Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 10, 2022

Không gian văn hóa trong những ngôi chùa Khmer

Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang sống tập trung nhiều nhất tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ngoài ra, một bộ phận đồng bào Khmer còn ở 2 huyện Châu Thành, Thoại Sơn... Tại những nơi họ sinh sống, trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã hội và tổ chức các lễ hội truyền thống chính là ngôi chùa.

16 thg 10, 2022

Chuyện nữ anh hùng Neáng Nghés

Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés đã hy sinh từ 60 năm trước, khi chị tròn đôi mươi. Nhưng với người dân xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), chị sống mãi cùng phum sóc, cùng Tha la Păng-xây, cánh đồng phum Chông Khsách nơi xứ mình…


Xã Ô Lâm có hơn 97% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Trong chiến tranh, nhân dân Ô Lâm kiên cường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, bất khuất, trong đó có nữ anh hùng Neáng Nghés.

15 thg 10, 2022

Sản vật mùa lũ

Mùa nước nổi, lũ từ thượng nguồn sông Mêkong đổ về mang theo phù sa và nhiều sản vật từ lũ, như: Cá, tôm, cua, ốc…

Trên đồng nước lũ

Trăm năm mảnh đất cù lao Bình Thủy

Là xã cù lao của huyện Châu Phú (tỉnh An Giang), Bình Thủy mang giá trị văn hóa truyền thống từ thời mở đất. Nơi đây đang từng ngày đổi thay với diện mạo một xã nông thôn mới (NTM), hướng tới mục tiêu trở thành đô thị ven sông trù phú.

Xã Bình Thủy bình yên nép mình bên xép Năng Gù

14 thg 10, 2022

Sắc màu đủng đỉnh

Tôi ngỡ ngàng lạc vào mảnh vườn nhỏ ở thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), nơi có hàng chục cây đủng đỉnh (còn gọi cây đùng đình, cây móc) vươn mình. Loại cây này chẳng cao sang, chẳng hiếm lạ gì, nhưng chất chứa sắc màu của ký ức miền quê.


Thoạt nhìn, đủng đỉnh giống hệt cây cau, thẳng tắp trong gió. Chỉ khác, chúng trĩu nặng trái đủng đỉnh dọc theo thân. Trước đây, đủng đỉnh mọc hoang ở mọi nơi, như cây cỏ dại mà tồn tại quen mắt với con người. Chúng chứng kiến biết bao thăng trầm của cuộc sống.

1 thg 10, 2022

Quà của lũ!

Theo cái hẹn muôn đời, mùa nước lũ đã tràn về đồng bằng châu thổ để tắm mát cho mảnh đất phù sa quanh năm trái ngọt cây lành. Theo thời gian, lũ dần thay đổi, nhưng sản vật mùa nước nổi vẫn là món quà quý mà mẹ thiên nhiên ban tặng, nhắc nhở chúng ta về phong vị của quê hương.

Những ngày này, dọc theo mấy cánh đồng xả lũ, thấy trắng xóa một màu mênh mông của nước. Nước tràn qua bờ ruộng, lấp lánh ánh mặt trời trong buổi ban mai, rồi chấp chới sắc vàng dìu dịu lúc chiều tà. Người dành cả đời sống cùng mùa lũ cảm nhận rõ nét nhất sự đổi thay của mẹ thiên nhiên.

Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên cùng mùa lũ. Hồi ấy, dân quê tôi ít ai kêu “lũ”, họ chỉ quen với “mùa nước nổi”, hay chân chất nữa là “mùa nước lên”. Đời sống vật chất những năm 90 của thế kỷ trước còn thiếu thốn, nhưng mùa nước nổi thì vô cùng hào phóng. Thời điểm đó, người ta chỉ cần có gạo ăn là yên tâm sống qua mùa lũ, bởi cái thuật ngữ “chim trời, cá nước” còn đúng lắm.

Vùng đất An Giang trước năm 1832

Đó là một vùng đất rộng lớn gắn với công lao khai phá của các bậc tiền nhân. Đó cũng là vùng đất chứng kiến nhiều thay đổi, thăng trầm; ghi dấu chiến công oai hùng chống quân Xiêm, lưu lại mất mát, đau thương của cuộc nội chiến Tây Sơn - chúa Nguyễn…

Thời mở đất

Theo sách Đại Nam thực lục chính biên, vào ngày mùng 1/10 năm Nhâm Thìn (22/11/1832), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mạng chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên, trong đó đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh” gồm: Biên Hòa, Phiên An (sau đổi thành Gia Định), Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Như vậy, tỉnh An Giang chính thức thành lập năm 1832. Tuy nhiên, việc khai mở, hình thành vùng đất An Giang là cả một quá trình dài trước đó.

25 thg 9, 2022

Bấp bênh nghề đóng đáy sông sâu

Từ lâu, sông Dung Thăng (huyện An Phú, tỉnh An Giang) được xem là “túi cá” trứ danh ở đầu nguồn. Nhưng giờ đây, thiên nhiên không còn hào phóng, nguồn cá, tôm ít dần, nghề đóng đáy sông sâu bấp bênh theo sóng nước...

“Sông dài, cá lội bặt tăm”

Cơn sóng nhỏ bất chợt lướt ngang mặt sông, chiếc ghe bầu của Hai Lũy (Nguyễn Văn Lũy, 64 tuổi, ngư dân huyện An Phú) tròng trành từng nhịp. 5 chiếc võng mắc trên ghe bầu là chỗ nương náu của 5 phận đời làm nghề đóng đáy trên sông.

Năm nào cũng vậy, đến mùa nước nổi, những người bạn “tri kỷ” của Hai Lũy lại hẹn gặp tại sông Dung Thăng để mưu sinh với nghề đóng đáy. Khác với những nhánh sông lớn ở đầu nguồn, dòng sông Dung Thăng có vị trí thuận lợi, nằm ngay hạ lưu của 2 nhánh sông nhỏ chảy qua từ nước bạn Campuchia. Vào mùa lũ, nơi đây hứng một lượng lớn “sản vật đồng” từ thượng nguồn đổ về. Tuy nhiên, những năm gần đây, mẹ thiên nhiên không còn ưu đãi.

24 thg 9, 2022

Tết Sene Dolta ở Ô Lâm

Ngày 20/9, tại xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đồng bào dân tộc thiểu số Khmer địa phương hòa vào không khí đón lễ Sene Dolta, thông qua Tết quân – dân năm 2022.

Sáng sớm, bà con xã Ô Lâm nô nức đến khuôn viên mộ liệt sĩ Néang Nghés để tham dự hoạt động Tết quân – dân 2022. Lễ Sene Dolta (hay gọi là lễ cúng ông bà) diễn ra vào tuần tới, nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho linh ồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.

22 thg 9, 2022

Vãn cảnh núi Trà Sư

Dù không được xếp vào 7 ngọn Thất Sơn, nhưng núi Trà Sư (thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vẫn ẩn chứa những câu chuyện linh thiêng, sở hữu tầm nhìn thoáng đãng xuống đồng bằng. Đến với ngọn núi này, bạn sẽ có trải nghiệm rất đặc biệt về hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người dân, thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.

Đây là lần thứ 2, tôi chinh phục núi Trà Sư. Với độ cao khoảng 150 m, núi Trà Sư không được xem là quá hùng vĩ. Tuy nhiên, leo tới đỉnh núi giữa trưa nắng gắt cũng là thử thách khó khăn với bất cứ ai. Từ đồi bằng lăng, tôi bắt đầu hành trình với đủ đồ đạc lỉnh kỉnh. Đồi bằng lăng mùa này xanh um màu lá, che mát lối đi phủ đầy rêu. Những tháng đầu mùa mưa, bông bằng lăng nở rộ. Cả núi rừng choáng ngợp với vẻ đẹp tinh khôi. Bởi thế, nếu có dịp, bạn hãy đến núi Trà Sư vào mùa bông bằng lăng nở, để thấy hết vẻ đẹp của nơi này!

Qua khỏi đồi bằng lăng một đoạn, sẽ gặp ngay mộ của sư ông Lê Nhựt Long (dân gian gọi là ông Đạo Xom), người từng hốt thuốc trị bệnh cho Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo. Gần đó là điện Huỳnh Long, một di tích nổi bật, liên quan đến Đức Huỳnh Giáo chủ. Trong điện Huỳnh Long, người ta còn lưu giữ bộ vạt tre mà ngài nằm trong những ngày chữa bệnh. Do đây là di tích liên quan đến Đức thầy, nên khá nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo lui tới cúng viếng.

Góc nhìn thoáng đãng trên núi Trà Sư

13 thg 9, 2022

Câu cá trên non

Có lần, một cư dân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) rủ tôi: “Bữa nào rảnh, lên đây đi câu cá núi với tụi tui, bao vui, bao ngon!”. “Bữa nào rảnh”, chớp mắt là 10 năm sau. Nhưng đối với người miền xuôi như chúng tôi, cái vui, cái ngon thì vẫn vậy, vẫn đặc biệt vô cùng.


Chỉ khác, lần này chúng tôi chưa có dịp gặp lại người bạn cũ để thực hiện lời hẹn cũ. Mà lời hẹn ấy được thực hiện bởi những người bạn mới, cư dân mới đến núi Cấm lập nghiệp. Anh Sĩ (chủ một homestay) dặn chúng tôi đi men theo con suối Thanh Long, nhưng ở khu vực Ô Tứk Sa trên cao.

12 thg 9, 2022

Mộc mạc suối Ô Đá

Men theo đường mòn dưới chân Ngọa Long Sơn, thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), chúng tôi dễ dàng hỏi thăm người bản địa để được chỉ đường đến suối Ô Đá. Hoặc nếu để ý sẽ có những bảng chỉ dẫn viết tay đơn sơ đặt ở các đoạn cua.


Bắt đầu mùa mưa, suối Ô Đá- 1 trong 6 con suối ở vùng Bảy Núi được những người yêu thích du lịch tìm đến trải nghiệm. Vắt ngang đường lên suối là một nhánh suối nhỏ, nước trong vắt, mát lạnh.

Từ nơi đây đã có thể cảm nhận không khí trong trẻo của núi rừng, với chim hót, suối reo… Nước dưới chân núi không sâu, gặp mưa lớn chỉ ngập hơn mắc cá chân người lớn.

11 thg 9, 2022

Những danh thần trên đất An Giang

Bên cạnh công lao to lớn của Thống chế khâm sai thượng đạo đại tướng quân Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), vùng đất An Giang “thuở mang gươm đi mở cõi” còn có đóng góp của nhiều danh tướng đã được triều đình phong hầu. Sự phát triển của tỉnh hôm nay còn lưu dấu nhiều hiền nhân thuở ấy.

Tượng danh thần Thoại Ngọc Hầu tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (TP. Long Xuyên)

Chinh phục vùng đất hoang vu

Việc thành lập tỉnh An Giang được xác định vào năm 1832, khi trấn Vĩnh Thanh được vua Minh Mạng chia thành tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tuy nhiên, vùng đất An Giang đã được khai phá từ trước, mà người có công khai mở đầu tiên là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), sinh tại vùng đất thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay.

Theo nghiên cứu của ThS Đỗ Thanh Nhàn (Trường Chính trị Tôn Đức Thắng), nhờ sớm hiển lộ tài thao lược, lập được nhiều chiến công từ khi còn rất trẻ nên mới khoảng 20 tuổi, Nguyễn Hữu Cảnh đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong giữ chức võ quan cấp cao là Cai cơ. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được phong làm Thống suất, cử vào kinh lược xứ Đồng Nai (tên gọi chung cho toàn bộ vùng đất Nam Bộ hiện nay).

Dù đối diện với rất nhiều khó khăn ở vùng đất mới, nhưng ông thể hiện bản lĩnh thao lược: Vừa khẩn hoang, vừa mộ dân, mở đất, lập làng, bình định, thiết lập bộ máy quản lý, tổ chức hành chính, xác định biên cương, lãnh thổ, quy định các thứ thuế đinh điền và chỉ đạo phát triển kinh tế vùng đất mới. Nguyễn Hữu Cảnh còn có công lớn đánh dẹp giặc Chân Lạp do Nặc Thu cầm đầu, góp phần giữ gìn đất đai, bờ cõi và bảo vệ nhân dân.

ThS Đỗ Thanh Nhàn cho rằng, sinh thời của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, tỉnh An Giang chưa thành lập. Tuy nhiên, công trạng của ông đối với Nam Bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng rất to lớn. Nhiều làng mạc trên địa bàn An Giang ngày nay được hình thành dưới thời Nguyễn Hữu Cảnh.

Khoảng năm 1820-1828, Thoại Ngọc Hầu cho xây đình Châu Phú thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là một trong những nhân vật lịch sử được tôn kính và thờ cúng nhiều nhất trong các đình thần ở An Giang. Tên ông được đặt cho tên đất (cù lao Ông Chưởng), tên trường học, tên đường… ở An Giang.

Xây dựng vùng đất mới

Ngay trước khi tỉnh An Giang được thành lập, vùng đất này đã ghi dấu công lao của Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư (hiện chưa rõ năm sinh), người sinh ra và lớn lên ở cù lao Giêng (huyện Chợ Mới ngày nay). Ông theo Tiền quân Tôn Thất Hội đi đánh giặc, từng chức Phó tướng Tiền quân Khâm sai Tổng nhung cai cơ.

Tháng 5/1794, ông và các em tử chiến trong trận đánh ở cửa biển Thị Nại. Sau khi lên ngôi vua, Gia Long ghi nhận công lao to lớn của ông và các em, truy phong cho Nguyễn Văn Thư là Đặc Tiến Phụ Quốc, Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc hầu, được liệt thờ ở miếu Trung Hưng.

Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư là người được triều Nguyễn phong tước hầu sớm nhất trong các vị được phong hầu ở Tây Nam Bộ. Công lao chính của ông là tham gia chiến trận, đánh tan tàn quân Xiêm để bảo vệ nhân dân, phò Nguyễn Ánh, góp công lớn vào dựng lập nhà Nguyễn. Gia đình ông cũng có công khẩn hoang, mở đất, tiêu trừ thú dữ, bảo vệ thôn dân.

Lăng của ông và 2 người em hiện ở cù lao Giêng, trong khu vườn của dòng tộc, được nhân dân trong vùng tôn gọi là Lăng Ba Quan Thượng Đẳng; phủ thờ các ông cũng được lập gần lăng, gọi là Dinh Ba quan thượng đẳng. Nhân dân quanh năm hương khói phụng thờ.

Trước khi tỉnh An Giang được thành lập, vùng đất này đặc biệt ghi dấu ấn công lao của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại (1761-1829), người có công chỉ huy đào kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế và để lại nhiều công trình có giá trị đến ngày nay.

Cùng thời với Thoại Ngọc Hầu, còn có Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên (1763-1831). Ông tên thật là Phan Văn Tuyên, vì có công nên được vua Nguyễn ban cho quốc tính. Năm 1788, khi 25 tuổi, ông đầu quân theo phò chúa Nguyễn Phúc Ánh. Với võ công giỏi, tài điều binh, ông lập nhiều công trạng, lần lượt được phong giữ các chức: Thần sách quân hổ oai vệ úy, Chấn võ quân nhất bảo vệ úy, Khâm sai Chưởng cơ (1802), Thống chế (1816).

Năm 1822, ông được giao trấn thủ Biên Hòa rồi trấn thủ Định Tường kiêm Khâm sai thuộc nội chưởng cơ. Sau đó, được bổ nhiệm làm trấn thủ Vĩnh Thanh. Khi Tả quân Lê Văn Duyệt có việc về kinh đô Huế, ông được cử quyền nhiếp chính Tổng trấn Gia Định thành.

Năm 1829, sau khi Thoại Ngọc Hầu lâm trọng bệnh và mất, Nguyễn Văn Tuyên được cử thay thế, sắc phong nguyên chức là “Thống chế cai quản biền binh, Bảo Hộ Cao Miên quốc ấn, kiêm án thủ Châu Đốc đồn kiêm quản Hà Tiên trấn biên vụ”, nên còn có tên là Bảo Hộ Tuyên.

Trong vai trò Phó Đổng lý trực tiếp, Trấn thủ Định Tường, Trấn thủ Vĩnh Thanh, Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên là người cùng với Thoại Ngọc Hầu huy động dân binh và chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế. Sau khi Thoại Ngọc Hầu mất, ông là người kế tiếp công việc, làm trấn thủ Vĩnh Thanh, Án thủ Châu Đốc, bảo hộ Cao Miên. Công trạng của ông đối với Nam Bộ nói chung, tỉnh An Giang nói riêng là doanh điền khẩn hoang, mở đất lập làng, trấn thủ bảo vệ bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, phát triển giao thông, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp - thương nghiệp…

“Trong quá trình mở mang, xây dựng và phát triển vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng, có công lao đóng góp rất lớn của những danh thần lương tướng thời phong kiến - giai đoạn đầu của công cuộc mở mang bờ cõi. Các vị hầu này đã góp phần khai mở đất đai, chiêu mộ an dân, phát triển sản xuất, bảo vệ bờ cõi, trở thành danh nhân tiêu biểu trong lịch sử. Các vị hầu không chỉ được triều đình tôn vinh, mà quan trọng hơn, đã sống mãi trong niềm tôn kính, tri ân của nhân dân An Giang” - ThS Đỗ Thanh Nhàn đúc kết.

NGÔ CHUẨN

“Động thiên thai” trên nóc nhà miền Tây

Đó là “Động Thủy Liêm” ở núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Địa danh này làm người ta dễ nhầm lẫn với hồ Thủy Liêm trước chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh (cũng trên đỉnh núi Cấm).


Động Thủy Liêm chúng tôi nhắc đến nằm khuất bên con đường dân sinh nhỏ hẹp, nếu không nhờ người dân địa phương đưa đến thì sẽ rất khó tìm.

Độc đáo Thủy Đài Sơn

Nằm gần trung tâm thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Thủy Đài Sơn không thu hút du khách bởi vẻ uy nghi, hùng vĩ. Thay vào đó là vẻ đẹp đơn sơ, cùng những câu chuyện ly kỳ, không kém phần huyền bí.


Trong cụm Thất Sơn, Thủy Đài Sơn là ngọn núi nhỏ nhất, chỉ cao khoảng 54 m, chu vi hơn 1.000 m. Thủy Đài Sơn gắn liền với những huyền thoại trong dân gian về phong thủy ở miền Tây.

Theo lời các bậc cao niên, tên gọi Thủy Đài Sơn có lẽ bắt nguồn từ vị trí địa lý, cũng như điều kiện tự nhiên của ngọn núi. Trước đây, vào mùa lũ, xung quanh khu vực Thủy Đài Sơn là một biển nước mênh mông, chỉ còn lại một hòn núi nhỏ nằm trơ trọi giữa 4 bề sóng nước. Do đó, người dân địa phương mới gọi là núi Nước.

25 thg 8, 2022

Tuyệt cảnh chùa Hang

Là một trong những điểm tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng ở TP. Châu Đốc, chùa Hang (Phước Điền tự) có kiến trúc vô cùng độc đáo, cùng cảnh quan tuyệt đẹp. Du khách thường đến chùa hành hương và thưởng ngoạn rất đông vào dịp cuối tuần.


Được hình thành trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, chùa Hang gắn liền với vị sư nữ Lê Thị Thơ, pháp danh Diệu Thiện. Trước khi xuất gia, bà làm nghề thợ may, nên người dân trong vùng gọi là bà Thợ. Sau mấy trăm năm tồn tại và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa Hang đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng Châu Đốc – núi Sam.

Chiều trên cù lao ông Hổ

Nằm soi bóng bên dòng sông Hậu, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) mang cái tên quen thuộc khác là cù lao ông Hổ. Ở nơi đó, nhịp sống dân dã miền Tây vẫn chất chứa trong từng nếp nhà, từng cảnh quan, như đang chờ đợi những người con phương xa trở về. Đặc biệt, vào mỗi chiều tà, cù lao toát lên vẻ bình yên làm dịu mát lòng người…


Muốn đến cù lao Mỹ Hòa Hưng, thuận tiện nhất là qua phà Trà Ôn. Cứ ít phút lại có một chuyến phà ra vào bến, giải quyết số lượng lớn hành khách từ trung tâm TP. Long Xuyên sang xã và ngược lại.

24 thg 8, 2022

Tĩnh lặng “hồ nước trời” lớn nhất miền Tây

Là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất miền Tây, búng Bình Thiên (huyện An Phú, tỉnh An Giang) sở hữu vẻ đẹp trong trẻo lạ kỳ. Đến với búng, bạn sẽ chìm vào cảm giác mênh mang, thư thái và nhẹ nhàng của miền sông nước An Giang.

Đến búng Bình Thiên vào bất cứ thời điểm nào trong năm, bạn đều cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn bởi cảnh sắc nên thơ, trong trẻo của nơi đây. Theo cách hiểu thông dụng, búng Bình Thiên nghĩa là hồ nước bình yên do ông trời ban tặng, hay ngắn gọn hơn là “hồ nước trời” theo lối giải thích chiết tự. Trong đó, “Bình” được hiểu là bình yên, phẳng lặng; còn “Thiên” là trời.

Búng Bình Thiên sở hữu vẻ đẹp bình yên, phẳng lặng

12 thg 8, 2022

Nghề vót đũa tre ở núi Cấm

Anh Nguyễn Văn Cuội, ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, vót đũa bằng bào sắt thay cho dao, từ sáng đến chiều được 700 đôi, thu nhập hơn một triệu đồng.

Sáng đầu tháng 5, núi Cấm cao hơn 700 m, được xem là nóc nhà miền Tây, đón những cơn mưa đầu mùa. Anh Cuội uống ngụm trà nóng, tìm trong túi đồ nghề chiếc bào (giống bào thợ mộc) to bằng bàn tay, bắt đầu ngày làm việc. Người đàn ông 40 tuổi mất 15 phút để mài lưỡi bào cho bén rồi tiến lại hiên nhà - nơi kê sẵn thanh gỗ dài hơn mét, bên trên khoét hình hai chiếc đũa.

Anh Nguyễn Văn Cuội mỗi ngày vót nhiều nhất được 800 đôi đũa. Ảnh: Ngọc Tài

9 thg 8, 2022

“Săn” cá sát theo con nước

Tháng 8, dòng sông Hậu ngả màu ngầu đục, cũng là lúc những “ngư phủ” tất bật dùng vợt xúc cá sát, kiếm thêm thu nhập. Cá sát sông thuộc loại da trơn, muốn khai thác được nhiều, ngư dân phải canh theo con nước...