Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 10, 2021

Núi ở đồng bằng - Thất Sơn mầu nhiệm

Nói đến núi ở An Giang ắt hẳn phải nói đến Thất Sơn. Đó là cụm núi chính, quan trọng nhất của An Giang - hoặc có thể nói: Thất Sơn chính là tên gọi chung tất cả vùng núi của An Giang.

Toàn cảnh Khu Du lịch Núi Cấm. Núi Cấm là ngọn núi cao nhất An Giang và là núi quan trọng nhất trong Thất Sơn.

Quyển biên khảo đầu tiên về Thất Sơn có lẽ là Thất Sơn mầu nhiệm của học giả Nguyễn văn Hầu, xuất bản năm 1955. Trong sách này ông đề cao vai trò của Thất Sơn, đặc biệt là khía cạnh linh thiêng, huyền bí, một vùng đất địa linh sinh nhân kiệt. Đến 3/4 nội dung sách là nói về Các bậc siêu phàm ở Thất Sơn.

11 thg 10, 2021

Đồi núi ở An Giang

Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

9 thg 10, 2021

Bánh canh ngọt như chè ở miền Tây

Cách kết hợp của bún tươi, bột mì, đường thốt nốt và nước cốt dừa làm nên món ăn béo, ngọt thanh, phảng phất hương thơm nhẹ.

Bánh canh là món ăn có hơn chục loại với đủ kiểu hương vị mặn ngọt khắp ba miền. Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với bánh canh Bến Có ở Trà Vinh có nước lèo nấu từ thịt, xương, sợi bánh làm bằng bột gạo, đồ ăn kèm gồm tim, cật, lòng heo và thịt. Ở Bến Tre, Tiền Giang có bánh canh vịt, sợi bánh nấu với thịt vịt xiêm băm tẩm ướp gia vị, cho thêm nước cốt dừa, hành, tiêu ăn rất thơm và béo ngậy. Còn ở Đồng Tháp, đó là món bánh canh ngọt, món bánh canh ăn như chè dùng để tráng miệng hoặc lót dạ khi đói, ăn dặm vào buổi sáng hay đầu giờ chiều.

Món bánh canh gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Ngày nhỏ, mỗi năm tới tháng 4 Âm lịch là nhiều người cùng nhau vượt hàng trăm cây số bằng ghe trên sông để đến Châu Đốc vía Bà Chúa xứ. Chuyến đi dài cả ngày lẫn đêm, ông bà đem gạo và bếp để nấu cơm trên ghe. Khi về, cả nhà không quên mua đặc sản An Giang về dùng trong gia đình hoặc làm quà tặng bà con lối xóm, trong đó có món đường thốt nốt đem đi nấu chè, làm bánh, kho cá đều ngon. Má tôi chuyên nấu xôi, chè đem bán ở chợ nên món ăn vặt ngày nhỏ cũng gắn liền với những món má nấu, nhất là bánh canh ngọt.

Công đoạn nạo dừa làm nước cốt nấu chè bánh canh. Ảnh: Lê Hữu Tường

1 thg 10, 2021

Hai lần xuất gia

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (nguyên mẫu của nhân vật ni sư Huyền Trang trong phim “Biệt động Sài Gòn”) nếu kể một cách vắn tắt thì chỉ gói gọn trong hai lần xuất gia. Nhưng mấy ai thấu hiểu được những giằng xé tâm tư, ray rứt giữa đạo và đời trong lòng bà, giữa những lần xuất gia ấy. Tác phẩm này như một lời tự sự đầy trăn trở của bà, qua góc nhìn của nhà báo Gia Khánh.


Một buổi sáng cuối tháng 5-2021, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (thế danh Phạm Thị Bạch Liên, sinh năm 1931, ngụ thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đưa mắt nhìn lên trần nhà, nghe cơn mệt mỏi thấm dần vào từng tế bào cơ thể. Những đợt nằm viện ngày càng nhặt, thời gian mỗi đợt ngày càng dài, có khi cả tháng trời, để bà cảm nhận rõ nét tuổi già, lực kiệt.

Người chiến sĩ biệt động đầy sức sống năm xưa, giờ chỉ còn là quá khứ. Bao nắng mưa sương gió, khói lửa chiến tranh đã dừng lại đâu đó trong ký ức. Muốn quên, quên không đặng. Muốn nhớ, lại chẳng nhớ được nhiều!

29 thg 9, 2021

Trái cà na mùa nước nổi

Cây cà na trĩu cành vào vụ thu hoạch, trái được đem đập dập trộn muối ớt hay ngào đường làm món ăn vặt.


Mùa nước nổi ở miền Tây không chỉ mang đến nguồn cá tôm dồi dào mà còn vào vụ thu hoạch nhiều loại cây ăn trái, trong đó có cà na. Bạn trẻ Nguyễn Tấn Đạt (1997) quê ở An Giang có niềm đam mê du lịch, thích làm những công việc từ thiện và công tác xã hội. Trong thời gian giãn cách vì Covid-19, Đạt "trốn ở vườn" tại ấp An Quới, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, chăm sóc các loại cây ăn trái và thú vị nhất là dịp thu hái. Đạt chia sẻ, cà na nghe quen mà lạ, quen vì chắc nhiều người từng ăn trái này, còn lạ là vì không phải ai cũng được tận mắt nhìn thấy cây cà na.

2 thg 8, 2021

Mùa măng tầm vông

Thường xuất hiện vào mùa mưa, măng tầm vông mang đến cho người dân xứ núi bữa ăn đa dạng, phong phú hơn. Măng tầm vông còn giúp nhiều hộ dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập từ việc bán măng cho du khách.

Cây trồng đặc biệt

Từ bao đời nay, cây tầm vông đã gắn liền với đời sống người dân huyện miền núi Tri Tôn nói chung, đồng bào DTTS Khmer nói riêng. Loại cây trồng này không những giúp cho nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập từ việc canh tác, mà còn tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương thông qua việc uốn cây.

Tầm vông là loại cây khá đặc biệt, dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu thấp. Càng đặc biệt hơn, khi cây trồng này không cần tưới nhiều nước, lại chịu hạn rất tốt, cho dù điều kiện thời tiết có khô hạn đến đâu cây tầm vông cũng sống và phát triển được. Do đó, loại cây trồng này rất thích hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng như huyện miền núi Tri Tôn. Cây tầm vông tập trung nhiều ở xã Lương Phi và thị trấn Ba Chúc, đồng thời xuất hiện rải rác ở các địa phương, như: Lê Trì, Ô Lâm, Cô Tô...

26 thg 7, 2021

Món cháo "nội tạng" ăn kèm bún lạ miệng, chỉ bán vài tiếng/ngày ở An Giang

Có cách chế biến khá giống cháo lòng miền Bắc nhưng món cháo vùng Tri Tôn (An Giang) lại được nấu cùng nội tạng bò với hương vị lạ miệng, ăn kèm bún tươi hoặc bánh mì rất hấp dẫn.

Nếu có dịp ghé thăm An Giang, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi non kỳ thú, hùng vĩ của một vùng bán sơn địa mà còn được khám phá, thưởng thức nền ẩm thực phong phú nơi đây.

Ngoài những đặc sản nức tiếng như mắm Châu Đốc, chè thốt nốt, bánh bò, gà hấp lá chúc,... ở An Giang còn có một món ngon bình dân nhưng hấp dẫn mọi thực khách gần xa. Đó là món cháo bò.

Cháo bò là một trong những món ăn nổi tiếng ở thị trấn Tri Tôn (An Giang), được nấu giống cháo lòng miền Bắc nhưng sử dụng nguyên liệu là nội tạng bò và thịt bò tươi (Ảnh: Đặc sản Tri Tôn).

13 thg 7, 2021

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Di tích Văn hóa Óc Eo được tìm thấy trải dài ở các tỉnh Nam bộ, là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam (từ thế kỷ thứ I - VII sau công nguyên). Di tích được phát hiện năm 1942, được Malleret (1901-1970, học giả người Pháp) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944.

Quần thể Khu di tích Óc Eo - Ba Thê có diện tích 450ha với nhiều loại hình di tích phong phú, đa dạng. Theo nghiên cứu khảo cổ, vùng đất này trước đây nằm trên trục thủy đạo chính (Lung Lớn) lại gần bờ biển, có vị thế là trung tâm thương mại sầm uất. Nơi đây còn có ngọn núi cao (núi Ba Thê ngày nay) cung cấp nguồn nước ngọt, nguyên liệu đá, cát cho xây dựng, nguyên liệu cho nghề kim hoàn…

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Khu di tích Óc Eo - Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt, nhằm tôn vinh giá trị to lớn của 1 trong 3 nền văn hóa cổ Việt Nam là: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo.

Những năm qua, tỉnh An Giang đã tiếp nhận 8.089 hiện vật do nhân dân hiến tặng và kiểm kê được 84 di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 - 2020, có trên 50.300 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn nền văn hóa độc đáo này.

Chùa Linh Sơn (chùa Phật Bốn Tay) dưới chân núi Ba Thê

4 thg 7, 2021

Hoài niệm Vĩnh Tế Sơn, Tân Lộ Kiều Lương

Để người dân TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) và du khách hiểu về truyền thống lịch sử, sự gian khổ, hy sinh của các bậc tiền nhân đã khai phá và giữ gìn từng tấc đất quê hương, là cội nguồn của dân tộc và đặc trưng văn hóa của vùng đất Nam bộ, UBND TP. Châu Đốc vừa tổ chức Lễ phục dựng bia Vĩnh Tế Sơn và bia Tân Lộ Kiều Lương.

Trong quá trình mở mang và phát triển bờ cõi phía Nam, danh thần Thoại Ngọc Hầu đã có nhiều đóng góp to lớn về kinh tế, quốc phòng và đời sống của người dân vùng đất An Giang, như: đào kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, đắp đường Tân Lộ Kiều Lương… Quá trình khai phá này được ghi trên bia Vĩnh Tế Sơn và bia Tân Lộ Kiều Lương. Bia Vĩnh Tế Sơn được dựng năm 1828 (sau khi đào xong kênh Vĩnh Tế 4 năm), bia cao hơn đầu người bằng loại đá sa thạch.

Theo thời gian, do để ngoài trời chịu nhiều mưa, nắng nên mặt đá bị bào mòn, chữ còn, chữ mất. Bia Tân Lộ Kiều Lương cũng được dựng lên cùng năm với bia Vĩnh Tế Sơn, sau khi hoàn thành con lộ Châu Đốc - Núi Sam. Ngày nay, bia không còn nhưng văn bia vẫn còn trong sử sách.

Phục dựng bia Vĩnh Tế Sơn tại lăng Thoại Ngọc Hầu

16 thg 6, 2021

Mùa trâm Bảy Núi

Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc những cây trâm sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tự nhiên ở vùng Bảy Núi bắt đầu ra hoa, kết trái. Đó là món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất nơi đây.


Trâm là loại cây thân gỗ, cao, khỏe, nhiều cành lá xum xuê. Cây trâm sinh trưởng và phát triển tự nhiên khoảng 7 năm tuổi bắt đầu cho trái, tuổi thọ kéo dài cả trăm năm. Hàng năm, cây trâm cho ra hoa khoảng giữa tháng 3 và cho thu hoạch trái dài đến tận tháng 6 (âm lịch). Trâm ra hoa rồi kết trái thành từng chùm. Trái trâm lúc còn non có màu xanh, khi già chuyển sang đỏ, lúc chín có màu tím đen, to gần bằng đầu ngón tay. Trâm chín đen bóng, no tròn, mọng nước, ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, chát chát rất đặc trưng.

21 thg 5, 2021

Thăm dinh Ông Thẻ

Gắn liền với những huyền thoại ly kỳ liên quan đến giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, dinh Ông Thẻ là một trong những di tích đặc biệt được người dân giữ gìn, tôn tạo cho đến ngày nay. Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện về công lao của các bậc tiền nhân thời mở đất.

Dọc theo con đường nhựa uốn lượn bên bờ rạch Cây Gáo, tôi đến dinh Ông Thẻ (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tham quan di tích văn hóa đặc biệt này. Với tên gọi đặc biệt, dinh Ông Thẻ mang trong mình quá trình hình thành, phát triển đậm màu sắc tâm linh.

Theo Ban bảo vệ di tích dinh Ông Thẻ, dinh được hình thành từ thời khai hoang mở đất của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên cùng các đệ tử. Trong đó, “ông thẻ” lại gắn liền với Quản cơ Trần Văn Thành, người anh hùng kháng Pháp với cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa vang danh lịch sử. Đến dinh Ông Thẻ, tôi khá bất ngờ với hình dáng “ông thẻ”. Đó là một cây gỗ tròn đường kính chừng 1 tấc, dài 1,2m, đầu thẻ chạm búp sen, thân thẻ khắc 4 chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”.

Người dân thường cầu nguyện “ông Thẻ” phù hộ cho cuộc sống của mình

8 thg 5, 2021

Hương lục bình đọng mãi trong tôi!

“Đời bềnh bồng xuôi con nước nhấp nhô/ Mặc ngày tháng đẩy xô theo sóng bạc/ Bởi tên em chỉ là loài hoa dại/ Hương lục bình còn đọng mãi trong tôi”. Là loài hoa nở vào mùa hè nhưng có thể vì cái sự lênh đênh, bất định của nó mà lục bình không được người ta nhắc nhiều như những chùm phượng vĩ đỏ rực hay sắc tím mộng mơ của bằng lăng. Thế nhưng, những bông hoa lục bình không còn xa lạ với nhiều người, mỗi lần bắt gặp chúng ở đâu đó, nó lại gợi nhớ cả một miền quê trong ký ức!

Sắc tím hoa lục bình

Về đâu làng gốm Phnôm Pi trăm năm của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi?

Làng gốm Phnôm Pi (xã Châu Lăng, H.Tri Tôn, An Giang) là nơi duy trì nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer qua từng sản phẩm cà ràng (bếp củi), cà om (nồi)…

Bà Néang Nhây (71 tuổ) đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề tại làng gốm Phnôm Pi. ẢNH: DUY TÂN

3 thg 5, 2021

Ở nơi không có sân bay, nhưng có máy bay đậu

An Giang không có sân bay?

Thật ra An Giang đã từng có không chỉ một mà đến 3 sân bay, đó là các sân bay Long Xuyên (còn gọi là sân bay Vàm Cống, nằm ở Long Xuyên), sân bay Châu Đốc (nằm ở Châu Đốc) và sân bay Thất Sơn (nằm ở Tịnh Biên). Tuy nhiên đó đều là các sân bay nhỏ, phục vụ cho mục đích quân sự và đến nay đã không còn sử dụng nữa.

An Giang có đề xuất xây dựng sân bay tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành và đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch ngày 2/6/2011, tuy nhiên đến năm 2016 dự án này đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch giao thông 13 tỉnh Tây Nam Bộ từ nay tới năm 2030 vì không khả thi.

Tóm lại là hiện nay An Giang không có sân bay nào hết!

Nhưng vẫn có máy bay!

Máy bay YAK-40 ở khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ảnh: Lê Quang Dũng

29 thg 4, 2021

Khu du lịch Điện Mặt Trời An Hảo – Tịnh Biên – An Giang

Tọa lạc dưới chân Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, khu du lịch điện mặt trời An Hảo là sự kết hợp tài tình giữa thảo nguyên năng lượng rộng lớn và du lịch sinh thái mộng mơ đem đến cảm giác mới lạ, thú vị cho du khách khi đến với An Giang. Bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những cánh đồng cỏ xanh mượt mà ẩn mình dưới những tầng pin điện mặt trời lấp lánh sáng bàng bạc. Những hồ nước lấp lánh, những luống hoa dừa cạn, uốn lượn khoe sắc điệu đà dọc các lối đi, những cung đường hoa giấy rực rỡ, những đàn cừu tung tăng trong khuôn viên khu du lịch…

Tận dụng màu nền của núi rừng đặc trưng, Khu du lịch điện mặt trời An Hảo là nét chấm phá đặc sắc, công phu điểm tô cho cảnh sắc Bảy Núi. Ðiện mặt trời không dừng lại khi đóng tròn vai “thắp sáng”, nơi đây còn vĩ đại hơn trong vai trò “đại sứ” dẫn đầu xu hướng du lịch điện mặt trời.

20 thg 4, 2021

Mặc nưa - thời xa vắng

Giữa trưa, tôi chạm vào mấy gốc mặc nưa, nghe trầm mặc lan sâu vào lòng. Chúng như lạc lõng giữa mảnh đất mặt tiền có giá trị cả chục tỷ đồng của phố thị. Những khoảnh đất bạt ngàn mặc nưa ngày xưa giờ đã lùi vào dĩ vãng, kéo theo thời hoàng kim của mặc nưa. Mà thật ra, mặc nưa không mang ý nghĩa cho riêng mình. Nó là “linh hồn” của “nữ hoàng tơ lụa” lãnh Mỹ A huyền thoại. Không có lãnh Mỹ A, nó chỉ là gốc cây dại ven đường. Ngược lại, thiếu mặc nưa, lãnh Mỹ A chỉ là mảnh lụa đơn thuần, vắng hẳn nét đặc sắc được truyền tụng.

Theo nhiều tài liệu, lãnh Mỹ A vang bóng một thời, niềm tự hào của xứ lụa Tân Châu (An Giang). Thời thịnh nhất của loại vải cao cấp này là những năm 1950-1960, chỉ có các quý bà, quý cô thuộc gia đình giàu sang mới đủ tiền để mua lãnh Mỹ A may áo dài. Lãnh Mỹ A không chỉ nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh, mà còn được xuất sang Campuchia, Lào...

Lúc ấy, ở Tân Châu hầu như nhà nào cũng làm lãnh Mỹ A. Sau này, lãnh Mỹ A được “phục hưng” thành công, bằng việc được các nhà thiết kế nổi tiếng sử dụng trong nhiều bộ sưu tập các loại váy liền thân dáng suông, váy chữ A, áo vest, áo dài, trang phục dạ hội và váy cưới... làm sống lại thương hiệu lãnh Mỹ A, mang hồn quê ra khỏi phạm vi đất nước một lần nữa.

29 thg 3, 2021

Hương vị lồng mức núi Dài

Trên núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (Tri Tôn, An Giang) có một vườn lồng mức đã bén rễ và phát triển ở vùng đất này trên 20 năm. Đó là vườn lồng mức của anh Đỗ Quốc Việt rộng trên 1,5ha, canh tác theo kiểu vườn đồi.

Ở xã Lê Trì cũng có một hộ trồng cây lồng mức, tuy nhiên số lượng không nhiều, chỉ có vườn lồng mức của gia đình anh Việt là lớn và rộng nhất, với trên 200 gốc. Trong đó có trên 100 gốc lồng mức đã 20 năm tuổi. Đối với lồng mức, cây có tuổi càng lớn thì tán càng rộng, trái từ đó cũng nhiều, năng suất cao. Theo anh Việt, vườn lồng mức này được trồng từ nhiều năm trước, ngoài ra còn có vườn xoài cát Hòa Lộc, thanh ca, bưởi Năm Roi…

Trong những loại cây ăn trái đó, lồng mức là loại chịu hạn tốt nhất. Khi trồng lồng mức trên đất núi, vừa có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, chịu được khô hạn, vừa cho năng suất ổn định. Từ lúc trồng đến khoảng 5 năm sau thì cây lồng mức sẽ cho trái và cây càng lớn, năng suất càng tăng.

Dấu ấn trăm năm đình Mỹ Đức

Nằm cặp tuyến Quốc lộ 91, đình Mỹ Đức (xã Mý Đức, Châu Phú, An Giang) đã có hơn 200 năm lịch sử thăng trầm cùng thế sự. Đây là di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của địa phương, được người dân thường xuyên tới lui chiêm bái.

Dọc theo tuyến Quốc lộ 91 đoạn qua xã Mỹ Đức không khó để bắt gặp hình ảnh đình Mỹ Đức với dáng vẻ cổ kính đặc trưng, nằm lẩn khuất dưới những tán cây cổ thụ. Tính từ thời điểm xây dựng đầu tiên bằng tre nứa vào năm 1819 đến nay, đình Mỹ Đức có hơn 200 năm tuổi. Do đó, đình trở thành công trình kiến trúc thuần Việt đặc trưng của địa phương, là nơi ẩn chứa niềm tin tưởng to lớn của người dân từ thuở dựng làng lập ấp đến ngày nay.

Theo Ban Quý tế đình thần Mỹ Đức, ngôi đình hiện tại có hình chữ tam, với diện tích xây dựng hơn 897 m2, gồm các hạng mục: võ ca, thông hành, võ quy, chánh tẩm, nhà hội, nhà trù… Về ngoại thất, đình có mái tam cấp, nóc cổ lầu, mỗi tầng ngói có trang trí họa tiết hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, kỳ lân… tạo nên sự hài hòa chặt chẽ với kiến trúc chung của đình. Ngay cổng tam quan có đôi liễn đối với nội dung: “Mỹ địa khai cơ an xã tắc/Đức trạch hưng công hưởng thái bình” với ý nghĩa Thành Hoàng sẽ phù hộ cho đất và người Mỹ Đức đời đời ấm no, sung túc.

Đình Mỹ Đức là di tích lịch sử văn hóa tồn tại hơn 200 năm

21 thg 3, 2021

Tung Lò Mò – Đặc sản trứ danh của đồng bào Chăm tỉnh An Giang

Có dịp du lịch An Giang đến thăm các làng Chăm, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều cuộn màu đỏ sẫm phơi đầy trên những cây sào hay sạp tre. Đó là tung lò mò (lạp xưởng bò) một đặc sản nổi tiếng của đồng bào Chăm theo đạo Hồi.

Tung lò mò