Hiển thị các bài đăng có nhãn An ninh Thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An ninh Thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 6, 2013

Ó Ma Lai, cơn ác mộng của một hủ tục

Nếu như người Raglai ở vùng rừng núi Ninh Thuận, Khánh Hòa… gọi những bóng ma chuyên hại người là ó ma lai thì người Mạ và S'tiêng ở tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là tại xã vùng sâu Tà Lài (huyện Tân Phú) gọi ó ma lai là… ma chạ. Chạ là bóng ma hủ tục hãi hùng khiến dân làng ai cũng khiếp sợ và chính từ nỗi sợ hãi ấu trĩ ấy, người ta vì muốn diệt trừ ma đã gây nên tội ác giết người dã man không khác gì thời Trung cổ với các hình thức chôn sống, chặt đầu. Giữa rừng già thâm u, nhắc chuyện ma chạ, không ít những người già ở Tà Lài, rùng mình khi bóng ma quá khứ hiện về trong tâm trí họ. 

Già làng K'gõ, 70 tuổi, người Mạ: "Làng không còn sợ ma chạ nữa rồi"


10 thg 6, 2013

Huyền bí rừng Ma Nới ở Ninh Thuận

Xuyên suốt những khu “rừng ma” của người Raglai ở xã vùng cao Ma Nới (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận), đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp bóng hình của những con chim ma quái, huyền bí muôn phần. Được tạc từ thân cây rừng, toàn thân màu đen và được nối với những sợi dây máu (một loại cây thuốc có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người thể trạng yếu), những cánh chim bí hiểm ấy đung đưa trong gió, áng ở trước và trên nấm mồ của người khuất núi ở những khu “rừng ma”. Con chim ma quái ấy là chim gì, vì sao nó lại hiện diện trong hành trình về cõi a-tâu (cõi ma) của người đã chết?! 

Cánh chim bí ẩn trong thế giới Atâu

Như vùng rừng Mã Đà ở tỉnh Đồng Nai từng nổi tiếng với câu nói "Mã Đà sơn cước anh hùng tận", Ma Nới là xã vùng sâu, xa cách trở nhất của tỉnh Ninh Thuận. Nhưng đó là chuyện của một thời quá vãng. Ma Nới nay vẫn là xã vùng sâu, xa nhưng sự cách trở đã được thu hẹp khi con đường xuyên qua những cánh rừng, những con suối nhấp nhô, lầy lội nay đã được thay thế bằng đường nhựa bóng láng đến tận trung tâm xã. Và cũng vì quá xa xôi, tách biệt với thế giới bên ngoài nên theo tâm tình của thầy giáo dạy tiểu học Pinăng Tình ở điểm trường thôn Do, người rất quan tâm đến văn hóa, bản sắc dân tộc mình, Ma Nới vẫn còn lưu giữ được nhiều nét son, phong tục tập quán đặc trưng, như tục tạc chim ma cho người về cõi a-tâu, là minh chứng.

Huyền thoại Pô Cô

A Sanh tên thật là Puih San, ở làng Nú, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, người lái đò trên sông Pô Cô một thời đạn lửa, đưa bộ đội qua sông và con người ấy đã làm nên nhiều kỳ tích như một huyền thoại trên Tây Nguyên thân yêu. Ngày 22/8/1998, A Sanh được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Bây giờ, mỗi khi nghe bài hát "Người lái đò trên sông Pô Cô" của nhạc sĩ Cẩm Phong, lời Mai Trang khiến lòng tôi luôn rạo rực và muốn được trở lại miền đất vùng biên giới một thời oanh liệt ấy, để gặp lại những ký ức huyền thoại... 

Ký ức một thời đánh giặc

Đặt chân đến ngôi làng Nú, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai bây giờ khác xưa nhiều lắm. Bến sông Pô Cô một thời là nơi cập bến của những chuyến thuyền độc mộc, đưa bộ đội qua sông cũng trống trơ trên cát. Con làng nhỏ ven bãi sông đã di dời nơi khác nhưng kỷ niệm xưa thì còn mãi in sâu vào lòng đất, tình người nơi đây. Đứng trước dòng Pô Cô hôm nay, có đồng đội A Sanh còn sống là già Pêng nhìn bến đò xưa mà bao ký ức tràn về: "Anh em chúng tôi vẫn thường bắt đầu đưa bộ đội qua sông ở đây".

Người giữ hồn cũ Thủ Thiêm

Sáu năm, bà đã đi khắp các ngóc ngách của Thủ Thiêm, chụp từng hàng cây, con đường, ngôi nhà, góc phố. Đến nay bà đã có một "bộ sưu tập" lên đến hàng chục ngàn bức ảnh về vùng đất này. Bà chụp vì lo sợ chỉ trong một vài năm nữa, những hình ảnh của một Thủ Thiêm ngày xưa sẽ ra đi vĩnh viễn. Những ngày này, khi Thủ Thiêm ngày càng thưa bóng người, nhà cửa đã đập phá san bằng, bà lại càng hối hả. 

Bà là Nguyễn Thị Thu Thủy, ở tại đầu đường Lương Định Của, khu phố 1 phường An Khánh, ngay tại đầu con phà phía bờ Thủ Thiêm thuộc quận 2.

Hàng ngày, bà Thủy lùng sục khắp các nẻo đường, hang cùng ngõ hẻm để săn ảnh (Hình do Tiểu Hổ chụp năm lên 9 tuổi)


U Va - Bí ẩn về một di chỉ khảo cổ bị lãng quên

Cùng với hang Thẩm Khương (Tuần Giáo), Thẩm Púa (Mường Ảng) - nơi tìm thấy dấu vết của người Việt cổ, U Va thuộc xã Noong Luống, huyện Điện Biên là một trong không nhiều di tích khảo cổ hiếm hoi của tỉnh Điện Biên nếu không nói là cả vùng Tây Bắc. 

Những phát hiện gây xôn xao dư luận về khảo cổ hồi tháng 8/2003 tại U Va làm địa danh này thêm nổi tiếng. Bởi từ lâu lắm rồi, cái tên U Va đã xuất hiện trong những câu chuyện dân gian, sử thi và truyền thuyết của dân tộc Thái. Nhưng, do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả sự vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết của con người, khu di chỉ khảo cổ độc nhất vô nhị miền biên viễn này dường như đã thực sự biến mất...

Vùng đất nhiều bí ẩn

Mường Thanh, đọc theo âm Thái là Mường Then, dịch theo tiếng Kinh có nghĩa là Mường Trời - là vùng đất đẫm màu huyền thoại, tương truyền đây là một trong những nơi phát tích của tổ tiên con người. Có một chi tiết thú vị, nếu như người Việt (Kinh) có truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, thì người Thái cũng có câu chuyện tương tự giải thích về sự ra đời của con người.

9 thg 6, 2013

Cuộc đua kỷ lục và ẩn họa trên những cung đường “phượt”

Có thể nói chưa bao giờ cụm từ “phượt” lại được giới trẻ nhắc nhiều đến thế, một cách hào hứng đến thế. Cảm giác mê đắm trên những cung đường, sự trải nghiệm về một thế giới hoàn toàn khác những đô thị bụi bặm… khiến cho giới trẻ nô nức rủ nhau lên đường. Song, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy việc chạy theo những kỷ lục đang khiến cho “phượt” ngày càng trở nên nguy hiểm. 


Chiếc xe Vespa được đưa lên đỉnh Fansipan (ảnh: CLB Vespa).


Những cỗ quan tài đặc biệt và huyền thoại ngọc am

Loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim được các nhà thực vật xếp vào họ Hoàng đàn, bộ Thông này có tên Latinh là Cupressus funebris, nhưng dân gian quen gọi là cây ngọc am, hoàng đàn rủ. Người Trung Quốc gọi nó là San mộc, còn người Tày, Nùng ở vùng cao phía đông bắc nước ta gọi là Máy vạc. 

Những phát hiện khảo cổ thú vị gần đây từ các ngôi mộ còn lưu giữ nguyên vẹn thi hài do được tẩm liệm bằng tinh dầu ngọc am, đặt trong quan tài ngọc am, khiến không ít người bắt đầu nhen nhóm ước mơ về sự "vĩnh cửu"…


Huyền thoại về hai thanh kiếm báu

Trời tròn đất vuông, có lẽ hai hình đó biểu hiện đây là cặp kiếm âm dương, đực cái như tín ngưỡng Đạo giáo hưng thịnh của người Dao. Ở chuôi mỗi thanh kiếm đều có 4 (kiếm dài) và 7 (kiếm ngắn) chiếc vòng sắt, trong mỗi vòng sắt đều treo từ 12 đến 14 đồng xu hình tròn, lỗ tròn, làm bằng sắt. Chuôi và lưỡi kiếm ngăn cách bằng một vòng sắt hình chữ U để bảo vệ tay.

Chiếc Win 100 cũ nát ì ạch đưa chúng tôi ngược con đường dốc đá dựng hướng về ngôi nhà gỗ của Phàn Tà Loàng (người Dao ở bản Nậm Ty, xã Nậm Ty, Hoàng Su Phì, Hà Giang). Tiếp khách, Loàng không mấy mặn chuyện, ậm ừ bảo đến nhà anh họ mình là Phàn Tà Phâu mà hỏi. Quay xe, may gặp Phàn Tà Phâu gần trụ sở xã. Đôi mắt Phâu nhìn khách đầy dò xét, rồi hướng về người dẫn đường vung tay chém gió, nói chuyện như quát bằng tiếng Dao. Cũng phải thôi, vì khách lạ đang tìm hỏi về những báu vật linh thiêng mà Phàn Tà Phâu đang giữ: hai thanh cổ kiếm niên đại hàng trăm năm trước.

Tập tục nhảy lửa của người Pà Thẻn: Nhảy múa cùng tử thần

Đống than hồng cháy rừng rực, lưỡi lửa bùng reo phần phật trong gió, hơi nóng cùng tàn tro bay ngùn ngụt. Những đứa con của lửa thần đầu trần, chân đất, mắt mê cuồng, điềm nhiên nhảy vào đám lửa như nhảy trên nệm êm. Họ lăn lê, bò toài, xoạc chân bới, vốc tay nhặt than hồng xoa lên người, bỏ than hồng vào miệng… 

Những thân thể đẫm than hồng bay vào nhào ra khỏi đống lửa nhẹ nhàng như những cánh nhạn để lại phía sau những vệt sáng tóe vào màn đêm. Tiếng đàn "pàn dơ" phèng phèng pha trộn cùng những lời khấn bí hiểm tựa một liều thuốc gây nghiện hạng nặng khiến cho các vũ công càng thêm phấn khích. Người và than hồng như hòa quyện vào nhau thành một khối lửa khổng lồ biết di chuyển. Một hồi lâu, một vài vũ công chừng thấm mệt, phệt phạt nằm ra sân mà chân tay vẫn rung lắc, co giật hệt như người quá chén. Ai đó bảo tôi họ đang say lửa. Cả không gian xung quanh nóng rẫy như trong lò thiêu, hơi khói, tàn tro bốc lên ngùn ngụt xộc vào mắt, vào lỗ mũi cay xè. Thỉnh thoảng đám đông xung quanh lại hò hét, kêu ré, xô nhau chạy để tránh những mẩu than hồng bị bốc, bị bới bắn tung tóe như pháo hoa.

Tận diệt đại ngàn vì thú chơi hàng độc

Cặp độc bình bằng gỗ quý giá 50 triệu đồng.

Thú chơi đồ gỗ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở thành cao trào trong vài năm trở lại đây. Việc săn lùng "hàng độc" không chỉ có giới đại gia mà ngay cả đối với những người dân thường. Thú chơi này đã làm cho rừng Tây Nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt. Những loại gỗ quý đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị tận diệt đến cả gốc lẫn rễ. 



Bí ẩn những hình vẽ kỳ lạ trên mái đá núi Cửa Chùa

Vách đá dựng có hình vẽ độc đáo ở Ninh Bình.

Điều khiến cho vách đá ở mái đá núi Cửa Chùa trở nên độc nhất vô nhị của Việt Nam là bởi nó ẩn chứa một bí mật kỳ lạ, đó là những hình vẽ trên đá đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Chủ nhân của những hình vẽ này là ai? Hình vẽ được vẽ bằng chất liệu gì, có niên đại mấy trăm hay mấy ngàn năm trước? Và nó ẩn chứa thông điệp gì đằng sau?... 


Mái đá núi Cửa Chùa (xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) sừng sững như một bức tường khổng lồ đứng nghiêng một góc gần 45 độ, có màu vàng nhạt bạc phếch theo thời gian như những vách đá chịu ngàn năm phong hóa khác. Điều khiến cho vách đá này trở nên độc nhất vô nhị của Việt Nam là bởi nó ẩn chứa một bí mật kỳ lạ, đó là những hình vẽ trên đá đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Chủ nhân của những hình vẽ này là ai? Hình vẽ được vẽ bằng chất liệu gì, có niên đại mấy trăm hay mấy ngàn năm trước? Và nó ẩn chứa thông điệp gì đằng sau? 

6 thg 6, 2013

Cổ vật Việt ở nước ngoài: Những báu vật của vương triều Champa

Theo thông tin và hình ảnh được công bố trong các công trình nghiên cứu của các học giả ngoại quốc, trong các sách hướng dẫn tham quan của một số bảo tàng ở hải ngoại và trong các vựng tập của các nhà đấu giá cổ vật ở châu Âu và châu Mỹ thì hiện có ít nhất 9 linga-kosa (đa số chỉ còn phần đầu tượng Siva) của Champa đang "lưu lạc" ở hải ngoại. 


Cơ duyên với linga-kosa

Tháng 9/1997, khi đang đi học khảo cổ ở Nhật Bản, tôi nhận được e-mail của một anh bạn người Đức, là một chuyên gia về mỹ thuật cổ châu Á, cho biết từ ngày 13/10 đến 14/11/1997, nhà đấu giá Spink ở London (Anh) sẽ tổ chức đấu giá 32 cổ vật đến từ Đông Nam Á, trong đó, có rất nhiều cổ vật Champa của Việt Nam.

Kỳ lạ ngôi Long Đình ở Tam Bửu Tự

Chùa Tam Bửu là 1 trong 4 di tích thuộc Cụm di tích kiến trúc, lịch sử cấp quốc gia được công nhận vào năm 1980. 4 di tích đó gồm: Chùa Tam Bửu, núi Tượng, chùa Phi Lai và Nhà mồ tập thể nạn nhân của bọn diệt chủng Polpot. 

Chân dung Trần Bá Lộc, kẻ bị "chết đứng" dưới huyệt mộ

Chùa Tam Bửu nép mình sát chân núi Tượng, tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đó là nơi khai đạo Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa - một hình thức tôn giáo kháng chiến chống Pháp của phong trào Cần Vương. Trong giai đoạn khai đạo, chùa Tam Bửu trải qua hàng trăm cuộc càn quét lớn nhỏ của quân Pháp xâm lược. Dù hàng chục lần bị quân Pháp đốt cháy, cướp phá, ngôi chùa vẫn tồn tại cho đến ngày nay. 

Huyền thoại võ phái Thất Sơn Thần Quyền

Năm1859, Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh. Nhiều chí sĩ, nghĩa sĩ đã tụ quân kháng chiến cứu nước ở vùng Bảy Núi, tức Thất Sơn (nay thuộc tỉnh An Giang). Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân chỉ có binh khí thô sơ và lòng quả cảm. Những người chỉ huy phải sử dụng đến "vũ khí tâm linh" để tiếp thêm sức mạnh cho binh sĩ. Võ phái Thất Sơn Thần Quyền ra đời từ đó. 

Ông Đạo Ba ẩn cư ở Học Lãnh Sơn - Nhân chứng cuối cùng của Thất Sơn Thần Quyền.


23 thg 5, 2013

Mộ cổ hợp chất Cầu Xéo

"Di tích mộ cổ hợp chất Cầu Xéo (thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được nhận định ban đầu là của một nữ quý tộc ở thế kỷ XVIII, với rất nhiều giá trị lịch sử - văn hóa quý giá, nhất là có những chi tiết vô cùng độc đáo và cũng có thể nói là lần đầu tiên được thấy ở dạng mộ cổ hợp chất tại Việt Nam…", PGS.TS. Phạm Đức Mạnh (Trường Đại học KHXH&NV TP HCM), người chủ trì công trình khai quật, thích thú cho biết.

Chữ "Phu nhân chi mộ" và chữ "Hoàng" trên tấm bia.

Mộ cổ đã từng bị đào trộm…

Di tích mộ cổ hợp chất Cầu Xéo tọa lạc trong khuôn viên một nhà dân, thuộc địa phận tổ 24 thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Di tích này nằm trên khoảnh đất bằng phẳng rộng khoảng 40m2, với kiến trúc có tường thành bao quanh gần như nguyên vẹn và cửa mộ hướng bắc (chếch tây 40o), thuộc khu vực quy hoạch giải tỏa để xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.



14 thg 4, 2013

Thất Sơn – Miền đất của các đạo sĩ

Cổ nhân nói "Sơn bất tại cao, hữu tiên tất linh" - Núi không cần cao, có tiên thì linh. Có thể nói ngoài địa thế được thiên nhiên ưu đãi thì bóng dáng những "ông đạo" và giai thoại ly kỳ của họ đã làm cho vùng Thất Sơn của Châu Đốc, An Giang trở thành linh địa. 

Du ngoạn non Sam

Ngày trước đọc "Nửa tháng trong miền Thất Sơn" của Nguyễn Văn Hầu thấy tả cảnh vào Thất Sơn thật là trần ai, phải lặn lội qua vô số kênh rạch như Cần Thảo, Cây Dương, Vịnh Tre… chằng chịt. Còn bây giờ, đường vào núi Sam nói riêng và cả vùng Thất Sơn huyền bí nói chung đều được khai thông lên tới đỉnh. Từ thị xã Châu Đốc vào đến chân núi Sam chỉ 5km với con đường trải nhựa thẳng băng, đen nhánh, bóng loáng như dải lụa Tân Châu. Hai bên bờ là đồng lúa bát ngát, thi thoảng ẩn hiện vài ngôi chùa theo phái Tiểu thừa.