Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 3, 2022

Hương nếp, hương quê

Về thăm vùng đặc sản nếp Phú Tân (tỉnh An Giang) nhiều người khẳng định: “Đến xứ nếp mà chưa ăn qua bánh ít nếp nguyên hột là còn thiếu sót”. Ngoài bánh phồng Phú Mỹ, có lẽ loại bánh với vẻ ngoài bắt mắt này là “đặc sản” khiến nhiều người phải tìm kiếm cho bằng được.

Bánh ít nếp nguyên hột ở “xứ nếp” Phú Tân

14 thg 3, 2022

Khu du lịch Cáp treo Núi Sam – Châu Đốc – An Giang

Khu du lịch quốc gia núi Sam từ lâu đã là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Miền Tây với Miếu Bà chúa Xứ cầu được ước thấy, thu hút đông đảo khách hành hương đặc biệt vào các dịp lễ như đầu năm mới, cuối năm… Sau khi viếng Miếu Bà chúa Xứ, du khách từ nay không thể không ghé vào Khu du lịch cáp treo núi Sam, để được một lần trải nghiệm cảm giác cưỡi mây ngắm toàn cảnh Châu Đốc – phố núi biên thùy và đắm mình trong không gian Phật giáo thanh bình.

Vị trí: Khu du lịch Cáp treo Núi Sam tọa lạc trong Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, Khóm Vĩnh Tây 3, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Giá vé: Vé 2 chiều: 90.000 đồng/người lớn và 70.000 đồng/trẻ em. Vé 1 chiều: 60.000 đồng/người lớn và 50.000 đồng/trẻ em. Miễn vé cho trẻ em dưới 1,2m và người cao tuổi trên 70.

10 thg 3, 2022

Những ngày đón Tết trong mây!

Trong những ngày xuân đến, đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) chìm vào khung cảnh mây khói mông lung và phảng phất cái lạnh sắt se của Đà Lạt mộng mơ. Những ai đã trải nghiệm tiết xuân trên đỉnh núi mù mây này, sẽ thông thể quên cảm giác nhẹ nhàng, thoát tục bởi sự hòa quyện giữa cảnh vật với lòng người.

Xuân của an yên

Có lẽ núi Cấm là nơi duy nhất ở miền Tây có cái sắc xuân lành lạnh của đất trời phương Bắc. Bởi thế, những du khách tại đồng bằng châu thổ đều mong muốn được một lần trải nghiệm mùa xuân mộng mơ ở nơi này. Đến núi Cấm mùa xuân, bạn sẽ thấy đất trời thay áo mới, với sắc xanh của lá, sắc thắm của hoa và chút miên man của mây ngàn hòa quyện vào khung cảnh nên thơ.

Dừng chân bên bờ hồ Thủy Liêm trong vắt, ngắm nhìn đàn cá đủ màu sắc bơi lội tung tăng khiến lòng người dịu lại, những muộn phiền của cuộc sống dường như tan biến. Thi thoảng, mấy đám mây ở đâu kéo về sà xuống khiến mặt hồ bỗng chốc bồng bềnh như cõi xa xăm. Với người mộng mơ, đó là khoảnh khắc đẹp đến nao lòng. Với người thực tế, đó là chút nhẹ nhàng khi tâm thức sống trọn cùng cảnh vật.

7 thg 3, 2022

Tát đìa tháng Chạp!

Khi cơn bấc ở lại sau lưng, cũng là lúc dân miền Tây bước vào “mùa tát đìa”. Có lẽ, hình ảnh những con người “chân lấm, tay bùn” - theo đúng nghĩa đen - hì hụp mò từng con cá luôn là một phần ký ức của miền sông nước dân dã.

“Mùa tát đìa”

Không phải là mùa của nắng, của mưa, mà dân quê xưa nay có thói quen gọi những hiện tượng xuất hiện vào một thời điểm nhất định có tính chu kỳ, thu hút cộng đồng tham gia là “mùa”. Tát đìa cũng nằm trong số đó. Nói nôm na, khi đầu trên, xóm dưới cùng nghe tiếng máy chạy lạch tạch ở đìa nước, họ bảo nhau: “Vô tháng Chạp là tới mùa tát đìa!”.

Thật vậy, người ta phải chờ đến tháng Chạp mới tát đìa. Vì khi đó nước lũ rút đi, để lại những con cá đồng lẩn đâu đó dưới đìa, bào. “Người ta hay tát đìa nhỏ bằng tay, đìa lớn phải bơm nước bằng máy. Có người xài máy Kohler, có người chạy máy dầu, kiểu gì cũng được, miễn nước khô để bắt cá. Hồi trước cá nhiều lắm, tới lúc tát đìa, ai nấy xúm nhau coi. Cá nhiều tới mức phải đựng bằng cần xé. Khi đó, chủ đìa lựa một mớ cá ngon rộng ăn Tết, mớ biếu xóm giềng, dư nữa thì làm khô, ủ mắm” - ông Trịnh Quốc Bình (người dân xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú) cho hay.

Chuyện về “người khổng lồ” Cao Nhà Bàn

Vùng Thất Sơn huyền bí một thời là cứ điểm, nơi dừng chân lý tưởng của nhiều nhà ái quốc làm cách mạng, bậc chân tu, người thất chí, thậm chí kẻ côn đồ muốn làm “anh hùng Lương Sơn Bạc”.Trong dòng chảy lịch sử đó, xuất hiện cụ Lê Văn Thùy (sau trở thành “người khổng lồ” Cao Nhà Bàn). Nhưng về nguồn gốc gia tộc, gia đình cụ, thậm chí ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ đặt cho cụ thì cả trăm năm còn chưa rõ.


Cụ Lê Văn Thùy đến vùng đất này với tâm thế người thất chí, vì hoàn cảnh gia đình. Sử sách cho biết, cụ Thùy (sinh khoảng năm 1849, mất năm 1925, làng Trung Lương, tỉnh Mỹ Tho) là con của một vị quan triều Nguyễn (bị tử trận trong cuộc kháng chiến chống Pháp). Cụ Thùy biết chữ Nho, cùng vợ con sống đạm bạc ở làng quê. Qua một trận dịch bệnh hoành hành, vợ con chết hết, số người thân còn lại ít, thấy làng quê tiêu điều, cụ bỏ nhà vào vùng đất Thất Sơn. Ở trọ nhà của người quen (đoạn Nhà Bàng - Cây Mít, gần núi Trà Sư), cụ thường giao du, đàm đạo quốc sự với nhiều nhà sư và những người làm cách mạng.

2 thg 3, 2022

“Ông Hổ” trên xứ cù lao

Nhiều người biết đến xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) ngày nay với tên gọi quen thuộc là cù lao Ông Hổ. Nguồn gốc của tên gọi này gắn với giai thoại rất thú vị. Sự tồn tại của chùa Ông Hổ là minh chứng sinh động cho sự có mặt của “Ông Ba Mươi” trên xứ cù lao.

Tượng Ông Hổ ở cù lao Ông Hổ

Lòng tôn kính

Ông Hồ Văn Sẻn (sinh năm 1949, ngụ ấp Mỹ Long 2, xã Mỹ Hòa Hưng), nhà ở gần chùa Ông Hổ và cũng thường xuyên ghé thăm chùa, phụ chăm sóc hoa viên, cây cối. Ông Sẻn nhớ lại: “Ông bà tôi nhiều đời sống ở xứ cù lao này. Nghe ông nội tôi kể lại, lúc vợ chồng người chài lưới bắt gặp con vật nhỏ nằm ở đám cỏ trên sông, ông bà cứ nghĩ đó là con mèo nên vớt về nuôi, khi lớn lên mới phát hiện là hổ.

3 thg 2, 2022

Vì sao cù lao Ông Hổ là nơi phải ghé thăm ở Nam Bộ?

Tên gọi “Ông Hổ” của cù lao Ông Hổ gắn liền với truyền thuyết về một con hổ được ông bà lão sống trên cù lao nuôi dưỡng từ nhỏ...

Nằm trên dòng sông Hậu, thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, cù lao Ông Hổ là một một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất của tỉnh An Giang

Những điều khiến khách Tây ta ngây ngất ở chợ Châu Đốc

Chợ Châu Đốc là "thủ phủ" của các loại đặc sản nặng mùi, có thể gây sốc cho những vị khách phương xa lần đầu ghé thăm.

Tọa lạc ở đường Bạch Đằng, thành phố Châu Đốc, chợ Châu Đốc là một trong những điểm tham quan thú vị bậc nhất dành cho khách du lịch ở tỉnh An Giang

23 thg 1, 2022

Tản mạn về khô cá

Tận dụng nguồn nguyên liệu cá nước ngọt dồi dào, phong phú và đa dạng, người dân An Giang chế biến thành đủ loại khô trứ danh: Khô cá lóc, cá chốt, cá trèn, cá sặc, cá chạch… Loại nào cũng thơm ngon, độc đáo, đậm đà hương vị đặc trưng của quê hương miền sông nước.

Chẳng ai biết khô cá có tự bao giờ, ai là người đầu tiên làm ra khô cá. Chỉ biết, từ lâu khô cá trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình hàng ngày. Khô cá gắn bó thắm chặt, bền sâu từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nét văn hóa không chỉ trong ẩm thực, mà còn trong đời sống của người dân phương Nam nói chung, An Giang nói riêng. Thường vào cuối mùa lũ, các loài cá đã trưởng thành, vừa to béo, vừa sinh sôi số lượng nhiều. Ăn không hết, nhà nhà làm mắm, phơi khô để dành ăn. Hầu như loài cá nào cũng có thể làm khô được. Có bao nhiêu loại cá trên sông thì có bấy nhiêu loại khô cá. Tên khô được đặt theo tên cá để dễ phân biệt, dễ nhớ.

15 thg 12, 2021

Chợ ở Châu Phú xưa và nay

Qua nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ huyện Châu Phú 1930 – 2015, tái bản lần thứ I năm 2016, cho chúng ta biết trong những ngày đầu khai hoang, mở đất Châu Phú đầy gian khổ, hiểm nguy. Những lưu dân người Việt từ mọi miền đất nước về đây tạo lập nên những thành quả rất đáng tự hào, để có một huyện Châu Phú sung túc, tươi đẹp như hôm nay.

Với hoàn cảnh khác nhau, họ đến đây cùng một mục đích là mưu cầu cuộc sống, họ đã sống và gắn chặt với thiên nhiên, chiến thắng tất cả nỗi sợ “Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”, họ đã biến tất cả những gì có sẵn trên mảnh đất “Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma” này trở thành những thứ ngọt lành để phục vụ cho chính nhu cầu trong đời sống thường ngày của họ.

30 thg 11, 2021

Thương mùa điên điển vàng đồng!

Mùa lũ năm nay, con nước về chậm, con cá còn chưa kịp lớn đã vội ra sông lớn nhưng bông điên điển vẫn lấm tấm vàng trên những tán lá non. Mặc cho dịch COVID-19 đã làm cuộc sống thay đổi ít nhiều, nhưng điên điển vẫn hiện hữu ở những góc quê mùa lũ và giữ nguyên vẻ đẹp chân chất, bình dị mà quá đỗi thân thương.

Mùa điên điển buồn

Chẳng biết tạo hóa có cho điên điển thứ giác quan đặc biệt nào không, nhưng mấy nụ “mai vàng mùa lũ” ấy dường như cũng đi theo con nước. Nước chưa ngập đồng, điên điển cũng chẳng có bông. Nước lé đé bờ kênh, mới thấy chút sắc vàng hé lên trong cái màu non tươi của lá. Với dân quê, điên điển là chút gì đó của mùa lũ xưa còn sót lại, là ký ức và cũng là nỗi nhớ tuổi thơ.

28 thg 11, 2021

Cánh đồng Tà Pạ mùa lúa chín

Qua ống kính của 9x Huỳnh Văn Thái, mùa lúa chín Tà Pạ, huyện Tri Tôn hiện lên là một bức tranh thanh bình.


Những ngày cuối tháng 11, Huỳnh Văn Thái có chuyến đi săn ảnh cánh đồng Tà Pạ vào mùa gặt. Thái sống tại TP Long Xuyên, làm nhiếp ảnh tự do, thường xuyên có các chuyến đi khám phá và chụp phong cảnh quê hương An Giang. Hiện Thái là quản trị của nhóm “Lang thang An Giang” có hơn 312.000 thành viên chia sẻ các điểm check-in và đăng ảnh đẹp quảng bá du lịch An Giang.

24 thg 11, 2021

Chùa Vạn Đức với chùa Vạn Linh

Khi đã nói đến chùa Vạn Linh ắt phải nhắc tới chùa Vạn Đức. Hai ngôi chùa này - một ở trên núi Cấm thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, một ở quận Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh - có mối liên quan mật thiết với nhau. Có thể nói, nếu không có chùa Vạn Linh thì sẽ không có chùa Vạn Đức, và ngược lại, nếu không có chùa Vạn Đức sẽ không có chùa Vạn Linh như ngày hôm nay.

Chùa Vạn Đức 2018. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

18 thg 11, 2021

Chùa Vạn Linh núi Cấm - Hơn mười năm trước và bây giờ

Năm 2007, tui có dịp lên núi Cấm. Lúc đó chùa Vạn Linh mới an vị tượng Phật được vài năm (từ 2003). Thiệt tình, lúc đó ngôi chùa không gây ấn tượng gì lắm với tui, ngoài việc nhận định rằng đây là ngôi chùa khá bề thế trên núi. Hình ảnh chùa lúc đó là đây:

Ngôi chánh điện

Nhìn xa, ta thấy tòa tháp Bảo Các Quan Âm (cao 40 met) và các ngôi tháp khác. Điều dễ thấy là xung quanh chùa còn nhiều cây rừng và những bãi đất chưa xây dựng.

15 thg 11, 2021

Thăng trầm chùa Vạn Linh trên núi Cấm

Khi đi cáp treo lên đến khu hành hương trên núi Cấm, những điểm nhấn mà khách hành hương quan tâm đến là tượng Phật Di Lặc, chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh - bên cạnh đó là hồ Thủy Liêm như là cái nền cho khung cảnh.

Ngoài tượng Phật Di Lặc là công trình quá nổi bật mà mọi người đều quan tâm thì kiến trúc được chú ý đến nhất chính là chùa Vạn Linh - chớ không phải chùa Phật Lớn, dù rằng so với chùa Phật Lớn thì chùa Vạn Linh là... phận đàn em, vì ra đời sau - nhờ ở quy mô của chùa, và nhất là tháp chùa cao nổi bật giữa cảnh sơn thủy hữu tình. Trong hầu hết các ảnh chụp toàn cảnh khu vực này của núi Cấm, chùa Vạn Linh đều nổi bật giữa nền trời nước bao la.

Chùa Vạn Linh (bên trái) và tượng Phật Di Lặc là 2 điểm nhấn nổi bật trên núi Cấm. Ảnh: Báo Nhân dân

13 thg 11, 2021

Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm

Có lẽ hầu hết người du lịch lên núi Cấm đều có mục đích quan trọng là chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc khổng lồ tại đây, và tất nhiên là chụp ảnh lưu niệm dưới chân tượng. Bài viết về tượng Di Lặc rất nhiều và cung cấp rất nhiều thông tin nên tui không đăng lại nữa, ở đây chỉ xin đăng một số hình ảnh những lần viếng thăm để ghi lại kỷ niệm, cùng một vài cảm nhận nho nhỏ.

Tượng Phật Di Lặc núi Cấm 2021. Ảnh: PHN

12 thg 11, 2021

Trên núi Cấm - Rảo bước năm non

 Tiếp tục với chuyến du khảo của học giả Nguyễn văn Hầu, sau khi qua đêm ở vồ Bồ Hong thì ông và các bạn đi thăm các vồ khác của núi Cấm. Trong các vồ này thì chắc chắn du khách đi cáp treo lên núi Cấm sẽ đến được một vồ, đó là vồ Ông Bướm. Lý do đơn giản: ga đến cáp treo được xây dựng ngay trên vồ Ông Bướm. Còn các vồ khác thôi thì ta đọc qua lời kể của một khách du hành từ 70 năm trước vậy nhé. Như bài trước, trong bài này ông cũng kể thêm những câu chuyện lịch sử liên quan, và giải thích một số từ ngữ địa phương.


Vồ Ông Bướm là nơi đặt ga đến của tuyến cáp treo Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

11 thg 11, 2021

Vồ Bồ Hong trên núi Cấm

Vồ Bồ Hong là vồ cao nhất trong 5 cái vồ của núi Cấm (tức Năm non trong thành ngữ Năm non bảy núi), và như vậy cũng chính là đỉnh cao nhất của núi Cấm. Độ cao của vồ Bồ Hong (cũng là của núi Cấm) là 705 met.

Khi bạn đi cáp treo hoặc xe hơi thì bạn chỉ có thể tới khu vực hồ Thủy Liêm, tới chùa Vạn Linh. Chùa này nằm ở chân vồ Bồ Hong, độ cao là 535 met, còn cách đỉnh núi 170 met. Từ chùa Vạn Linh lên vồ Bồ Hong - ở đó có một điện thờ nên còn gọi là điện Bồ Hong - cho đến giờ chỉ có cách đi bộ, leo núi. Theo kinh nghiệm của những người đã lên đến vồ Bồ Hong thì thời gian vượt 170 met độ cao từ chùa Vạn Linh đến điện Bồ Hong là... 2 tiếng! Hic, mặc dù lên núi Cấm nhiều lần nhưng tui đều đi với tư cách quý tộc già lão nên chỉ tới chùa Vạn Linh thôi chớ chưa bao giờ lên tới vồ Bồ Hong, tức chưa bao giờ có thể nói mình chinh phục đỉnh núi Cấm. 

Vồ Bồ Hong trên núi Cấm. Ảnh: Bùi Thuy Đào Nguyên trên Wikipedia

6 thg 11, 2021

Đường lên núi Cấm - Chùa Phật Lớn

Du khách tham quan khu du lịch Núi Cấm bằng cáp treo hoặc bằng xe hơi (như hối còn cho xe hơi lên núi) thì hầu như điểm đến chỉ là khu Trung tâm hành hương, tức vùng cảnh quan hồ Thủy Liêm. Nơi đây tập trung các điểm tham quan ấn tượng (và đi lại thuận tiện) như tượng Phật Di Lặc trên núi lớn nhất châu Á, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh...


Bản đồ các vùng cảnh quan trên núi Cấm

Người xây tượng Phật trên núi Cấm

Nghệ nhân Thụy Lam (Phạm Dân Chủ, 69 tuổi, quê ở P.Long Sơn, TX.Tân Châu, An Giang) không chỉ nổi tiếng trong giới điêu khắc mà còn được nhiều người biết đến, bởi ông chính là tác giả của bức tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm vừa đạt kỷ lục châu Á.