Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 11, 2022

Mật Ong Rừng tràm U Minh Hạ Cà Mau – Món quà quý từ thiên nhiên

Cà Mau vùng đất cực nam của Tổ Quốc không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, mà còn gây thương nhớ cho du khách bởi một món đặc sản đầy ngọt ngào, mang thương hiệu mật ong rừng U Minh Hạ.

Mật ong rừng U Minh Hạ được thu hoạch hoàn toàn thủ công truyền thống từ làng nghề “Gác kèo ong”, hoàn toàn giữ nguyên trọn giá trị dinh dưỡng thuần tự nhiên từ mật. Ong mật hút từ các nhụy hoa tràm, hình thành nên các tổ ong to tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, sắc đẹp.

Mật ong rừng U Minh Hạ

Vườn quốc gia U Minh Hạ nổi tiếng với rừng tràm bạt ngàn và là nơi sinh sống, trú ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm như khỉ, nai, heo rừng, trăn, rắn, kỳ đà… Đặc biệt, khi cây tràm trổ bông cũng là mùa để cho những con ong cần mẫn đi hút nhụy hoa, ươm mật cho đời.

30 thg 10, 2022

Mì Xí Mứng ở Biên Hòa

Hồi năm 1983, khi mới chân ướt chân ráo tới Biên Hòa tui đã nghe người ta nói về một tiệm mì có cái tên ngồ ngộ: Mì Xí Mứng (khen ngon là chính). Thú thiệt là cho tới nay tui cũng chưa từng ăn mì Xí Mứng, nhưng vẫn thường xuyên nghe mọi người nhắc tới tên mì này. Khen thì nhiều, nhưng cho rằng mì này chẳng có gì đặc biệt cũng không ít.

Search trên mạng, thấy có nhiều tiệm mì xí mứng... nhưng ở đâu đó chớ không phải Biên Hòa. Điều này chứng tỏ mì xí mứng rất nổi tiếng khiến thương hiệu của nó được nhiều người quan tâm.

Xí mứng là gì? Mì xí mứng xuất phát từ đâu, có phải nguồn gốc ở Biên Hòa hay không? May quá, anh Bùi Thuận đã có bài viết về chuyện này, đăng trong quyển Đậm đà hương vị Đồng Nai của anh. Tui xin mạn phép trích đăng lại dưới đây.

Mì Phước Nguyên, tức mì Xí Mứng ngày nay. Ảnh: Diadiemanuong.com

Bốn món bún nổi danh xứ Huế

Ngoài bún bò giò heo, bún hến, bún nghệ lòng lợn cũng là đặc sản đất cố đô được nhiều thực khách muốn thưởng thức.

Ngoài các lăng tẩm, điểm tham quan đậm chất lịch sử, Huế còn thu hút du khách bởi nền ẩm thực đa dạng, dễ ăn. Dưới đây là những món bún thường được nhiều người nhắc đến khi nói về ẩm thực nơi này.

Bún bò

Với nhiều người, món ăn này đã trở thành "huyền thoại" trong làng ẩm thực. Nhắc đến Huế, bún bò giò heo là món đầu tiên được mọi người nói đến. Tại đất cố đô, món ăn này được bày bán mọi nơi, từ các hàng quán bình dân ven đường, các khu chợ địa phương đến nhà hàng sang trọng.

Món ăn từ hoa ban ở Sơn La

Hoa ban là 1 món ăn truyền thống của người Thái ở Tây Bắc, trong đó có người Thái tỉnh Sơn La. Các món ăn chế biến từ hoa ban là đặc sản Tây Bắc và chỉ có ở Tây Bắc bởi chỉ vùng đất này là "quê hương, bản quán" của loài hoa đẹp mong manh đến nao lòng.

Mỗi mùa hoa ban nở, cũng là lúc bà con dân tộc Thái vùng Tây Bắc lên đồi hái về làm thức ăn phục vụ gia đình. Không biết từ bao giờ, hoa ban đã trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn du khách gần xa.

Mùa hoa ban nở, cũng là lúc người Thái vùng Tây Bắc lên rừng hái về để chế biến thành những món ăn ngon hấp dẫn.

29 thg 10, 2022

Năm món ăn đặc sản Sa Đéc

Hủ tiếu, bánh tằm bì, cá lóc nướng... là những đặc sản du khách nên thử khi có dịp đến thành phố Sa Đéc.

Sa Đéc là thành phố nhỏ, hiền hòa thuộc tỉnh Đồng Tháp. Địa điểm này không chỉ nổi tiếng với nhiều thắng cảnh đẹp, là vựa hoa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, mà còn gây thương nhớ bởi nhiều món ăn ngon. Nếu ghé thăm Sa Đéc, bạn nhất định phải thưởng thức các đặc sản dưới đây.

Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu là một trong những món nổi tiếng nhất Sa Đéc. Đặc biệt, thành phần làm nên món ăn này không thể thiếu sợi hủ tiếu từ bột gạo, mềm nhưng không bở. Theo người địa phương, bí quyết cho một tô hủ tiếu Sa Đéc thơm ngon tròn vị thì sợi hủ tiếu nên trụng nhanh qua nước sôi, không để quá lâu sẽ bị nhão và đứt gãy.

Các nguyên liệu như gan, cật, thịt... nên chà muối kỹ, làm sạch để không ám mùi. Nước lèo nấu từ xương ống hầm và vớt bỏ lớp bọt liền tay để giữ cho nước dùng luôn trong. Để nước lèo dậy mùi đặc trưng và ngọt thơm, còn phải có thêm vài con khô mực nướng và tôm khô.

28 thg 10, 2022

Món ăn nối Tây Bắc với Tây Nguyên

Thịt băm gói lá nướng được người dân tộc Thái chế biến từ những gia vị cổ truyền, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được hương của núi rừng Tây Bắc. Trước đây, là món ăn dân dã trong bữa cơm hằng ngày được ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Ngày nay, món ăn này có mặt trên thực đơn của nhiều nhà hàng, khu du lịch.

Theo gia đình vào tỉnh Đắk Lắk lập nghiệp gần 20 năm, nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Sáu (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của người Thái, đặc biệt là ẩm thực. Chị Sáu cho biết, người Thái chế biến các món ăn chủ yếu là món nướng. Món thịt băm gói lá nướng được nhiều người ghiền.

Chị Hạnh giới thiệu đặc sản thịt băm gói lá nướng

27 thg 10, 2022

Cà phê vợt: Có nơi ở Sài Gòn gì cũng từ từ

Trong khi mô hình nhượng quyền và chuỗi coffeeshop liên tục "mọc lên như nấm", đâu đó ở Sài Gòn vẫn còn những không gian chỉ sáng tinh sương mới cảm nhận được: mùi cà phê, mùi của bình minh, và tiếng ôn tồn của... người già.

Ly cà phê vợt gây nghiện ở Cheo leo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không rõ bắt nguồn từ đâu, nhưng có lẽ mạng xã hội chính là "kẻ dẫn đường" cho những điều cũ kỹ tưởng như đã bị bụi thời gian làm phai màu.

Phở Tứ Hải và giọt nước mắt ngày trở về của thực khách

Vị khách là người Cù Lao Phố đã ra nước ngoài sống hơn 30 năm. Ông gọi một tô phở, ăn rất chậm rồi trào nước mắt nói với bà Lưu Lệ Ánh: “Tôi nhớ quê mà tìm về Việt Nam. Đây đúng là Phở Tứ Hải mấy mươi năm trước tôi ăn. Tôi ơn bà quá”.

Khoảng những năm 30, gia đình nhà Lưu Phổi ở Quảng Đông (Trung Quốc) sống quá chật vật bèn đưa vợ con vượt qua biên giới Việt Trung đến đất Cù Lao Phố mưu sinh. Cù lao Phố xưa là một thương cảng sầm uất của vùng Nam Bộ, có nhiều tên gọi như: Nông Nại đại phố, Đông phố, Bãi Rồng, Cù Châu, là một trong những nơi buôn bán sầm uất bậc nhất lúc bấy giờ.

Ông Lưu Phổi mở một quán cơm nhỏ ở đường Cô Giang. Vốn khéo léo, ông nấu món nào cũng ngon. Quán nhỏ làm ăn phát đạt nhanh chóng thành quán lớn, người Biên Hòa rất chuộng ăn ở đây.

24 thg 10, 2022

Cá cơm mờm khô chiên trứng

Những con cá cơm mờm tươi có thể hấp, kho, nấu canh, chiên... đều ngon. Còn với cá cơm mờm phơi khô sẽ là món ăn hấp dẫn nếu chiên với trứng.

Cá cơm mờm là loại cá nhỏ, thịt mềm, có nhiều chất dinh dưỡng nên được nhiều người yêu thích. Ở quê tôi, cá cơm mờm còn được gọi là cá cơm sữa. Trước đây, gia đình tôi có người chú họ ở xã Đức Lợi (Mộ Đức) làm nghề biển. Sau những chuyến biển, chú thường mang về những bịch cá khô để biếu người thân, bạn bè. Những con cá khô lớn thường được nướng, chiên, tỏa mùi thơm phức khiến ai cũng hít hà. Còn với những con cá cơm khô nhỏ, có nhiều cách chế biến, nhưng tôi thích nhất là món cá cơm mờm khô chiên trứng.

Món cá cơm mờm khô chiên trứng có vị béo bùi của bột, trứng và vị giòn tan của cá chiên. Ảnh: Bảo Hòa

23 thg 10, 2022

3 đặc sản An Giang

Đặc sản An Giang mang những hương vị đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Nếu có dịp ghé chân nhất định bạn đừng bỏ qua những đặc sản này nhé.

1. Tung Lò Mò Châu Phong


Đây là tên gọi của món Lạp xưởng bò của người Chăm theo đạo Hồi ở An Giang. Vì là món ăn truyền thống của người Chăm nên hương vị của nó khác hẳn so với ẩm thực Việt Nam.

Cá bống nướng chấm muối ớt

Người dân ở thượng nguồn sông Vệ thuộc huyện Nghĩa Hành có cách chế biến cá bống dân dã mà ngon. đó là cá bống nướng chấm muối ớt. Đây là món ăn ngon mà khi có dịp đến Quảng Ngãi, bạn nên thưởng thức một lần.

Từ lâu rồi, món cá bống sông Trà được nâng lên tầm đặc sản. Các bà nội trợ thường chế biến món cá bống rim để ăn trong bữa cơm thường ngày, hoặc đem kho tiêu ăn với cháo trong buổi sáng. Những chủ quán bên sông Trà đã chọn món cá rim cho vào lọ bán làm quà cho khách phương xa và người Quảng xa quê. Còn trong các nhà hàng, thường chọn cá bống to bằng đầu ngón tay đem kho tộ để phục vụ thực khách. Riêng món cá bống nướng chấm muối ớt là món ăn dân dã. Trong chuyến ngược dòng suối Chí, ở xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành), tôi may mắn được những người đồng hành mời thưởng thức.

Món cá bống nướng. Ảnh: Cẩm Thư

22 thg 10, 2022

Thăng trầm thương hiệu hủ tiếu Ông Cả Cần

Người Sài Gòn trước năm 1975 không ai không biết thương hiệu hủ tiếu và bánh bao Ông Cả Cần. Tương truyền, hủ tiếu ở đây ngon nức tiếng, còn bánh bao làm theo một công thức vô cùng đặc biệt. Thời gian trôi đi, Ông Cả Cần trở thành một phần ký ức, di sản văn hóa trong mỗi người Sài Gòn!

Hiện trên đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, có tới hai tiệm hủ tíu mang tên Cả Cần. Câu chuyện về thương hiệu này khá nhiều thăng trầm, những khách sành ăn thuở xưa khi trở lại, dễ dàng nhận ra, hủ tíu mang tên Cả Cần không còn hương vị thuở trước. Vậy thực hư của thương hiệu này ra sao?

Hủ tiếu Cả Cần chính gốc nức tiếng một thời Sài Gòn chỉ tồn tại từ năm 1969 - 1979

Theo chia sẻ từ con gái ông bà Trần Phấn Thắng - người sáng lập thương hiệu hủ tíu Ông Cả Cần, thì quán ban đầu lấy tên Mỹ Tiên, tên của người con gái đầu. Quán nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 hiện nay.

Cô Năm Sa Đéc được ông chủ mượn tên quảng cáo cho quán. Ảnh: T.L

Gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh

Khi những cơn mưa chiều báo hiệu mùa mưa sắp bắt đầu, ba tôi kéo ra từ trong góc của chiếc gạc-măng-rê cũ nằm khuất trong góc bếp bịch ruốc khô được bao bọc cẩn thận. Vậy là chị em tôi lại được thưởng thức món ăn dân dã từ ruốc khô, đặc biệt là món gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh.

Ở vùng biển miền Trung, mùa ruốc thường kéo dài từ cuối mùa đông đến đầu mùa hạ. Vào thời gian này trời trong, sóng êm, ngư dân thường xuôi ngược ghe thuyền để vớt ruốc. Ngoài bờ biển, nhiều tấm lưới mành được căng lên chuẩn bị đón ruốc về.

Đàn ông đảm đương việc cào vớt ruốc trên biển, còn phụ nữ thì mỗi người cầm sẵn một cái sàng chờ những mẻ ruốc tươi chồng con mang từ biển vào để phơi cho được nắng. Vào mùa ruốc, đi đâu cũng gặp cảnh phụ nữ làng chài trải lưới nhựa phơi khô ruốc dưới nắng vàng, cùng những nụ cười lấp lánh trên gương mặt.

21 thg 10, 2022

Đậm đà cá nục kho nước mía

Cá nục kho nước mía là món ăn quen thuộc của người dân xứ Quảng. Đây là món ăn dân dã, đậm đà hương vị mà nhiều người tấm tắc khen khi thưởng thức.

Cá là món ăn thường xuyên của gia đình tôi, thế mà chẳng bao giờ ngán, bởi vì bà tôi luôn biết cách chế biến sao cho hợp khẩu vị. Mỗi sáng, bà thường mang một chiếc giỏ nhỏ, đi men theo những bãi cát trắng, đến khu vực người dân đi chài lưới về để mua những mẻ cá tươi. Tùy theo mùa cá biển, bà chế biến nhiều món cá khác nhau. Bà vẫn thường mua cá nục, vừa rẻ, vừa ngon nếu biết cách chế biến. Cá nục có thể làm được nhiều món, nào là hấp ăn kèm với bánh tráng, cuốn thêm rau muống, cá nục kho cà chua, cá nục kho với thịt ba chỉ... Riêng tôi thích nhất là cá nục kho nước mía. Qua bàn tay chế biến của bà, món cá nục kho nước mía rất đậm đà, thơm ngon.

Cá nục kho nước mía. Ảnh: T.ÂN

20 thg 10, 2022

Nồng nàn xôi trám xứ Lạng

Khi tiết trời sang thu (độ tháng 8 âm lịch), đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng lại lên rừng hái trám. Sau đó, người dân địa phương đã kết hợp tài tình giữa quả trám và gạo nếp để tạo nên món xôi trám có hương vị thơm ngon, béo ngậy.

Trám là một loại quả tự nhiên của núi rừng xứ Lạng, có công dụng giải khát, thanh giọng, giải độc, giải rượu. Trám có hai loại trắng và đen. Trám trắng thường để làm mứt, ô mai. Trám đen dùng làm món kho, sốt với cá. Nhưng độc đáo hơn là làm món xôi trám đem đến cho người thưởng thức một hương vị rất riêng.

Bà Triệu Thủy Tiên, dân tộc Nùng, trú tại khu Khòn Lèng, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn giới thiệu: Xôi trám, tiếng dân tộc gọi là “khẩu nua mác bây”. Loại thức ăn này dễ làm, đơn giản nhưng ăn rất bổ, có vị bùi thơm của trám, lạ miệng cộng thêm chút vị chua, hăng của trám đen hơi tê tê nơi đầu lưỡi tạo cảm giác thích thú.

Người Tày, Nùng hãnh diện giới thiệu món xôi trám quê hương. Ảnh: Duy Chiến

Đặc sản Tây Bắc: Cá đang bơi nhảy đưa ngay lên miệng nhai ngon lành

Nhắc đến đặc sản “cá nhảy” của người Thái Tây Bắc nhiều người không khỏi rùng mình, bởi những con cá còn bơi nhảy, giẫy giụa trong chậu được đưa lên miệng một cách ngon lành. Đối với người lần đầu nhìn thấy sẽ coi đây là món ăn kinh dị nhưng với người Thái thì đây là ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn.

Mỗi dân tộc đều có văn hóa, phong tục tập quán và thú vui ẩm thực khác nhau. Với người Thái Tây Bắc cũng vậy, họ có văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú đặc sắc, mang đậm chất núi rừng.

Bên cạnh những món ăn giản dị có nguyên liệu từ tự nhiên, người Thái Tây Bắc còn có những món vô cùng độc đáo, tiêu biểu như món cá nhảy - một số món ăn mới nhắc tên đã khiến nhiều người rùng mình, nổi da gà vì kinh dị.

Đặc sản cá nhảy gồm có cá tươi sống được bắt từ sông, suối, ao, hồ… mang về ăn ngay khi vẫn còn bơi trong chậu.

Những con cá dùng làm cá nhảy còn tươi sống khi vớt ra rổ có con vẫn còn nhảy tanh tách, nhưng cũng có con đã chết như thế này...

19 thg 10, 2022

Mặn mà hương vị “Păng Chôh”

“Păng Chôh” - theo tiếng gọi của người Xơ Đăng có nghĩa là măng muối chua. Đây là một trong những món ăn lâu đời và thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Xơ Đăng. Món ăn tuy dân dã, nhưng cũng không kém phần cuốn hút.

Những ngày đầu tháng 10, chị Y Út cùng các chị em phụ nữ làng Wang Hra, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà tranh thủ lên rừng kiếm những cây măng cuối mùa. Vừa đi, chị Y Út vừa trò chuyện với tôi: “Tháng 7 hàng năm, khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt, là thời điểm bắt đầu hành trình băng rừng, lội suối để hái măng của chúng tôi. Mùa măng khá ngắn, chỉ kéo dài 3 tháng mùa mưa nên chúng tôi phải tranh thủ hết mức có thể”.

Ở vùng đất này, măng được đánh giá chất lượng và thơm ngon. Mỗi mùa măng đến, chị em phụ nữ lại đi bẻ măng rừng về làm thực phẩm, lấy được nhiều thì bán cho các hộ kinh doanh. Dần dần, việc hái măng không chỉ giúp cải thiện bữa ăn gia đình mà còn là một nghề phụ góp phần tăng thêm thu nhập.

17 thg 10, 2022

Cá chua Tạ Bú, món ngon của người Thái

Có dòng sông Đà chảy qua với sản lượng cá tự nhiên nhiều. Do vậy, cá bắt lên không tiêu thụ hết, nên bà con dân tộc Thái ở huyện Mường La (Sơn La) đã nghĩ ra cách làm cá chua để ăn dần. Qua nhiều năm, món cá chua đã trở thành đặc sản nơi đây, được nhiều du khách biết tới.

Vào những ngày này, đi dọc tuyến đường qua bản Tạ Bú (xã Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) không khó để bắt gặp những sạp hàng bày bán đặc sản cá chua – một trong những món ăn đặc sản được người dân nơi đây chế biến nên.

Dọc tuyến đường đi qua xã Tạ Bú (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) có rất nhiều sạp hàng bán đặc sản cá chua.

11 thg 10, 2022

Đường vào hàng xôi có trăm loại xôi, giá vạn đồng tiền

Dạo nọ tui đi Hà Nội chơi, hết tiền bèn tính tới chuyện ăn xôi cho đỡ tốn (lúc đó xôi bình dân ở Biên Hòa có 5 ngàn một gói, ăn tạm no, lỡ đói thì ăn 2 gói cũng chỉ 10 ngàn thôi).

Buổi sáng, thả bộ từ khách sạn ra kiếm chỗ bán xôi gần đó để ăn sáng, tui gặp Xôi Yến - đường Nguyễn Hữu Huân. Đã đọc đâu đó trên mạng rằng Xôi Yến ngon nổi tiếng Hà Nội, tui tấp vô ăn xôi. 

Hết hồn vì họ bán xôi không phải theo gói mà là bát - và bát xôi trung bình giá chỉ có 50 ngàn thôi hà! Tui rên rỉ thầm trong bụng: Ối giời ơi, 5 vạn tiền một bát xôi cơ đấy!

Bát xôi xéo

Gỏi cá mai chưa thử như chưa đến Phan Thiết

Thịt cá phi lê kết hợp rau sống, rau thơm, đặc biệt nước chấm từ mắm nhĩ và me... là nét đặc trưng của món gỏi cá mai.

Phan Thiết là một trong những điểm đến dành cho du khách yêu thích tìm hiểu, khám phá ẩm thực địa phương. Nguồn thủy, hải sản phong phú cùng sự pha trộn về văn hóa giữa người Việt và người Chăm góp phần tạo nên nét độc đáo trong ẩm thực ở địa phương này. Một trong số đó có cá mai, được chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn dân địa phương và cả du khách.

Món gỏi các mai cuốn kèm xà lách, rau thơm chấm cùng nước xốt me. Ảnh: Hà Lâm