Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Phước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Phước. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 2, 2013

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Nằm trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập không chỉ là nơi bảo tồn các nguồn sinh quyển ở Đông Nam Bộ mà từ đây còn có thể tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa của người S’tiêng, M'Nông cũng như khám phá những tiềm năng du lịch sinh thái độc đáo.

VQG Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032ha, trong đó diện tích vùng đệm là 15.200ha nằm trên 3 xã: xã Bù Gia Mập, xã Đắk Ơ (tỉnh Bình Phước) và xã Quảng Trực (tỉnh Đắk Nông). VQG thuộc vùng đất thấp của Nam Tây Nguyên với hệ thống sông suối gồm các dòng Ðắk Huýt chảy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, Ðắk Sa, Ðắk Ka và suối Ðắk K'me. 

VQG Bù Gia Mập là một trong hai VQG của Việt Nam nằm trong vùng sinh thái rừng khô của trung tâm Đông Dương, thuộc hành lang ưu tiên bảo tồn của Tiểu vùng Mekong. (Ảnh: Nguyễn Luân)

16 thg 1, 2013

Trảng cỏ Bù Lạch

Cách trung tâm huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước hơn 20km, ở xã Đồng Nai có một trảng cỏ xanh rờn đến mênh mông được bao bọc giữa những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, như cách biệt với thế giới bên ngoài. Đó là trảng cỏ Bù Lạch, một thắng cảnh mang đậm hơi thở của tự nhiên và luôn sẵn lòng níu chân du khách ghé thăm. 

Con đường đến với trảng cỏ Bù Lạch quanh co qua những đèo dốc uốn lượn trong rừng càng thôi thúc trí tưởng tượng của chúng tôi về một bức tranh thủy mặc có cả rừng lẫn trảng cỏ mênh mông giữa một vùng trời đất ngoạn mục. Đường đi ngày càng dốc và nhỏ lại, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Hoa sim điểm xuyết một màu tím thơ mộng cho những hàng cây bên đường… Trong không gian vắng lặng, tiếng gió rì rào quyện lẫn tiếng chim rừng, một trảng cỏ xanh bỗng nhiên hiện ra như đang gợn sóng, uốn lượn trước mắt rồi trải rộng đến vô tận. 
Chấm phá trong sự kì diệu ấy là một bàu nước trong vắt, phản chiếu nền trời với mấy đám mây bồng bềnh đang lững thững trôi. Khung cảnh càng trở nên yên bình khi chúng tôi bắt gặp từng đàn trâu đang nhẩn nha gặm cỏ trên trảng cỏ bình yên và rộng lớn. Đằng xa, mấy chú nghé đang nô đùa, làm âm thanh từ những chiếc lon sắt rung rinh dưới cổ thay cho lục lạc vang lên như khúc nhạc trữ tình của núi rừng.


Đồng cỏ xanh xa tít tận chân trời.

10 thg 1, 2013

Đường về sóc Bom Bo

Cơn mưa chiều bất ngờ đổ xuống. Ở cao nguyên, đã mưa là tối đất tối trời. Không gian ướt sũng một mầu tím sẫm in bóng những dãy núi mờ xa. Ði trong tâm tưởng, tôi trở về với vùng đất kiên trung chiến khu Ð xưa. Mỗi chặng đường qua như trải theo những dòng hoài niệm về một thời lịch sử hào hùng và gian khó. Nơi ấy là sóc Bom Bo của những người S'tiêng một lòng theo cách mạng. Vùng đất đẹp như một huyền thoại núi rừng từng là nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ - chiến sĩ Xuân Hồng viết nên ca khúc Tiếng chày trên sóc Bom Bo nổi tiếng.

Vượt hơn 300 cây số, từ Ðà Lạt chúng tôi đến di tích căn cứ Khu 6 anh hùng cuối tỉnh Lâm Ðồng rồi vượt sông Ðồng Nai qua vùng núi rừng Bù Ðăng, Bình Phước. Suốt hành trình là âm hưởng lời ca: 'Người đi xa vắng rồi sẽ có ngày về đường này thăm sóc Bom Bo. Lại nghe tiếng chày nhịp nhàng trên sóc Bom Bo...'. Cắt ngang ngã ba Minh Hưng trên quốc lộ 14, tỉnh lộ ÐT.760 đưa chúng tôi về với căn cứ Nửa Lon xưa. Bom Bo đây rồi, không còn phải tìm đường thêm nữa, vì ngay trước mặt là ngôi trường tiểu học mang tên Xuân Hồng, người nhạc sĩ mà đồng bào S'tiêng coi như thân nhân của họ.


Ngút ngàn trảng cỏ Bù Lạch

Cây mua hiếm hoi mọc trên trảng cỏ Bù Lạch. Ảnh: PK

Vừa ra khỏi bìa rừng, tôi thực sự bàng hoàng khi lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). Một màu xanh ửng vàng lúp xúp sát mặt đất, như tấm thảm ưa nhìn, trải dài hầu như bất tận tới chân trời, giáp bìa rừng xanh thẫm. Chỉ cỏ là cỏ, giống như thảo nguyên của Mông Cổ thu nhỏ.

Trên chặng đường từ ngã ba Minh Hưng, theo quốc lộ 14 chừng 20 cây số tới trảng cỏ Bù Lạch, anh Nguyễn Duy Hồng, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước, luôn miệng nói về khu thảo nguyên rộng khoảng 500 héc ta với 20 trảng cỏ lớn nhỏ nằm giữa khu rừng nguyên sinh trải dài lên tới tận Đắc Nông.


Đêm diệu kỳ ở vườn quốc gia Bù Gia Mập

Cơn mưa ào ạt đổ xuống khi chúng tôi bắt đầu bước chân vào rừng. Mưa chợt đến chợt đi nhanh chóng để lại làn hơi nước mờ mịt trên các dãy núi thấp, con đường trơn trượt báo hiệu một hành trình gian khổ khi khám phá vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Hoàng hôn buông trên vườn quốc gia Bù Gia Mập

Trên con đường ngoằn ngoèo từ ngoài vùng đệm tiến vào vùng lõi vườn quốc gia, những phụ nữ dân tộc Stiêng đang trở về nhà sau một ngày mệt nhọc làm rẫy và tìm kiếm thức ăn cho gia đình. Những khuôn mặt hằn nét mệt mỏi nhưng những chiếc gùi nặng trĩu rau rừng, măng, củi...
Cư dân đầu tiên đón chào chúng tôi là một chú chim diều hâu Milvus Migran dũng mãnh, dưới chân nó là kẻ chiến bại trong cuộc đấu tranh sinh tồn của thế giới tự nhiên, một con rắn cạp nong vàng Bungarus fasciatus. Những con rắn cực độc và là mối đe dọa đối với rất nhiều loài rắn khác giờ đây đã trở thành miếng mồi ngon cho lũ chim non đang chuẩn bị bữa điểm tâm diều hâu mẹ mang về.


23 thg 8, 2012

Ngôi chùa có cổng làm bằng đá tảng độc nhất Việt Nam

Với kiến trúc bằng đá độc đáo ở phần cổng cùng với những sáng tạo điêu khắc tượng phật tinh tế... chùa Đức Hạnh (Bình Phước) từng lập 2 kỷ lục Việt Nam và được nhiều người biết đến.

Chùa Đức Hạnh ở thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; được xây dựng từ năm 1969 do đồng bào từ miền Trung vào sinh sống, lập nghiệp.


Cổng chùa Đức Hạnh. Ảnh: Vietkings.

Hiện, với cổng tam quan và đài Quan Thế Âm bằng đá tảng, chùa Đức Hạnh tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng của các Phật tử bởi thiết kế đặc biệt của nó. Cổng chùa được kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng (như gỗ), cao 5m, rộng 10m. 8 thanh đá này là loại đá khối tự nhiên (đá Iolite nguyên thủy).


9 thg 7, 2012

Khổ qua rừng


Ai cũng biết khổ qua nguyên trái hầm thịt nạc bằm hoặc cá thác lác quết nước muối, khổ qua xắt lát xào thịt bò, khổ qua xắt lát ướp lạnh ăn với thịt chà bông (thường được gọi một cách “văn vẻ” là “da cá sấu, chỉ xơ dừa”)…, là những thức ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Dù phối hợp chung với nguyên liệu nào, người ta vẫn lấy khổ qua làm “đơn vị chuẩn”, vì các món ăn này ngon đều nhờ hương, nhất là vị đắng của khổ qua. Tất cả các món trên đều được thực hiện bằng những trái khổ qua to lớn thường bày bán ở các chợ ở Nam bộ.



10 thg 9, 2011

Quốc lộ 13

Trước năm 1975, quốc lộ 13 là nơi diễn ra những trận đánh kinh hoàng giữa quân đội Giải phóng và quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ác liệt nhất là trận đánh An Lộc - Bình Long năm 1972.

Chiến sự dữ dội khiến cho đường 13 không lưu thông được vì mất an ninh. Mà khi chiến sự đã dừng thì cũng không lưu thông được, vì con đường đã bị đạn pháo cày nát.

Một bài hát trước 1975 (Những vùng đất mang tên anh) có những câu thế này:

Lộ Mười Ba dưới trận mưa pháo
Giọt nước mắt khóc linh hồn vô danh


Người dân thường nói: Tại quốc lộ mang tên 13, là số xui, nên mới thê thảm như vậy!

Quốc lộ 13 bắt đầu từ TPHCM, qua Bình Dương, Bình Phước (trước đây là tỉnh Bình Long). Từ TPHCM đi Buôn Ma Thuột, con đường gần nhất là qua quốc lộ 13 rồi quốc lộ 14, khoảng 330 km. Thế nhưng vì không đi qua quốc lộ 13 được, nên phải đi đường vòng: từ TPHCM đi Nha Trang theo quốc lộ 1, rồi từ Nha Trang theo quốc lộ 26 sang Buôn Ma Thuột, mất 620 km. Tương tự như vậy, từ TPHCM đi Pleiku nếu đi theo quốc lộ 13, quốc lộ 14 chỉ khoảng 500 km, nhưng không qua lộ 13, 14 được, phải đi theo quốc lộ 1 tới Quy Nhơn, rồi từ Quy Nhơn theo quốc lộ 19 sang Pleiku, hơn 800 km!

Sau Giải phóng một thời gian dài, quốc lộ 13 (và 14) bị hư hỏng nặng nên vẫn không đi được.

Bây giờ, quốc lộ 13 đã mang bộ mặt khác hẳn.

Một quang cảnh ở quốc lộ 13, đoạn qua Thủ Đức

Từ Bình Thạnh (TPHCM) đường Xô Viết Nghệ Tĩnh nối dài thành Quốc lộ 13, qua Thủ Đức. Khi sang địa phận Bình Dương, quốc lộ 13 thành Đại lộ Bình Dương - đại lộ lớn nhất tỉnh Bình Dương (và có lẽ cả vùng Đông Nam bộ).

Đại lộ Bình Dương

Qua khỏi Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ Bình Dương), quốc lộ 13 không còn rộng rãi nữa, nhưng vẫn là con đường dễ đi, chứ không sặc mùi thuốc súng, máu lửa như ngày nào. Cảnh quan hai bên đường có phần xơ xác, nhưng cũng rất thú vị nếu bạn muốn... làm thơ!

Quốc lộ 13 ngày nay

Nhớ về một thời chiến tranh khi đi qua con đường 13 nổi tiếng có lẽ cũng là một cảm xúc đặc biệt trên đường đi. Con số 13 có lẽ không còn xui như ngày nào, nhưng có một điều không lấy gì làm vui khi bạn đi trên cung đường này (nếu đi bằng xe hơi). Đó là: Có lẽ đây là con đường có nhiều trạm thu phí nhất Việt Nam đó các bạn!

Phạm Hoài Nhân

Bù Gia Mập

Bù Gia Mập là tên một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, cũng là tên của một Vườn quốc gia ở đó.

Vườn quốc gia nào cũng là những chốn thiên nhiên tuyệt vời để chúng ta mê say. Để biết qua về vườn quốc gia Bù Gia Mập bạn có thể đọc bài này: Đêm diệu kỳ ở vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Hic, vườn quốc gia này không phải điểm du lịch (mà là nơi bảo tồn thiên nhiên hoang dã), nên ta không đến để tham quan được. Các bạn xem hình tạm vậy nhé.

Điều mà tui thấy ngồ ngộ và muốn kể với các bạn là cái tên Bù Gia Mập.

Cái tên này đọc lên dễ... phì cười!