Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 5, 2022

Dẻo, thơm bánh lá răng bừa “tiến vua”

Chỉ với gạo tẻ, nhân thịt lợn, hành khô băm nhuyễn gói trong lá chuối xanh, bánh lá Thọ Xuân trở nên một món ăn dân dã khó quên...

Một hộ làm bánh lá răng bừa truyền trống của xã Xuân Lập (Thọ Xuân) đang gói bánh để kịp phục vụ các đơn hàng cho khách.

Thọ Xuân - vùng đất sinh ra 2 vị vua, khởi đầu 2 vương triều phong kiến Việt Nam là Tiền Lê và Hậu Lê, vốn rất nổi tiếng với nhiều sản vật tiến vua được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến như: bưởi Luận Văn, bánh gai Tứ Trụ... Và gần đây, khi bánh lá răng bừa Xuân Lập “góp mặt” trong thực đơn của mỗi gia đình trong các ngày lễ, tết hay được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị thì người dân lại được biết thêm về nguồn gốc một món ăn “tiến vua” nữa của vùng đất “địa linh nhân kiệt”.

Thác Ma Hao - một trong top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam

Lọt top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam, thác Ma Hao (huyện Lang Chánh) hứa hẹn trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn tại Thanh Hóa.

Vừa qua Chuyên trang Sài Gòn Tiếp Thị của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online đã công bố thác Ma Hao là 1 trong 7 thác nước đẹp nhất của Việt Nam, hứa hẹn nơi đây sẽ trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn với du khách mỗi khi ghé qua Thanh Hóa.

Lung linh sắc màu phố Hội đất Quảng giữa lòng xứ Thanh

Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, điểm đến hấp dẫn thứ 2 tại châu Á. Phiên bản dãy phố cổ Hội An vừa được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hội An tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Thanh Hóa, xây dựng tại Công viên Hội An. Khi màn đêm buông xuống, phiên bản phố cổ Hội An càng trở nên quyến rũ, lung linh sắc màu.

Công trình xây dựng tại Công viên Hội An, TP Thanh Hóa với diện tích 980 m², gồm 15 căn nhà gỗ, trong đó có 9 căn nhà 1 tầng và 6 căn nhà 2 tầng.

19 thg 5, 2022

Xứ Thanh – xứ sở của những truyền thuyết, huyền thoại

Xứ Thanh – vùng đất của lịch sử, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm. Từ buổi bình minh trên núi Đọ - bình minh của loài người, xứ Thanh vinh dự và tự hào là quê hương trống đồng Đông Sơn với nền văn hóa – văn minh rực rỡ, nơi lưu lại nhiều dấu ấn đặc sắc về thời đại Hùng Vương, là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến, là cái nôi sản sinh nhiều bậc vua, chúa và các anh hùng hào kiệt, văn nhân xuất chúng. Chính bởi cái danh giá ngàn năm ấy đã đúc kết, hình thành một kho tàng văn học dân gian đa dạng, đặc sắc. Trong đó, xứ Thanh được xem như là xứ sở của truyền thuyết, huyền thoại.


Nét đẹp của núi Bàn A và Đại Hùng tự (thường gọi là chùa Vồm) trên địa bàn phường Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa gắn liền với hai nhân vật “khổng lồ” trong huyền thoại xứ Thanh là ông Vồm và ông Bưng.

Mùa cam ngọt ở Son - Bá - Mười

Mặc dù mới đưa vào trồng vài năm gần đây nhưng những vườn cam tại vùng đất Cao Sơn (tên gọi của 3 thôn Son, Bá, Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

Thời gian này, đến với vùng đất Cao Sơn (Son, Bá, Mười), du khách không khỏi ngỡ ngàng nhìn những đồi cam vàng óng đang đến kỳ thu hoạch.

Son - Bá - Mười: “Sa Pa trong lòng xứ Thanh”

Nằm giữa bốn bề núi non hùng vĩ, băng qua rừng già đèo cả, hiện lên trong mây là một Cao Sơn ở độ cao hơn 1.000m trầm mặc đầy cuốn hút. Người ta ví nơi đây có vẻ đẹp tựa như Sa Pa của Tây Bắc hay xứ Đà Lạt của đất rừng Tây Nguyên.

Cao Sơn chính là món quà tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng cao xứ Thanh. Nơi đây gồm 3 bản làng Son – Bá – Mười ở vùng cao thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, là nơi sinh sống và cư trú của đồng bào người dân tộc (chủ yếu là dân tộc Thái).

16 thg 5, 2022

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Rừng phi lao dọc bờ biển thuộc thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) được người dân địa phương xem như “báu vật”, bởi đó là “lá chắn” chở che dân làng trong chiến tranh, bảo vệ họ vượt qua thiên tai khắc nghiệt hàng trăm năm nay.

Rừng phi lao hàng trăm năm tuổi dọc bờ biển thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam.

9 thg 5, 2022

Hình ảnh ấn tượng về Lễ hội Cầu ngư ở lạch Hội - Cửa Lò

Trong 2 ngày 14 và 15/4/2022, tại lạch Hội thuộc phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò bà con ngư dân đã náo nức tham gia Lễ hội Cầu ngư. Lễ hội không chỉ nằm trong chuỗi hoạt động khai mở mùa du lịch mới ở thị xã Cửa Lò mà còn phát động bà con ngư dân ra quân đánh bắt cá vụ Nam.

Lễ hội Cầu ngư diễn ra tại phường Nghi Hải gần chân cầu Cửa Hội. Ảnh: Sách Nguyễn

8 thg 5, 2022

Nguyễn Đình - dòng họ vang danh trên quê hương cách mạng

Trên quê hương của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập ở xã Cẩm Hưng - huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có một dòng họ nổi danh với truyền thống cách mạng, đó là dòng họ Nguyễn Đình (chi 6, phái 3).

Theo gia phả dòng họ ghi lại, Nguyễn Đình chi 6, phái 3 (gọi tắt là chi tộc) có lịch sử gần 200 năm, cụ tổ là Nguyễn Đình Trín và vợ là Phan Thị Thường. Hai cụ sinh được 6 người con, trong đó, 3 người con trai, 3 người con gái.

Gia phả chi tộc Nguyễn Đình còn ghi lại tên tuổi các thành viên làm rạng danh dòng họ. Trong ảnh: Con cháu dòng họ Nguyễn Đình trao đổi về gia phả chi tộc.

6 thg 5, 2022

Thăm khu di tích nhà thờ Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2006. Đây là một địa chỉ đỏ ghi nhớ công lao của vị lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào khởi nghĩa Cần Vương.

Phan Đình Phùng (1847-1895) hiệu là Châu Phong, sinh ra ở làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ).

Sau khi thi đỗ Đình nguyên Tiến sỹ, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Yên Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình. Về sau, ông được cử làm ngự sử của Viện Đô Sát tại Kinh Thành. Năm 1883, ông trở về quê không làm quan nữa do bất bình thời cuộc.

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông đã tham gia ngay từ đầu, tập hợp các sỹ phu, văn thân vùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình khởi nghĩa. Ông trở thành lãnh tụ của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong hơn 10 năm trời (1885-1895), lấy khu căn cứ Vũ Quang làm đại bản doanh.

Trong lúc cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, do bị thương nặng, Phan Đình Phùng hy sinh tại đại bản doanh của khu căn cứ Vũ Quang vào ngày 28/12/1895. Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Cần Vương, là anh hùng dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ người dân Việt Nam noi theo.

Ghi nhớ công lao của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng, gia đình, dòng họ và Nhân dân địa phương đã lập nhà thờ để thờ phụng, tôn vinh người anh hùng quê hương đã chiến đấu và anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 59/2006/QĐ- BVHTT ngày 29/5/2006.

 

Từ ngã tư thị xã Hồng Lĩnh đi theo Quốc lộ 8A về phía Tây gần 20 km là đến địa bàn xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Nhà thờ Đình nguyên tiến sỹ Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái.

29 thg 4, 2022

Lăng vua Kiến Phúc – nơi an nghỉ của vị vua yểu mệnh nhất nhà Nguyễn

Vua Kiến Phúc lên ngôi năm 14 tuổi, chỉ ở ngôi được 8 tháng thì qua đời. Lăng mộ ông nằm ở phía trái Khiêm Lăng (lăng Tự Đức), tại làng Dương Xuân Thượng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Trong một góc của khuôn viên của lăng Tự Đức ở cố đô Huế, có một khu lăng mộ cổ kính nằm khuất dưới những tán thông xanh. Đó chính là Bồi Lăng – lăng của vua Kiến Phúc (1869 – 1884), một trong những vị vua yểu mệnh nhất lịch sử Việt Nam.

28 thg 4, 2022

Đền Voi Mẹp - điểm đến tâm linh của người dân Đức Thọ

Đền Voi Mẹp ở xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được biết đến là một công trình kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều người đến tham quan, chiêm bái.

Di tích đền Voi Mẹp còn có tên gọi là đền Cả, đền Thánh Mẫu, trước thuộc địa phận xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ.

Mực nhảy Vũng Áng hấp dẫn du khách

“Đến hẹn lại lên”, ngay từ đầu mùa hè, đặc sản mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã hấp dẫn du khách muôn phương tìm đến thưởng thức.

Hằng năm, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch là du khách gần xa lại tìm về xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh để thưởng thức món ăn nức tiếng - mực nhảy Vũng Áng.

26 thg 4, 2022

Những hình ảnh ấn tượng kéo lưới rùng nơi bãi ngang

Hằng năm cữ tháng Ba, ngư dân vùng bãi ngang lại bước vào vụ cá trích xuân. Ngư cụ là những vàng lưới rùng đánh bắt bên mép sóng. Bà con tụ hội thành từng nhóm từ 12-15 người để cùng tham gia rùng cá. Trong buổi ban mai, những vạt lưới ánh màu bạc bởi vô số cá trích. Tất cả tạo nên một hình ảnh rất ấn tượng trên vùng bãi ngang.

Rùng cá là nghề đánh bắt ven bờ. Vào mùa này loài cá trích vào sát bờ để bắt mồi, và đây là thời điểm thuận lợi để ngư dân vùng bãi ngang kéo rùng đánh cá. Ảnh: Hồ Nhật Thanh

Phong tục dùng trứng gà rửa mặt của thiếu nữ Thái sau tiếng sấm đầu năm

Mỗi dịp đầu Xuân, điều mong chờ nhất đối với đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An đó là tiếng sấm. Bởi theo quan niệm của bà con, khi tiếng sấm đầu tiên vang lên mới chính thức báo hiệu một năm mới thật sự. Đó là lúc cây cối, vạn vật bắt đầu sinh sôi, đơm chồi nảy lộc…

Để cảm tạ những vị thần trên trời trong năm đã che chở cho loài người, khi tiếng sấm đầu năm rền vang, các thầy mo (mo Môn) ở khắp các làng bản đều gõ chiêng chuẩn bị nghi lễ đón mừng các vị thần đến uống rượu cần cùng bà con dân bản.

Khi nghe tiếng sấm đầu tiên của năm, thầy mo Môn Vi Văn Sơn, bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) liền trở dậy. Việc trước tiên là "ạp húa mạt" - tức là lấy nước để gội đầu, gột rửa những cái xấu đeo bám trong năm cũ. Sau đó rửa sạch các thanh kiếm để chuẩn bị làm lễ đón năm mới. Ảnh: Lương Nga

25 thg 4, 2022

Về Hà Tĩnh đừng quên ghé chợ cá Cồn Gò!

Chợ cá Cồn Gò nằm dọc theo đường đê chắn sóng của xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh), cách Khu du lịch Thiên Cầm chừng 2 km. Chợ hoạt động từ 3h sáng hằng ngày và kết thúc lúc bình minh ló dạng.

3h sáng, khi trời còn chưa tỏ mặt người, từng tốp tàu thuyền nối đuôi nhau vào cập bến Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng) để bán hải sản sau một đêm ròng rã vươn khơi. Do luồng lạch bị bồi lấp, các thuyền không thể cập sát bờ nên phải dừng cách bờ 30 - 40m rồi đưa hải sản vào bằng thuyền thúng.

23 thg 4, 2022

Chùa Bụt ở Thanh Hóa

Dù chỉ mới đưa vào sử dụng, song chùa Bụt ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thu hút nhiều du khách bởi lối kiến trúc “lạ” và view cửa biển đẹp như tiên cảnh.

Là một trong những ngôi chùa ở Hải Tiến mới được trùng tu, mở cửa đón khách du lịch tham quan đông đúc từ năm 2021, chùa Bụt nằm ở vị trí nơi cửa biển tuyệt đẹp với lối kiến trúc độc đáo.

Là địa điểm tâm linh nổi tiếng, chùa Bụt được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Việt Nam, là địa điểm du lịch nổi tiếng ở biển Hải Tiến. Chùa mở cửa quanh năm, vào dịp lễ, tết nơi đây rất nhộn nhịp vì đông đảo người dân và du khách đến tham quan.

Vào mùa du lịch biển Hải Tiến từ tháng 4 đến tháng 9, lúc cao điểm chùa Bụt đón rất đông du khách. Điểm đặc biệt ở chùa Bụt chính là có vị trí sát ngay bãi đá hòn Bò, một trong những bãi đá tự nhiên check-in đẹp nhất ở biển Hải Tiến.

20 thg 4, 2022

Bí mật lịch sử của tòa dinh thự Tây trong Tử Cấm Thành Huế

Ít ai biết rằng tòa nhà Ngự tiền Văn phòng là địa điểm gắn liền với sự nghiệp của một nhận vật có vai trò khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Trong quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành ở Hoàng thành Huế, có một công trình khá đặc biệt nằm ở hướng Bắc. Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành

Bảo vật quốc gia bằng vàng ròng, nặng hơn 100 lượng: Bí mật trong 13 trang sách

Quyển sách này là một bảo vật vô giá của Việt Nam, được đánh giá là có một không hai.

Kim sách Đế hệ thi là một cuốn sách vô cùng độc đáo, có một không hai của Việt Nam. Với khối lượng “khủng” lên tới hơn 4kg vàng ròng, cuốn kim sách này đã trở thành tâm điểm khiến nhiều người muốn chiêm ngưỡng và tìm hiểu về nguồn gốc của nó.

Kim sách Đế hệ thi đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam.

Cuốn sách độc nhất vô nhị

Dưới thời Minh Mạng, có một quyển sách mang nội dung đặc biệt. Đó là dịp nhà vua làm bài thơ "Đế hệ thi" và 10 bài "Phiên hệ thi" theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt để đặt chữ lót sẵn cho 20 thế hệ con cháu thuộc dòng chính của mình và thuộc 10 dòng phụ (phiên hệ) của 10 anh em trai của nhà vua.

Kim sách Đế hệ thi dài 23,2cm, rộng 13,7cm, dày 1,6cm và nặng 4,2 kg làm bằng vàng ròng (khối lượng tương đương với hơn 100 lượng vàng hiện nay); gáy đóng 4 khuyên tròn. Kim sách được làm theo khổ chữ nhật đứng, gồm có 13 tờ; bìa trước và sau chạm hình rồng 5 móng, vân mây tượng trưng cho vương quyền, 11 tờ ruột khắc sách văn.

Kim sách Đế hệ thi. (Nguồn: baotanglichsu.vn)

19 thg 4, 2022

Những món lót dạ ngon và rẻ ở Huế

Một ổ bánh mì pate chả ở đường Bùi Thị Xuân có giá 5.000 đồng, chè bột lọc dừa trên gánh hàng rong có giá tương tự.

Chè cung đình Huế là món ăn mà nhiều thực khách muốn thử khi ghé thăm đất cố đô. Một trong những quán chè nổi tiếng nhất ở đây là Mợ Tôn Đích, với giá từ 12.000 đến 15.000 đồng một cốc. Nhưng nếu bạn đến các khu chợ như Đông Ba hay hàng quán vỉa hè, giá chè rẻ hơn nhiều, từ 5.000 đến 10.000 đồng, chất lượng không kém. Trên ảnh là một gánh chè nằm gần trung tâm thành phố, với giá 5.000 đồng một túi bột lọc dừa hoặc chè đậu. Thực khách có thể ăn tại chỗ hoặc mua mang về. Ảnh: Phương Anh