Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạc Liêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạc Liêu. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 7, 2020

Vườn chim Bạc Liêu

Vườn chim Bạc Liêu thuộc địa phận phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu từ lâu đã là điểm du lịch sinh thái quen thuộc với người dân địa phương và du khách. Vườn Chim Bạc Liêu mang đậm nét thiên nhiên hoang dã, có cảnh quan đẹp, không gian xanh mát hữu tình, và là ngôi nhà của rất nhiều loài chim, cò quý hiếm.

Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu đi theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu hoặc đường Ninh Bình, về hướng Nhà Mát chừng 3km, rẻ phải qua cầu Vườn Chim 1km, du khách sẽ đến được Khu du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu.

Thời gian du lịch Bạc Liêu lý tưởng để tham quan vườn chim là từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Đây là mùa sinh sản của các loài chim và là mùa ngắm chim lý tưởng, không gian ngập tràn tiếng chim ríu rít, với hàng trăm cung giọng lảnh lót khác nhau.


24 thg 6, 2020

Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu – Bạc Liêu

Nhắc đến Đờn ca tài tử Nam Bộ, bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu có lẽ là ca khúc nổi tiếng nhất. Vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhiều biến cố lịch sử bản nhạc vẫn sống trong lòng cuộc đời. Trong chuyến du lịch miền Tây, nếu có dịp dừng chân trên mảnh đất Bạc Liêu bạn đừng quên dành thời gian thăm khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu để nghe những câu chuyện về sự ra đời của bản nhạc.

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu thuộc phường 2, TP. Bạc Liêu. Được biệt, khu lưu niệm trước đây là khu mộ của gia đình nhạc sĩ, sau được tu bổ và xây dựng thêm các công trình nhằm mục đích tổ chức các sự kiện quan trọng, đồng thời làm nơi tiếp đón du khách phương xa.


Cổng vào

17 thg 5, 2020

Về Bạc Liêu đi 'Chợ quê ngày Tết'

Một không gian rất “thôn quê” được tái hiện trong “Chợ quê ngày Tết” ở xứ Công tử Bạc Liêu trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2020 thu hút rất đông người dân và du khách.

Rất đông người dân và du khách đi "chợ quê" ở Bạc Liêu trong những ngày cận Tết - Ảnh: CHÍ QUỐC

"Chợ quê ngày Tết" được tổ chức ở tuyến đường 30 Tháng 4 thuộc phường 3 TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu trong thời gian 4 ngày (từ 19 đến 22-1, nhằm ngày 25 đến 28 Tết).

5 thg 4, 2020

Cánh đồng muối đẹp như tranh

Diêm dân vùng Đông Hải trúng mùa vì nắng nóng, cùng nhau miệt mài lao động từ lúc bình minh trên những cánh đồng muối. 

Những ô ruộng muối nối tiếp, trải dài nhìn từ trên cao tại xã Long Điền. Nơi này thường được biết đến với tên gọi đồng muối Đông Hải, thuộc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Nhiếp ảnh gia Trần Minh Lương (Cần Thơ) vừa có chuyến sáng tác tại những ruộng muối ở Bạc Liêu vào trung tuần tháng 3/2020 chia sẻ bộ ảnh về những vẻ đẹp trong nghề làm muối. 

15 thg 1, 2020

Đến Bạc Liêu ghé thăm chùa Ghositaram

Chùa Ghositaram (ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) như một "bảo tàng mỹ thuật" thể hiện tài năng của các nghệ nhân Khmer, và là một trong những điểm đến văn hóa vô cùng độc đáo. 

Chùa Ghositaram được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây. Chùa Ghositaram gồm có nhiều khu vực đặc trưng thường có của một ngôi chùa Khmer, như: chánh điện, tăng sá, giảng đường, bảo tháp, trường học, an sá… Theo thời gian, ngôi chùa dần bị hư hỏng, nên đến năm 2001 tòa chánh điện được xây dựng lại, 10 năm sau thì hoàn thành. Tòa chánh điện có diện tích 427
, cao 36 m.

Chùa Ghositaram là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông đẹp nhất của cộng đồng người Khmer.

16 thg 12, 2019

Đồng hồ Thái Dương ở Bạc Liêu

Đồng hồ đá hay còn gọi đồng hồ Thái Dương hơn 100 tuổi là đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn ở Việt Nam. Chiếc đồng hồ này được kỹ sư Lưu Văn Lang xây tặng Bạc Liêu cách đây hơn 1 thế kỷ.

Đồng hồ Thái Dương còn được gọi là đồng hồ đá là đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn ở Việt Nam. Nó được UBND Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Zing.

29 thg 10, 2019

Bên trong ngôi nhà 100 tuổi của công tử Bạc Liêu

Nhà Công tử Bạc Liêu được xây bằng các vật liệu chuyển từ Pháp về, bên trong vẫn lưu giữ nhiều cổ vật giá trị. 


Nhà Công tử Bạc Liêu (tên thật là Trần Trinh Huy) ở số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây, được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành. Đến nay, công trình tròn 100 năm tuổi nhưng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn và là điểm đến hấp dẫn bậc nhất của Bạc Liêu.

10 thg 10, 2019

Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam

62 trụ turbine gió với độ cao hơn 80 m mỗi chiếc khiến cánh đồng điện gió thành điểm tham quan nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. 

Cánh đồng điện gió tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông đang là điểm du lịch thu hút khách tham quan khi tới Bạc Liêu. Trước khi mở cửa đón khách du lịch, khu vực này được xây dựng với mục đích khai thác nguồn năng lượng gió tại địa phương, hoà vào lưới điện quốc gia. 

4 thg 10, 2019

Khám phá Khu du lịch sinh thái vườn Chim Bạc Liêu

Khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim Bạc Liêu thuộc xã Hiệp Thành, cách thành phố Bạc Liêu khoảng 6km. Trước kia, khu bảo tồn này là thảm rừng ngập mặn ven biển với hệ sinh thái ngập mặn tự nhiên rất đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, do sự bồi tụ tự nhiên mà thảm rừng này ngày càng xa biển và chỉ còn sót lại một phần tạo thành vườn chim như hiện nay. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích trên 385ha, là nơi cư trú và làm tổ của nhiều loài thực vật, chim, ếch nhái. 

1 thg 10, 2019

Những cây nhãn trăm tuổi ở Bạc Liêu, Hưng Yên, Hà Nội

Nhãn là một loại quả đặc sản từng được lưu danh trong sử sách Việt Nam. Ngày nay, nhiều địa phương vẫn còn lưu giữ được những cây nhãn cổ thụ trăm tuổi độc đáo...

1. Nằm trên địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ thụ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian. 

12 thg 10, 2018

Ngôi chùa kiến trúc Angkor đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán mang lối kiến trúc Angkor, là công trình tôn giáo độc đáo của vùng Nam Bộ. 

Chùa Xiêm Cán là quần thể kiến trúc tôn giáo cổ và lớn bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chùa cách trung tâm thị xã Bạc Liêu khoảng 7 km về phía đông nam. Trong tiếng Khmer, chùa Xiêm Cán có nghĩa là "Sông sâu" (Kouphir Sakor Prekchrou). 

27 thg 1, 2018

Về quê hương của những điệu vọng cổ

“Bên nước mặn biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi” là lời giới thiệu về mảnh đất Bạc Liêu trù phú. Không chỉ nổi tiếng bởi những điệu vọng cổ, giai thoại về bác Ba Phi hay công tử Bạc Liêu một thời, mảnh đấy này còn mặn mòi vị muối, thắm đượm tình người.

Nặng phù sa, nặng nghĩa tình 


Nằm trong lòng Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu tiếp giáp Cà Mau - địa đầu phía Nam của Tổ Quốc. Đúng với đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, Bạc Liêu gắn với hình ảnh của phù sa trĩu nặng theo dòng Mê Kông ra biển, bồi đắp qua mấy trăm năm tạo thành gò, bồi tươi tốt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Rừng đước mênh mông san sát theo hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ở đây khí hậu đặc trưng với hai mùa nắng mưa rõ rệt. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này không chỉ có những miệt vườn cây trái trĩu cành, thóc lúa nặng bông mà còn có cá tôm miền biển, những cánh đồng muối trắng tinh nổi tiếng một vùng. 

Biểu diễn đờn ca tài tử. 

6 thg 11, 2017

Công tử Bạc Liêu, dù sao cũng đáng yêu!

Nào giờ cứ nghe tới danh Công tử Bạc Liêu là người ta nghĩ ngay tới hình tượng công tử nhà giàu chơi ngông, kèm theo chút ác cảm. Chút ác cảm này phần lớn được tạo nên bởi sự dạy dỗ của ai đó rằng hễ là giới địa chủ thì tất nhiên phải tàn ác, bóc lột tá điền, mà cậu Ba Huy - Công tử Bạc Liêu - là công tử nhà giàu, con địa chủ ắt phải là kẻ tệ hại!


Ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu ở TP Bạc Liêu, hiện nay là điểm tham quan do ngành văn hóa - du lịch quản lý. Lưu ý rằng ở ngay cạnh ngôi nhà này là khách sạn mang tên Công tử Bạc Liêu thì lại không phải là nhà gia đình ông Trần Trinh Trạch mà là của người khác.

4 thg 10, 2017

Ngôi chùa trên “đất vua”

Hôm nay là một ngày đặc biệt, tôi về thăm vùng đất Phong Thạnh quê ngoại, cách phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu chừng 5 cây số. Theo con đường nhỏ uốn cong giữa vùng vuông tôm nước mặn, đến ngôi chùa theo một tư liệu là nơi vua Gia Long trên đường bôn tẩu tránh Tây Sơn đã dừng lại, và lập tự thờ những binh lính trong đội cảnh vệ Hổ Phù đã thương vong trên đường hộ giá về phía Nam. Theo tài liệu đã kể, Hổ Phù là phiên hiệu đơn vị cảnh vệ.

Chùa Hổ Phù tọa lạc ở ấp 22, Phong Thạnh, Giá Rai, Bạc Liêu - nơi ngày trước có địa danh Điền Chủ Út và lân cận là đồng Điên Chủ Ngọc, Thầy Cai, Xã Úi... mang dấu ấn một thời. Ngoại tôi sinh ra ở đây và có hẳn một cánh đồng lớn đi mỏi chân, thẳng cánh cò bay.

29 thg 6, 2017

Về Bạc Liêu thăm cụ Sáu Lầu

Ông Cao văn Lầu (thường gọi là Sáu Lầu) sinh năm 1892 ở huyện Vàm Cỏ, Long An và mất năm 1976 tại TPHCM. Tuy nhiên năm lên 4 tuổi ông đã theo cha sống ở Bạc Liêu và gần như cả cuộc đời đã gắn bó với mảnh đất này. Hơn hết, tác phẩm Dạ cổ hoài lang bất hủ của ông đã ra đời tại đây. Vì vậy Bạc Liêu xem ông là người con yêu quý của quê hương.

Biểu tượng các loại nhạc cụ tại Khu Lưu niệm Nhạc sĩ Cao văn Lầu

Mộ ông Cao văn Lầu nằm tại phường 2, TP Bạc Liêu. Tại nơi đây, Bạc Liêu đã xây dựng thành Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, đã được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 1997. Năm 2014, sau khi UBND tỉnh Bạc Liêu xây dựng mở rộng khu lưu niệm này thì nơi đây đã được Bộ VHTT& DL công nhận là Di tích cấp Quốc gia.

26 thg 6, 2017

Điện gió Bạc Liêu - đón gió từ biển khơi

Trên đường ra Trung, khi đi ngang Tuy Phong (Bình Thuận) chắc là bạn đã từng nhìn thấy xa xa những trụ quạt gió khổng lồ đang xoay giữa trời xanh. Đó là nhà máy điện gió quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay, bên cạnh điện gió Tuy Phong đã có thêm vài dự án điện gió lớn khác ở miền Bình Thuận - Ninh Thuận, tận dụng lượng gió phong phú của khu vực này.

Ở phía Nam, tận Bạc Liêu, có một nhà máy điện gió khác vừa mới hoàn thành hồi tháng 1/2016: nhà máy điện gió Bạc Liêu, tại bãi bồi ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu. Dự án có quy mô công suất 99,2MW, bao gồm 62 trụ turbine gió, công suất mỗi turbine là 1,6MW, điện năng sản xuất toàn dự án khoảng 320 triệu kWh/năm. Tổng mức đầu tư của dự án là 5.200 tỉ đồng, diện tích đất xây dựng 500 ha.



23 thg 6, 2017

Mẹ Quan Âm - Bạc Liêu

Từ lâu lắm rồi, tôi vẫn nghe nhiều người đến Bạc Liêu để viếng Mẹ Quan Âm. Ở đó, nơi ven biển có tượng Phật Bà Quan Âm đứng nhìn ra biển, che chở ngư dân được bình an, qua khỏi những cơn sóng gió. Người dân ở đây gọi tượng đài bằng cái tên kính yêu và thân thiết: Mẹ Quan ÂmRồi người nối người, những khách phương xa, không phải ngư dân cũng đến đây khấn cầu sự bình an trong cuộc sống, trong tâm hồn. Mẹ Quan Âm hiền từ đứng uy nghiêm day mặt ra biển che chở chúng sinh.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm được xây dựng từ năm 1973 ở 
ấp Nhà Mát xã Hiệp Thành (nay là phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu), cơ bản hoàn thành vào đầu năm 1975. Tượng cao 11 mét (chưa kể chân đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông, sát mé biển và mặt xoay ra biển.Tượng đài tuy giản đơn, nhưng cảnh quan rất hùng vĩ và trang nghiêm dễ gây sự chú ý và ngưỡng mộ cho mọi người.

Tôi vẫn mong một ngày đến ngắm nhìn cảnh quan thiêng liêng này. Mãi đến tháng 4/2017 mới có dịp...

Tượng Mẹ Quan Âm

21 thg 6, 2017

Nhà thờ Tắc Sậy - Cha Diệp

1.
Lần đầu tiên tôi nghe đến tên Cha Diệp là vào năm 2001. Khi ấy, trên đường trở về từ một chuyến công tác ở Cà Mau, các bạn nhân viên cùng đi với tôi - là người công giáo - xin được dừng xe ở Tắc Sậy để viếng Cha Diệp.

Đó là một ngôi nhà thờ nhỏ mang tên nhà thờ Tắc Sậy, trong khuôn viên nhà thờ có ngôi mộ khá đơn sơ của một vị là linh mục Trương Bửu Diệp. Các bạn tôi gọi đây là Nhà thờ Cha Diệp.

Lúc ấy tôi chưa biết Cha Trương Bửu Diệp là ai, nhưng nhìn dáng vẻ hết sức thành tâm và cung kính của các bạn ấy, cùng vô số bảng ghi ơn gắn đầy trong khuôn viên nhà thờ, tôi hiểu rằng đây là một vị linh mục được quý trọng và thiêng liêng đối với giáo dân.

Mộ của linh mục Trương Bửu Diệp tại Tắc Sậy, năm 2001.

12 thg 6, 2017

Bạc Liêu, yêu mới biết

Tỉnh Bạc Liêu nay có nhiều công trình văn hóa làm thành hệ thống níu chân du khách, khác hẳn dăm năm trước. Ở những điểm văn hóa hấp dẫn ấy dễ gặp các thuyết minh viên làm việc hoàn toàn tự nguyện theo niềm đam mê thôi thúc như điều họ nói “Tôi yêu Bạc Liêu”.

Cổng chào vầng trăng khuyết ở cửa ngõ thành phố Bạc Liêu. Ảnh: Sáu Nghệ

Từ nhà công tử Bạc Liêu sang Đồng hồ Thái Dương, thuyết minh cho chúng tôi là cô Nguyễn Trang Anh Thư mặc áo xanh thanh niên tình nguyện. Cô nói hay, hoạt bát trả lời mọi câu hỏi của du khách. Lắng lại tâm tình, cô cho biết quê nội ở Cà Mau, sinh ra ở quê ngoại Lâm Đồng, nay là Phó ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Bạc Liêu. Khách thoáng ngạc nhiên, cô mỉm cười: “Nhiều người làm giàu đẹp cho văn hóa Bạc Liêu từ xưa cũng ở nơi khác đến đây đấy ạ”.

6 thg 6, 2017

Làng rèn thế kỷ - Ngan Dừa

Làng rèn Ngan Dừa (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) trường tồn qua hàng ngàn thế kỷ, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công có chất lượng.

Làng rèn Ngan Dừa nằm e ấp bên cánh đồng lúa xanh ngát. Con đường liên thôn quanh co đưa tới không khí rộn rã ngay từ đầu làng, những lò rèn 4,5 thế hệ bốc lửa như pháo hoa, tiếng leng keng của va chạm kim loại, tiếng búa đập sắt chan chát hòa với tiếng trẻ con vui đùa í ới.

Một lò rèn với ba thế hệ đang cùng làm việc.