Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 7, 2022

Đặc sản "lạ" chỉ có ở Huế, khách tự mua nguyên liệu, giá "rẻ bèo"

Thay vì được phục vụ đầy đủ tại chỗ, thực khách muốn thưởng thức đặc sản này phải tự tìm mua nguyên liệu tươi ngon rồi thuê các cô bán hàng trong chợ chế biến giúp với tiền công chỉ vài nghìn đồng.

Nhắc đến ẩm thực Huế, người ta sẽ nhớ ngay những cái tên như bún bò Huế, nem lụi, bún thịt nướng, các loại chè và bánh,… Tuy nhiên ở vùng đất cố đô còn có một đặc sản dân dã, dù không nổi tiếng bằng nhưng đủ làm nên tên tuổi cho cả một ngôi làng. Đó chính là món bánh khoái cá kình của làng Chuồn.

Theo người dân địa phương, bánh khoái cá kình là món ăn truyền thống có nguồn gốc từ làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Lâu dần, bánh khoái cá kình trở thành đặc sản dân dã của bà con vùng đầm Chuồn (hay còn gọi là đầm Cầu Hai) thuộc hệ thống phá Tam Giang, cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km. 

Đến Đầm Chuồn, du khách có thể trải nghiệm ngắm bình minh, nghe những người lái thuyền chia sẻ về cách đánh bắt hải sản, chèo SUP hay thưởng thức bánh khoái cá kình,... (Ảnh: Vũ Bảo Khánh).

6 thg 7, 2022

Thưởng thức bánh ngô dẻo thơm giữa chợ phiên Đồng Văn

Từ người cao tuổi đến những đứa trẻ mặc váy Mông sặc sỡ, hễ tìm đến chợ phiên là thưởng thức ngay bánh ngô nếp trắng tròn to, dẻo thơm, nóng hổi trên bếp than hồng.

Hàng bánh ngô nếp trắng, bánh tam giác mạch thu hút rất nhiều người dân ở phiên chợ Đồng Văn - Ảnh: HÀ THANH

5 thg 7, 2022

Ba quán cà phê yên tĩnh giữa lòng Hà Nội

Ngay giữa trung tâm Hà Nội đông đúc là những quán cà phê yên tĩnh, thích hợp để hẹn hò bạn bè và làm việc.

Nằm tại số 40 ngõ Nhà Chung, Chốn có thể lạ lẫm với những vị khách mới, nhưng với ai yêu cà phê, đây lại là một cái tên quen thuộc. Quán nằm sâu trong ngõ, khiến cho việc di chuyển xe và lần đầu tìm có phần khó khăn. Ảnh: Quán cà phê

Bánh khọt '60 phút', muốn ăn phải đặt lịch hẹn và đến đúng giờ!

Thoạt nghe, tưởng quán bánh khọt này sang chảnh, nhưng hóa ra chỉ là hàng bánh bé tí góc ngã ba con hẻm nhỏ quận Phú Nhuận. Thế mà cứ mỗi 2h chiều thứ 5 và chủ nhật hằng tuần, hàng bánh khọt cô Gái (cô Thu) vừa dọn hàng sau 1 tiếng là hết sạch.

Bánh khọt, ăn với rau tươi, đồ chua và nước mắm mặn ngọt - Ảnh: Minh Đức

Về Phan Thiết thì cứ “tối mì quảng, sáng bún bò dơ”

Giữa lòng thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình thuận) có một quán bún bò đã thu hút thực khách suốt mấy chục năm nay, không chỉ vì hương vị đặc biệt, mà còn nhờ cái tên rất lạ, là “bún bò…dơ”.

"Bún bò dơ", hay đúng hơn là bún bò rau răm, một món ăn nổi tiếng ở Phan Thiết - Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Khách du lịch đến Phan Thiết chỉ cần Google "bún bò dơ Phan Thiết" là sẽ dễ dàng tìm được địa chỉ quán bún này trên đường Trần Hưng Đạo.

Tuy nhiên, không giống như thông tin trên Google là quán mở cửa đến tối, quán này chỉ bán buổi sáng, và tốt nhất là nên đi trước 10h.

4 thg 7, 2022

Mực dồn thịt rim nước mắm

Mẹ tôi vẫn thường chế biến các món ăn ngon từ những con mực tươi rói, nhưng tôi thích nhất là món mực dồn thịt rim nước mắm.

Sáng sớm tinh mơ, mẹ đi chợ mua các nguyên liệu để chế biến món ăn trong ngày cho gia đình. Biết chị em tôi thích ăn món mực dồn thịt rim nước mắm nên khi ở chợ có bán mực tươi ngon mẹ đều mua về chế biến. Mẹ mua mực có kích thước vừa phải, thân trong suốt, óng ánh, đôi mắt đen xanh. Mực mua về làm sạch ruột, bóc bỏ mắt để mực không bị đen, rồi rửa sạch, để ráo nước. Tiếp theo, mẹ băm thịt ba rọi thật nhuyễn và ướp các loại gia vị gồm hành, tỏi băm nhuyễn, cho vào một ít muối, tiêu, bột ngọt.

Món mực dồn thịt. Ảnh: An Hân

3 thg 7, 2022

Món canh cá nục nấu bí đao

Sáng sớm, mẹ tôi tranh thủ dạo quanh vườn hái rau, quả chuẩn bị cho bữa trưa. Giàn bí đao ba tôi trồng đã cho quả. Tiết trời ngày hè oi ả, mẹ nấu món canh cá nục với bí đao, vừa thanh mát vừa bổ dưỡng.

Trong mảnh vườn nhỏ, ba tôi trồng nhiều loại rau quả, chủ yếu là phục vụ cho bữa ăn gia đình. Mùa nào thức nấy, vào mùa hè, ba tôi trồng mướp, khổ qua, bí đao để mẹ nấu canh cả nhà ăn cho mát. Hơn nữa, tiết trời nắng nóng, các loại rau, quả dạng dây leo dễ trồng, dễ chăm sóc hơn các loại cây trồng khác.

Canh cá nục nấu bí đao thơm ngon.

2 thg 7, 2022

Món ngon từ cá suối

Ẩn mình sau những đám rêu trong dòng suối chảy róc rách giữa đại ngàn là những con cá chắc thịt, thơm ngon. Đây là nguồn thực phẩm tự nhiên quý, được người dân Tây Nguyên chế biến nên nhiều món ăn hằng ngày hấp dẫn.

Nhà nằm gần con suối nhỏ, bởi thế anh Y Vân Mlô (xã Cư Né, huyện Krông Búk) thường ra suối bắt cá về để cải thiện bữa ăn gia đình bằng một mảnh lưới nhỏ hoặc những dụng cụ bắt cá đơn giản được đan từ tre, nứa. Anh cho hay, mùa mưa là thời điểm sinh sôi của nhiều loại cá nên mùa này người dân đổ ra suối bắt cá khá nhiều. Thành quả thu được không chỉ có cá mà đôi lúc còn có những chú tôm tươi rói.

“Cá suối sinh sống trong tự nhiên nên thịt của nó rất thơm và bổ dưỡng, hương vị khác hẳn với các loại cá nuôi ở ao, hồ mà ta thường ăn. Những con cá suối (cá trắng, cá bống, cá niên…) sau khi bắt về được chế biến theo nhiều cách như: hấp, chiên, nướng, kho, làm gỏi, nấu canh… tạo nên những món ăn hấp dẫn, rất đưa cơm. Trong đó, món cá suối nướng lá chuối tuy đơn giản nhưng có cách chế biến đặc biệt, tạo hương vị riêng, trở thành món ăn truyền thống của người bản địa ở Tây Nguyên”, anh Y Vân chia sẻ.

Anh Y Vân Mlô đi bắt cá ở con suối gần nhà.

Món bún 'ngứa lưỡi' của người Hà Nội

Là món nhẹ nhàng được đánh giá dễ ăn, song nhiều thực khách không thích bún dọc mùng vì thấy "ngứa lưỡi".

Dọc mùng giòn sần sật, thịt lợn thái mỏng và chân giò vàng màu nghệ... là những gì du khách có thể hình dung về một bát bún dọc mùng. Món ăn còn được gọi là bún bung, bún mọc... đặc biệt được ưa chuộng và bán nhiều tại Hà Nội.

Đây là món ăn có cách chế biến đơn giản, nhẹ nhàng, song để giữ độ trong của nước dùng đòi hỏi sự tỉ mỉ. Vì được xem là món thanh mát nên một bát bún dọc mùng ngon thì nước phải giữ được độ trong, có chăng là chỉ thêm chút ánh vàng từ nghệ. Xương ninh sôi thì phải mở vung, giảm lửa, hớt ngay váng bọt. Nếu bát bún có nước đục thì rất khó để gợi cảm giác thèm ăn vào mùa hè, khi thực khách tìm một đồ ăn thanh mát, nhẹ nhàng từ cả màu sắc đến thành phần.

Bát bún dọc mùng thanh mát, nước trong, chỉ vàng màu nghệ. Ảnh: Trung Nghĩa

30 thg 6, 2022

Ngon ngọt chẹ giâm của người Giẻ Triêng

Chẹ giâm, hay canh bột, là một trong những món ăn truyền thống của người Giẻ Triêng. Dân dã, mộc mạc cùng hương vị thơm ngon khó cưỡng, chính là nét đặc trưng mà người Giẻ Triêng luôn tự hào khi nói về món ăn này. Sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nguyên liệu của chẹ giâm đã để lại trong tôi ấn tượng khó quên ngay từ lần đầu nếm thử.

Ở thôn Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi), từ 3 giờ sáng đã có những ngôi nhà sáng đèn. Mọi người dậy sớm lụi hụi chuẩn bị việc bếp núc, ăn uống để ra ruộng rẫy. Cũng như mọi người, già làng Brôl Vẻ hối hả, tất bật chuẩn bị “chiêu đãi” tôi món chẹ giâm khi tôi đến với làng.

Đi trên con đường nội thôn hướng về phía chợ, già Brôl Vẻ bật mí: Mình đi sớm mới kiếm được nguyên liệu tốt, như thế lúc nấu mới cho ra món ăn thật ngon. Một trong những nguyên liệu chính làm nên món chẹ giâm, chính là xương, có thể là xương bò, xương trâu, xương heo… Tuy nhiên, để món ăn ngon và không bị pha tạp vị, người nấu chỉ nên dùng xương của một loại động vật để chế biến. Thông thường người ta sẽ chọn phần xương đùi và sườn.

28 thg 6, 2022

Tây Ninh: “Thủ phủ” của ẩm thực chay

Từ những món chay dân dã, người dân Tây Ninh đã nâng tầm món chay thành những đặc sản tinh tế, phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách trong các nhà hàng chuyên biệt, cao cấp.

Bà Điệp chế biến món ăn.

Tây Ninh là vùng đất thánh của đạo Cao Đài; cũng có nhiều người theo đạo Phật, ước lượng có hơn 50% người dân địa phương ăn chay kỳ hay chay trường. Đó là chưa nói đến hàng triệu khách hành hương hằng năm đến du lãm, chiêm bái ở vùng đất này và thưởng thức ẩm thực chay. Những ngày lễ hội của đạo Cao Đài như lễ Vía Đức Chí Tôn hay Hội yến Diêu Trì cung là những ngày lễ hội ăn chay hoành tráng với hàng ngàn, hàng vạn du khách thưởng thức những bữa ăn chay ở Toà thánh Tây Ninh.

26 thg 6, 2022

Đặc sản "giải ngán" từ măng cụt xanh chua chát, giá đắt đỏ ở Bình Dương

Nếu măng cụt chín là loại trái cây mùa hè được yêu thích thì măng cụt xanh lại trở thành nguyên liệu lạ miệng làm nên món gỏi đặc sản thơm ngon ở Bình Dương, lúc cao điểm có giá tới 500.000 đồng/kg.

Măng cụt là loại trái cây mùa hè nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ, ngon nhất là ở Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương). Mùa măng cụt kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 6. Thời điểm này, nhiều tiểu thương, lái buôn từ khắp nơi đổ về các nhà vườn ở đây để thu hoạch măng cụt chín. Trên thị trường, loại quả này được bán với giá khoảng 45.000-70.000 đồng/kg.

Không chỉ đắt khách lúc chín, măng cụt ở Bình Dương còn được lùng mua khi vẫn xanh. Bởi đây là nguyên liệu chế biến nên món gỏi thơm ngon nức tiếng mà không phải mùa nào cũng có.

Thậm chí, giá của măng cụt xanh còn cao gấp nhiều lần loại quả này khi chín, khoảng 350.000 - 400.000 đồng/kg. Lúc cao điểm, lượng măng cụt xanh không có nhiều, giá mỗi cân lên tới cả nửa triệu đồng.

Măng cụt xanh là nguyên liệu chế biến món gỏi gà măng cụt nổi tiếng ở Bình Dương (Ảnh: Trúc Green).

Ba đặc sản của xứ dừa Bình Định

Bánh tráng, bánh hồng, bánh trụng... của người dân Hoài Nhơn đều có nguyên liệu là nước cốt dừa, hoặc cơm dừa.

Từ sân nhà ra đến ven đê, những trảng dừa mướt mắt tạo thành tấm lá chắn tự nhiên cho đất Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn) khỏi nắng gió, bão bùng... Dừa trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Tam Quan, có lẽ vì thế người dân nơi này lưu giữ hương dừa trong mọi món ăn. Từ bánh tráng dừa, bánh hồng, bánh ít đến bánh trụng..., ít nhiều đều có nguyên liệu là nước cốt dừa, hoặc cơm dừa, để bánh luôn thoảng vị quê hương.

Những rặng dừa bao quanh đầm sen ở Hoài Nhơn. Ảnh: Quin Quin

23 thg 6, 2022

Cá sặc kho nghệ

Món cá sặc kho nghệ hấp dẫn bởi mùi vị đặc trưng. Đây là món ăn quen thuộc của người dân quê. Những ai đi xa luôn nhớ món ăn dân dã này.

Mưa mùa hạ, nhiều người dân ở quê tôi vác nhá đi bắt cá ở những suối khe gom nước vào đầm rộng mênh mông. Vài giờ sau, họ trở về với mớ cá đồng tươi rói. Cá rô, cá diếc, cá sặc... được đổ ra rổ trước ánh mắt thích thú của con trẻ. Cá sặc có hình dáng giống thác lác nhưng thân nhỏ, lớn lắm cũng chỉ nhỉnh hơn hai ngón tay. Tuy không lớn bằng cá sặc rằn nơi sông nước đất phương Nam, nhưng cá sặc ở suối khe hay đầm nước quê tôi rất thơm ngon khi chế biến món ăn.

Món cá sặc kho nghệ thường hiện diện trong bữa cơm người dân quê. Ảnh: T.Thy

Thơm ngon cơm gà

Khi đến Quảng Ngãi, nhiều du khách thường đến các quán cơm gà để thưởng thức món ăn được xem là đặc sản của xứ Quảng. Những hạt cơm vàng ươm, phần thịt gà mềm, dai, cùng những nguyên liệu đi kèm khiến món cơm gà hấp dẫn, ngon miệng. Người Quảng Ngãi cũng thường chế biến món ăn này tại nhà để đãi người thân, bạn bè.

Những dịp nhà có khách hoặc tập trung đông đủ các thành viên trong gia đình, mẹ chồng tôi thường nấu món cơm gà. Để làm món cơm gà, mẹ đặt mua gà nuôi thả vườn của người quen. Sau khi sơ chế gà, mẹ bắc nồi nước lên bếp, cho gà vào nồi ngập nước. Mẹ còn cho thêm một ít muối, củ hành tím đập dập để nước luộc thêm phần thơm ngon. Gà luộc trong khoảng 20 phút, dùng đũa ấn xuyên vào phần thịt gà, kiểm tra thịt gà chín mềm thì vớt gà ra để nguội.

Món cơm gà thơm ngon. Ảnh: Bảo Hòa

Gỏi da cá lạc

Ở vùng ven biển, cá lạc được ưa chuộng vì bổ dưỡng. Cá lạc được chế biến thành nhiều món ngon như canh chua, um với gừng, nghệ, sả... Đặc biệt, món gỏi da cá lạc luôn hấp dẫn thực khách.

Cá lạc mình dài, da trơn dày, thân to tròn. Cá to bằng cổ chân người lớn, dài cả thước. Cá lạc lạng lấy da phơi vài nắng, rồi đem trộn gỏi thì ngon phải biết!

Món gỏi da cá lạc thơm ngon. Ảnh: Cao Duyên

Nước uống giải nhiệt ngày hè

Thời tiết nắng nóng, tôi thèm được uống thức uống mang đậm hương vị quê nhà mà ngày xưa mẹ thường làm mỗi khi hè đến. Đó là ly nước bắp luộc, hay ly bột sắn dây vừa thu hoạch ngay trong vườn nhà.

Công việc bận rộn khiến tôi không còn thời gian để làm những món ẩm thực từ hạt bắp. Tuy vậy, cứ vào vụ bắp, hằng tuần tôi đều dặn cô bán bắp quen ở chợ đem đến râu bắp và bắp non để nấu nước uống.

Ly nước bắp luộc giải nhiệt ngày hè.

16 thg 6, 2022

Chí chương - gia vị lạ mà quen của Hải Phòng

Nhìn giống tương ớt nhưng chí chương có hương vị rất riêng theo bí quyết của người Hải Phòng.

Du khách lần đầu đến thành phố hoa phượng đỏ sẽ bỡ ngỡ khi người Hải Phòng gọi tương ớt là chí chương. Bản thân nhiều người Hải Phòng cũng thắc mắc, không biết vì sao chí chương lại được phân biệt rạch ròi với tương ớt, dù những năm gần đây hai tên gọi này đang dần được dùng như một. Khi trào lưu food tour Hải Phòng lên ngôi, nhiều người đam mê ẩm thực cũng quan tâm và muốn tìm hiểu hơn về chí chương.

Chí chương giống tương ớt nhưng có một vài điểm khác biệt, màu đỏ tươi bắt mắt. Ành: Ngọc Ánh

Quán bánh bèo rẻ nhất Việt Nam, 15.000 đồng cả nhà ăn không hết

Chỉ là một quán nhỏ nhưng luôn đông khách vì nơi đây được mệnh danh là "rẻ như bèo", chỉ cần 500 đồng trong túi là bạn có thể thưởng thức một chén bánh bèo đầy đủ hương vị.

Khi đến xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hỏi bánh bèo bà Lan thì ai cũng biết vì quán này được mọi người gọi vui với cái tên bánh bèo rẻ nhất Việt Nam.

14 thg 6, 2022

Bún riêu cua- món ăn của đồng quê

Nguyên liệu chính của món bún riêu đó chính là cua. Khoa học đã chứng minh thịt cua giàu dinh dưỡng giúp giảm cân, làm cho tim khỏe mạnh, thị lực tốt và ngăn ngừa ung thư. Cua được chọn phải là cua cái, có độ to vừa phải sau đó được rửa sạch rồi tách mai ra khỏi thân, khều gạch cua ra khỏi mai. Để có được một bát gạch cua thơm, béo sẽ phải đem trưng cùng với mỡ và hành khô.

Nguyên liệu món bún riêu gồm: gạch cua trưng, bún, các loại rau sống cùng gia vị.