Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 12, 2018

Bí ẩn cột đá chùa Dạm

Qua thời gian gần 1000 năm, cột đá có kiến trúc đặc sắc được công nhận là Bảo vật Quốc gia nằm ở chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn (Tp. Bắc Ninh) mang trong mình những bí ẩn cộng với những câu chuyện truyền khẩu dân gian hư thực đã tạo nên sức hút kỳ diệu đối với du khách thập phương.
Theo tài liệu lịch sử, chùa Dạm còn có tên khác là Cảnh Long Đồng Khánh, hay Đại Lãm Tự, từng là trung tâm Phật giáo lớn, đại danh lam thắng cảnh thời nhà Lý (1009 - 1225), được đích thân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan chọn đất và cho xây dựng từ năm 1086, hoàn thành vào năm 1094.

Ban đầu chùa có 12 tòa nhà, thời sau được tôn tạo lại với quy mô rất lớn lên tới hơn 100 gian. Qua nhiều biến cố thời gian, hầu hết mọi công trình kiến trúc cổ xưa của chùa Dạm đã không còn nhưng những vết tích còn lại vẫn đủ để gợi nhắc về vẻ đẹp hoành tráng của ngôi đại tự cổ. Trong đó, nguyên vẹn nhất phải kể đến cây cột đá ngàn năm sừng sững nằm ở ngoài khuôn viên của chùa. Cột đá này cao khoảng 5 mét, lưng dựa vào núi Đại Lãm (núi Dạm) mặt hướng về phía Đông với cấu trúc gồm 2 phần: phần gốc hình vuông với tiết diện dài gần 2m; phần ngọn hình tròn có đường kính lên tới gần 1,5m. Điểm nhấn độc đáo nhất trên trụ đá là đôi rồng thời Lý tuyệt đẹp được chạm nổi. Đầu rồng uy nghi với mào lửa vươn cao chầu ngọc. Thân rồng uyển chuyển uốn khúc hình chữ s quấn quanh cột hai đuôi ngoắc vào nhau. Ngay cả những chi tiết nhỏ nhất như vảy rồng, chân rồng với móng sắc nhọn cũng được người xưa chạm khắc rất chi tiết, tỉ mỉ.

Người dân vùng Bắc Ninh thường đến thắp hương tại cột đá cổ trong những ngày rằm và mùng một hàng tháng.

26 thg 11, 2018

Cột đá chùa Dạm

Cột đá chùa Dạm là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà trong cả lịch sử nền mỹ thuật Việt. Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã ý nghĩa biểu tượng cột đá này đã diễn ra sôi nổi.

Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.

22 thg 11, 2018

Bộ 10 linh thú chùa Phật Tích tuổi đời ngàn năm

10 linh thú chùa Phật Tích có tuổi đời gần 1.000 năm, được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý.

Nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một ngôi chùa cổ được xây từ thời Lý (năm 1057). Trong các hiện vật cổ còn được lưu giữ ở chùa có bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý

18 thg 10, 2018

Đình làng Đình Bảng - tuyệt tác kiến trúc cổ xứ Kinh Bắc

Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) có kiểu kiến trúc đình nhà sàn độc đáo, là ngôi đình cổ kính nổi tiếng bậc nhất xứ Kinh Bắc.

Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng từ năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành

18 thg 4, 2018

Bí ẩn cột đá khổng lồ khắc rồng trên núi ở Bắc Ninh

Phần cột đá hình vuông, phía trên hình tròn chạm nổi đôi rồng phong cách thời Lý chứa đựng nhiều điều bí ẩn trên dãy núi Lãm Sơn (TP. Bắc Ninh) mới được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Cột đá chạm rồng uy nghi và bí ẩn ở chùa Dạm nằm trên dãy núi Lãm Sơn (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỉ XI mới được công nhận bảo vật Quốc gia năm 2017. 

2 thg 4, 2018

Làng nghề gỗ Đồng Kỵ

Cách Hà Nội khoảng 25 km, Làng nghề gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng khắp cả nước bởi vẫn giữ gìn được nét văn hóa truyền thống và nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. 

Theo các tài liệu còn lưu giữ thì nghề chạm khắc, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của Đồng Kỵ có khoảng hơn 300 năm nay. Hiện giờ, sản phẩm của làng nghề không những cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như kiểu dáng như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Tây Âu...

12 thg 3, 2018

Nườm nượp người “vay vốn” Bà Chúa Kho đầu năm

Ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 1.3), đền Bà Chúa Kho chính thức khai hội. Hàng nghìn người hành hương về đây để xin lộc, "vay vốn".

Ngày 1.3, hàng nghìn người dân kéo nhau đến đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh) thắp nhang, dâng lễ để “vay vốn” làm ăn hoặc xin “lộc rơi, lộc vãi” mong cho cả năm được may mắn.

6 thg 1, 2018

Phố nắng trên cù lao Đại Bái

Có người ví, đường làng đúc đồng Đại Bái tựa một con phố đầy nắng, hay là con đường ánh sáng. Bởi đâu đâu cũng lấp lánh chùm tia phản quang của những đồ mỹ nghệ đồng bày bán san sát hai bên. Xưa làng là một cù lao của sông Bái, chi lưu của sông Đuống. 

Tôi hỏi mua cặp chân nến bằng đồng, người ta chỉ sang cửa hàng của nghệ nhân Nguyễn Văn Lục, ở xóm Sôn. Ông đã từng được vinh danh “Bàn tay vàng” đầu tiên trong làng...

Giếng cổ và những chiếc nồi ngàn năm 


Truyền thuyết của làng kể, xưa giếng cổ của làng có nước màu đỏ, bởi ngấm bã trầu của Thánh Gióng ăn trong lúc nghỉ ngơi tại đây, sau khi đánh giặc Ân trở về. Hiện xung quanh bờ giếng vẫn còn những dấu gót chân Thánh để lại. Có người còn đồ rằng, ngay cái nồi lớn nấu cơm cho cậu Gióng ăn lớn nhanh như thổi, cũng được dân làng Đại Bái đúc không biết chừng. Ngẫm có lý bởi đã ngàn năm qua dân làng Bưởi Nồi (tên nôm của Đại Bái) đã hình thành nghề làm nồi đồng.

4 thg 1, 2018

Ai lên quán dốc chợ Giầu…

Không đâu sướng như dân làng Giầu. Vùng đất mai rùa này đầy đủ những yếu tố làm ăn phong lưu: “Nhất cận thị - nhị cận giang - tam cận lộ”. Hơn thế nữa, ngay bên làng ngã ba sông Tiêu phình ra thành cái đầm rộng hàng chục mẫu, trở thành “bến cảng” của làng Giầu một thời. Dân khắp nơi đổ về buôn bán xông xênh. Vui đầy con mắt. Chính vì thế mà dân cả làng ở đây chỉ mỗi một nghề chạy chợ.

Phố chợ trong làng

Làng Giầu, nay thuộc phường Phù Lưu, huyện Từ Sơn, bám hai bên quốc lộ xưa, chạy từ kinh thành Thăng Long về Bắc Ninh. Con đường làng sớm mọc lên phố chợ, dân buôn từ nhiều nơi đổ về, hội tụ đông đúc mua bán đủ các mặt hàng. Họ chở hàng bằng tàu thuyền qua sông Đuống, sông Hồng, về cập bến sông Tiêu. Người thì gồng gánh, hoặc đẩy xe hàng qua con lộ chính về chợ. Nơi đây bỗng trở thành chợ giao lưu sản vật, hàng hóa giữa kinh thành Thăng Long với thành Bắc Ninh, tấp nập ngày đêm.

17 thg 12, 2017

Về Bắc Ninh nghe hát quan họ trên hồ

Ở đâu có quan họ là ở đó tình làng nghĩa xóm còn thắm thiết, tình yêu quê hương đất nước còn tươi đẹp và cao cả theo như tinh thần của di sản. 

Hát quan họ trên hồ ở Bắc Ninh thu hút người nghe. -Ảnh: Phạm Thành Long 

Bước vào mùa thu tỉnh Bắc Ninh bắt đầu tổ chức hát quan họ định kỳ trên hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, trung tâm TP Bắc Ninh.

Cùng với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác ở quanh khu vực này, quan họ đang góp phần phát triển du lịch cho địa phương.

3 thg 9, 2017

Bất ngờ ở thành cổ nghìn năm tuổi Luy Lâu

Dù biết Luy Lâu là vùng văn hóa cổ thuộc hàng bậc nhất trên đất nước Việt Nam, song chúng tôi cứ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác trong một ngày khám phá... 

Cổng di tích đền và lăng Nam Giao học tổ Sĩ Nhiếp. -Ảnh: THÁI LỘC 

Chúng tôi may mắn được anh Nguyễn Thế Trung, một thanh niên địa phương chuyên ngành điêu khắc, khá am tường và rất yêu văn hóa cổ dẫn đi. Những dấu ấn vật chất cổ xưa còn lại ở nơi đây, ngay cả “hướng dẫn viên” Thế Trung cũng tiếp tục bất ngờ.

24 thg 7, 2017

Làng nghề dệt Hồi Quan

Từ xa xưa, người Hồi Quan, Tương Giang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã có tục con gái đến tuổi trưởng thành, ai cũng đều phải biết được các công đoạn từ lúc có con sợi, mộc, cho đến khi là ra vuông vải bông khổ hẹp, hay tấm lụa tơ tằm để đem đi bán ở các chợ phiên quanh vùng.

Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương qua Quốc Lộ 1 A, 1 B khoảng 20 km rẽ trái theo con đường đất khoảng chừng hơn 1km, chúng ta tới với làng dệt Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn. Đất Hồi quan tự hào có dòng sông Tiêu Tương thơ mộng chảy qua một thời, tuy nhiên ngày nay dòng sông xưa đã thành ruộng, thành đường của xã Tương Giang, người dân vẫn nghe văng vẳng tiếng sáo Trương Chi trong hoài niệm gợi lại mối tình giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ai oán.

" Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan"

Ẩn sau luỹ tre làng là một báu vật truyền thống đến nay vẫn còn được gìn giữ và phát triển, đó chính là nghề dệt Hồi Quan.

15 thg 7, 2017

Phù Lưu – làng quê văn hiến

Phù Lưu là ngôi làng cổ ở Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngôi làng có truyền thống buôn bán và văn hóa lâu đời, quê hương của nhiều trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng thời kỳ cận hiện đai.

Lịch sử hình thành làng quê văn hiến
Làng có tên nôm là làng Giầu, vào buổi sơ khai làng nguyên là một vùng trồng trầu. Theo thuyết phong thủy mà dân làng từ xưa đã truyền tụng qua bài Mộc dục là: “Làng nằm trên một dải đất cao, có mạch từ đền Cổ Pháp đến núi Voi, núi Ngựa qua nhập vào sông Kim Ngưu rồi tích tụ ở chốn Loa Hồ. Vì thế đất cát tràn khí tốt, sản sinh những bậc văn nhân, sĩ, nông, công, thương, bốn nghề toại nguyện…”. Thực tế đó là sự lý giải cho vị thế, cảnh quan tuyệt hảo ở đây – nơi đất lành được tụ khí chung đúc, nơi tiện lợi giao thông, thành trạng chuyển nối giữa rừng núi và đồng bằng, giữa đô thị và nông thôn. Do đó Làng vừa sản sinh văn nhân vừa phát triển mọi nghề, nhất là thương nghiệp. 

27 thg 4, 2017

Bút Tháp cổ tự

Nằm bên bờ đê Nam sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), chùa Bút Tháp trải qua hơn 8 thế kỷ với bao thăng trầm của lịch sử vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ, độc đáo về cảnh quan, kiến trúc, thu hút hàng trăm lượt du khách thăm quan mỗi ngày. 

Trong cuốn Địa chí Hà Bắc xuất bản năm 1982 và cuốn sách Nghệ thuật Việt Nam (L’art vietnamien) của nhà nghiên cứu người Pháp L. Bezacier, xuất bản năm 1944 có nói về lịch sử hình thành ngôi chùa Bút Tháp. Theo các cuốn sách trên, chùa Bút Tháp có từ thời Trần, tức khoảng thế kỷ XIII. Cả hai cuốn sách đều đề cập việc Trạng nguyên Lý Đạo Tái (1254-1334) sau khi từ quan đã có thời gian về chùa Bút Tháp tu hành, lấy pháp danh là Huyền Quang.

Đến thế kỷ XVII, hoàng tộc triều Lê đóng góp tiền của tu sửa lại chùa Bút Tháp với quy mô rất lớn. Ở các giai đoạn sau, chùa tiếp tục được tu sửa nhỏ nhiều lần, nhưng về cơ bản, kiến trúc hiện nay chủ yếu của thế kỷ thứ XVII, gồm các hạng mục: tam quan, gác chuông, tiền đường, thiêu hương, tòa Thượng điện, tòa Tích thiện am, nhà trung, phủ thờ, hậu đường và hai dãy hành lang ở hai bên.

Chùa Bút Tháp còn có tên là Ninh Phúc Tự, nằm ở phía Tây thôn Bút Tháp xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km về hướng Đông.

28 thg 2, 2017

Về Thổ Hà nghe quan họ


Người xưa có câu "Về Thổ Hà mới ra quan họ”. Lâu nay khán giả thường quen với việc nghe quan họ có nhạc đệm, nhưng để thưởng thức một canh quan họ đúng nghĩa thì hãy nghe liền anh, liền chị hát chay...

11 thg 2, 2017

Đền Cùng giếng Ngọc - điểm đến linh thiêng

Đền Cùng giếng Ngọc là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh thu hút du khách thập phương dịp đầu xuân năm mới.

“Dù ai đi lễ bốn phương. Không bằng linh hiển thắp hương đền Cùng". Với những câu chuyện nhiệm màu, linh thiêng được kể bao đời, đền Cùng giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút dòng khách thập phương từ muôn nơi đổ về, nhất là dịp đầu xuân năm mới.

19 thg 10, 2016

Leo núi Phật Tích ngắm tượng A-di-đà

Phật Tích là một ngọn núi cao nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, trên núi có chùa Phật Tích cổ kính cùng pho tượng A-di-đà cao gần 40m.

Núi Phật Tích nhìn từ con đường dẫn vào núi

Chùa Phật Tích được xây dựng năm 1057 dưới thời Lý, tọa lạc hoàn toàn trên núi Phật Tích (còn được gọi là núi Lạn Kha, Non Tiên). Núi Phật Tích cao khoảng 500 m so với mực nước biển, trên núi chủ yếu là cây thông trải dài hai bên sườn núi. Tượng A-di-đà có đôi mắt hiền từ, thanh thoát, dáng ngồi thiền, những buổi chiều hoàng hôn khi mặt trời xuống đượm vàng, tượng tạo nên một khung cảnh linh thiêng hiếm thấy.

6 thg 8, 2016

Chợ Âm Dương (Bắc Ninh) – nơi "mua may, bán rủi"

Chợ nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (tháng giêng âm lịch)...


Những huyền thoại về chợ Âm Dương

Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường do đó có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh thiêng của làng. Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi đựng tiền toàn là vỏ hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm.

29 thg 7, 2016

Qua Bắc Ninh nhất định phải ăn bánh phu thê

Bánh làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, mứt bí, đu đủ xanh bào sợi, và một nguyên liệu không thể thiếu là hạt dành dành. Đây chính là câu trả lời cho màu vàng óng, đẹp như tranh của bánh phu thê. 

Màu vàng của bánh đến từ hạt dành dành 

Nhiều người nghe tên bánh phu thê tưởng nhầm một loại bánh màu đỏ, trông như thạch, thi thoảng có trong các lễ ăn hỏi của người miền Bắc. Nhưng đó là bánh xu xê (hay xu xuê). Bánh phu thê màu vàng óng, gói trong lá dong xanh, thắt bằng chiếc lạt sơn hồng, tượng trưng cho duyên tình thắm nồng bền chặt của đôi trai gái. 

20 thg 7, 2016

Làng đúc đồng Đại Bái

Là một trong số những làng có nghề gò, đúc đồng truyền thống lâu đời, đến nay làng Đại Bái (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) đã khẳng định được vị thế của làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với các sản phẩm phong phú, được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Chủ tịch xã Đại Bái thì làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái đã có lịch sử cách đây hàng trăm năm do cụ tổ Nguyễn Công Truyền truyền dạy cho dân làng. Trải qua biến cố thăng trầm lịch sử, người dân Đại Bái vẫn giữ gìn nghề truyền thống do ông cha xưa để lại. Đến nay, với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo trí óc của những nghệ nhân cùng sự hỗ trợ cải tiến máy móc kỹ thuật, các sản phẩm đúc đồng của Đại Bái ngày càng được phát triển rộng ra thị trường trong nước và sang một số nước khu vực Đông Âu, Tây Âu.