Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 5, 2021

Thổ cẩm Bá Thước – từ tự phát đến định hướng trở thành sản phẩm OCOP

Đa phần cư dân huyện miền núi Bá Thước là đồng bào dân tộc Thái, Mường có trang phục truyền thống chủ yếu được may bằng vải thổ cẩm nên nghề dệt sản phẩm đặc trưng này đã tồn tại nhiều đời nay. Với sự phát triển của hoạt động du lịch cộng đồng Pù Luông, nghề dệt thổ cẩm từ chỗ “lay lắt”, tự phát, nay đã, đang phát triển mạnh. Huyện Bá Thước đã triển khai lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận làng nghề tập trung ở xã Lũng Niêm, đồng thời xây dựng sản phẩm thổ cẩm trở thành sản phẩm OCOP.

Hoạt động dệt thổ cẩm huyện Bá Thước đang phát triển trên địa bàn nhiều xã.

24 thg 2, 2021

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Xử ca (Bàn thờ) của người dân tộc Mông là tờ giấy bản được người phụ nữ trong nhà làm thủ công. Người Mông ở miền tây Thanh Hóa thay xử ca vào ngày cuối cùng của năm cũ. Với người Mông, họ quan niệm, loại giấy do chính bàn tay mình làm ra để dùng vào các dịp lễ, Tết sẽ mang lại may mắn cho gia đình, dòng tộc.

Những ngày đầu tháng Chạp rét mướt, chúng tôi có dịp về với đồng bào dân tộc Mông ở các huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát, Quan hóa… tỉnh Thanh Hóa, nghe họ kể lại nhiều phong tục tập quán đặc sắc, độc đáo vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Một trong những nét văn hóa ấy là phong tục làm giấy bản chuẩn bị đón năm mới.

Đền Nghiêm - Nơi còn lưu giữ nhiều sắc phong quý

Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng Đền làng Nghiêm (còn gọi là Đền Nghiêm), xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương hiện còn lưu giữ 8 sắc phong quý có niên đại hàng trăm năm.

Đền là nơi thờ Thiên Uy Tôn Thần, Thôi Quan Tôn Thần và Hà Thanh Tôn Thần - là 3 vị quan họ Bùi.

Dưới thời Lê Trung Hưng dòng dõi Khai quốc công thần Bùi Bị đã có công xây dựng và bảo vệ quê hương.

Tại đền đã chứng kiến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Đêm 18-8-1945 đội tự vệ của huyện tập kết tại đây, tiến vào huyện đường Quảng Xương (lúc đó đóng tại làng Bùi) bắt tri huyện Lê Nguyên Kháng nộp vũ khí, ấn tín và hồ sơ đầu hàng cách mạng.

“Cá tính” vùng đất xứ Thanh trong cái nhìn địa - chính trị

Trong lịch sử Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa là một thực thể địa lý bao gồm hai tính chất đối nghịch: Vừa là vùng đất khép kín có cấu trúc tự trị khá hoàn chỉnh, đồng thời, lại là vùng đất nằm ở vị trí trung chuyển giữa các con đường. Trong đó, đường bộ thiên lý (đường ở đồng bằng ven biển), thượng đạo (đường trên miền núi) và đường thủy (đường biển và sông) đều có tầm quan trọng vừa cho vùng đất, lại vừa cho cả quốc gia. Chính vị trí địa – chính trị đặc thù ấy đã góp vào quy định địa – tâm lý, cá tính vùng miền xứ Thanh.

Xứ Thanh, ngoài tính khép kín do chỉnh thể địa lý mang lại còn nằm ở vị trí trung chuyển quan trọng trong sơ đồ địa lý quốc gia (ảnh: Minh họa).

Độc đáo tín ngưỡng thờ “hòn đá vía”

Người dân tộc Thái ở Thanh Hóa nổi tiếng với những luật tục, lễ hội truyền thống độc đáo. Trong số đó, khi đến huyện miền núi Quan Sơn chúng ta có thể biết thêm tục thờ “hòn đá vía” gắn liền lễ hội Mường Xia.

"Hòn đá vía” được đặt tại bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy, Quan Sơn.

Trong đời sống văn hóa của đồng bào Thái ở huyện miền núi Quan Sơn, Lễ hội Mường Xia rất quan trọng. Trong đó phong tục gửi “vía” nơi “hòn đá vía” mang đậm nét nhân văn trong phong tục cúng tế của đồng bào.

10 thg 9, 2020

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Ở miền Tây Thanh Hóa, những người phụ nữ Thái vẫn lưu giữ những bí kíp gia truyền về cách siêu rượu men lá.

15 tuổi, chị Ngân Thị Quyến (bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) đã biết cách siêu men lá. Bởi lẽ, theo văn hóa của địa phương, ngoài khua luống, nhảy điệu xòe Thái thì những người con gái vùng cao nơi đây khi lớn lên đều phải biết cách siêu rượu men lá, một thứ đặc sản gắn liền với cuộc sống của người đồng bào dân tộc Thái.

8 thg 9, 2020

Ngắm những cung đường đẹp như mơ trên đỉnh Trường Lệ

Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn, dãy núi Trường Lệ (TP Sầm Sơn) còn làm xao xuyến biết bao tâm hồn du khách bởi những cung đường quanh co, uốn lượn.

Tên núi Trường Lệ gắn liền với câu truyện thần thoại. Truyện kể rằng: Tại ngọn núi này xưa kia có một người phụ nữ đã qua đời sau khi sinh con, cậu bé có khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, lớn nhanh như thổi, sức khỏe phi thường. Thương mẹ, chú bé nhặt đất đá đắp lên thi hài mẹ để nấm mồ lớn dần thành Núi Trường Lệ. Cậu bé đó trưởng thành trở thành một tràng trai khổng lồ, dũng cảm cùng nhân dân làng chài đánh tan loài quỷ biển, về sau trở thành thần Độc Cước, được nhân dân tôn kính và xây dựng đền thờ để tỏ lòng biết ơn.

7 thg 9, 2020

Cuối năm đi chợ Na Mèo - Nậm Xôi

Khi công việc nương rẫy đã xong và cây mận, cây đào đã nở là lúc báo hiệu mùa Xuân đã về. Người dân miền biên viễn Na Mèo – Nậm Xôi lại cùng nhau đi phiên chợ cuối cùng của năm để sắm tết và gặp gỡ bạn bè.

Chợ phiên Na Mèo (Quan Sơn, Thanh Hóa) và chợ Nậm Xôi (Viêng Xay, Hủa Phăn, Lào) họp cùng một thời điểm vào sáng thứ 7 hàng tuần.

6 thg 9, 2020

Nghề dệt thổ cẩm ở miền Tây xứ Thanh

Khi thóc lúa trên nương đã vào kho, tranh thủ lúc nông nhàn, những người phụ nữ Mường ở miền Tây Thanh Hóa lại tay se sợi, ngồi tỉ tê bên khung dệt để “thổi hồn” cho nghề thổ cẩm.

Chiềng Khạt – một bản người dân tộc Mường ở xã Đồng Lương (huyện Lang Chánh). Trải qua nhiều thế hệ, nơi đây vẫn còn lưu giữ nét đẹp mang bản sắc văn hóa vùng dân tộc thiểu số qua nghề dệt thổ cẩm. Ở đó, những nữ nghệ nhân vẫn ngày đêm se sợi, dệt ra những chiếc khăn choàng, những bộ váy bản địa và nhiều sản phẩm kết tinh giữa tình yêu và tâm huyết của nghề.

Làng du lịch Yên Trung - Điểm đến mới ở Xứ Thanh

Được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 6-2020, Làng du lịch Yên Trung (huyện Yên Định) được xem là điểm đến hấp dẫn, với những trải nghiệm thú vị, sự khám phá lý thú dành cho du khách. Làng du lịch Yên Trung có vị trí tại thôn Nam Thạch, xã Yên Trung (huyện Yên Định), là dự án được Tổng công ty Đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát – CTCP khởi công xây dựng từ tháng 11-2018. Giai đoạn 1 của dự án có tổng kinh phí 200 tỷ đồng.

Nhà cổ đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ xưa với tên gọi “Nơi thời gian trở lại” là điểm nhấn đầu tiên của Làng du lịch Yên Trung.

5 thg 9, 2020

Đình Mường Đòn – nét biểu trưng văn hóa đặc sắc của người Mường Thạch Thành

Từ thị trấn Kim Tân đi xã Thành Mỹ (Thạch Thành) đến trung tâm di tích Mường Đòn ước chừng 26km. Hoặc đi bằng đường thủy, từ Hàm Rồng ngược sông Mã lên ngã Ba Bông vào sông Bưởi, rồi ngược sông Bưởi đến Mường Đòn cũng rất thuận tiện.

Đình Mường Đòn, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) mới được trùng tu, tôn tạo.

Lạ miệng món muối vừng dinh dưỡng

Từ khi có mặt trên thị trường năm 2018, món muối vừng dinh dưỡng đã được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Món ăn trở nên quen thuộc trong các bữa cơm của nhiều gia đình, nhất là những người có thói quen ăn kiêng, ăn chay. 

Sản phẩm muối vừng dinh dưỡng của Công ty CP HD-Green (Gia Lộc) được nhiều người tiêu dùng biết đến 

Khám phá chợ hải sản biển Hải Hòa

Khách du lịch đến với bãi biển Hải Hòa (xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia), ngoài việc tận hưởng không gian biển thơ mộng còn có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân nơi đây và khám phá chợ hải sản Hải Hòa ngay tại bãi biển vào buổi sáng sớm.

Chợ chỉ họp vào dịp hè hằng năm, từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8, phục vụ chủ yếu cho khách du lịch đến với bãi biển Hải Hòa.

Tắm mát cùng “ngàn mây”

Những ngày nóng bức, được thỏa sức nô đùa trong làn nước mát từ trên cao đổ xuống, tràn qua từng bậc đá tạo thành những dòng thác bọt tung trắng xóa, tựa như những bậc mây huyền ảo.

Vui đùa cùng dòng nước mát

2 thg 9, 2020

Mắm tép Hà Yên – đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh

Trải qua bao thăng trầm của thời gian nhưng mắm tép Hà Yên – một món ăn dân dã đời thường vẫn được người dân nơi đây gìn giữ, phát triển và trở thành một trong những đặc sản nức tiếng của xứ Thanh được nhiều người biết đến.

Chị Nguyễn Thanh Huệ, làng Đình Trung, xã Yên Dương kiểm tra vại mắm tép mới làm.

Người dân xã Yên Dương (trước là xã Hà Yên và xã Hà Dương), huyện Hà Trung không ai nhớ nghề làm mắm tép có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng, từ thuở xa xưa, món ăn dân dã này đã nức tiếng một thời và được ông cha chọn để tiến vua, vì vậy, còn có một cái tên khác là “Mắm tép tiến vua”.

Mã giang… thơ mộng, trữ tình

Không hiền hòa, cũng chẳng náo nhiệt, tráng lệ, sông Mã giữ cho mình một nét đẹp riêng ít nơi nào có được.

Sông Mã, theo tiếng Mường cổ gọi là sông Mạ, có nghĩa sông mẹ, với tổng chiều dài 512km (trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km). Sông Mã bắt đầu bằng hợp lưu các con suối ở vùng biên giới Việt – Lào tại tỉnh Điện Biên, xuyên qua đất Sơn La, đến biên giới Lào - Việt thì đổ vào Thanh Hóa qua vùng biên giới Tén Tằn, Mường Lát, ra Biển Đông qua cửa Hới (Sầm Sơn), hai cửa phụ là sông Lèn và Lạch Trường.

12 thg 7, 2020

Dáng vóc thành phố hai bên bờ sông Mã

1. Vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng

TP Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ và trù phú. Vùng đất cổ này, không chỉ ôm trong mình một nền văn hóa với bản sắc riêng, mà còn là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, có truyền thống vẻ vang trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bởi vậy, cách đây 216 năm, nơi đây đã được lựa chọn để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội của xứ Thanh.

Một góc TP Thanh Hóa hôm nay. (Ảnh: Phạm Nam)

11 thg 7, 2020

Dòng suối ngầm và đàn “cá thần” linh thiêng

Bên chân núi Trường Sinh có một dòng suối ngầm chảy mãi không bao giờ cạn. Dòng nước mát trong chảy ngầm từ lòng núi suốt nhiều năm với đàn “cá thần” linh thiêng đã tạo nên một danh thắng độc nhất vô nhị ở xứ Thanh. Đó là suối cá thần Cẩm Lương.

Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm TP Thanh Hoá 80 km về phía Tây Bắc. Năm 2019, nơi đây được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh.

5 thg 7, 2020

Hoa gạo nở đỏ rực trước sân đền hàng trăm năm tuổi ở Sầm Sơn

Hơn 60 năm tuổi, cây hoa gạo giữa sân đền Cá Lập ở phố biển Sầm Sơn bao năm vẫn sừng sững. Tháng 3 về, hoa gạo nở đỏ rực đẹp hút hồn du khách thập phương.

Đền Cá Lập tọa lạc tại phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) có niên đại hàng trăm năm lịch sử. Ngôi đền nằm trong Cụm di tích chùa Khải Nam – đền Cá Lập, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc gia vào năm 1999.

Về chùa Hưng Phúc – nơi thờ Đào Cam Mộc

Chùa Hưng Phúc – nơi thờ Đào Cam Mộc xưa thuộc làng Tràng Lang, tổng Yên Định, huyện Yên Định, nay là làng Lang Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định. Theo văn bia “Trùng san Hưng Phúc tự” dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) hiện đang được bảo quản tại nhà văn hóa Lang Thôn, cho thấy Hưng Phúc là tên chữ của chùa, còn trong dân gian gọi là chùa Tràng Lang – cách gọi theo tên làng.

Công trình chùa Hưng Phúc đang được triển khai thi công.

Hai tên gọi trên tồn tại trong đời sống cộng đồng cư dân Tràng Lang cũng như cư dân quanh vùng từ nhiều thế kỷ nay, và nó trở thành tiềm thức trong mỗi người dân vùng này về một nơi thờ Phật và thờ Đức Thánh Đào Cam Mộc – người con của Lang Thôn đã có công lớn trong việc mở ra vương triều Lý thịnh trị trên 200 năm.