Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 9, 2020

Tài quân sự của Đàm Thận Huy

Ở TP Bắc Giang có tuyến phố mang tên Đàm Thận Huy được đặt từ khi chưa chia tách tỉnh Hà Bắc. Ông là danh nhân lịch sử văn hóa của dân tộc nhưng còn ít người biết đến sự kiện lịch sử ông được vua Lê giao mật chiếu lên vùng Bắc Giang gây dựng căn cứ phòng, chống chống nhà Mạc từ những năm đầu thế kỷ XV.

Đàm Thận Huy người xã Ông Mặc, huyện Đông Ngàn, xứ/trấn Kinh Bắc xưa, nay là thôn Ông Mạc (tên Nôm là làng Me), xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh năm Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), năm 28 tuổi thi đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21(1490). 

Tam Môn - di tích quốc gia đền thờ Đàm Thận Huy tại Từ Sơn (Bắc Ninh). Ảnh tư liệu.

10 thg 9, 2020

Đền Bà Chúa Kho và sự tích công chúa Thanh Bình

Tiên Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là vùng đất cổ nằm bên bờ Bắc Sông Cầu. Vùng đất này còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa dân tộc. Các di tích mộ Hán, đền thờ Thạch Linh Thần Tướng, Ao Miếu, quần thể di tích chùa Bổ Đà, đền Độc Cước… phản ánh rất rõ về lịch sử văn hoá địa phương qua các thời kỳ.

Trong hệ thống di tích tiêu biểu ở Tiên Sơn còn có đền thờ Bà Chúa Kho - nơi thờ công chúa Thanh Bình, tương truyền là con gái vua Hùng có công trông coi kho lương giúp vua cha đánh giặc phương Bắc bảo vệ đất nước.

Sự tích Bà Chúa Kho được lưu truyền ở địa phương: Theo truyền thuyết thời Hùng Vương, giặc phương Bắc sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh lại có tù trưởng Cao Bằng là Lục Đinh làm nội ứng. Nhà vua xuất quân từ núi Nghĩa Lĩnh gần ngã ba sông Việt Trì đem toàn Bản bộ đến trang Tiên Lát, nơi có địa hình thuận lợi cho việc phòng bị đánh giặc. 

Cổng vào đền thờ Bà Chúa Kho.

18 thg 5, 2020

Ngọn nguồn sông Thương

Sông Thương nằm cạnh Phủ Lạng Thương, không dữ dằn, cuồn cuộn như sông Đà, sông Lô hay mênh mang như sông Hồng, trầm mặc như sông Hương, nhưng lại rất nên thơ, nên nhạc và chứa đầy trầm tích lịch sử, văn hóa.

Lục Ngạn không chỉ có trái ngọt

Từ lâu, Lục Ngạn (Bắc Giang) được du khách gần xa biết đến là vùng đất bốn mùa trái ngọt. Đến Lục Ngạn, du khách còn có dịp ghé thăm cây thị ngàn năm tuổi, làng nghề truyền thống Thủ Dương, du ngoạn hồ Khuôn Thần thả mình cùng những làn điệu dân ca dân tộc Nùng, Sán Chí... 

Từ Hà Nội theo Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, du khách tới TP Bắc Giang rẽ phải theo quốc lộ 31 chừng 40km là tới thị trấn Chũ (Lục Ngạn). Thời điểm này, vải đang vào mùa đậu quả. Vải thiều sinh trưởng nhanh, lớn trông thấy hằng ngày. Khi tiếng chim tu hú gọi bầy là đến mùa thu hoạch (khoảng cuối tháng Tư, đầu tháng Năm âm lịch). 


Vải thiều Lục Ngạn đang vào mùa đậu quả.

Độc đáo văn hóa người Dao Bắc Giang

Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 10 nghìn người cư trú tại 4 huyện miền núi: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. Trong đó, người Dao tập trung nhiều nhất tại huyện vùng cao Sơn Động.
Trước đây, đồng bào Dao sống du canh, du cư nay đã định canh, định cư ổn định. Dù cuộc sống thay đổi song phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người Dao vẫn giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng của mình. Hiện đồng bào Dao luôn đoàn kết với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, cùng chung tay xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Phụ nữ bản Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) bảo tồn trang phục truyền thống.

Hội cướp cầu đình Nội

Đình Nội ở xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) nằm trong hệ thống di tích Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Giang đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Ngôi đình không chỉ nổi tiếng xứ Kinh Bắc về nghệ thuật chạm khắc tinh tế, nơi ghi dấu cuộc khởi nghĩa của những người nông dân áo vải mà còn được nhiều người biết đến với lễ hội cướp cầu độc đáo.

Hai đội chơi giành cầu.

Lễ hội truyền thống xưa được tổ chức quy mô với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian hấp dẫn. Lễ vật dâng cúng Thánh trong lễ hội được quy định theo hương ước làng. Vật phẩm gồm: Lợn đen tuyền, gà cánh phượng, cây xôi, cây quấn.

Nguyễn Viết Chất- Nhà khoa bảng đầu tiên của Bắc Giang

Năm Thần Vũ thứ 2 (1070), vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để tôn thờ Khổng thánh và làm nơi các Hoàng tử đến học. Sau đó 5 năm, niên hiệu Thái Ninh thứ 4, vua Lý Nhân Tông cho tổ chức khoa thi Minh kinh bác sĩ đầu tiên để kén chọn người giỏi văn, thông tỏ kinh sách ra làm quan, phò vua giúp nước.
Ngoài Văn Miếu, sử cũ không ghi về hệ thống trường học khác ở Kinh kỳ và các lộ, châu nhưng chắc rằng ở chốn thiền lâm, các nhà sư là người trực tiếp tham gia đào tạo, tuyển chọn nguồn nho sinh ưu tú cho các kỳ thi cao cấp mà thời kỳ đầu nhà Lý khai mở nền khoa cử.

Xã Trí Yên, huyện Yên Dũng quê hương của nhà khoa bảng Nguyễn Viết Chất. Ảnh: Văn Vĩnh

Đô đốc Giáp Văn Cương - Vị tướng Trường Sa

Tướng Giáp Văn Cương - Anh hùng lực lượng vũ trang, sinh ngày 13-9-1921 tại làng Thép Thượng, xã Bảo Đài, huyện Lục Nam. Ông là vị tướng mà cả ở đời thường và trong cuộc đời binh nghiệp có khá nhiều điều đặc biệt rất thú vị. Đây là người đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam được phong hàm Đô đốc (Thượng tướng), đồng thời là vị tướng hai lần nắm giữ trọng trách Tư lệnh Hải quân ở hai giai đoạn khác nhau.

Đô đốc Giáp Văn Cương gặp gỡ chiến sĩ công binh xây dựng đảo Tiên Nữ. Ảnh tư liệu.

29 thg 4, 2020

Cây nhập nhân ở chùa Vĩnh Nghiêm

Du khách tham quan ngôi chùa Vĩnh Nghiêm nổi tiếng tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thường được nghe các nhà sư, hướng dẫn viên ở đây giới thiệu về một cây hoa trong khuôn viên chùa mang cái tên độc đáo. Đó là cây nhập nhân gắn với bao điều kỳ lạ.

Cây hoa này tọa lạc trong vuông đất nhỏ ngay sau tòa tam bảo, thoáng nhìn giống loài mai tứ quý nhưng cành mảnh mai, ít lá hơn. Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, các thế hệ nhà sư trụ trì ở đây cũng như người cao niên trong vùng vẫn truyền khẩu cây hoa này đã có khoảng 700 năm tuổi, gần bằng tuổi của ngôi chùa. Mặc dù “cụ” có tuổi khoảng 7 thế kỷ nhưng hiện nay không hề già cỗi mà vẫn xanh tươi.

Du khách tham quan cây nhập nhân. 

24 thg 4, 2020

Yên Thế: Mạch nguồn chảy mãi

Tôi cảm giác trong núi đồi, sông suối Yên Thế (Bắc Giang) còn lưu giữ những hình bóng xưa mà đậm nét nhất là cuộc khởi nghĩa chống giặc Pháp kéo dài ba mươi năm từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX do cụ Đề Thám lãnh đạo.

Dân gian còn lưu truyền những câu ca dao khắc tạc tên tuổi Hoàng Hoa Thám cùng những tướng lĩnh, nghĩa quân trong cuộc kháng chiến nhiều thăng trầm ấy: Ba mươi năm khắp núi rừng/ Danh ông Đề Thám vang lừng trời Nam.

Barthouet- một sĩ quan Pháp từng tham gia các cuộc hành binh càn quét nghĩa quân Yên Thế đã viết trong cuốn Thảm kịch của người Pháp tại Đông Dương, xuất bản năm 1948: Ông Đề có tài rèn luyện người, đào tạo nghĩa quân trở thành những cấp chỉ huy, những con người hoàn hảo trên chiến trường, dũng cảm và quyết đoán.

Miribel, một quan chức thuộc Phủ Thống sứ Bắc Kỳ thời đó báo cáo về Pháp: Tên tuổi của Hoàng Hoa Thám đã trở thành một biểu tượng được trân trọng trong dân chúng An Nam. Nó đã trở thành một mật hiệu để liên kết tất cả những người bất mãn chống lại chúng ta. 

Lễ hội Yên Thế. Ảnh: An Khánh

22 thg 4, 2020

Giá trị văn hóa độc đáo chùa làng Vẽ

Chùa Vẽ thuộc làng Vẽ, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang (Bắc Giang) hiện còn bảo lưu nhiều giá trị di sản văn hoá độc đáo.

Năm 2018, khi tu sửa chùa, người dân địa phương đã phát hiện 3 bệ chân tảng đá hoa sen mang phong cách thời Trần (thế kỷ XIII-XIV) dưới phần nền toà Tam bảo. Bệ đá chân tảng có cạnh hình vuông, chất liệu đá xanh, bề mặt trang trí hình hoa sen được bố cục các cánh thành một vòng tròn. Hoa sen bao gồm 16 cánh chính và 16 cánh phụ ở dưới. Viền theo các cánh sen có một đường gờ chìm. Nét chạm tỉ mỉ, tinh tế, tôn lên vẻ cao quý của hoa sen. Điều này mở ra cái nhìn mới về lịch sử chùa Vẽ, có thể ngôi chùa cổ này đã được xây dựng từ thời Trần - khác với trước đây người ta cho rằng chùa Vẽ được xây dựng dưới thời Lê (thế kỷ XVII- XVIII).

Chùa Vẽ.

Xuân theo sông Thương

Thật đa nghĩa, khi ta nghĩ về tên gọi của dòng sông. Đó là biếc xanh, như trường hợp nói câu “Thương hải biến vi tang điền” (Biển biếc biến thành ruộng dâu) khi sông trong vắt mà róc rách chảy qua vùng đồi núi khởi nguồn Chi Lăng, Hữu Lũng.
Nhưng lại là nhớ thương khi đến chỗ có ngôi làng Thương ở bờ bên phải tòa Phủ Lạng Thương, thì các cuộc tiễn đưa xưa phải chia tay ly biệt người từ kinh đô lên biên ải. Còn lúc biến âm mà nói Thương thành Xương, như khi đọc các địa danh: Thọ Xương, Xương Giang… thì đó lại thành ra là tươi tốt, thịnh giàu.

Sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang. Ảnh: Hương Giang

25 thg 8, 2019

Mượt mà câu hát ống

“Em đố chàng: Hoa gì sớm nở tối tàn/ Trắng, hồng, đỏ thẫm, tím than trong ngày?/ Hoa gì trắng đỏ cùng cây?/ Hoa gì đêm nở, ban ngày cấm cung?/ Phù dung sớm nở tối tàn/ Năm màu thay đổi chan chan trong ngày/ Hoa giấy trắng đỏ cùng cây/ Hoa quỳnh đêm nở, ban ngày cấm cung…”.
Lời điệu hát ống, hát ví ngọt ngào, da diết ấy đã được người dân thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đánh thức sau nhiều năm chìm trong quên lãng.

Vang từ ruộng lúa
Tưởng như hát ống, hát ví giờ chỉ còn trong ký ức của nhiều người, bởi loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo này đã chính thức vắng bóng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Vậy mà giờ đây, những điệu hát dân dã, ngọt ngào ấy đã “sống” lại nhờ sự tâm huyết của người dân thôn Hậu. Với tôi, lần đầu tiên được thưởng hát ống, hát ví quả thật lạ lẫm và cuốn hút. Chỉ qua những nhạc cụ thô sơ là ống tre ngà, sợi tơ mỏng manh đã tạo nên một “đặc sản” tinh thần hiếm nơi nào có được. Theo những cụ cao niên trong thôn, hình thức nghệ thuật này thường được hát trong các buổi đi cấy, đi cày, làm cỏ, tát nước… những người nông dân Liên Chung lại hát đối đáp, giao duyên để bớt đi những mệt nhọc ngày mùa. Chính vì thế, người Liên Chung gọi hình thức hát này với những cái tên mộc mạc hơn, gần gũi hơn: hát cày, hát cấy, hát vơ cỏ…

Chiếc ống được xem như là một cái loa để nghe và cũng là Micro để hát. 

17 thg 8, 2019

Giai thoại về tên gọi chùa Bổ Đà ở Bắc Giang

Phía sau tên gọi của chùa Bổ Đà ở Bắc Giang là một câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết.

Nằm ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà hình thành từ thời nhà Lý, là một ngôi chùa cổ có tầm quan trọng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam. Phía sau tên gọi của chùa là một câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết

23 thg 2, 2019

Vùng đất thiêng Tây Yên Tử

Sáng 16/2/2019 (tức 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại quảng trường Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã diễn ra lễ khai mạc Hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Bắc Giang 2019. Du khách không chỉ được khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử mà còn được trải nghiệm văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Bắc Giang. 

Cùng với hành trình phía Đông để lên với non thiêng Yên Tử, du khách đã có thêm lựa chọn vượt sông, leo núi hành hương về thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm trên ngàn xanh Yên Tử từ con đường phía Tây qua những danh thắng và di tích của Bắc Giang.

Theo các tài liệu và nghiên cứu của các nhà khoa học cùng với những di tích hiện hữu, thì cơ sở địa-văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử đã có sự phát triển nội tại ngay từ thời Lý - Trần, có xu thế tiếp nối và định hình bền vững nhiều thế kỷ sau. Việc xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử chính là phát huy những giá trị đã được tích tụ từ hàng trăm năm nay của vùng đất Bắc Giang, mở ra con đường tâm linh kết nối bản sắc ngàn năm văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử mà cha ông đã vượt qua bao gian khó, nhiều đời tiếp nối, tạo dựng. 

29 thg 9, 2018

Chùa Vĩnh Nghiêm - Nơi lưu giữ hàng nghìn mộc bản Kinh phật quý giá

Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực.

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.

Tắm nắng thu vàng rực trên cao nguyên Đồng Cao

Dưới ánh nắng thu, vẻ đẹp nguyên sơ, trong lành, biển mây bồng bềnh trắng xóa của cao nguyên Đồng Cao khiến bạn phải sững sờ.

Đồng Cao là một cao nguyên nhỏ thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 150 km

3 thg 6, 2018

Đặc sắc lễ hội vật cầu nước ở Bắc Giang

Cứ 4 năm một lần, lễ hội vật cầu nước lại được dân làng Vân, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức trong 3 ngày, bắt đầu 12, 13, 14/4 Âm lịch.
Tích rằng Đức thánh Tam Giang đi đánh giặc về đến đoạn sông Cầu làng Vân bị lũ quỷ đen thách đấu vật. Nếu thắng quỷ sẽ đi theo thánh, nếu thua thì phải dâng cho quỷ đen nhiều sản vật. Từ đó, tại đền chính của làng Vân, nơi thờ Đức thánh Tam Giang người dân tổ chức tái hiện lễ vật cầu nước nhằm ca ngợi công lao đánh giặc, thu phục quỷ đen của Đức thánh Tam Giang.

Sân vật cầu nước được đổ một lớp bùn mỏng, trước khi vật, phụ nữ trong làng trong đội nghi lễ sẽ gánh nước từ sông cầu bằng chum, vại đổ vào sới vật.

Lễ hội vật cầu nước lại được dân làng Vân, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức trong 3 ngày bắt đầu 12, 13, 14/4 Âm lịch. 

7 thg 4, 2018

Điểm đến ở Bắc Giang

Đến Bắc Giang du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, các làng nghề truyền thống và được vãn cảnh ở những ngôi đình, chùa, đền cổ.

Đền Suối Mỡ


Đền Suối Mỡ nằm ở vùng chân núi sườn Tây Yên Tử, huyện Lục Nam (Bắc Giang).

Hàng năm vào ngày 30-3 và 1-4 âm lịch, Lễ hội đền Suối Mỡ lại diễn ra để tưởng nhớ vị nữ thần Mỵ Nương Quế Hoa được suy tôn là Thánh Mẫu Thượng Ngàn đã có công khai phá đất đai, khơi dòng suối mát, dạy dân cày cấy để có cuộc sống ấm no.

Một nét văn hoá độc đáo không thể thiếu trong lễ hội Suối Mỡ, gắn với nhân vật thờ chính ở ngôi đền là nghi lễ hầu Thánh trong ngày lễ hội.

Ảnh: Báo Bắc Giang 

29 thg 12, 2017

Về vùng cam để thấy Tết đến thật gần

Cam trĩu cây ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Ngọc Hằng 

Những vườn cam, bưởi óng vàng không chỉ mang lại giá trị kinh tế vật chất mà còn là điểm du lịch thú vị, hấp dẫn của Lục Ngạn, Bắc Giang. 

Những ngày này, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào mùa thu hoạch cam và bưởi để phục vụ Tết nguyên đán sắp tới. Vườn trên thì thu hái tấp nập, vườn dưới hàng chục xe tải, container đến chở cam và bưởi đi khắp mọi vùng miền trong cả nước.