Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 5, 2019

Khám phá vẻ đẹp quyến rũ của Tà Lang - Giàn Bí

Hai thôn Tà Lang - Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) trở thành điểm đến mới thu hút du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Nơi đây hấp dẫn du khách với vẻ đẹp hoang sơ và khí hậu mát mẻ, nổi tiếng nhất là suối Vũng Bọt và Khe Đương.

Toàn cảnh suối Vũng Bọt - con suối nằm ở khu vực trung tâm của Tà Lang – Giàn Bí. Ảnh: XUÂN SƠN 

Ngon đậm đà bánh canh Đà Nẵng

Bánh canh là món ăn quen thuộc, phổ biến ở nhiều tỉnh, thành miền Trung. Tùy vào cách chế biến và cách sử dụng nguyên liệu đặc trưng của mỗi vùng miền mà món ăn này mang hương vị khác nhau. Bánh canh có thể được xếp vào món ăn "đặc sản" mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng. 

Bánh canh Đà Nẵng. Ảnh: THÚY NGÂN 

Sợi bánh canh khá to và ngắn, sợi bột thường được làm từ bột gạo, bột mì, bột lọc hoặc bột gạo pha bột sắn.

25 thg 4, 2019

Rực rỡ bán đảo Sơn Trà mùa hoa lim xẹt

Từ cuối tháng 3 dương lịch, quần thể lim xẹt trên bán đảo Sơn Trà bắt đầu trổ hoa. Sắc hoa nhuốm vàng bán đảo, làm sáng rực một góc trời, tạo nên điểm nhấn cho bức tranh nên thơ nơi này.

Quần thể lim xẹt với những cây có chiều cao 9-10 mét phát triển ở cánh rừng tại khu vực gần mũi Tiên Sa. Ảnh: LAM PHƯƠNG 

10 thg 4, 2019

Đậm đà bún mắm nêm

Trên "bản đồ ẩm thực" Đà Nẵng, bún mắm nêm "nghiễm nhiên" có vị trí hết sức nổi bật bên cạnh những đặc sản hấp dẫn khác như mỳ Quảng, bún chả cá, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo... 

Bún mắm nêm Đà Nẵng. 

Đã là người con gốc Quảng thì đều từng "trải nghiệm" hương vị đặc biệt của món bún gây nghiện này. Món ăn đậm bản sắc vùng miền này được gọi là bún mắm nêm, bún mắm Đà Nẵng hay bún mắm miền Trung để phân biệt với bún mắm đặc sản của miền Tây Nam Bộ (món bún có nước lèo được nấu chỉ lấy cốt từ cá linh, cá sặc đồng, sau khi chan nước lèo vào tô bún xếp lên cá hấp, lát thịt ba rọi, tôm, mực, cà tím, chả nhồi ớt đỏ bên trên, kèm theo rau thơm).

10 năm và cuộc đổi đời của một điểm đến

Người Đà Nẵng trước đây có câu “Bất đáo Bà Nà phi hảo hán” - nghĩa là chưa lái xe lên được tuyến Bà Nà thì chưa phải hảo hán, bởi đường lên Bà Nà rất hiểm trở. Người Đà Nẵng nay tự hào: “Chưa đi chưa biết Bà Nà/ Đi rồi mới biết đâu là cõi tiên”. 

Hiện tượng Cầu Vàng (từ tháng 6-2018) đã tạo nên sức hút đặc biệt với điểm đến Bà Nà Hills. Ảnh: Đ.T 

5 thg 3, 2019

Ghềnh Bàng - viên ngọc hoang sơ giữa lòng Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà với nhiều điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, Bãi đá Obama, khu du lịch Tiên Sa, Bãi Cát Vàng, đỉnh Bàn Cờ... luôn là lựa chọn hàng đầu trong hành trình khai thác du lịch của các đơn vị lữ hành khi đưa khách tham quan Đà Nẵng. Tuy nhiên, vẫn còn đó một "viên ngọc hoang sơ" chưa được khai thác đầy đủ tiềm năng du lịch, đó là ghềnh Bàng.

Một góc ghềnh Bàng nhìn từ trên cao. 

Hành trình đến với ghềnh Bàng thật sự không dễ dàng, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Bởi sau khi vượt quãng đường tầm 20km theo hướng từ trung tâm thành phố về đường Hoàng Sa lên bán đảo Sơn Trà, du khách phải gửi xe máy và băng qua một con đường rừng dài 1km với nhiều dốc cao và cây cối um tùm. Nếu không chú ý kỹ đường đi hoặc chưa có kinh nghiệm đi rừng, sẽ rất dễ bị trượt ngã hoặc đi lạc trong cánh rừng này.

Công viên Biển Đông

Bạn lần đầu vào Đà Nẵng, ngỏ ý muốn ra biển chơi cho biết thế nào là “bãi biển quyến rũ nhất hành tinh”, bèn chở bạn qua cầu Sông Hàn, chạy thẳng đường Phạm Văn Đồng để đến Công viên Biển Đông, xem như đây là nơi bắt đầu cho hành trình khám phá biển Đà Nẵng của khách phương xa. 

Với địa thế, cảnh quan đặc biệt, Công viên Biển Đông là nơi tổ chức nhiều lễ hội của thành phố. TRONG ẢNH: Cảnh quan bãi biển trong chương trình “Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2018”. 

Chẳng phải tự nhiên mà nhiều người dân Đà Nẵng rất thích giới thiệu về Công viên Biển Đông cho bạn bè, người thân ở ngoại tỉnh. Một trong những điểm đặc biệt nhất của Công viên Biển Đông chính là vị trí của nó. Chỉ cần chạy một mạch từ cầu Sông Hàn (cây cầu trung tâm nhất của thành phố) là ra đến biển. Một mặt công viên nhìn về “trái tim” Đà Nẵng, một mặt lại hướng thẳng tầm nhìn ra quần đảo Hoàng Sa ngoài Biển Đông.

Vào mùa ốc lể

Những ngày này, khi hương ốc quyện với vị ớt, vị sả thơm lừng khắp các khu chợ, khi những xe ốc dạo ngân nga "điệp khúc" quen thuộc "Ai ốc lể không?" cũng là lúc mùa ốc lể bắt đầu.

Những con ốc tí hon, chưa bằng chiếc cúc áo nhưng lại mang đến "ma lực" quyến rũ nhiều thế hệ người dân ở Quảng Nam và Đà Nẵng. 

Cây di sản trên Ngũ Hành Sơn

Bên cạnh hệ thống chùa chiền, hang động và núi đá độc đáo, di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn còn sở hữu quần thể 4 loài với 7 cây đại thụ quý được vinh danh là cây di sản Việt Nam.

Cây đa sộp (đa lá đỏ) có tuổi đời khoảng 600 năm, nằm ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng). 

Quần thể 7 cây di sản tại di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn có những cây đại thụ với tuổi đời từ 206 đến 611 năm tuổi, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, gồm có: Cây đa sộp (đa lá đỏ) ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng), 2 cây bàng âm dương trước cổng chùa Tam Thai trên ngọn Thủy Sơn, cây thị sau lưng chùa Tam Thai và cụm 3 cây bồ kết ở động Tàng Chơn thuộc khu vực phía nam ngọn Thủy Sơn.

Đồi thông trên đỉnh Hải Vân quan

Bên cạnh những cung đường đèo uốn lượn thử thách tay lái, những khung hình đẹp ngút ngàn, di tích cấp quốc gia Hải Vân quan với nhiều giá trị lịch sử, đèo Hải Vân vẫn còn đó những điểm dừng chân chưa được nhiều người biết tới. Trong số đó có đồi thông trên đỉnh Hải Vân quan được một số du khách ưa khám phá đặt cho cái tên là "Đà Lạt thu nhỏ".

Hàng thông trên đỉnh Hải Vân quan. 

Theo lịch trình, du khách di chuyển từ hướng cầu Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) men theo đèo Hải Vân đến di tích quốc gia Hải Vân quan. Sau khi tham quan Hải Vân quan, du khách có thể chạy xe theo con đường dốc nằm ngay bên cạnh di tích này để đến với đồi thông.

19 thg 12, 2018

Công viên 29-3 - không gian xanh giữa lòng thành phố

Nằm không xa khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng với xung quanh là những tuyến đường, những con phố xô bồ, Công viên 29-3 vẫn giữ cho mình sự trong lành, yên ả vốn có.

Công viên 29-3 có diện tích hơn 20ha, được phủ xanh bởi nhiều loại loại cây xanh phong phú, trong đó có nhiều cây cổ thụ thân lớn, tán rộng, che mát cả một không gian rộng lớn. Trung tâm của công viên là một hồ nước lớn. Trong ảnh: Khu hồ nước tại Công viên 29-3 nhìn từ trên cao. Ảnh: HẢI ĐĂNG 

17 thg 12, 2018

Mỹ Khê - bãi biển quyến rũ du khách

Có lẽ hiếm du khách nào đặt chân đến Đà Nẵng mà chưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển Mỹ Khê. Tạp chí kinh tế danh tiếng Forbes của Mỹ đã bình chọn Mỹ Khê là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. 

Bãi biển Mỹ Khê thu hút khách du lịch và người dân thành phố. Ảnh: Tripadvisor 

Bờ biển Mỹ Khê trải dài hơn 10km từ vòng cung phía bắc cho đến phía nam. Đi từ trung tâm thành phố đến biển chỉ mất khoảng 10-15 phút. Vào mùa hè, giờ nào biển Mỹ Khê cũng đông khách. Khách du lịch đi tham quan tắm biển có, mà dân địa phương đi tập thể dục thể thao, “trốn” nóng cũng có.

"Viên ngọc báu" Bãi Bụt

Nằm ở phía nam bán đảo Sơn Trà, Bãi Bụt được xem là một “viên ngọc báu” mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Nẵng. Nơi đây, màu xanh của biển cả hòa với sắc lục của rừng cây khiến ai đứng trước vẻ đẹp ấy cũng thấy lòng yên ả. 

Cảnh quan Bãi Bụt nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet 

Bãi Bụt nằm cách trung tâm thành phố khoảng 13-15km. Nếu đi xe từ chân núi Sơn Trà lên chùa Linh Ứng, đến gần chùa, bạn hãy thử dừng xe để nhìn sang bên phía biển. Từ trên cao nhìn xuống, đầu tiên sẽ thấy màu xanh lục của một cánh rừng nguyên sinh, sau đó là sắc vàng pha trắng óng ả của bãi cát, rồi đến màu xanh mênh mang trong vắt của biển khơi. Đó chính là Bãi Bụt.

22 thg 11, 2018

Đường phố mang tên Việt ở Đà Nẵng trước năm 1955

Đỗ Hữu Vị được người Pháp cho in hình trên con tem phát hành khắp Đông Dương. (Ảnh tư liệu)

Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1955, Đà Nẵng chỉ có 45 đường phố được đặt tên, trong đó có đến 40 đường mang tên bằng tiếng Pháp và chỉ 5 đường mang tên Việt thuần túy gồm 2 địa danh là Đò Xu, Quảng Nam và 3 nhân danh là Đồng Khánh, Đỗ Hữu Vị, Gia Long.

Đường Đò Xu sau năm 1955 đổi thành đường Võ Tánh, sau năm 1975 đổi thành đường Núi Thành. Sở dĩ đặt tên này (Đò Xu) là do trên tuyến đường có bến đò Xu đưa khách từ mạn bắc (nay thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) sang mạn nam (nay thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) sông Cẩm Lệ và ngược lại. Tương truyền, ngày đó người qua lại đò này chỉ trả tiền bằng tiền xu.

Sơn Chà hay Sơn Trà

Một chiếc xe đò chạy tuyến Sơn Chà - Đà Nẵng trước năm 1975. (Ảnh tư liệu)

Về địa danh Sơn Trà đã có nhiều bàn luận với nhiều cứ liệu và luận giải khác nhau.

Bàn về địa danh này, tại trang 19 tập tài liệu “Văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận Sơn Trà”, do Phòng Văn hóa và Thông tin quận lưu hành nội bộ năm 2008, cho rằng Sơn Chà bắt nguồn từ một dụng cụ bắt cá của ngư dân địa phương: “Từ thế kỷ XV về trước, Sơn Trà là hải đảo, bốn bề nước bao bọc, giống như cái chà của ngư dân làm, thả gần bờ dụ cá vào để bắt, nên dân địa phương thường gọi là Sơn Chà”. Tài liệu này cũng giải thích cả địa danh Sơn Trà: “Bởi núi có gần như hầu hết cây mọc thấp “tức trà” và cũng có nhiều rừng cây trà núi mọc um tùm rậm rạp, nên gọi là Sơn Trà”.

14 thg 10, 2018

Bánh tráng sắn

Bánh tráng sắn-loại bánh tráng mà chỉ ở vùng trung du các địa phương Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam)… mới có. Những quả đồi như bát úp, thường khô hạn vì thiếu nước tưới thì chỉ có sắn (có nơi bà con còn gọi là khoai mì hay khoai xiêm) mới trụ nổi.
Hom sắn (gốc sắn cưa thành từng đoạn khoảng 10cm) cắm xuống đất, không phân tro, tưới tắm gì mà vẫn chịu thương chịu khó đâm chồi, nảy lá. Và chỉ một năm sau là mỗi gốc cho một chùm củ lúc lỉu, mập mạp. Sắn là cây lương thực quan trọng của người dân quê Quảng Nam chỉ sau cây lúa. 

Bánh tráng sắn, món ăn dân dã của người Quảng. Ảnh: K.E 

21 thg 9, 2018

Về Quảng ăn mì

Mỗi lần đón bạn bè, đồng nghiệp là dân Quảng Nam xa quê về, câu đầu tiên sau cái bắt tay chào hỏi là “đi mô tìm tô mì Quảng ăn hè”. Dường như với những người Quảng xa quê, nỗi nhớ quê và những hồi ức tuổi thơ đọng lại rất cụ thể qua tô mì Quảng. 

Mì Quảng. Ảnh: Nguyễn Thiện 

Mì Quảng là tên gọi của một món ăn đã quá quen thuộc trong đời sống hằng ngày của cư dân xứ Quảng Nam-Đà Nẵng. Dân Quảng gốc chỉ gọi một từ là mì. Danh xưng mì Quảng chỉ xuất hiện khi dân Quảng trên đường vào Nam làm ăn, đem theo món ăn truyền thống của quê mình - và gọi tên mì Quảng để phân biệt với các loại mì xíu, mì hoành thánh, mì xào giòn... của người Hoa.

Bánh tráng cuốn: Nét ẩm thực đặc sắc ở Quảng Nam - Đà Nẵng

Các món cuốn từ bánh tráng là một trong những nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Với những du khách đã từng đặt chân đến Đà Nẵng, ít ai có thể bỏ qua được hai món cuốn đã đi vào đời sống ẩm thực của người dân nơi đây, đó là bánh tráng cuốn cá nục hấp và bánh tráng thịt heo.

Cá nục hấp cuốn bánh tráng là món ăn quen thuộc đối với nhiều người dân vùng biển nói chung và Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng. Thông thường, người nấu sẽ hấp cá theo cách phổ biến là dùng nồi hấp, không tẩm ướp quá nhiều để cá giữ được vị đặc trưng.


Cá nục hấp là món ăn quen thuộc với nhiều người bởi vị đậm đà của cá nục hòa cùng các loại rau, dưa ăn kèm. 

6 thg 9, 2018

Hoang sơ thắng cảnh Bãi Cát Vàng-Bãi Đá Đen

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần nửa giờ chạy xe máy, Bãi Cát Vàng và Bãi Đá Đen (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) là một cụm thắng cảnh hoang sơ, nằm nép mình dưới núi rừng Sơn Trà. 

Bãi Cát Vàng và Bãi Đá Đen nằm sát nhau trên cùng một đoạn dốc giữa lòng Sơn Trà. Đúng như tên gọi, mỗi thắng cảnh lại có những nét đẹp đặc trưng. Nếu như Bãi Cát Vàng có những "thảm cát" trải dài theo chân núi và những làn nước biển trong xanh thì Bãi Đá Đen gây ấn tượng mạnh cho du khách với những khối đá to lớn nhiều hình thù kỳ lạ. 


Nét hoang sơ của Bãi Cát Vàng trong một ngày đầy nắng. 

27 thg 8, 2018

Đậm đà gỏi cá Nam Ô

Nằm trên địa phận phường Hòa Hiệp Bắc và Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu), Nam Ô được biết đến như một vùng đất lâu đời ở cửa ngõ phía bắc thành phố Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng với những đặc sản "danh bất hư truyền" như nước mắm, cháo chờ… và đặc biệt là một món ăn đã đi vào sổ tay ẩm thực của nhiều thế hệ - gỏi cá Nam Ô.

Một phần gỏi cá hoàn chỉnh phải là cá tươi sống được sơ chế, rau sống, nước chấm, bánh tráng. Ảnh: XUÂN SƠN 

Để làm món gỏi cá trứ danh của đất Nam Ô, người đầu bếp phải chọn lựa cá sống vừa được đánh bắt, còn tươi roi rói thì gỏi mới “đúng điệu”, mới có vị ngon đặc trưng.