Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 12, 2021

Gỏi lá Kon Tum

Du khách ai đã một lần lên với phố núi Kon Tum cũng sẽ phải tìm thử cho được món gỏi lá nổi danh của vùng Tây Nguyên đầy nắng và gió.

Gỏi lá là món ăn chơi nhưng không chỉ làm hài lòng khẩu vị của những người khó tính nhất bởi cái hương vị thanh mát đậm chất núi rừng của nó mà còn được cho là một vị thuốc tự nhiên lành tính giúp thanh lọc, cân bằng cái sự dư thừa chất béo vốn được dung nạp một cách thái quá từ cuộc sống đủ đầy ngày nay.

Đúng như tên gọi, gỏi lá hút khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên bởi màu xanh tươi mát của một mâm đầy hàng chục loại lá với đủ sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Ngoài những loại rau vườn nhà thường thấy như: cải, hành, ngò, húng, tía tô... là hàng chục loại lá rừng khác mà chỉ người bản địa mới biết hết tên và công dụng của chúng. Những món dùng để gói ăn kèm cùng gỏi lá cũng khá đơn giản gồm có thịt lợn ba chỉ luộc, tôm tươi luộc, bì lợn trộn thính. Và linh hồn của món gỏi lá chính thứ nước sốt sánh vàng béo ngậy dậy thơm mùi bỗng rượu được chế biến theo phương thức riêng của người Kon Tum bản địa.

Chiếc gỏi lá được cuộn khéo léo như một đóa hoa rừng. Ảnh: Thanh Hòa

5 thg 12, 2021

"Vàng - ngọt" mùa hồng giòn Đà Lạt

Khi ở Hà Nội rộ cốm mùa thu quyện trong mùi hương sen dịu mát, thì cũng là lúc Đà Lạt đang “vàng - ngọt” trong mùa hồng chín.

Hồng Đà Lạt có thể cung cấp cho khách hàng ở nhiều nơi cả trong và ngoài nước. (Ảnh: Nhật Quỳnh)

3 thg 12, 2021

Món canh chua cá mè

"Cá mè thịt béo/ Hơi có mùi tanh/ Đầu thì nấu canh/ Mình mềm chiên sả...". Câu vè nơi thôn dã nhắc nhớ món canh chua cá mè tuyệt hảo với dư vị khó phai.

Cá mè quen thuộc với người dân Đức Phổ quê tôi, nơi nhiều đầm nước và lắm sông hồ. Thỉnh thoảng, có người bắt được cá lớn nặng đến dăm bảy cân, vui phải biết. Rất nhiều thú vui khi bắt cá mè. Đàn ông trong làng thường rủ nhau mang nơm ra đầm úp cá. Họ dàn hàng ngang bước tới với đôi tay cầm hai chiếc nơm úp mạnh, xua cá chạy vào bờ. Khi đến bờ, cá chạy ngược trở ra gặp phải những chiếc nơm úp nhốt vào trong. Mọi người xúm lại, chèn thêm nơm lên trên, đè mạnh cho chắc chắn, rồi thò tay vào trong nơm bắt cá. Bắt được cá mè, ai nấy cũng cười hả hê.

Nguyên liệu để nấu canh chua cá mè. Ảnh: TRANG THY

2 thg 12, 2021

Đậm đà thịt kho mắm ruốc

Tiết trời se lạnh, mưa lâm thâm, mẹ tôi đi chợ mua thịt heo ba chỉ về kho mắm ruốc. đó là món ăn khoái khẩu trong những ngày mưa.

Biết mẹ chuẩn bị làm món thịt heo kho mắm ruốc, tôi đội nón lá chạy ra sau nhà, nhổ vài tép sả, rửa sạch xắt mỏng rồi dùng dao bằm nhuyễn cùng vài trái ớt và tỏi. Còn mẹ thì rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng nhỏ rồi ướp với đường. Mẹ bảo, làm như vậy là để khi thịt kho chung với mắm ruốc không bị ngấm vị mặn của mắm và phần mỡ heo trong hơn. Mẹ múc khoảng 3 muỗng mắm ruốc cho vào tô, sau đó chế nước lạnh vào trộn đều cho mắm tan, rồi lọc lại cho sạch.

Món thịt kho mắm ruốc. Ảnh: KIM TRANG

1 thg 12, 2021

Bánh xèo ngày mưa

Như bao người con sinh ra ở Quảng Ngãi, tôi luôn nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu khi trải qua mấy tháng lũ lụt, mưa gió dầm dề. Trời lạnh, nước ngập đồng, nhà nông rảnh rỗi, quẩn quanh giã nếp làm cốm, rang bắp ăn cho vui bên ấm nước chè. Nhưng ấn tượng nhất với đám trẻ con ngày gian khó ấy vẫn là được ăn bánh xèo.

Ngày trước, người dân nông thôn thường cúng rằm tháng Mười bằng những món nhà làm, nhiều người thường đúc bánh xèo. Gạo, thịt heo, rau sống đều có thể tự làm. Cả nhà cùng xắn tay, bắt đầu từ sáng sớm đến tận chiều tối; mỗi người một việc, cùng làm bánh rồi quây quần ăn uống sau khi cúng xong. Thật ngon và đầm ấm không khí gia đình.

Bánh xèo Quảng Ngãi. Ảnh: P.L

Cá cơm khô rim chua ngọt

Quê ngoại tôi ở vùng biển. Mỗi lần lên thành phố thăm chơi, biết tôi rất thích ăn món cá cơm khô rim chua ngọt, nên lần nào bà cũng mang theo một túi cá cơm khô.

Cá cơm khô do tự tay bà mua cá tươi về làm sạch và phơi khô. Vừa lên tới nơi, bà bảo: “Xem bà đem gì lên cho cháu này! Bà sẽ làm món cá cơm khô rim chua ngọt cho cháu ăn nhé”. Thế là bà và mẹ tôi cùng vào bếp, tôi cũng háo hức phụ nấu ăn.

Món cá cơm khô rim chua ngọt. Ảnh: KIM TRANG

18 thg 11, 2021

Mùa rươi qua phố

Rươi chưa chế biến và rươi trong miếng chả là hai thực thể hoàn toàn khác nhau, một thứ lành lạnh, tanh tanh còn một thứ có hương vị quyến rũ tột cùng.

"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - câu khẩu quyết vốn được dân nghiện ăn rươi thuộc nằm lòng. Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của vài tỉnh miền Bắc.

Năm nay mùa đông miền Bắc đến sớm. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của Hà Nội. Đi chầm chậm trên những con đường, thật may mắn khi "va" phải một quầng hương quyến rũ, đột nhiên hiện ra ngay trước mũi. Mùi hương đó không thể lẫn vào đâu vì hiếm khi xuất hiện: mùi chả rươi.

Rươi sống là thứ mà nhiều người thấy rùng mình.

Mì Quảng “ngon nhứt” Bình Phước

Có lần biết tôi là dân Quảng Nam nên bạn tôi cắc cớ hỏi: Ủa, mì Quảng là đặc sản ở Quảng Nam, phải làm từ bột mì sao làm từ bột gạo? Mì Quảng là món ăn đặc trưng của người Quảng Nam mà sao người dân Quảng Ngãi cũng nấu ngon vậy? Tôi chột dạ, bởi mình dân Quảng Nam chính gốc mà cũng “không rành” mấy chuyện này. Tôi bèn đem những thắc mắc này đến hỏi bà Lư Thị Phu, chủ quán mì Quảng Hương Quê (đường Hùng Vương, TP. Đồng Xoài), địa chỉ được cho là bán mì Quảng “ngon nhứt” Bình Phước hiện nay.

“Cái xứ ni bán mì quảng ngon nè”

Bà Lư Thị Phu (SN 1958), quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 20 tuổi, từ một lần chỉ dạy của người chị “mê ăn mì Quảng”, bà Phu bén duyên với nghề nấu ăn. Lúc bắt đầu “lấy nghề nấu mì Quảng làm nghiệp”, nồi nước lèo của bà chỉ vỏn vẹn vài lát thịt heo, vài con tôm bạc nhưng rất được lòng khách hàng. “Lúc đó chưa có trứng cút, gia vị chưa đủ đầy như bây giờ, hơn nữa giá chỉ 5.000 đồng/tô nên phù hợp túi tiền, khách thích, ăn cảm thấy ngon” - bà Phu kể.

Bà Lư Thị Phu, chủ quán Hương Quê (đường Hùng Vương, TP. Đồng Xoài) phục vụ khách ăn mì Quảng

2 thg 11, 2021

Hấp dẫn ngô, khoai nướng vỉa hè Thành Sen những đêm đầu đông

Thưởng thức món ngô nướng, khoai nướng ở các quán nước vỉa hè đang là thú vui ẩm thực trong đêm đầu đông se lạnh của người dân thành phố Hà Tĩnh.

Từ 7h tối, trên nhiều tuyến phố như: Trần Phú, Nguyễn Công Trứ, Xuân Diệu… nhiều hàng ngô, khoai nướng bên vỉa hè bắt đầu “đỏ lửa”.

29 thg 10, 2021

Tháng Mười nhớ vịt cỏ kho gừng

Mẹ đội mưa trở về nhà sau buổi chợ, tiếng vịt quàng quạc phát ra từ chiếc giỏ nhựa. Mẹ bảo, tháng Mười vịt cỏ béo mập, ít lông tơ, nên mua về đãi gia đình bữa vịt kho gừng. Vịt kho gừng ăn với cơm nóng là ngon tuyệt.

Mẹ tôi làm vịt rất kỹ lưỡng. Trước tiên, để làm sạch lông, mẹ nấu một nồi nước sôi cho vào ít lá khế. Mẹ bảo, ngày trước người ta hay cho chút vôi, nhưng nay thì ít dùng cách đó. Cho lá khế vào cũng giúp vịt sạch lông hơn. Vịt sau khi cắt tiết thì nhanh tay nhúng ngập nước sôi. Sau đó, dùng tay miết sát da sẽ nhổ sạch lông vịt, không để lại phần lông tơ. Để vịt thơm hơn, mẹ bóp gừng đập dập cùng rượu trắng, chà xát lên vịt vài phút rồi rửa lại với nước sạch. Với các món kho, thịt vịt cần để thật ráo nước trước khi chế biến.

Thời tiết trở lạnh, mâm cơm có thêm món vịt cỏ kho gừng càng thêm hấp dẫn. ẢNH: PV

19 thg 10, 2021

Nhớ thương ốc hút Đà Nẵng cay nồng dịp giao mùa

Chẳng phải quán xá rộng lớn, ốc hút Đà Nẵng chỉ thường bày bán ở các hàng quán vỉa hè nhưng vẫn lôi cuốn biết bao thực khách thập phương bởi hương vị thơm ngon rất riêng...

Ốc từ lâu đã là một nguyên liệu quá đỗi quen thuộc để tạo ra nhiều món ngon làm say đắm biết bao thế hệ người Việt. Món ốc có mặt ở hầu hết khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những cách chế biến khác nhau giúp những món ốc mang hương vị đặc biệt và có cái hồn rất riêng.

Chỉ với những con ốc nhỏ nhắn thôi nhưng qua bàn tay chế biến của mỗi người, mỗi vùng miền khác nhau lại mang đến những món ăn vô cùng tuyệt vời. Nếu Hà Nội nổi tiếng với món "ốc luộc", Sài Gòn có món "ốc len xào dừa" trứ danh thì "ốc hút" cũng là niềm tự hào và trở thành biểu tượng ẩm thực của mảnh đất Đà thành. 

"Ốc hút" là một trong những niềm tự hào của ẩm thực Đà Nẵng (Ảnh: Hồng Phương).

Bún chả ở Sài Gòn

Bún chả Hà Nội là một trong số các món ăn, đặc trưng của người miền Bắc. Ngày nay bún chả đã có mặt ở các thành phố như TP.HCM, là địa điểm thưởng thức món Bắc quen thuộc của người Sài Gòn.

Nguyên liệu làm bún chả bao gồm,thịt ba chỉ thái thành những miếng.Thịt nạc vai đem thái mỏng và băm rối. Hành tím, đầu hành, tỏi đập dập, băm nhuyễn rồi chia thành đôi, cho vào 2 phần thịt lợn.

Thịt, chả nướng và nước mắm là 3 yếu tố quyết định đến phần lớn độ ngon của món bún chả. Thịt và chả nướng phải có hương thơm đậm đà, nước mắm cũng phải có vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa thì món bún chả mới ngon miệng được. Tiếp tục cho vào mỗi phần thịt lợn một thìa canh nước hàng hoặc xì dầu đen, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường vàng, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh mật ong và 1 chút tiêu xay.

Thịt và chả nướng phải có hương thơm đậm đà, nước mắm cũng phải có vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa.

15 thg 10, 2021

Rau lồng đèn, dư vị khó quên

Quê tôi nằm dọc bãi bồi ven sông Trà Khúc, nên các loại rau tập tàng mọc nhiều vô kể, song với tôi, món rau lồng đèn (rọ heo) luôn để lại những dư vị khó quên.

Lồng đèn có nhiều tên gọi khác nhau: Cây chùm bao, nhãn lồng rừng, rọ heo. Còn ở miền Trung, người dân thường gọi với cái tên mỹ miều là cây lạc tiên. Là loại dây leo thân mềm, thường ra hoa, kết trái vào tháng bảy, tháng Tám, hoa lồng đèn có màu tím, bên trong nhị màu vàng nhạt. Quả lồng đèn có hình tròn, nho nhỏ như trứng cút, khi chín có màu vàng nhạt, bên trong có hạt nhỏ li ti. Nếu ai đó đã một lần thưởng thức quả lồng đèn thì khó quên lắm, cái vị chua chua, ngọt ngọt.

Rau lồng đèn luộc chấm với mắm nêm, giản dị mà nhớ mãi.

9 thg 10, 2021

Bánh canh ngọt như chè ở miền Tây

Cách kết hợp của bún tươi, bột mì, đường thốt nốt và nước cốt dừa làm nên món ăn béo, ngọt thanh, phảng phất hương thơm nhẹ.

Bánh canh là món ăn có hơn chục loại với đủ kiểu hương vị mặn ngọt khắp ba miền. Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với bánh canh Bến Có ở Trà Vinh có nước lèo nấu từ thịt, xương, sợi bánh làm bằng bột gạo, đồ ăn kèm gồm tim, cật, lòng heo và thịt. Ở Bến Tre, Tiền Giang có bánh canh vịt, sợi bánh nấu với thịt vịt xiêm băm tẩm ướp gia vị, cho thêm nước cốt dừa, hành, tiêu ăn rất thơm và béo ngậy. Còn ở Đồng Tháp, đó là món bánh canh ngọt, món bánh canh ăn như chè dùng để tráng miệng hoặc lót dạ khi đói, ăn dặm vào buổi sáng hay đầu giờ chiều.

Món bánh canh gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Ngày nhỏ, mỗi năm tới tháng 4 Âm lịch là nhiều người cùng nhau vượt hàng trăm cây số bằng ghe trên sông để đến Châu Đốc vía Bà Chúa xứ. Chuyến đi dài cả ngày lẫn đêm, ông bà đem gạo và bếp để nấu cơm trên ghe. Khi về, cả nhà không quên mua đặc sản An Giang về dùng trong gia đình hoặc làm quà tặng bà con lối xóm, trong đó có món đường thốt nốt đem đi nấu chè, làm bánh, kho cá đều ngon. Má tôi chuyên nấu xôi, chè đem bán ở chợ nên món ăn vặt ngày nhỏ cũng gắn liền với những món má nấu, nhất là bánh canh ngọt.

Công đoạn nạo dừa làm nước cốt nấu chè bánh canh. Ảnh: Lê Hữu Tường

6 thg 10, 2021

Nhớ bánh ống gạo ngày xưa

Những ngày đầu tháng Bảy âm lịch vừa qua, chiều nào cũng có mưa. Những cơn mưa ngâu không dầm dề mà chỉ ào qua chốc lát rồi thôi. Những buổi chiều mưa đó, hòa vào nhịp điệu tí tách của giọt mưa là tiếng máy đùng bánh ống gạo chạy xình xịch, mùi gạo thơm lừng lan trong không khí, những bịch bánh ống gạo thuôn dài, đều tăm tắp treo lủng lẳng khắp quán chờ người đến mang về...

Ai ở lứa tuổi 8X, 9X hẳn không thể không biết đến chiếc bánh ống gạo, một trong những món ăn vặt yêu thích của đám trẻ con ngày ấy. Thời bấy giờ, nếu mang theo nguyên liệu thì khá nặng và cồng kềnh, nên những người làm bánh chỉ mang theo chiếc máy là chính, còn nguyên liệu là do người dân tự chuẩn bị lấy. Do đó, chiếc bánh được làm ra của nhà này hoàn toàn không giống với nhà khác. Bởi nguyên liệu chính là gạo trắng, nhưng tùy khẩu vị từng nhà mà có người cho thêm gạo lứt, bắp, đường, đậu xanh, đậu đỏ... để tạo vị khác lạ.

Bánh ống gạo. Ảnh: PV

Thơm lừng gà re nướng

Trong những ngày dịch Covid-19 kéo dài, ở vùng quê nhiều nhà trữ con gà để nấu cháo, để kho sả. Những món này dân dã mà ngon. Nhưng ngon nhất có lẽ là món gà re nướng ở miền núi mà thực khách thưởng thức rồi thì mấy ai quên.

Nhiều lần về vùng cao Ba Tơ, nhất là xã Ba Vinh, chúng tôi nhìn thấy những đàn gà của đồng bào dân tộc nuôi đã nhiều năm. Đồng bào cho rằng con gà có sắc lông đen là quý nhất, nuôi để cúng Giàng trong mùa lúa mới và để cúng thần linh cầu mong sự phù hộ độ trì trong năm mới. Còn gà có sắc lông trắng nuôi để dành đem giết thịt luộc cúng xả xui khi nhà có người bị bệnh. Chỉ con gà có lông đen trắng chen lẫn hay con gà có lông màu sẩm thì nuôi để ăn thịt hoặc để đãi khách.

Món gà re nướng chấm muối ớt. Ảnh: Cẩm Thư

4 thg 10, 2021

Cá bò nấu cà chua

Thân thô cứng nên trông cá bò rất “xấu mã”. Nhưng bù lại, thịt cá bò trắng nõn, dai và không tanh nên có thể chế biến được nhiều món ngon. Trong đó, món cá bò nấu chua được ưa thích nhất vì cách chế biến đơn giản, nhưng giữ được trọn vẹn vị ngọt thơm của cá.

Theo kinh nghiệm của những ngư dân, vào mùa mưa bão, khi ngoài khơi có sóng to gió lớn thì “họ cá bò” rủ nhau kéo về khu vực cửa biển, cửa sông để vừa trú ẩn, vừa tìm mồi. Thế nên mùa mưa, thịt cá bò thường thơm ngon hơn, dai và ngọt hơn. Cá bò có nhiều loại, như: Cá bò giáp (da dày mình xám), cá bò giấy (mình trắng nhẵn bóng), cá bò hòm (mình vuông xám sẫm)... Mỗi loại có một cách chế biến riêng. Nếu như cá bò giáp, cá bò hòm thường được “nướng trui”, kiểu nướng để y con nguyên da dưới than củi và ăn kèm muối ớt, thì cá bò giấy lại hợp với nấu chua.

Cá bò giấy nấu chua được xem là "món ngon nhớ lâu" của người dân xứ biển mỗi khi đến mùa gió chướng. Ảnh: TH.PHONG

Rượu sim Bùi Hui

Cánh rừng sim Bùi Hui ở xã Ba Trang (Ba Tơ) trở nên quý giá với đồng bào dân tộc Hrê, khi họ đang được chính quyền hỗ trợ để từ những mùa sim sau, sẽ mang ra thị trường giới thiệu một sản phẩm rượu sim gắn với tên làng: Rượu sim Bùi Hui...

Với khoảng 20ha, năm nay, đồi sim Bùi Hui ở xã Ba Trang lần đầu tiên đã giúp cho đồng bào Hrê có thêm thu nhập. Mùa sim chín vừa qua, mỗi ngày bình quân mỗi nhà trong ngôi làng có thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng từ việc hái sim chín bán cho thương lái.

Một phần trong số sim thu hoạch được người làng đưa vào làm rượu sim dưới sự hướng dẫn kỹ thuật chế biến của Hội LHPN huyện Ba Tơ. Những quả sim chín mọng sau khi rửa sạch, có nhà thì bóp nhuyễn sim, có người thì để nguyên quả cho vào hũ, rồi cho đường ngâm thành rượu sim.

Đồng bào Hrê ở Bùi Hui, xã Ba Trang (Ba Tơ) đã biết cách làm rượu sim.

1 thg 10, 2021

Bún thịt nướng ống tre ở Đà Lạt

Bún thịt nướng mang phong cách núi rừng Tây Nguyên, có thành phần đa dạng, bài trí đẹp mắt trong ống tre lớn.

Quán bún tộ Măng Line trên đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt là địa chỉ du khách thường lui tới để thưởng thức các món bún đựng trong tộ lúc nào cũng nóng hổi nghi ngút khói. Tại đây bạn có thể thưởng thức các loại bún khác nhau như bún bò, bún măng, bún thang, bún chả mực, bún riêu, bò kho... với giá từ 45.000 đồng đến 55.000 đồng/phần.

Anh Hoàng mở quán từ 4 năm trước, lấy tên theo thôn văn hóa Măng Line, nơi anh sinh sống và có đông người dân K'Ho cư ngụ ở phường 7, TP Đà Lạt. Ngoài phục vụ những món bún nóng rất hợp thời tiết se lạnh của phố núi, quán bún của anh Hoàng cũng được thực khách chú ý nhờ món bún thịt nướng đựng trong ống tre, mang phong cách bản địa của núi rừng Tây Nguyên.

Bún thịt nướng thưởng thức trong ống tre khiến thực khách thích thú. Ảnh: @theodore287/Instagram

30 thg 9, 2021

Dẻo, thơm xôi nếp người Thái miền biên viễn

Chính hạt cơm nếp dẻo dẻo, hương thơm nhẹ mùi sữa quyện với vị cay nồng từ muối chấm đặc trưng của người Thái buộc tôi phải tìm đến nhà anh Lương Văn Nghiệp (thôn 1, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai) để thưởng thức lại món xôi nếp dẻo thơm.

Vẹn nguyên bản sắc

Tôi cảm thấy vinh dự khi được ngồi chung mâm cơm cùng gia đình anh Lương Văn Nghiệp hai lần. Lần gần đây nhất là bữa cơm trong ngày Tết độc lập. Hai lần gặp gỡ ngắn ngủi, tôi đều được thưởng thức và nghe các thành viên trong gia đình kể chuyện xoay quanh món xôi nếp.

Từ lúc lọt lòng đến khi lớn lên, anh Nghiệp đã gắn liền với hương xôi nếp. Xôi nếp gắn bó với anh trong từng bữa cơm, cùng anh cắp sách đến trường hay những lần theo ba mẹ anh lên rẫy. Và rồi, xôi nếp tiếp tục gắn bó với anh nơi núi rừng đất khách.