mãi trong ký ức của tôi, như phần nào làm cho tôi thêm tự hào về sự gắn bó của người Nghệ mình khi xa quê, của tiếng Nghệ khi người miền khác mới nghe, cứ như là ngoại ngữ vậy.

Những món ăn độc đáo từ cá của người Thái ở Nghệ An

Những ngày Tết Nguyên đán, người Thái ở miền Tây xứ Nghệ lại quây quần để chuẩn bị nhiều món ăn hấp dẫn cúng tổ tiên và thết đãi khách, họ hàng, con cháu. Trong đó, phải kể đến là những món ăn từ cá rất bổ dưỡng và cũng rất dân dã.

Người Thái thường chọn nơi gần sông, suối làm nơi cư trú, nên nguồn thức ăn từ thủy sinh đã trở thành thường nhật của người Thái. Nhiều món ăn từ cá được bà con chế biến theo cách riêng, trở thành đặc sản và không thể thiếu được trong những ngày lễ, Tết. Trong đó, phải kể đến là món cá nướng, gỏi cá và mọc cá. Ảnh: Đình Tuân

Nhộn nhịp phiên chợ đặc biệt nơi biên giới Việt - Lào ngày cuối năm

Chợ Nậm Cắn, còn được gọi là chợ Đoàn Kết, nằm gần Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Trước đây, chợ chỉ họp một tháng 2 lần vào các ngày 15 và 30 dương lịch hàng tháng. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam là Nghệ An và Xiêng Khoảng (Lào) đã tăng phiên chợ biên tới 4 lần/tháng, vào các Chủ nhật hàng tuần.

Chợ biên giới Việt - Lào nhộn nhịp những ngày cuối năm Âm lịch.

Bí mật 400 năm trong tráp gỗ lim

Suốt 400 năm bảo quản tráp gỗ lim, con cháu dòng họ Nguyễn Văn không biết bên trong đựng vật gì, cho đến ngày đền thờ tổ tiên nhận bằng di tích quốc gia.

Chiều cuối năm, ông Nguyễn Văn Tân, 69 tuổi, người quản lý đền thờ dòng họ Nguyễn Văn Giai ở thôn Ích Mỹ, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, bưng chiếc tráp gỗ lim dài hơn một mét, rộng và cao gần 40 cm, đưa từ bàn thờ xuống đặt giữa thềm nhà, phủi những lớp bụi bám trên bốn mặt gỗ. Hiện ai cũng biết vật quý đựng gì, song hàng trăm năm trước là một bí ẩn, gây tò mò cho nhiều thế hệ con cháu.

Ông Tân là hậu duệ đời thứ 12 của Nguyễn Văn Giai (1555-1628) - tể tướng thời nhà Lê. Là bậc khai quốc công thần, nổi tiếng chính trực, có công bình định nhà Mạc, thời làm quan ông Nguyễn Văn Giai được vua ban cho hàng trăm đạo sắc phong cùng nhiều cổ vật quý để ghi nhận công lao. Trải qua thời gian, các vật quý bị hư hỏng và thất lạc, thứ giá trị nhất sót lại là chiếc tráp gỗ lim khóa chặt.

Ông Tên bên tráp gỗ lim đựng sắc phong quý hiếm. Ảnh: Đức Hùng

20 thg 1, 2023

Về vùng đất khoa bảng Cổ Định xưa

Cổ Định xưa, thị trấn Nưa (Triệu Sơn) ngày nay là vùng đất cổ có cư dân sinh sống từ thời Hùng Vương. Ở nơi này, bất kể đứa trẻ nào sinh ra cũng được nghe tiếng ru: “Ai vô Thanh Hóa tỉnh Thanh. Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng”, nhớ lời kêu gọi của Tán tương quân vụ Lê Ngọc Toản trong Hịch Cần Vương: “Sông Lãng, núi Na xung khí uất/ Tĩnh Gia, Nông Cống rược căm thù”. Truyền thống ấy đã nhắc nhở mỗi người dân về tinh thần yêu nước, lòng hiếu học và ý chí vươn lên.

Kiến trúc độc đảo thời Lê - Nguyễn của Nghè Giáp (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn).

Hoàng Bật Đạt và khởi nghĩa Ba Đình

“Chí cứu muôn dân nên phục Việt/ Thân thà có chết chẳng hàng Tây”, câu nói ấy đã thể hiện đầy đủ chí khí của thủ lĩnh Hoàng Bật Đạt, người con của làng Bộ Đầu, xã Thuần Lộc (Hậu Lộc).

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nhà thờ Hoàng Bật Đạt, thôn Bộ Đầu, xã Thuần Lộc (Hậu Lộc). Ảnh: CHI ANH

Năm Tự Đức thứ 21 (1868), Hoàng Bật Đạt (1827 - 1887) đỗ cử nhân, được bổ nhiệm làm Giáo thụ huyện Phong Doanh (nay là huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Sau, ông được cử làm tri huyện Lang Tài (nay là huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).

Đình Miễu Nhị ở xã Liên Lộc

Nằm cách TP Thanh Hóa gần 30 km, làng Miễu Nhị xưa kia thuộc tổng Liên Cừ, huyện Phong Lộc, phủ Hà Trung (nay thuộc xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc). Là vùng đất cổ nằm giữa những nền văn hóa khảo cổ lớn của thời đại đá mới như di chỉ Gò Trũng, xã Tuy Lộc và nền văn hóa đồng thau - văn hóa Hoa Lộc đặc sắc, Liên Lộc ngày nay vẫn còn giữ được những nét đẹp riêng có.

Nét cổ kính của đình Miễu Nhị, xã Liên Lộc (Hậu Lộc).

Đến miền Tây hòa mình vào những điệu xòe Thái

Đến miền Tây xứ Thanh trong hành trình khám phá vẻ đẹp của những miền đất xa xôi, tại những bản làng người Thái, một trong những trải nghiệm hẳn không thể bỏ qua đó là hòa mình vào những vòng xòe độc đáo, lắng nghe những thanh âm trong trẻo của đất trời và kết nối lòng người trong những cái nắm tay thắm tình đoàn kết.

Hơn 200 người tham gia màn đồng diễn vũ điệu kết đoàn, múa xòe dân tộc Thái tại Ngày hội văn hóa Pù Luông 2022.

Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái ở khu vực miền núi Thanh Hóa. Từ bao đời nay, xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội cũng như đời sống văn hóa, văn nghệ của người dân. Ngày nay, xòe Thái không chỉ là sợi dây kết nối cộng đồng mà còn là trải nghiệm văn hóa đặc sắc đối với khách du lịch khi về với bản làng vùng cao xứ Thanh.

19 thg 1, 2023

Những ngày giáp Tết ở “thủ phủ” mật mía Thạch Thành

Những ngày gần Tết Nguyên đán là thời điểm người dân huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tất bật với nghề truyền thống làm mật mía phục vụ khách hàng dịp năm mới.

Những ngày này, các lò nấu mật mía tại khu phố Lâm Thành, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành đang hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ mật đạt chất lượng, phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.