Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 12, 2021

Chợ ở Châu Phú xưa và nay

Qua nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ huyện Châu Phú 1930 – 2015, tái bản lần thứ I năm 2016, cho chúng ta biết trong những ngày đầu khai hoang, mở đất Châu Phú đầy gian khổ, hiểm nguy. Những lưu dân người Việt từ mọi miền đất nước về đây tạo lập nên những thành quả rất đáng tự hào, để có một huyện Châu Phú sung túc, tươi đẹp như hôm nay.

Với hoàn cảnh khác nhau, họ đến đây cùng một mục đích là mưu cầu cuộc sống, họ đã sống và gắn chặt với thiên nhiên, chiến thắng tất cả nỗi sợ “Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”, họ đã biến tất cả những gì có sẵn trên mảnh đất “Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma” này trở thành những thứ ngọt lành để phục vụ cho chính nhu cầu trong đời sống thường ngày của họ.

30 thg 11, 2021

Thương mùa điên điển vàng đồng!

Mùa lũ năm nay, con nước về chậm, con cá còn chưa kịp lớn đã vội ra sông lớn nhưng bông điên điển vẫn lấm tấm vàng trên những tán lá non. Mặc cho dịch COVID-19 đã làm cuộc sống thay đổi ít nhiều, nhưng điên điển vẫn hiện hữu ở những góc quê mùa lũ và giữ nguyên vẻ đẹp chân chất, bình dị mà quá đỗi thân thương.

Mùa điên điển buồn

Chẳng biết tạo hóa có cho điên điển thứ giác quan đặc biệt nào không, nhưng mấy nụ “mai vàng mùa lũ” ấy dường như cũng đi theo con nước. Nước chưa ngập đồng, điên điển cũng chẳng có bông. Nước lé đé bờ kênh, mới thấy chút sắc vàng hé lên trong cái màu non tươi của lá. Với dân quê, điên điển là chút gì đó của mùa lũ xưa còn sót lại, là ký ức và cũng là nỗi nhớ tuổi thơ.

1 thg 11, 2021

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 3: Tín ngưỡng dân gian

Thiên Cấm Sơn vốn được xem là một trong những ngọn núi kỳ bí, ẩn chứa nhiều huyền thoại thu hút du khách. Nơi đây có những điện thờ linh thiêng được hình thành từ dòng chảy của lịch sử và tín ngưỡng tâm linh dân gian.

Tín ngưỡng dân gian

Từ lịch sử…

Nằm cách vồ Thiên Tuế không xa, men theo những lối mòn chạy lẫn khuất dưới bóng râm bạt ngàn của cây rừng, chúng tôi đến điện Gia Long, điểm thờ cúng được khá nhiều người dân lui tới. Dịp đầu năm, rất nhiều du khách đến viếng điện Gia Long với niềm tin sẽ được ban phước lành. Gọi là điện nhưng thực tế đó chỉ là một ngôi miếu nhỏ được cất trên tảng đá lớn, sơn màu đỏ, bên trong đặt chân dung Đức Thế tổ Nguyễn Ánh.

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 2: Trứ danh vồ Thiên Tuế

Ngày trước, các bậc tiền nhân đến vồ Thiên Tuế khai sơn phá thạch và tìm am cốc để tu tiên. Sở dĩ có tên gọi vồ Thiên Tuế vì nơi đây hiện hữu nhiều cây thiên tuế cổ thụ, một địa danh nổi tiếng bậc nhất núi Cấm.

Vồ Thiên Tuế vắng bóng… cây thiên tuế

Từ con đường chính ở lưng chừng núi Cấm, rẽ phải là đến vồ Thiên Tuế. Dưới một tảng đá to, người dân thờ sơn thần lúc nào cũng nghi ngút khói nhang để khách hành hương đến viếng. Nhiều giai thoại cho rằng, xưa kia ở vồ Thiên Tuế có bãi đất trống nên Đức Phật Thầy Tây An đã chọn làm nơi tu hành thành đạo. Theo đó, vồ Thiên Tuế có 3 điểm còn lưu dấu bậc cao nhân, gồm: Nơi thiền của Đức Phật Thầy Tây An, nơi phát nguyện của vua Hàm Nghi và giếng nước của vua Gia Long…

Cây thiên tuế bị bứng gốc.

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 1: Vồ Đầu lưu dấu cao nhân

Từ lâu, núi Cấm (Tịnh Biên) được xem là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách xa gần. Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ và nghe kể về những câu chuyện kỳ bí của các bậc tiền nhân.

Vồ Đầu lưu dấu cao nhân

Sáng sớm, sương giăng bảng lảng trên đỉnh Thiên Cấm sơn, nhiều đoàn khách nối đuôi nhau vượt dốc. Lên đến vồ Đầu, người nào cũng lấm tấm giọt mồ hôi. Chốc chốc, cái se lạnh dễ chịu của núi rừng ùa về xua đi phần nào mệt nhọc.

Như được tái sinh:

Ở độ cao khoảng 600m, hướng Tây Bắc, cách tượng Phật Di Lặc khoảng 3km, vồ Đầu nằm trong 5 non gồm: Vồ Bò Hong, vồ Bà, vồ Ông Bướm và vồ Thiên Tuế. Nếu đi bộ khu vực tượng Phật Di Lặc đến vồ Đầu mất khoảng 1 giờ đồng hồ, còn đi bằng xe gắn máy chỉ mất khoảng 25 phút. Theo dân gian truyền miệng, vồ Đầu được xem là vồ đầu tiên của núi Cấm. Ở vồ Đầu có 2 điểm du lịch tâm linh huyền bí là điện 13, thờ Hoa Sơn Thánh Mẫu và cửu huyền trăm họ. Khách hành hương quan niệm rằng, đến núi Cấm phải chinh phục cho được điện 13 bằng cách đi qua các khe núi, rồi chui vào sâu trong mê cung đá để trải lòng. Có người chui ra khỏi hang và thốt lên, điện 13 y như hang “mẹ sanh mẹ đẻ”. Họ còn quan niệm, nếu chui qua điện 13 thì giống như được sanh ra một lần nữa trong cõi trời đất này. Điện 13 âm u tĩnh mịt chui qua rất khó khăn, do đó phải thắp sáng bằng nến thì mới thấy đường đi. Khi đến những nơi sâu và hẹp phải hít sâu lồng ngực mới lách qua được các “ải” của núi đá. Bên trong hang điện 13 sâu và dài khoảng 50m, khiến nhiều người phải “ngộp” khi lần đầu tiên chui qua.

Vồ Đầu.

1 thg 10, 2021

Hai lần xuất gia

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (nguyên mẫu của nhân vật ni sư Huyền Trang trong phim “Biệt động Sài Gòn”) nếu kể một cách vắn tắt thì chỉ gói gọn trong hai lần xuất gia. Nhưng mấy ai thấu hiểu được những giằng xé tâm tư, ray rứt giữa đạo và đời trong lòng bà, giữa những lần xuất gia ấy. Tác phẩm này như một lời tự sự đầy trăn trở của bà, qua góc nhìn của nhà báo Gia Khánh.


Một buổi sáng cuối tháng 5-2021, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (thế danh Phạm Thị Bạch Liên, sinh năm 1931, ngụ thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đưa mắt nhìn lên trần nhà, nghe cơn mệt mỏi thấm dần vào từng tế bào cơ thể. Những đợt nằm viện ngày càng nhặt, thời gian mỗi đợt ngày càng dài, có khi cả tháng trời, để bà cảm nhận rõ nét tuổi già, lực kiệt.

Người chiến sĩ biệt động đầy sức sống năm xưa, giờ chỉ còn là quá khứ. Bao nắng mưa sương gió, khói lửa chiến tranh đã dừng lại đâu đó trong ký ức. Muốn quên, quên không đặng. Muốn nhớ, lại chẳng nhớ được nhiều!

2 thg 8, 2021

Mùa măng tầm vông

Thường xuất hiện vào mùa mưa, măng tầm vông mang đến cho người dân xứ núi bữa ăn đa dạng, phong phú hơn. Măng tầm vông còn giúp nhiều hộ dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập từ việc bán măng cho du khách.

Cây trồng đặc biệt

Từ bao đời nay, cây tầm vông đã gắn liền với đời sống người dân huyện miền núi Tri Tôn nói chung, đồng bào DTTS Khmer nói riêng. Loại cây trồng này không những giúp cho nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập từ việc canh tác, mà còn tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương thông qua việc uốn cây.

Tầm vông là loại cây khá đặc biệt, dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu thấp. Càng đặc biệt hơn, khi cây trồng này không cần tưới nhiều nước, lại chịu hạn rất tốt, cho dù điều kiện thời tiết có khô hạn đến đâu cây tầm vông cũng sống và phát triển được. Do đó, loại cây trồng này rất thích hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng như huyện miền núi Tri Tôn. Cây tầm vông tập trung nhiều ở xã Lương Phi và thị trấn Ba Chúc, đồng thời xuất hiện rải rác ở các địa phương, như: Lê Trì, Ô Lâm, Cô Tô...

13 thg 7, 2021

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Di tích Văn hóa Óc Eo được tìm thấy trải dài ở các tỉnh Nam bộ, là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam (từ thế kỷ thứ I - VII sau công nguyên). Di tích được phát hiện năm 1942, được Malleret (1901-1970, học giả người Pháp) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944.

Quần thể Khu di tích Óc Eo - Ba Thê có diện tích 450ha với nhiều loại hình di tích phong phú, đa dạng. Theo nghiên cứu khảo cổ, vùng đất này trước đây nằm trên trục thủy đạo chính (Lung Lớn) lại gần bờ biển, có vị thế là trung tâm thương mại sầm uất. Nơi đây còn có ngọn núi cao (núi Ba Thê ngày nay) cung cấp nguồn nước ngọt, nguyên liệu đá, cát cho xây dựng, nguyên liệu cho nghề kim hoàn…

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Khu di tích Óc Eo - Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt, nhằm tôn vinh giá trị to lớn của 1 trong 3 nền văn hóa cổ Việt Nam là: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo.

Những năm qua, tỉnh An Giang đã tiếp nhận 8.089 hiện vật do nhân dân hiến tặng và kiểm kê được 84 di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 - 2020, có trên 50.300 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn nền văn hóa độc đáo này.

Chùa Linh Sơn (chùa Phật Bốn Tay) dưới chân núi Ba Thê

4 thg 7, 2021

Hoài niệm Vĩnh Tế Sơn, Tân Lộ Kiều Lương

Để người dân TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) và du khách hiểu về truyền thống lịch sử, sự gian khổ, hy sinh của các bậc tiền nhân đã khai phá và giữ gìn từng tấc đất quê hương, là cội nguồn của dân tộc và đặc trưng văn hóa của vùng đất Nam bộ, UBND TP. Châu Đốc vừa tổ chức Lễ phục dựng bia Vĩnh Tế Sơn và bia Tân Lộ Kiều Lương.

Trong quá trình mở mang và phát triển bờ cõi phía Nam, danh thần Thoại Ngọc Hầu đã có nhiều đóng góp to lớn về kinh tế, quốc phòng và đời sống của người dân vùng đất An Giang, như: đào kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, đắp đường Tân Lộ Kiều Lương… Quá trình khai phá này được ghi trên bia Vĩnh Tế Sơn và bia Tân Lộ Kiều Lương. Bia Vĩnh Tế Sơn được dựng năm 1828 (sau khi đào xong kênh Vĩnh Tế 4 năm), bia cao hơn đầu người bằng loại đá sa thạch.

Theo thời gian, do để ngoài trời chịu nhiều mưa, nắng nên mặt đá bị bào mòn, chữ còn, chữ mất. Bia Tân Lộ Kiều Lương cũng được dựng lên cùng năm với bia Vĩnh Tế Sơn, sau khi hoàn thành con lộ Châu Đốc - Núi Sam. Ngày nay, bia không còn nhưng văn bia vẫn còn trong sử sách.

Phục dựng bia Vĩnh Tế Sơn tại lăng Thoại Ngọc Hầu

16 thg 6, 2021

Mùa trâm Bảy Núi

Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc những cây trâm sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tự nhiên ở vùng Bảy Núi bắt đầu ra hoa, kết trái. Đó là món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất nơi đây.


Trâm là loại cây thân gỗ, cao, khỏe, nhiều cành lá xum xuê. Cây trâm sinh trưởng và phát triển tự nhiên khoảng 7 năm tuổi bắt đầu cho trái, tuổi thọ kéo dài cả trăm năm. Hàng năm, cây trâm cho ra hoa khoảng giữa tháng 3 và cho thu hoạch trái dài đến tận tháng 6 (âm lịch). Trâm ra hoa rồi kết trái thành từng chùm. Trái trâm lúc còn non có màu xanh, khi già chuyển sang đỏ, lúc chín có màu tím đen, to gần bằng đầu ngón tay. Trâm chín đen bóng, no tròn, mọng nước, ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, chát chát rất đặc trưng.

21 thg 5, 2021

Thăm dinh Ông Thẻ

Gắn liền với những huyền thoại ly kỳ liên quan đến giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, dinh Ông Thẻ là một trong những di tích đặc biệt được người dân giữ gìn, tôn tạo cho đến ngày nay. Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện về công lao của các bậc tiền nhân thời mở đất.

Dọc theo con đường nhựa uốn lượn bên bờ rạch Cây Gáo, tôi đến dinh Ông Thẻ (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tham quan di tích văn hóa đặc biệt này. Với tên gọi đặc biệt, dinh Ông Thẻ mang trong mình quá trình hình thành, phát triển đậm màu sắc tâm linh.

Theo Ban bảo vệ di tích dinh Ông Thẻ, dinh được hình thành từ thời khai hoang mở đất của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên cùng các đệ tử. Trong đó, “ông thẻ” lại gắn liền với Quản cơ Trần Văn Thành, người anh hùng kháng Pháp với cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa vang danh lịch sử. Đến dinh Ông Thẻ, tôi khá bất ngờ với hình dáng “ông thẻ”. Đó là một cây gỗ tròn đường kính chừng 1 tấc, dài 1,2m, đầu thẻ chạm búp sen, thân thẻ khắc 4 chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”.

Người dân thường cầu nguyện “ông Thẻ” phù hộ cho cuộc sống của mình

8 thg 5, 2021

Hương lục bình đọng mãi trong tôi!

“Đời bềnh bồng xuôi con nước nhấp nhô/ Mặc ngày tháng đẩy xô theo sóng bạc/ Bởi tên em chỉ là loài hoa dại/ Hương lục bình còn đọng mãi trong tôi”. Là loài hoa nở vào mùa hè nhưng có thể vì cái sự lênh đênh, bất định của nó mà lục bình không được người ta nhắc nhiều như những chùm phượng vĩ đỏ rực hay sắc tím mộng mơ của bằng lăng. Thế nhưng, những bông hoa lục bình không còn xa lạ với nhiều người, mỗi lần bắt gặp chúng ở đâu đó, nó lại gợi nhớ cả một miền quê trong ký ức!

Sắc tím hoa lục bình

20 thg 4, 2021

Mặc nưa - thời xa vắng

Giữa trưa, tôi chạm vào mấy gốc mặc nưa, nghe trầm mặc lan sâu vào lòng. Chúng như lạc lõng giữa mảnh đất mặt tiền có giá trị cả chục tỷ đồng của phố thị. Những khoảnh đất bạt ngàn mặc nưa ngày xưa giờ đã lùi vào dĩ vãng, kéo theo thời hoàng kim của mặc nưa. Mà thật ra, mặc nưa không mang ý nghĩa cho riêng mình. Nó là “linh hồn” của “nữ hoàng tơ lụa” lãnh Mỹ A huyền thoại. Không có lãnh Mỹ A, nó chỉ là gốc cây dại ven đường. Ngược lại, thiếu mặc nưa, lãnh Mỹ A chỉ là mảnh lụa đơn thuần, vắng hẳn nét đặc sắc được truyền tụng.

Theo nhiều tài liệu, lãnh Mỹ A vang bóng một thời, niềm tự hào của xứ lụa Tân Châu (An Giang). Thời thịnh nhất của loại vải cao cấp này là những năm 1950-1960, chỉ có các quý bà, quý cô thuộc gia đình giàu sang mới đủ tiền để mua lãnh Mỹ A may áo dài. Lãnh Mỹ A không chỉ nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh, mà còn được xuất sang Campuchia, Lào...

Lúc ấy, ở Tân Châu hầu như nhà nào cũng làm lãnh Mỹ A. Sau này, lãnh Mỹ A được “phục hưng” thành công, bằng việc được các nhà thiết kế nổi tiếng sử dụng trong nhiều bộ sưu tập các loại váy liền thân dáng suông, váy chữ A, áo vest, áo dài, trang phục dạ hội và váy cưới... làm sống lại thương hiệu lãnh Mỹ A, mang hồn quê ra khỏi phạm vi đất nước một lần nữa.

29 thg 3, 2021

Hương vị lồng mức núi Dài

Trên núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (Tri Tôn, An Giang) có một vườn lồng mức đã bén rễ và phát triển ở vùng đất này trên 20 năm. Đó là vườn lồng mức của anh Đỗ Quốc Việt rộng trên 1,5ha, canh tác theo kiểu vườn đồi.

Ở xã Lê Trì cũng có một hộ trồng cây lồng mức, tuy nhiên số lượng không nhiều, chỉ có vườn lồng mức của gia đình anh Việt là lớn và rộng nhất, với trên 200 gốc. Trong đó có trên 100 gốc lồng mức đã 20 năm tuổi. Đối với lồng mức, cây có tuổi càng lớn thì tán càng rộng, trái từ đó cũng nhiều, năng suất cao. Theo anh Việt, vườn lồng mức này được trồng từ nhiều năm trước, ngoài ra còn có vườn xoài cát Hòa Lộc, thanh ca, bưởi Năm Roi…

Trong những loại cây ăn trái đó, lồng mức là loại chịu hạn tốt nhất. Khi trồng lồng mức trên đất núi, vừa có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, chịu được khô hạn, vừa cho năng suất ổn định. Từ lúc trồng đến khoảng 5 năm sau thì cây lồng mức sẽ cho trái và cây càng lớn, năng suất càng tăng.

Dấu ấn trăm năm đình Mỹ Đức

Nằm cặp tuyến Quốc lộ 91, đình Mỹ Đức (xã Mý Đức, Châu Phú, An Giang) đã có hơn 200 năm lịch sử thăng trầm cùng thế sự. Đây là di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của địa phương, được người dân thường xuyên tới lui chiêm bái.

Dọc theo tuyến Quốc lộ 91 đoạn qua xã Mỹ Đức không khó để bắt gặp hình ảnh đình Mỹ Đức với dáng vẻ cổ kính đặc trưng, nằm lẩn khuất dưới những tán cây cổ thụ. Tính từ thời điểm xây dựng đầu tiên bằng tre nứa vào năm 1819 đến nay, đình Mỹ Đức có hơn 200 năm tuổi. Do đó, đình trở thành công trình kiến trúc thuần Việt đặc trưng của địa phương, là nơi ẩn chứa niềm tin tưởng to lớn của người dân từ thuở dựng làng lập ấp đến ngày nay.

Theo Ban Quý tế đình thần Mỹ Đức, ngôi đình hiện tại có hình chữ tam, với diện tích xây dựng hơn 897 m2, gồm các hạng mục: võ ca, thông hành, võ quy, chánh tẩm, nhà hội, nhà trù… Về ngoại thất, đình có mái tam cấp, nóc cổ lầu, mỗi tầng ngói có trang trí họa tiết hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, kỳ lân… tạo nên sự hài hòa chặt chẽ với kiến trúc chung của đình. Ngay cổng tam quan có đôi liễn đối với nội dung: “Mỹ địa khai cơ an xã tắc/Đức trạch hưng công hưởng thái bình” với ý nghĩa Thành Hoàng sẽ phù hộ cho đất và người Mỹ Đức đời đời ấm no, sung túc.

Đình Mỹ Đức là di tích lịch sử văn hóa tồn tại hơn 200 năm

14 thg 2, 2021

Gót hồng “cõng chợ”… lên mây!

Đón ánh bình minh giữa không gian mờ ảo của buổi sáng với những đám mây len lỏi, luồn qua những ngọn đồi sẽ mang đến cho bạn một cảm giác rất tuyệt vời, cái se lạnh vừa đủ làm ta thổn thức với những ngọn gió xuân đang về. Chợ mây núi Cấm (Tịnh Biên) là một nơi như thế. Nơi đây không những đủ để ta thỏa sức "săn mây" nơi non ca,o mà còn mang đến cho ta trải nghiệm vừa lạ, vừa quen với phiên “chợ mây” độc đáo của những phụ nữ miền sơn cước.

Lên “chợ mây”!

4 giờ sáng, tôi bắt đầu hành trình đi tìm... “chợ mây”. Bởi lẽ, cái “chợ mây” ấy họp nhanh mà tan cũng nhanh. Theo lời người dân bản địa, “chợ mây” họp từ khi ánh bình minh chưa ló dạng trên đỉnh núi Cấm. Lúc mây mù vẫn còn giăng phủ dày đặc trên những nhành cây, kẽ lá. 5 giờ 30 phút sáng, xe tôi tới chân núi Cấm, tưởng chừng chuyến đi sẽ thuận lợi, nào ngờ cơn mưa “không hẹn mà gặp” đổ như trút nước kéo đến.

Tôi tấp vào quán nước nhỏ dưới chân núi chờ mưa tạnh. Chị hàng nước dậy từ rất sớm sẵn sàng phục vụ khách tham quan núi Cấm chào mời đôn hậu cũng khá bất ngờ về cơn mưa lạ cuối đông này. Bởi theo chị, mọi năm không có mưa vào thời điểm này. Rồi biết ý định tôi đi “chợ mây”, chị trấn an: "Em yên tâm, nhiều khi thấy mưa ào ào ở dưới này vậy chứ ở trên núi mát lắm, không có hột mưa nào đâu. Ở đây mấy mươi năm rồi, chị rành lắm!".

17 thg 1, 2021

Mùa chế biến nước mắm cá linh ở vùng đầu nguồn

Nước đầu nguồn rút cũng là thời điểm nguồn nguyên liệu làm nước mắm cá linh dồi dào, các cơ sở chế biến ở xã đầu nguồn Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, An Giang) bắt đầu nhộn nhịp các khâu chuẩn bị để phục vụ thị trường cả năm, đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương có thêm thu nhập. 

Mùa làm nước mắm cá linh nhộn nhịp 

Mùa gói bánh

Từ tháng 11 (âm lịch), các ngôi đình, miếu lần lượt tổ chức lễ Lạp miếu cũng là lúc những người thợ chuyên làm bánh, nấu xôi bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho mùa Tết. Hình ảnh các bà, các cô ngồi tụm ba, tụm năm tỉ mỉ lau từng lá chuối, nồi bánh đỏ lửa bên góc nhà khiến người ta cảm thấy không khí Tết đang gần hơn. 

Vừa hoàn thành xong mấy xửng xôi lớn cho khách đặt đem cúng đình, bà Nguyễn Thị Lệ Thu (52 tuổi, xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân, An Giang) tiếp tục bận rộn với những đơn đặt hàng mới. Cô khách hàng trạc tuổi bà Thu ghé ngang nhà nhấn giọng: “30 Tết bà còn gói không, phải bà gói mới được, từ chối là tui không chịu đâu. Con gái ở Đồng Nai mới gọi về nói thèm bánh tét nhân chuối, bà nhận đi”. Nhẩm tính ngày Tết cổ truyền còn cách hơn 1 tháng, bà Thu cho biết, hiện nay đã được mối quen đặt hàng không còn rảnh ngày nào. Mấy chục năm nay, bà Thu và em gái chuyên gói bánh tét, bánh ú, bánh ít, bánh tro, bánh cặp… là những loại bánh truyền thống được gọi chung là bánh lá.

Huyền thoại ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo

Câu chuyện ông Đình Tây nuôi cá sấu Năm Chèo từ lâu đã trở thành huyền thoại linh thiêng gắn với giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương từ thời kỳ khai hoang vùng Bảy Núi. Ngày nay, huyền thoại ấy vẫn có sức hút đặc biệt đối với du khách khi đặt chân đến miệt Thất Sơn hùng vĩ. 

Trong lần đến thăm vùng đất Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang), tôi quyết tâm tìm hiểu câu chuyện liên quan đến ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo. Sau hàng trăm năm, huyền thoại ấy vẫn sống trong lòng dân gian như một phần tất yếu của vùng Thất Sơn kỳ bí. Giữa cái sắt se của ngày gió lạnh, câu chuyện ấy lại một lần nữa hiện lên qua lời kể ông Nguyễn Văn Mẫn, người đang trông coi mộ phần ông Đình Tây và là hậu duệ đời thứ 4 của nhân vật huyền thoại này.

“Ông Đình Tây tên thật Bùi Văn Tây (quên quán xã Bình Mỹ, Châu Phú), ông là đệ tử thứ 3 của Phật Thầy Tây An. Vì người vợ đầu là bà Trần Thị Trị mất sớm, ông buồn bã tìm đến vùng Hưng Thới, Xuân Sơn mới được khai hoang để phát nguyện tu hành theo Phật Thầy. Được Phật Thầy giao trông coi việc hương đăng, thờ cúng ở đình thần Thới Sơn nên người đời quen gọi là ông Đình Tây” - ông Mẫn kể. 

Mộ ông Đình Tây và người vợ sau (bà Trần Thị Của) tại xã Thới Sơn (Tịnh Biên) 

14 thg 12, 2020

Món ngon mùa nước nổi

Dân miền Tây "trông đứng trông ngồi" mùa nước nổi bởi không chỉ có những lợi ích mà con nước đỏ nặng phù sa mang lại, mà còn là những đặc sản được gọi tên từ lâu. Dù là dùng để làm nên những bữa cơm đạm bạc trong khói lam chiều hay để chiêu đãi khách phương xa thì món cá linh non, bông điên điển, cua đồng... không thể nằm ngoài danh sách những món đặc sản mùa nước nổi.