Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 1, 2019

Chùa Ông (chùa Ông Ngựa)

Chùa Ông tọa lạc trên đường Hùng Vương, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.


Chùa sở dĩ có tên là chùa Ông bởi vì chùa thờ Quan Thánh Đế Quân (hay còn gọi là Quan Công, Quan Vân Trường) – một nhân vật lịch sử người Hoa sống ở thời Tam Quốc. Tuy nhiên, người dân địa phương quen gọi là chùa Ông Ngựa bởi vì trước sân chùa có miếu thờ tượng một con ngựa (còn gọi là tượng xích thố).

Chùa Niệm Phật

Chùa Niệm Phật tọa lạc ở số 146, tổ 8, khu A, ấp Phú Hưng, xã An Sơn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Là một trong những ngôi chùa đẹp nhưng ít được biết đến ở Bình Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông được Hòa thượng Thích Thiện Huê khai sơn vào năm 1951 và tổ chức trùng tu vào năm 1993.

Chùa tọa lạc trên một mảnh đất với diện tích 2 hecta, có quy mô lớn. Chùa nằm nép mình bên một nhánh sông với kiến trúc rất độc đáo. Đường vào chùa có thể đi bằng đường bộ trên con đường mòn ven sông hoặc đi bằng đường thủy.

Chùa Niệm Phật nhìn từ xa

5 thg 1, 2019

Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại đường Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông, và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất"


Chùa Tây Tạng do Thiền Sư Minh Tịnh (còn gọi là Hòa thượng Chơn Phổ-Nhẫn Tế) sáng lập vào năm 1928 với tên gọi Bửu Hương Tự. Lúc bấy giờ, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật cất trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ, để thiền sư tu tập và phổ độ chúng sanh. Năm 1937, sau khi thiền sư Minh Tịnh vân du đất Phật trở về, mới cho đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự.

Làng nghề bánh tráng Phú An

Bình Dương vùng đất thân thương nơi tôi sinh ra và lớn lên nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng trong đó có Làng nghề bánh tráng Phú An. Xã Phú An (Thị xã Bến Cát, Bình Dương) cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 15 cây số về phía bắc, nổi tiếng với nghề làm bánh tráng. Nếu các bạn có dịp ghé qua làng bánh tráng Phú An vào ngày nắng rực rỡ, những tấm liếp phơi bánh tráng xa trông như một tấm thảm với những hình tròn trắng tinh khôi.

Nghề làm bánh tráng Phú An (Ảnh baobinhduong)

Nghề guốc truyền thống ở Bình Dương

Ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm đẹp của con người, nghề làm guốc truyền thống ở Bình Dương đã hình thành cách nay khoảng hơn 100 năm.

Các cơ sở làm guốc chủ yếu tập trung trên địa bàn phường Phú Thọ (thành phố Thủ Dầu Một) và phường Bình Nhâm (thị xã Thuận An). Theo tài liệu thống kê trong địa chí Thủ Dầu Một năm 1901 thì xóm làm guốc Phú Văn (nay là phường Phú Thọ) có trên 80 hộ gia đình sống bằng nghề làm guốc từ cha truyền con nối, chính vì vậy ở đây có hẳn một con đường mang tên “Xóm Guốc” (năm 1999, tên đường này được công nhận và ghi vào hệ thống các tên đường của thành phốThủ Dầu Một).

Nguyên liệu làm guốc thường là các loại gỗ xốp nhẹ, dễ xẻ và tạo dáng như: gỗ mít, xoài, dừa, trầm hương, thông,.. Theo một nghệ nhân làm guốc ở phường Phú Thọ để làm ra đôi guốc phải trải qua nhiều công đoạn: từ cây gỗ phải cưa khúc, bổ khổ sau đó cho vào máy xẻ; mài thô rồi định hình dạng của chiếc guốc; sau đó mài bóng, mài nhẵn và phun sơn; công đoạn cuối cùng là đóng đế và quai hay sơn trang trí tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Công đoạn xẻ gỗ

Gốm sứ Tân Phước Khánh – Thị xã Tân Uyên, Bình Dương

Làng gốm Tân Phước Khánh là một trong 3 trung tâm gốm sứ lớn ở Bình Dương cùng với làng nghề gốm sứ ở Lái Thiêu, Chánh Nghĩa. Các cơ sở sản xuất gốm sứ Tân Phước Khánh hiện nay sản xuất gốm sứ theo hai dòng sản phẩm: gốm sứ dùng trong sinh hoạt và gốm sứ mỹ nghệ.

Cơ sở sản xuất gốm Vạn Phú


Cơ sở gốm sứ xuất khẩu Vạn Phú tọa lạc tại khu phố Bình Hòa, TX. Tân Uyên là một trong những doanh nghiệp sản xuất gốm sứ lâu đời được thành lập từ năm 1990.

Nghề gốm ở Bình Dương

Đất Thủ - Bình Dương khá nổi tiếng với nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề sản xuất gốm sứ như: Chánh Nghĩa, Lái Thiêu, Tân Phước Khánh… trong đó sản phẩm gốm sứ Minh Long được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và ngày càng khẳng định đẳng cấp thương hiệu gốm sứ tại Việt Nam.

8 thg 10, 2018

Làng nhang Dĩ An

Làng nhang Bình Minh II (phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) hơn 100 năm tuổi là làng nghề tăm nhang nổi tiếng không chỉ ở nhiều vùng trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. 

Nguyên liệu để chẻ tăm nhang phải là loại tre già được lấy từ rừng Bù Đốp, Phước Long, tỉnh Bình Phước hoặc ở Nam Cát Tiên, Lâm Đồng đem về đây bán lại cho người chẻ nhang. Ngồi quan sát người thợ chẻ nhang mới thấy khâm phục sự điêu luyện của người làm nghề. Mỗi động tác của người chẻ đều thoăn thoắt, dứt khoát. Chỉ cần nhìn qua thanh tre là biết phải chẻ làm ba hay bốn để phù hợp với li, tấc của loại tăm, chân nhang đang chẻ.

Những que nhang khi đốt lên có mùi thơm dịu, hương phảng phất tạo nên thương hiệu nhang Dĩ An. 

23 thg 8, 2018

Có những ngôi chùa mang tiếng "oán tình nhân"

Người ta đồn rằng chùa Thiên Mụ ở Huế là ngôi chùa oán tình nhân, rằng đôi lứa yêu nhau mà đến viếng chùa này thì cuộc tình sẽ tan vỡ, không tử biệt thì cũng sinh ly. Không phải chỉ chùa Thiên Mụ, còn một số ngôi chùa khác cũng dính với lời nguyền giống như vậy, nhưng Thiên Mụ là ngôi chùa lớn nhất, nổi tiếng nhất nên được nhắc tới nhiều nhất về chuyện oán tình nhân này.

Có thiệt không hả? Có thiệt chớ! Là tui nói có lời đồn như vậy thiệt, còn lời đồn đó đúng hay sai thì... hi hi hi!

Tui thì hoàn toàn không tin những chuyện như vậy nên nghe qua rồi bỏ, chả để ý làm gì. Thế nhưng mới đây, nhân dịp trò chuyện với một người bạn tui mới biết không cần ra Huế chi cho xa, ở ngay sát bên tui cũng có một ngôi chùa oán tình nhân nổi tiếng không kém. Đó là chùa Núi Châu Thới, ở cách nhà tui có 5 km.

Châu Thới sơn tự, nhìn từ chân núi

13 thg 8, 2018

Bóc trần sự thật về ngôi chùa “oán tình”

Những câu chuyện thêu dệt về ngôi chùa “hễ cầu nguyện là đôi lứa chia tay” khiến dư luận hoang mang

Lâu nay, tại Bình Dương, người ta đồn thổi về một ngôi chùa hết sức kỳ lạ. Hễ những cặp tình nhân nào đến đây khấn vái thì sau đó sẽ xảy ra cãi cọ rồi chia tay. Từ đó, những thông tin về ngôi chùa "oán tình" cứ thế lan rộng khiến bao người sợ hãi. Được biết, ngôi chùa "truyền thuyết" này có tên là Châu Thới Sơn, được xây ngay trên ngọn núi Châu Thới (xã Bình An, huyện Dĩ An, Bình Dương). Chùa được bao bọc bởi nhiều cây cối um tùm, dưới chân núi là hồ nước rộng lớn. Địa thế, cảnh vật ngôi chùa đã góp phần làm tăng sự thêu dệt của người dân bởi nơi đây quá u tịch.

Đỉnh ngôi chùa rộ tin đồn "oán" tình nhân

Thực hư ngôi chùa "oán" tình nhân ở Bình Dương

Không chỉ nổi tiếng vì linh thiêng, thanh tịnh, ngôi chùa Châu Thới Sơn còn được gọi là ngôi chùa "oán" tình nhân khiến khá nhiều tò mò. Nguyên nhân dẫn đến tên gọi trên vì khá nhiều cặp đôi yêu nhau sau khi lên chùa cầu nguyện thì sau đó chia tay.

Đi chùa về là... chia tay

Ngôi chùa Châu Thới Sơn toạ lạc trên đỉnh núi Châu Thới tại huyện Dĩ An (Bình Dương) với chiều cao 85m. Ngôi chùa được xây dựng năm 1662 trên nền một thảo am cũ. Do được xây dựng khá cao nên không gian ở đây rất tĩnh mịch. Ngôi chùa được vây quanh bởi rừng núi âm u, cây cối rậm rạp càng thêm phần kỳ bí và linh thiêng.

Chùa Châu Thới được xây dựng từ năm 1662 trên đỉnh núi Châu Thới cao 85 m.

Bánh bèo bì 4 đời ở Bình Dương có gì đặc biệt?

Những ai đi qua khu vực chợ Búng ở Lái Thiêu, Bình Dương đều cố gắng ghé bằng được quán bánh bèo bì Mỹ Liên 1 để thưởng thức món ăn gia truyền 4 thế hệ.

Thưởng thức bánh bèo bì 4 đời ở Bình Dương

Bánh bèo bì là món ăn rất lạ, vì người ta chỉ biết đến bánh bèo Huế với nhân tôm chấy hoặc bánh bèo miền Trung nhân đậu xanh. Bình Dương đã có một món ăn không giống ai, đó là bánh bèo ăn kèm với bì lợn (da heo) thái mỏng, với thịt nạc lưng mềm luộc lên, thái nhỏ như bì lợn, ram với tỏi và gia vị cho thơm, sau đó tất cả trộn lên với chút thính gạo thơm phức và chút mỡ lợn thái nhỏ cho đỡ bị khô. Đĩa bánh bèo bì hấp dẫn ấy dọn cùng một chén nước chấm chua ngọt với củ cải và cà rốt bào sợi nhỏ, thêm chút ớt cay xè là muôn vàn hấp dẫn, ăn kèm rau sống và dưa leo xắt nhỏ.

4 thg 6, 2018

'Độc nhất' chiếc xe đời 1965 mua bằng 1000 con vịt bị rễ cây bao trùm kín

Chiếc xe máy hiệu Yamaha 50cc đời 1965, được rễ cây si già bao phủ hơn 25 năm nay là của ông Hồ Minh Tâm (55 tuổi, chủ quán cháo vịt Cu Chì, P.Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương). 

Ông Tám Chì bên chiếc xe máy và cây si. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Nằm cách quốc lộ 13 khoảng hơn 1 km, quán cháo vịt Cu Chì đã có từ hơn hai chục năm nay ở mặt tiền đường Hồ Văn Cống, cửa ngõ của làng sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp.

29 thg 5, 2018

Ngôi chùa gần 300 tuổi có tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam

Chùa Hội Khánh ở Bình Dương ngoài vẻ cổ kính còn thu hút du khách khi có tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. 

Chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) do Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) xây dựng năm 1741. Năm 2013, chùa khánh thành thêm tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52 m, cao 12 m, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa.
Công trình nằm trong khuôn viên rộng 13.000 m², được công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Bức tượng cũng được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á". 

28 thg 5, 2018

Chùa Tây Tạng có bức tượng Phật bằng tóc người lớn nhất Việt Nam

Ngôi chùa ở Bình Dương xây dựng theo phong cách Mật Tông Tây Tạng, có bức tượng Bồ Đề Đạt Ma làm từ tóc của hàng nghìn Phật tử. 

Chùa Tây Tạng (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) xây dựng năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự. Năm 1937 chùa được đổi tên như ngày nay sau chuyến đi sang Tây Tạng nghiên cứu Phật học của vị trụ trì chùa. Ngày nay, chùa tọa lạc ở một ngọn đồi xung quanh phủ kín bóng cây xanh mát. 

13 thg 5, 2018

Lạ lẫm với hương vị cháo môn Lươn

Cháo môn là món ăn bình dị, phổ biến ở vùng nông thôn nhưng nay trở thành món ăn lạ lẫm bởi nhiều lẽ: không nhiều người nấu ngon và không dễ tìm được món ăn bình dị này. Dù môn có ở nhiều nơi nhưng khi nhắc đến cháo môn, người ta lại nhắc đến vùng đất Thủ, xứ Bình Dương.


Cháo được nấu từ gạo rang hoặc gạo vo sạch. Củ môn được gọt sạch sẽ, cắt thành từng miếng nhỏ nấu chung với gạo cho mềm. Khi cháo nhừ, củ môn đã vừa chín, người nấu hạ nhỏ lửa nhưng vẫn giữ cho nồi cháo sôi trên bếp. Bẹ môn được lột vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn.

2 thg 5, 2018

Ngôi chùa xưa trên mu rùa

Cù lao Rùa là một cù lao có hình dạng con rùa đang bơi trên sông Đồng Nai, hiện nay theo tên gọi hành chánh nó là xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Thế nhưng ngày xưa Cù lao Rùa thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa, và điều này phù hợp với truyền thuyết của ông bà ta ngày xưa, rằng Đồng Nai là vùng đất tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng, với Long là dòng sông Đồng Nai (tên cũ là Phước Long giang, con rồng mang phước), đầu rồng là núi Long Ẩn (Bửu Long), còn Quy chính là cù lao Rùa, còn gọi là Cồn Quy. Từ Long (Bửu Long) qua Quy (cù lao Rùa) chỉ mất vài phút với một chuyến đò ngang.

Ở Cù lao Rùa, có một gò đất cao 15 met (cao nhất nơi đây) được coi như mu rùa. Chính tại nơi này đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại cách nay 3.500 - 3.000 năm, cho thấy cộng đồng dân cư người Việt đã tồn tại ở đây hơn 3.000 năm trong tiến trình mở cõi của mình. Vì thế Cù lao Rùa đã được công nhận Di tích Khảo cổ cấp Quốc gia. Cũng trên mu rùa này có một ngôi chùa cổ, ngày xưa có tên là chùa Gò Rùa, còn tên chính thức của chùa là Chùa Khánh Sơn.


Đường lên chùa Khánh Sơn

24 thg 4, 2018

Khảo cổ học Cù Lao Rùa

Cù Lao Rùa (Thạnh Hội) là một địa danh thuộc xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên (Bình Dương). Có tổng diện tích là 277 hecta, được bao bọc bởi dòng chảy chính của sông Đồng Nai và dòng chảy phụ tẻ nhánh bao trọn cù lao nhập vào dòng chính và chảy xuôi về Sài Gòn. Trên cù lao là một ngọn đồi nổi cao 15m so với mặt bằng khu vực, có cấu trúc như hình mu rùa, có tọa độ địa lý 10058’47” vĩ bắc và 106047’17’’ kinh đông. Nơi đây, đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay. Nơi có đặc điểm về sinh thái, cộng đồng dân cư người Việt đã tồn tại hơn 300 năm vùng đất mới trong tiến trình mở cõi của dân tộc.

Cù lao Rùa (phía tay trái)

22 thg 3, 2018

Chùa núi Châu Thới

Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương và là một trong những ngôi chùa hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau TK XVll). Chùa được xây trên ngọn núi Châu Thới (cao 82m) ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Sách “Gia Định Thành Thông Chí" viết: “Núi Chiêu Thái (Châu Thới) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm bình phong triều về Trấn thành. Ở hang núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cửa tục”


18 thg 3, 2018

Nét đẹp lễ hội ở Thủ Dầu Một

TP Thủ Dầu Một - Bình Dương có nhiều lễ hội thu hút du khách, trong đó tập trung vào thời điểm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Một trong những lễ hội lớn và thu hút du khách nhất là tại chùa Bà (còn gọi là miếu Bà Thiên Hậu). 

Toàn cảnh lễ hội chùa Bà ngày rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất - Ảnh: NGUYỄN TẤN TUẤN

Lễ hội chùa Bà 2018 thu hút lượng du khách lên đến hàng trăm ngàn người, nhưng tình hình an ninh trật tự được đảm bảo tốt. Bà Nguyễn Thu Cúc - Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một - cho biết năm 2018 chính quyền cùng người dân có sự chủ động, chuẩn bị từ sớm, nên duy trì và phát huy được nét đẹp mùa lễ hội.