Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 8, 2021

Hồng Lĩnh - nối mạch đất thiêng

Nếu nói Hà Tĩnh là đất cổ Việt Thường thì vùng đất thuộc Minh Giang, Kẻ Treo, Kẻ Bấn, Kẻ Vọt xưa, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) ngày nay là trung tâm của vùng đất ấy. Theo hành trình phát triển của lịch sử, nhất là sau 30 năm tái lập tỉnh, vùng đất này đã có những bước chuyển to lớn.

Một góc thị xã Hồng Lĩnh ngày nay

4 thg 8, 2021

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh nằm trên con đường mang tên ông bên dòng sông nhỏ ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Nhà lưu niệm Nguyễn Phan Chánh nằm trên mảnh đất của chính gia đình danh họa - nơi trước đây được gọi bằng cái tên “Đào Mai Trang”.

2 thg 8, 2021

Liên Thành, dấu xưa còn đó...


Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh trong bài viết “Tỉnh thành Hà Tĩnh” đăng trên Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh số 116, tháng 3/2008 đã viết: “Tháng mười năm Tân Mão, Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà vua chuẩn cho bỏ trấn, chia đặt các tỉnh. Lấy hai phủ Hà Hoa, Đức Thọ gồm sáu huyện: Thạch Hà, Kỳ Hoa, Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn lập thành tỉnh mới Hà Tĩnh. Trong buổi sơ thiết, tỉnh đường tạm đặt tại xã Đại Nài, phủ Hà Hoa. Vào tháng Giêng năm Quý Tỵ (1833), tỉnh thành mới được khởi công xây đắp”. Sách Đại Nam thực lục chính biên - Đệ nhị kỷ ghi: “Tổng đốc, tuần phủ cùng với giám thành chọn được xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà địa thế cao ráo, rộng rãi, đằng trước có núi Cảm Sơn, lại có một dải sông dài chảy quanh phía trước, vòng sang bên tả, trên nối với sông Nại Giang, dưới chảy ra Cửa Sót. Đó là một khu đất đẹp. Họ bèn xin đóng tỉnh thành ở đây…”.

16 thg 6, 2021

Xuôi dòng Kẻ Gỗ…

Hồ Kẻ Gỗ là công trình đại thủy nông có dung tích lớn thứ hai trên địa bàn Hà Tĩnh, song lại có hệ thống kênh dài nhất tỉnh. Vào mùa gieo cấy, con nước từ đại công trình ùa theo những dòng kênh uốn lượn qua hàng chục làng mạc, tưới mát hàng chục ngàn héc-ta cây trồng…

9 thg 5, 2021

Ngắm những cổ vật đặc sắc được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh

Có tuổi đời hàng trăm, hàng nghìn năm, mỗi cổ vật quý đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh đều mang trong mình câu chuyện về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất núi Hồng sông La.

Những bộ trang sức bằng gốm (ảnh 1), vật dụng bằng đá (ảnh 3), bộ hài cốt của người Việt cổ (ảnh 2) được phát hiện tại xã Thạch Lạc (Thạch Hà) có niên đại hơn 4.400 năm; những vật dụng bằng sắt, đồng (ảnh 4) sử dụng trong sinh hoạt của con người thời văn hóa Sa Huỳnh tại di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (xã Xuân Viên, Nghi Xuân)..., tất cả đã chứng minh trên mảnh đất Hà Tĩnh hàng nghìn năm trước, con người đã “an cư, lạc nghiệp”

Có gì trong món phở dê bát đá đang “gây sốt” tại TP Hà Tĩnh

Với cách biến tấu mới lạ, hấp dẫn, giờ đây thực khách có thể tự nhúng những miếng thịt dê núi Hương Sơn cùng các nguyên liệu vào tô phở bát đá đang sôi sùng sục ngay tại TP Hà Tĩnh.

Phở dê bát đá sẽ khiến bạn ngạc nhiên từ ngoại hình đến nội dung

Phở là món ngon tinh tế và đã trở thành một nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Phở được làm từ nhiều loại thịt như gà, bò… Thế nhưng sự kết hợp giữa tô phở truyền thống cùng đặc sản dê núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại giúp món ăn này trở nên vô cùng đặc biệt.

Không chỉ vậy, ngoài cách ăn phở truyền thống thì cùng với sự phát triển đa dạng các loại hình ăn uống, phở dê lại được sáng tạo thưởng thức theo một cách độc đáo.

Việc dùng bát đá để nhúng thịt dê tươi và sợi phở không chỉ khiến bát phở dê thơm ngon mà còn nóng hổi đến những giọt nước dùng cuối cùng.

17 thg 4, 2021

Về làng chao hến bên bờ sông La

Bên bờ sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có ngôi làng đặc biệt từ hàng trăm năm nay gắn liền với... hến. Về đây, tiếng bước chân bì bõm đan xen với những câu tán gẫu, động viên nhau làm việc tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi...

3 thg 2, 2021

Bảo vật bia Sùng Chỉ và danh nhân Hà Tông Mục

Hà Tông Mục (1653 - 1707) quê xã Tùng Lộc (Can Lộc) là nhà khoa bảng danh tiếng sống thời Lê Trung Hưng. Ông có những đóng góp không nhỏ cho việc củng cố và giữ vững biên cương phía Bắc và cũng là nhà ngoại giao được ghi vào chính sử.

Tại Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Hà Tông Mục hiện có tấm bia lớn gọi là Sùng Chỉ bi ký. Nội dung được Giáo sư Hà Văn Tấn và học giả Đào Quang Luận phiên dịch. Đó là tư liệu quý giá về xuất thân và hành trạng của một danh nhân lịch sử của đất Hồng Lam.

Bia được làm bằng chất liệu đá, 4 mặt có hình thức giống nhau, khắc chữ Hán có nội dung khác nhau.Bia Sùng Chỉ được dựng vào năm 1696 là hiện vật cổ quý hiếm, độc bản gắn với danh nhân Hà Tông Mục.

17 thg 1, 2021

Đền Trúc - di tích độc đáo bên dòng Ngàn Phố

Đền Trúc thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi là di tích độc đáo bên bờ sông Ngàn Phố, thuộc thôn Tân Hồ, xã Tân Mỹ Hà (Hương Sơn – Hà Tĩnh).

Lối vào đền Trúc

Đền Trúc thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi là Trần Lệ và Trần Đạt. Căn cứ nghĩa quân đóng quân trước đóng tại thành Lục Niên, thuộc huyện lỵ Đỗ Gia, nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn.

8 thg 1, 2021

Người Trường Lưu giữ gìn nhà cổ!

Trầm lặng giữa vùng văn hóa Trường Lưu, nhiều ngôi nhà cổ ở xã Kim Song Trường (Can Lộc - Hà Tĩnh) vẫn được mỗi thế hệ người dân gìn giữ, trân trọng như những báu vật vô giá...

Ngôi nhà hơn 300 tuổi của gia đình ông Nguyễn Huy Thản đã được thay mái ngói

Trong quần thể rất nhiều những dấu vết cổ xưa còn hiện hữu ở thôn Xuân Phượng, nhiều người dân đặc biệt ấn tượng với ngôi nhà cổ hơn 300 năm tuổi của ông Nguyễn Huy Thản - một trong những ngôi nhà có độ luổi lâu đời nhất nằm trong khuôn viên vườn hoa cụ Thám (Thám hoa Nguyễn Huy Oánh).

Khám phá những hiện vật quý hiếm ở bảo tàng tư nhân đầu tiên của Hà Tĩnh

Trong 4.000 hiện vật tại Bảo tàng Hoa Cương (thôn Chân Thành, xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), có nhiều hiện vật quý hiếm được Tiến sỹ Nguyễn Quang Cương (SN 1957) dày công sưu tầm.

Bảo tàng Hoa Cương là công trình bảo tồn văn hóa ngoài công lập đầu tiên tại Hà Tĩnh được TS Nguyễn Quang Cương xây dựng ngay chính tại quê hương của mình. Tiền thân là Nhà khuyến học Hoa Cương (năm 2004), đến nay, Bảo tàng Hoa Cương được hoàn thành với 4.000 hiện vật do chính TS Nguyễn Quang Cương tìm tòi, phát hiện và lưu giữ.

31 thg 12, 2020

Núi Cơm huyền thoại

Ngọn núi Cơm theo từ Hán Việt xưa là Phong Phạn (Tặng Cơm), nằm bên bờ Nam sông Lam, điểm khởi đầu và vươn ra của dãy Hồng Lĩnh 99 ngọn, thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Núi Cơm nơi gắn liền với câu chuyện truyền thuyết và là nơi ghi dấu sự kiện ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, mở đầu cho cao trào cách mạng công nông Nghệ Tĩnh. Ảnh Đậu Hà

Núi Cơm gắn liền với huyền thoại ông Đùng - một nhân vật khổng lồ có sức khỏe phi thường, tự mình sắp đặt lại giang sơn, để chống chọi với lũ lụt, bão giông. Chuyện kể rằng: Hằng năm, vùng đất Xứ Nghệ thường xẩy ra nạn hồng thủy, sông Lam hung dữ dâng nước lũ mênh mông, cuốn trôi nhà cửa, hoa màu. Ông Đùng đã ra tay dời núi, chắn sông để cứu dân làng.

30 thg 12, 2020

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là vùng đất có bề dày văn hóa với nhiều di sản vật thể, phi vật thể. Gần đây, cùng với sự tích cực của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm và bảo tồn, những di sản càng phát huy giá trị trong đời sống.

Hoan Châu đệ nhất danh thắng chùa Hương Tích (thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc). Ảnh: Chùa Hương Tích ngày nay nhìn từ trên cao, Ảnh PV) 

14 thg 12, 2020

Mùa săn nấm mối ở miền núi Hà Tĩnh

Tháng 10 âm lịch, sau những cơn mưa ngắn bất chợt, thời tiết hơi nồng ẩm là lúc nấm mối nở rộ ở các vùng miền núi Hà Tĩnh.

Nhiều ngày nay, người dân huyện miền núi Hương Khê liên tục tìm được nhiều nấm mối sau những đợt mưa.

13 thg 12, 2020

Nét đẹp thờ cá voi của ngư dân Hà Tĩnh

Để gìn giữ, phát huy nét văn hóa chôn cất và thờ cúng cá voi trong đời sống, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã chú trọng công tác trùng tu, tôn tạo các di tích thờ cá voi.

Miếu Đức Ngư Ông xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) vừa được trùng tu với kinh phí 1,8 tỷ đồng

Nằm ngay sát mép biển của làng chài thôn Bắc Hải (xã Thạch Hải, Thạch Hà), đền thờ Đại Thần Ngư hay còn gọi là thờ Cá Ông vừa được bà con nhân dân ở đây trùng tu, tôn tạo. Với kinh phí hơn 200 triệu đồng từ sự đóng góp của người dân các làng chài trên địa bàn và con em xa quê, ngôi đền được cơi nới từ diện tích khoảng 20 m2 đến hiện tại là 56 m2, gồm 3 tòa điện thờ khang trang.

11 thg 12, 2020

Về làng đục dó tìm trầm ở Hà Tĩnh

Là loại cây quý, nổi tiếng ở Hương Khê, nhưng trước đây, người dân chỉ coi dó trầm là cây gỗ bình thường. Sau năm 1980, nhiều người ở Huế, Đà Nẵng… đến khai thác, dó trầm trở nên có giá trị cao. Phong trào trồng dó ở Hà Tĩnh và nghề xoi trầm ở xã Phúc Trạch cũng từ đó mà thành.


Ở xã Phúc Trạch không chỉ có giống bưởi ngon, thơm nức tiếng gắn liền với địa danh của của địa phương này mà còn có cây dó trầm được đánh giá rất cao về chất lượng. Từ những cây dó trầm, người dân sẽ chế tác ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như: trầm cảnh, đồ mỹ nghệ, trang sức, các sản phẩm tâm linh… Đến nay, phần lớn các công đoạn chế tác vẫn phải làm thủ công.

Cận cảnh quy trình làm mật mía ở làng nghề nổi tiếng Hà Tĩnh

Cuối tháng 10 âm lịch là thời điểm làng nghề ép mật ở xã Thọ Điền, Vũ Quang (Hà Tĩnh) hối hả chuẩn bị hàng tết. Sự ra đời của mô hình HTX cùng với ứng dụng máy móc hiện đại đang giúp người dân mở rộng thị trường, tăng thu nhập.

Nghề ép mật mía ở xã Thọ Điền có từ bao đời nay, trải qua thời gian, toàn xã hiện còn khoảng 100 hộ lưu giữ nghề truyền thống này. Thời điểm này, trên những vùng trồng mía, đi đâu cũng thấy người dân nhanh tay thu hoạch nguyên liệu để kịp cho ra đời những mẻ mật thơm ngon.

7 thg 10, 2020

Dòng họ Trần Hậu ở Hà Tĩnh tỏa bóng tiền nhân

Nhà thờ họ Trần Hậu đại tôn trên địa bàn tổ dân phố Tiền Tiến, phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh được xây dựng vào năm 1632, để thờ tự các bậc tiền nhân từng có nhiều công lao với dân, với nước qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc.

Nhà thờ họ Trần Hậu đại tôn tọa lạc ở tổ dân phố Tiền Tiến, phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh

Hơn 40 năm giữ nghề đan kiềng ở Hà Tĩnh

Hơn 40 năm giữ nghề đan kiềng, vợ chồng ông Trần Xuân Liên và bà Nguyễn Thị Quy ở thôn Ái Quốc, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là hộ duy nhất trong xã còn quyết tâm giữ nghề truyền thống này...

Ông Trần Xuân Liên (SN 1955), thường được mọi người trong thôn Ái Quốc gọi là “ông kiềng giang”, bởi đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề đan kiềng. Thôn Ái Quốc trước đây có tên là làng kiềng Triều Thượng, nghề đã có từ hàng trăm năm nay và đã nuôi lớn bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm, phần vì sự xuất hiện của những sản phẩm công nghiệp giá cạnh tranh, phần vì tính chất đặc thù đòi hỏi sự tỉ mẩn cao nên nghề đan kiềng bị mai một...

25 thg 9, 2020

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Đình làng Tứ Mỹ thuộc thôn Tứ Mỹ, tổng Đậu Xá (nay là xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi diễn ra nhiều cuộc tập hợp đấu tranh của quần chúng Nhân dân trong phong trào đấu tranh 1930 - 1931.

Tứ Mỹ nói riêng và tổng Đậu Xá nói chung là nơi gieo hạt nảy mầm của cách mạng Hương Sơn. Tháng 6/1930, Chi bộ Tứ Mỹ được thành lập do đồng chí Trần Bình làm Bí thư. Các tổ chức Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ, Tự vệ đỏ… nhanh chóng được thành lập. Những tin tức về phong trào đấu tranh của Nhân dân toàn tỉnh đã lan nhanh đến Tứ Mỹ, kích thích và cổ vũ phong trào cách mạng nơi đây phát triển. Tháng 4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hương Sơn được thành lập tại đình Tứ Mỹ với 17 đảng viên. Nơi đây đã trở thành điểm liên lạc, hội họp của Đảng bộ huyện Hương Sơn.