Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 12, 2021

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị

Cửu đỉnh triều Nguyễn là bảo vật quốc gia dạng độc bản, có một mà không có hai. Được khởi tạo dưới thời vua Minh Mạng, trải qua quãng thời gian 200 năm với bao biến thiên thời cuộc, Cửu đỉnh đến nay vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.

Thế Tổ miếu

12 thg 12, 2021

Lộc Hà có bún Đại Lự - vừa dai sợi vừa thơm ngon

Từ bao đời nay, người dân thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã gắn bó với nghề làm bún truyền thống. Nghề làm bún đã tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát triển...

Chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn Đại Lự (xã Hồng Lộc) chuẩn bị đưa sản phẩm của quê hương đến với người tiêu dùng.

Để chuẩn bị cho phiên chợ chiều, từ lúc 9h sáng, chị Nguyễn Thị Hiền đã phải gấp rút ngâm gạo, nghiền ướt mịn, làm ráo, nhào, ép đùn... để 2h chiều kịp đến cơ sở của anh Đặng Đỉnh lọc bột, làm sợi, hấp chín (sản phẩm cuối cùng).

Chợ sớm Hương Phong

Không quá đông đúc, tấp nập nhưng chợ sớm Hương Phong vẫn là điểm đến thú vị của nhiều người muốn trải nghiệm hay đơn giản chọn cho gia đình những mớ tôm, cua, cá tươi xanh.

Cảnh mua bán tôm ở chợ

Cầu Tam Giang, điểm “check- in” quen mà lạ

Khi cầu Tam Giang trở thành điểm “check- in” mới, thu hút giới trẻ, những người đã quá quen thuộc với cây cầu này như tôi “giật mình”, thấy đẹp lạ làm sao.

Cầu Tam Giang lúc hoàng hôn

Với những người dân đã và đang sống bên chân phá như tôi, cầu Tam Giang nghe thật lạ tai, bởi lâu nay chúng tôi thường gọi với cái tên thân quen là cầu Ca Cút. Ngày trước, chưa có cây cầu này, mỗi lần muốn lên phố quả thật khó khăn. Việc lụy đò suốt thời gian dài cũng là lý do khiến kinh tế - xã hội ở vùng Ngũ Điền và xã Hải Dương ít có điều kiện phát triển.

11 thg 12, 2021

Về chợ Chuồn “ăn cả thế giới”

Có vẻ như nhiều người đã quá quen với bánh xèo cá kình ở chợ làng Chuồn, xã Phú An (Phú Vang). Thế nhưng, nếu ai đã từng đặt chân đến đây hẳn sẽ biết chợ Chuồn còn nhiều món ngon khác không nên bỏ qua.


Chợ Chuồn cách Huế chỉ tầm 15 phút đi xe máy. Sáng sớm nếu bạn muốn vừa đi ăn sáng, vừa có thời gian cà phê thì tầm 6h30 là có thể xuất phát. Từ đường Phạm Văn Đồng (TP. Huế) Quốc lộ 49 chạy thẳng đến đoạn đèn xanh đèn đỏ ngay ngã tư rẽ vào xã Phú Mỹ, chỗ Khu đô thị Phú Mỹ Thượng, đi tầm vài trăm mét là có đường rẽ vào rồi chạy thẳng một mạch là tới. Nếu bạn đi đường Thủy Dương - Thuận An lại càng thuận lợi hơn. Ngay ngã giao nhau giữa đường nhựa và đường bê tông cũng đoạn Phú Mỹ đó là chạy thẳng tầm hơn 5-7 phút là tới.

Lên A Lưới, khám phá hang động

Có vẻ như nhắc đến A Lưới, nhiều người đã quá quen với những suối thác, du lịch sinh thái, cộng đồng. Thế nhưng, nếu có dịp tìm hiểu về mảnh đất miền sơn cước ấy, khám phá những hang động, địa đạo nơi đây cũng sẽ đem lại rất nhiều cảm xúc.

Bảng chỉ dẫn vào di tích lịch sử cách mạng địa đạo A Đon

9 thg 12, 2021

Sông Kẻ Vạn ở Cố đô Huế

Sông Kẻ Vạn được đào vào năm 1814-1815, dưới thời vua Gia Long, còn được gọi là Hữu Hộ Thành hà. Chiến thuyền của nhà Nguyễn từng đi lại tấp nập trên dòng sông này.

Nằm ở phía Tây của Kinh thành Huế, sông Kẻ Vạn là một dòng sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Cố đô Huế.

6 thg 12, 2021

Chiêm ngưỡng thánh đường màu tím ở xứ Nghệ


Màu tím hiện đại hòa hợp và tôn lên dáng vẻ, đường nét kiến trúc cổ kính vốn có của công trình, khiến bất cứ ai đi qua cũng muốn dừng lại và ngắm nhìn nhiều hơn.

Điều đặc biệt bên trong ngôi nhà thờ Chămpa duy nhất xứ Huế

Ở Huế có ngôi nhà thờ họ độc đáo do con cháu dòng họ Chế, hậu duệ người Chămpa, phát tâm xây dựng. Bên trong nhà thờ “có một không hai” đất Cố đô này hiện còn lưu giữ những di vật Chămpa đặc biệt.


Năm 2019, con cháu dòng họ Chế thôn Vân Thê, xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế) phát tâm xây dựng một ngôi nhà thờ họ tộc để tri ân, tưởng nhớ, thờ phụng tổ tiên, tiền nhân.

3 thg 12, 2021

Bên trong những ngôi nhà cổ hơn 300 năm ở Nghệ An


Nhiều vùng quê ở Nghệ An vẫn gìn giữ được những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi. Những ngôi nhà cổ nép mình sau lũy tre là chốn đi về của biết bao thế hệ.

Đình Hội Thống - ngôi đình cổ xưa ở Hà Tĩnh

Được khởi công xây dựng vào năm 1659, hoàn thành vào năm 1660, dưới triều Lê Thần Tông, đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất ở Nghệ Tĩnh.

Mặt trước đình Hội Thống nhìn ra cầu Cửa Hội.

Cách TP Hà Tĩnh 61 km về phía Đông - Bắc, đình Hội Thống ngoảnh mặt hướng Tây, kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (chữ Hán) gồm 2 tòa chính là nội tẩm và bái đường. Hai đầu là lầu chuông, gác trống. Tại tòa nội tẩm đặt bài vị thần Thành Hoàng, chính giữa có bức hoành phi ghi 4 chữ Hán: “Xuân - Đài - Thọ - Vực”. Đình Hội Thống nằm trên khuôn viên rộng 2.500 m², tại làng Hội Thống (nay là xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

2 thg 12, 2021

Hà Tĩnh: Phát hiện tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn

Tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn có niên đại thời vua Tự Đức năm thứ 33 (1880) được phát hiện tại nhà thờ Phúc Sơn ở thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh…

Ông Nguyễn Trí Sơn - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa qua, trong quá trình khảo cứu hệ thống các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện Đức Thọ, các nhà nghiên cứu lịch sử đã phát hiện tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn, có niên đại thời vua Tự Đức năm thứ 33 (1880) tại nhà thờ Phúc Sơn ở thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Tấm bia đá cổ thời Nguyễn được phát hiện tại nhà thờ Phúc Sơn, thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Rạng danh dòng họ Nguyễn ở làng Mật Thôn

Xưa kia, vùng Mật Thôn thuộc tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, đến triều Khải Định (1916-1925) thì chuyển về huyện Thiên Lộc. Mật Thôn nay là làng Mật Thiết, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), nổi tiếng có nhiều người học giỏi và đỗ đạt cao.

Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

1 thg 12, 2021

'Cổng trời' hơn trăm năm tuổi trên đỉnh Đèo Ngang


Cổng trời trên đỉnh Đèo Ngang được xây dựng từ thời Minh Mạng, trải qua thời gian dài nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính.

29 thg 11, 2021

10 lăng mộ đặc sắc nhưng ít người biết ở Cố đô Huế

Bên cạnh loạt lăng mộ nổi tiếng thế giới của các hoàng đế như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định..., Cố đô Huế còn nhiều lăng mộ hoàng tộc có kiến trúc ấn tượng nhưng không được nhiều người biết đến.

1. Trong khuôn viên lăng vua Tự Đức còn có một số lăng mộ của các thành viên hoàng tộc Nguyễn. Nổi bật trong số đó Bồi Lăng, nơi an nghỉ của vua Kiến Phúc (1869 – 1884), vị vua yểu mệnh nhất triều Nguyễn. Đây là một lăng mộ bề thế và còn khá nguyên vẹn so nhiều lăng mộ hoàng thân khác ở Huế

Linh thiêng đền thờ Bà Triệu


Đền thờ Bà Triệu nằm trong quần thể di tích Bà Triệu nằm trên địa bàn của làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

27 thg 11, 2021

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa làm bằng gỗ lim ở Hà Tĩnh

Ngôi chùa Trúc Lâm Thanh Lương được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với lối kiến trúc 'nội công ngoại quốc'.

Chùa Trúc Lâm Thanh Lương (thuộc xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà) trước đây hay gọi là Thanh Quang Tự. Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê.

24 thg 11, 2021

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của lăng vua Khải Định

Lăng vua Khải Định (Thừa Thiên - Huế) là công trình kiến trúc mang vẻ đẹp độc đáo bởi sự kết hợp tinh tế của kiến trúc Đông - Tây dưới thời nhà Nguyễn.

Lăng Khải Định (hay Ứng Lăng) nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ (hay Châu Ê).

6 thg 11, 2021

Huế - Nơi lưu giữ tinh hoa nghề Việt

Trong hơn 300 năm (1636-1945), Huế đóng vai trò là thủ phủ rồi kinh đô của các triều đại quân chủ, trong đó có 13 triều vua nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - nên đây là nơi hội tụ của rất nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có những nghề đặc biệt vốn có nguồn gốc từ các quan xưởng, hay làng nghề cổ chuyên phục vụ cho triều đình, giai cấp quan lại… Có lẽ vì thế mà nghề truyền thống Huế hình thành nên hai hình thái khá rõ rệt là nghề cung đình và nghề dân gian. Đến nay, dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cố đô Huế vẫn bảo tồn được một hệ thống làng nghề phong phú, độc đáo và được xem là nơi lưu giữ nhiều tinh hoa nghề Việt.

Dấu ấn quan xưởng triều Nguyễn

Dẫu đã qua hàng trăm năm sương gió, Huế vẫn rực rỡ vàng son với lớp lớp cung vàng điện ngọc, thành quách, lăng tẩm đền đài và vô số bảo vật của các triều đại phong kiến để lại, góp phần tạo nên một di sản văn hóa thế giới có một không hai của nhân loại.

4 thg 11, 2021

Bí mật lịch sử của chùa Am, Hà Tĩnh

Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi bờ cõi, hoàng hậu Bạch Ngọc vào chùa Am tu hành. Ngày ngày bà tụng kinh niệm Phật cầu cho quốc thái dân an, vong linh các tử sĩ được siêu thoát...

Tọa lạc tại xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, chùa Am là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất khu vực Băc Trung Bộ. Chùa được khởi dựng từ đầu thế kỷ 15, có lịch sử gắn liền với cuộc đời hoàng hậu Bạch Ngọc, một vị hoàng hậu cuối thời Trần.