Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 3, 2022

Đền Cùng - Giếng Ngọc, chốn tâm linh từ ngàn xưa ở Bắc Ninh

“Dù ai đi lễ bốn phương, không bằng linh hiển thắp hương Đền Cùng”, với những câu chuyện nhiệm màu linh thiêng được kể bao đời, Đền Cùng – Giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương từ muôn nơi đổ về những dịp ngày Rằm, đầu Xuân.


Đền Cùng - Giếng Ngọc ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là làng Diềm), là chốn địa linh, hiển ứng thờ Mẫu Tam Phủ từ ngàn xưa. Sự linh hiển của Đền Cùng đã nổi tiếng khắp dân gian từ lâu đời, từ thời Tiền Lý, Tiền Lê, thời Lý quan quân triều đình đánh giặc dọc tuyến sông Cầu, có đến chốn này cầu đảo và đều được ứng nghiệm đánh bại quân xâm lược…

14 thg 2, 2022

Khám phá ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất của Việt Nam

Đền Hỏa Thần được xây sau vụ cháy thiêu rụi 1.400 ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội năm 1837. Đây là ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất ở Việt Nam cồn tồn tại cho đến nay.

Tọa lạc ở số 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, đền Hỏa Thần là ngôi đền “độc nhất vô nhị” không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả nước Việt Nam

2 thg 2, 2022

Ngôi đền bày 9 con trâu phục

Đền Chín Gian ở Quế Phong nổi bật với 9 tượng trâu tạc bằng đá quỳ trước 9 vạc nước, tượng trưng cho 9 mường chuẩn bị tế lễ.

Đền Chín Gian tọa lạc trên quả đồi Pú Pỏm thuộc bản Kim Khê, xã Châu Kim có độ cao 186,4 m so với mực nước biển, tổng diện tích 2 ha gồm nhiều hạng mục như đền chính, sân lễ hội.

22 thg 1, 2022

Thăm ngôi đền thiêng Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo hay còn gọi là đền Mẫu Thượng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thuộc thị trấn Tam Đảo, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

2 thg 1, 2022

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng hiện nay gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội).

Ngày 9/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-TTG về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đối với khu di tích Đền Phù Đổng. Trong ảnh: Đền Thượng (đền thờ Thánh Gióng). Theo truyền thuyết, đền có từ thời Hùng Vương và được dựng trên nền nhà cũ của mẹ Gióng. Đến thế kỷ XI, vua Lý Thái Tổ cho tu bổ đền.

31 thg 12, 2021

Linh thiêng đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn

Đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (còn gọi là đền Quốc Phụ) nay thuộc khu dân cư Nẻo, phường Chí Minh, TP Chí Linh, nổi tiếng linh thiêng.

Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, quyển 3, mặt khắc 18 ghi về cuộc đời và sự nghiệp của Huệ vũ đại Vương Trần Quốc Chẩn

Trần Quốc Chẩn (có sách chép là Quốc Chân, Quốc Trấn), sinh năm Tân Tị (1281), mất năm Mậu Thìn (1328).

22 thg 12, 2021

Ngôi đền thờ phụng 8 vị vua nhà Lý được cấu trúc theo kiểu 'kinh đô'

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý là di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là công trình văn hóa, lịch sử quan trọng nhất của thành phố trẻ Từ Sơn.

Nằm cách Hà Nội chỉ chừng 20km về phía Bắc, đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) tọa lạc tại xóm Thượng, thôn Đình Bảng (nay là khu phố Thượng, phường Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh).

Là một quần thể tín ngưỡng thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý, đền Đô được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vào ngày 25/01/1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

21 thg 12, 2021

Độc đáo đền cổ thờ Cá Ông nhiều nhất xứ Nghệ

Dù trải qua hơn 350 năm, lại bị chiến tranh tàn phá nhưng ngôi đền làng Hiếu tại phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) vẫn giữ được nét cổ kính của mình. Thậm chí, tại ngôi đền này có một “nghĩa trang” chôn cất xương cốt cá voi (hay còn gọi Cá Ông). Đến nay, ngôi đền trở thành điểm đến linh thiêng không chỉ ngư dân nơi đây mà còn là nơi du khách thập phương đến thắp hương mỗi khi về với vùng đất Cửa Hội. 

Đền làng Hiếu nơi thờ tự bản cảnh Thành Hoàng và nơi chôn cất xương cốt của gần 90 con cá Voi.

6 thg 12, 2021

Đền Đuổm ở Thái Nguyên

Đền Đuổm tọa lạc tại xã Động Đạt (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) thờ danh tướng Dương Tự Minh, một thủ lĩnh người Tày có công lớn trong việc bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía bắc Đại Việt.

Đền Đuổm thờ Dương Tự Minh, vị tướng tài ba của vương triều nhà Lý, người có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống.

29 thg 11, 2021

Linh thiêng đền thờ Bà Triệu


Đền thờ Bà Triệu nằm trong quần thể di tích Bà Triệu nằm trên địa bàn của làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

1 thg 10, 2021

Cụm di tích in dấu vua Hàm Nghi

Thành Sơn Phòng, đền Công Đồng và đền Trần Lâm tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, là nơi vua Hàm Nghi từng đóng quân, ban tặng nhiều bảo vật.


Ba công trình được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng cụm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2001.

Trên ảnh là đền thờ vua Hàm Nghi nằm trong khuôn viên thành Sơn Phòng, xã Phú Gia. Trong thành có hai con voi đá trước cửa đền, bao quanh là hệ thống sân, tường bao, cây xanh, đèn chiếu sáng...

4 thg 8, 2021

Đền Phù Đổng - Nơi lưu giữ những trang vàng lịch sử chói lọi của dân tộc

Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa. Đây là quê hương của người anh hùng thần thoại mà theo truyền thuyết đã đánh tan giặc Ân thời vua Hùng thứ 6. 


Đền Phù Đổng hay đền Thánh Gióng được xây dựng tại xã Phù Đổng (làng Gióng) thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội 17km về hướng Đông Bắc. Năm 2013, đền Phù Đổng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Phù Đổng là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa, nơi đây nổi tiếng với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, gắn liền với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc.

31 thg 7, 2021

Ngôi đền 500 tuổi bên sông Ngàn Phố

Đền Trúc nằm bên bờ sông Ngàn Phố, xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, thờ hai dũng tướng thời vua Lê Lợi là Trần Lệ và Trần Đạt.


Đền Trúc được xây dựng vào thế kỷ 16 trên khu đất rộng hàng nghìn m2 ở thôn Tân Hồ, xã Sơn Tân, nay là xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn. Đền thờ Trần Lệ và Trần Đạt, hai dũng tướng thời vua Lê Lợi.

Đền nằm bên bờ sông Ngàn Phố. Sông có tên khác là sông Phố, là phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn. Con sông là một danh thắng nổi tiếng của Hà Tĩnh, từng đi vào thơ ca, nhạc họa.

26 thg 6, 2021

Thủy Trung Tiên - ngôi đền cổ 1000 năm tuổi ở hồ Trúc Bạch

Ai đã từng đi qua hồ Trúc Bạch (Tây Hồ - Hà Nội) chắc hẳn không khỏi một lần thắc mắc về sự tồn tại của ngôi đền nhỏ với những hàng cây xanh cổ thụ um tùm soi bóng. Đó là ngôi đền Thủy Trung Tiên từ xa xưa đã gắn liền với văn hóa tâm linh thờ Thần Chó của người Việt và tên gọi ban đầu của đền là Cẩu Nhi.

Đền Cẩu Nhi xưa với tên gọi là đền Thủy Trung Tiên nằm cách đường Thanh Niên khoảng 30m với khuôn viên đẹp, xung quanh được bao bọc bởi nhiều cây cổ thụ với một cây cầu bằng đá xanh chạm nổi rồng phượng hình vòng cung nối từ đườngThanh Niên vào cổng tam quan.

Sự tích xưa kể rằng, ngôi đền gắn truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian liên quan đến sự kiện vua Lý Thái Tổ (974 - 1028) lên ngôi và dời đô về Thăng Long. Theo một số sách thì trước khi Lý Công Uẩn lên làm vua, có con chó ở châu Cổ Pháp, (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đẻ ra con sắc trắng có đốm đen thành hai chữ “Thiên tử” ứng với việc này (vì vua Lý tuổi Tuất). Từ đó, được Vua cho dựng miếu thờ sau miếu chuyển ra đảo hồ Trúc Bạch và tồn tại đến ngày nay.

20 thg 6, 2021

Ngôi đền “cầu tự” nổi tiếng bậc nhất Việt Nam

Đền Sinh, đền Hóa ở xã Lê Lợi (Chí Linh) được biết đến là một trong những ngôi đền “cầu tự” linh thiêng và nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam.

Đền Sinh nơi còn lưu giữ phiến đá hình người phụ nữ trong tư thế sinh nở

12 thg 6, 2021

Đền thờ Hai Bà Trưng: Điểm đến du lịch hấp dẫn huyện Mê Linh

Đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, Thành phố Hà Nội với lịch sử lâu đời là niềm tự hào của người dân nơi đây. Đây còn là địa điểm du lịch tham quan hấp dẫn trong khu vực.

Đền Hai Bà Trưng nằm ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, đây là ngôi đền có truyền thống lâu đời, mang lại giá trị văn hóa tâm linh cho người dân huyện Mê Linh.

Huyện Mê Linh nằm cách Thủ đô Hà Nội 30 km về phía Tây Bắc, nơi đây có không gian thoáng đãng, có truyền thống lịch sử đáng tự hào. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh ngày càng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của bạn trẻ yêu thích khám phá hay dành cho những gia đình cắm trại, giải trí cuối tuần, tìm về chốn an tĩnh để hòa cùng thiên nhiên. Đặc biệt là đền Hai Hà Trưng với truyền thống và lịch sử hào hùng.

21 thg 5, 2021

Thăm dinh Ông Thẻ

Gắn liền với những huyền thoại ly kỳ liên quan đến giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, dinh Ông Thẻ là một trong những di tích đặc biệt được người dân giữ gìn, tôn tạo cho đến ngày nay. Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện về công lao của các bậc tiền nhân thời mở đất.

Dọc theo con đường nhựa uốn lượn bên bờ rạch Cây Gáo, tôi đến dinh Ông Thẻ (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tham quan di tích văn hóa đặc biệt này. Với tên gọi đặc biệt, dinh Ông Thẻ mang trong mình quá trình hình thành, phát triển đậm màu sắc tâm linh.

Theo Ban bảo vệ di tích dinh Ông Thẻ, dinh được hình thành từ thời khai hoang mở đất của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên cùng các đệ tử. Trong đó, “ông thẻ” lại gắn liền với Quản cơ Trần Văn Thành, người anh hùng kháng Pháp với cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa vang danh lịch sử. Đến dinh Ông Thẻ, tôi khá bất ngờ với hình dáng “ông thẻ”. Đó là một cây gỗ tròn đường kính chừng 1 tấc, dài 1,2m, đầu thẻ chạm búp sen, thân thẻ khắc 4 chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”.

Người dân thường cầu nguyện “ông Thẻ” phù hộ cho cuộc sống của mình

29 thg 4, 2021

Ba di tích nằm ẩn mình trong ngõ vừa một người đi ở phố cổ Hà Nội

Đền Hàng Bạc, đình Trung Yên, đền Vọng Tiên đều nằm ẩn trong những ngõ nhỏ vừa một người đi ở phố cổ Hà Nội.


Ẩn mình trong những con ngõ nhỏ chỉ vừa một người đi ở Hà Nội là những di tích như Đình Trung Yên, đền Hàng Bạc, đền Vọng Tiên. Đình Trung Yên nằm ở số 10 ngõ Trung Yên, phường Hàng Bạc, (quận Hoàn Kiếm) Hà Nội được xây dựng trên mặt bằng hình ống đặc trưng của kiến trúc trong phố cổ Hà Nội với diện tích 70,5 m2 và tọa lạc trong khu đông dân cư.

8 thg 3, 2021

Lăng Mộ và Đền Thờ danh tướng Nguyễn Huỳnh Đức – Long An

Di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tọa lạc tại phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Quần thể di tích gồm đền thờ, lăng mộ và nhà trưng bày tư liệu với diện tích khoảng 1.300 m2.

Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại Giồng Cái Én, làng Tường Khánh, tổng Hưng Thượng, huyện Kiến Hưng, trấn Định Tường nay là phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống 3 đời võ nghiệp, nên có cốt cách làm tướng từ nhỏ, sức khỏe, thần thái cũng hơn người. Năm 1780, ông theo phò chúa Nguyễn Ánh lập nhiều công lớn nên được ban họ vua. Nhiều lần Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh thua, ông vẫn chạy theo cứu giá, một lòng trung quân. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu vua Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công, rồi làm Tổng trấn Bắc thành. Sáu năm sau, ông làm Tổng trấn Gia Định cùng cai quản toàn miền Nam. Tương truyền dân gian và sử sách ghi lại, ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi ông là “Hổ tướng”. Ngày mồng 9 tháng chín năm Kỷ Mão (1819), ông mất và an táng tại quê nhà.

Lăng mộ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với chất liệu đá ong và vữa tam hợp, di tích chịu ảnh hưởng bởi phong cách, kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn nhưng vẫn mang bản sắc địa phương và đã trở thành điển hình cho lối kiến trúc lăng mộ của tầng lớp quan lại đầu thế kỷ XIX.

Toàn cảnh khu lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức

24 thg 2, 2021

Đền Nghiêm - Nơi còn lưu giữ nhiều sắc phong quý

Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng Đền làng Nghiêm (còn gọi là Đền Nghiêm), xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương hiện còn lưu giữ 8 sắc phong quý có niên đại hàng trăm năm.

Đền là nơi thờ Thiên Uy Tôn Thần, Thôi Quan Tôn Thần và Hà Thanh Tôn Thần - là 3 vị quan họ Bùi.

Dưới thời Lê Trung Hưng dòng dõi Khai quốc công thần Bùi Bị đã có công xây dựng và bảo vệ quê hương.

Tại đền đã chứng kiến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Đêm 18-8-1945 đội tự vệ của huyện tập kết tại đây, tiến vào huyện đường Quảng Xương (lúc đó đóng tại làng Bùi) bắt tri huyện Lê Nguyên Kháng nộp vũ khí, ấn tín và hồ sơ đầu hàng cách mạng.