Hiển thị các bài đăng có nhãn đèo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đèo. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 11, 2015

Lặng người trước vẻ hùng vĩ mà nên thơ ở Hải Vân Quan

Trải qua gần 2 thế kỷ, Hải Vân Quan - nơi ghi dấu một thời kỳ lịch sử oai hùng, vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp xứng danh “thiên hạ đệ nhất hùng quan”. 


Hải Vân Quan là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Đứng ở di tích có độ cao 500m so với mực nước biển này, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ thành phố Đà Nẵng uốn lượn dọc bờ biển, lại có thể trông về Cù Lao Chàm, Cảng tiên sa. Trong khi đó, hướng mắt về phía Thừa Thiên Huế là con đường ngoằn ngoèo ở lưng chừng núi, phía xa là Vịnh Lăng Cô với những bãi cát trắng phẳng lỳ chạy dài tít tắp, cùng làn nước biển trong xanh.

2 thg 10, 2015

​Góc ẩn mình Khau Cọ

Gió ràn rạt thổi. Nắng lấp loáng trong lòng thung lũng. Chúng tôi đứng đây, một góc Khau Cọ dữ dội và bí ẩn, lặng lẽ và ẩn mình, thêm một lần in vào ký ức những chuyến đi... 

Góc ẩn mình Khau Cọ - Ảnh: Thủy Trần 

Không được dân đi mê mẩn như những cung đèo huyền thoại Mã Pì Lèng, Pha Đin, Ô Quý Hồ hay Khau Phạ, Khau Cọ lặng lẽ và ẩn mình trên dãy Hoàng Liên Sơn, phía rừng quốc gia Hoàng Liên - Văn Bàn (Lào Cai), nơi quốc lộ 279 nối vào Than Uyên (Lai Châu).

2 thg 6, 2015

Cù Mông, Phú Yên

Tiếng ai than khóc nỉ non
Là vợ chú lính trèo hòn Cù Mông
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Trở ra theo chồng bảy bị còn ba

Không đi thì sợ cái nghèo
Có đi thì sợ cái đèo Cù Mông
Không đi thì nhắc thì trông
Có đi thì sợ Cù Mông, Xuân Đài

Cá ngon là cá Cù Mông
Gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương

Đèo Cù Mông. Ảnh: Vũ Vũ, thethaovietnam.vn

21 thg 10, 2014

Chiêm ngưỡng thiên hạ đệ nhất hùng quan từ tàu hỏa

Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế (phía bắc) và TP. Đà Nẵng (phía nam). Đây là con đèo hiểm trở nhất dọc tuyến đường bắc nam, do có vị trí địa lý hiểm yếu, bởi kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước, từ biên giới phía tây tới sát biển Đông.

Nhiều khúc cua bán kính nhỏ nên nhìn thấy cả đoàn tàu 

Những năm trước, đoạn quốc lộ 1A bắc nam qua đèo Hải Vân là nơi thu hút khách du lịch chiêm ngưỡng Thiên hạ đệ nhất hùng quan, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều ẩn họa giao thông.

30 thg 3, 2014

Kỳ thú Hải Vân Sơn

"Bức trường thành" giữa đất cố đô Huế và thành phố đáng sống nhất nước ta - Đà Nẵng là đèo Hải Vân nổi tiếng.

"Vách ngăn" trời đất cắt ngang dãy Bạch Mã tuy không có gì lạ với lữ khách gần xa nhưng những bí mật kỳ thú của truyền thuyết lẫn với di tích còn lại không phải là điều dễ bóc tách. 

Nếu đơn thuần vượt qua đèo Hải Vân để nhìn xuống hai bờ, một bên biển lặng một bên núi đá và thảng hoặc nhận lãnh cái cảm giác mát lạnh khác biệt của thời tiết thì không lấy gì làm khó. Hải Vân từng chứa đựng biết bao bí mật chính trị lẫn văn hoá đất cố đô và Chămpa tạo nên một huyền tích lạ.

Đệ nhất hùng quan nhìn từ xa. 


6 thg 2, 2014

Đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng

“Em muốn uống trà mật ong Quản Bạ, ăn bát phở gà Tráng Kìm, cà phê trên thảm cỏ xanh Yên Minh, ngắm hoa hồng Phó Bảng, ăn xôi gà trên dốc Sủng Là, tất bật với Đồng Văn…”, đọc Facebook của bạn ngày cuối năm, đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng lại xốn xang trở về... 

Bạn đồng hành trên đỉnh Mã Pì Lèng - Ảnh: Đức Hùng

Đã bao nhiêu lần đi qua Mã Pì Lèng (Hà Giang), tôi không đếm nữa. Con đèo mà người bạn Tày so sánh độ hiểm nguy như "một con chuột béo chạy qua mũi một con mèo đói". Một hình ảnh so sánh khiến tôi bật cười, quên đi cái nôn nao trong dạ bởi sự xoắn xuýt của cung đường.

16 thg 12, 2013

Ô Quy Hồ hùng vĩ

Trong dịp chào mừng 110 năm du lịch Sapa vừa qua, đèo Ô Quy Hồ đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao chứng nhận kỷ lục là đèo dài nhất Việt Nam. Ô Quy Hồ còn được mệnh danh là “vua đèo Tây Bắc”. 

Đèo Ô Quy Hồ nằm trên quốc lộ 4D, uốn lượn quanh co trên lưng chừng những ngọn núi trùng điệp của dải Hoàng Liên Sơn. Với chiều dài gần 50km (dài hơn đèo Khâu Phạ thuộc tỉnh Yên Bái khoảng 10km), đỉnh Ô Quy Hồ nằm ở độ cao 2.025 mét so với mặt nước biển.

Từ Sapa, du khách đi khoảng 15 km là đến đỉnh đèo. Tuy nhiên đoạn đường hơn 5km nữa mới thật sự đẹp mê hồn với những vách núi dựng đứng quanh năm mây phủ, phía dưới là thung lũng ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. 

Đường lên Ô Quy Hồ trập trùng đồi núi 

27 thg 9, 2013

Mây luồn Thung Khe

Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối.

Đã có rất nhiều người đi qua đèo Thung Khe mà không nhớ tên của con đèo trên mảnh đất Hòa Bình này. Đèo không hùng vĩ như Ô Quy Hồ đất Lào Cai, không cheo leo như Mã Pì Lèng của đất Hà Giang nhưng lại chứa đựng vô vàn hiểm nguy bất ngờ đối với bất kỳ tay lái nào.

Từ Phú Cường, Tân Lạc, con đèo bắt đầu đi mãi dần lên cùng cảnh sắc Hòa Bình thay đổi không ngừng. Đèo dốc chỉ khoảng 7, 8 và cao nhất tầm 10 độ chạy xuyên qua những dãy núi thấp. Quanh cảnh núi đồi chập chùng với thung lũng xanh mát lạnh. Từ xa, đã thấy đỉnh đèo bên dốc đá trắng, nơi luôn có sẵn vài lán bán ngô, bán cơm lam cho khách dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Dốc xuống xuôi về phía Mai Châu và con đèo kết thúc tại ngã ba Tòng Đậu. Trước đó, bạn có thể ngắm cảnh Mai Châu tuyệt đẹp dưới chân đèo. 

Đường vượt đèo Thung Khe trong buổi trưa là nắng vàng rót mật cùng mây trắng, trời xanh. 

Thung Khe không có những dốc đứng, không có những cua tay áo cháy phanh nhưng lại nguy hiểm bởi những chiếc xe tải ngược xuôi mỗi ngày cùng màn sương mù đặc quánh mỗi chiều xuống và buổi sớm cản trở tầm nhìn.

26 thg 9, 2013

Con đường nối biển và hoa

Con đường mới nối TP biển Nha Trang với TP hoa Đà Lạt dài 138 km. Với chúng tôi, mỗi cuộc hành trình trên con đường nối biển và hoa này đều là một cuộc du ngoạn hết sức thú vị.

Từ Nha Trang, đi khoảng 50 km, băng qua những cánh đồng lúa xanh ngắt và nương rẫy bạt ngàn, chúng tôi dừng lại tại một điểm nghỉ chân tuyệt đẹp có tên là cầu Bến Lội. Sau khi nghỉ ngơi, thăm thú phong cảnh, khỏa chân xuống dòng nước trong vắt chảy lơ thơ qua những lớp sỏi của dòng sông cạn, cả đòan tiếp tục cuộc hành trình vượt con đèo dài nhất Việt Nam: đèo Khánh Lê, dài hơn 30 km. 

Đường đèo gấp khúc ngoằn nghoèo giữa những vách đá cheo leo, lên xuống, quanh co liên tục 


23 thg 8, 2013

Cheo leo đèo dốc Lìm Mông

Đứng từ bên này con đèo Khau Phạ hiểm trở của tỉnh Yên Bái, theo tầm mắt thẳng phía trước, thấy một con đường như sợi chỉ mỏng vắt thẳng lên trời. Ở nơi xa tít tắp ấy có ngôi làng nhỏ mang tên Lìm Mông.

Xuôi theo con đường mòn qua suối, giữa những bạt ngàn lúa đang độ chín vàng là con dốc thẳng đứng chạy lên Lìm Mông. Đường tưởng chừng như được bôi mỡ trơn tuột. Đất đỏ và đất sét quyện lại khiến những chiếc bánh xe trượt dài. Chiếc xe gầm gừ cố lao lên con dốc cho bằng được. Đường gập ghềnh cao cao thấp thấp khiến người ngồi trên xe tưởng như sắp nẩy ra ngoài. Người dân tộc chạy xe Win lao qua, con máy khỏe, leo dốc khỏe, bỏ lại đám khói bụi phía sau. Con đường như sợi chỉ thẳng đứng lên trời. 

Đứng từ trên đèo Khau Phạ thấy được toàn cảnh đường lên Lìm Mông. 


8 thg 8, 2013

Bóng ma trên đèo Bảo Lộc

Người ta nói ở đèo Bảo Lộc có ma. Không phải một mà tới ba con ma, ba oan hồn thiếu nữ thường mặc áo trắng ra vẫy xe giữa đêm khuya. Bằng chứng cho sự có ma ấy là ở lưng chừng đèo có một ngôi miếu gọi là Miếu Ba Cô.

Tác giả Người Khăn Trắng - người chuyên viết chuyện ma trước 1975 - viết cả một truyện dài kể về sự tích oan hồn 3 thiếu nữ đã chết nơi đây như thế nào, đã hiện hình thành ma ra sao... Không biết từ câu chuyện của ông người ta đã truyền nhau về ma, hay từ lời đồn về ma mà ông viết thành truyện, chỉ biết chắc chắn có ngôi miếu Ba Cô đơn độc giữa lưng đèo, lúc nào cũng nghi ngút khói hương.


Miếu Ba Cô ở đèo Bảo Lộc - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

16 thg 7, 2013

Ôi, Ngoạn Mục!

Không phải vô cớ mà con đèo Sông Pha nối giữa Phan Rang và Đà Lạt lại còn có tên gọi là đèo Ngoạn Mục. Con đèo dài 18,5 km nối giữa cao nguyên Lang Biang (Đà Lạt) và thung lũng Ninh Sơn (Ninh Thuận), có độ cao từ 200 đến 980 met là một trong những con đèo đẹp và ngoạn mục nhất miền Nam.

Đà Lạt cách Phan Rang 70 km đường chim bay, 110 km đường bộ. Đà Lạt nổi tiếng là miền đất lạnh. Phan Rang là nơi gió như phang, nắng như rang. Vượt 70 km đường chim bay, qua con đèo là ta đã đi từ nơi nóng nhất đến nơi lạnh nhất phương Nam, đó cũng là điều ngoạn mục.

Trước đây tôi đã từng qua con đèo này nhiều lần, mỗi khi từ Nha Trang hay từ Phan Rang qua Đà Lạt (đi theo quốc lộ 27), và lần nào cũng thấy thú vị khi từ trên cao nhìn xuống con đường ngoằn ngoèo uốn lượn giữa rừng thông.


Đèo Ngoạn Mục. Ảnh: Wikipedia

27 thg 5, 2013

Đèo An Khê cưỡi voi chập chùng

Các bạn đã từng nghe bài hát này chưa



Thung lũng buồn trong mờ sương
Nhà tôi chênh vênh trên đèo mây
Phố núi nghèo như bàn tay
Nhà bên kia vẫy nhà bên này

11 thg 2, 2013

Đệ nhất hùng quan

Nằm ở khu vực trung tâm của miền Trung, đèo Hải Vân không chỉ được ví như chiếc đòn gánh với hai đầu là hai bãi biển đẹp nhất thế giới, mà còn được người xưa mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Trên con đường thiên lí Bắc Nam, ngăn cách giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có một ngọn đèo cao chắn ngang, dài chừng hơn 20 cây số, đường đi ngoằn ngoèo vô cùng hiểm trở, ấy chính là đèo Hải Vân.

Thời Nguyễn, năm 1826, vua Minh Mạng (1791-1840) đã cho xây trên đỉnh đèo Hải Vân một tòa thành và cửa ải để làm nơi canh gác giặc cướp. Trên vòm cửa ải phía Bắc có treo tấm biển lớn bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ Hán lớn là “Hải Vân Quan”, còn phía Nam lại có tấm biển khắc sáu chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, có nghĩa là quan ải hùng vĩ nhất thiên hạ.

Cổng Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân. 

6 thg 2, 2013

Trên cung đèo cổ tích


Trên cung đường đèo hiểm trở và dài nhất Việt Nam trên độ cao gần 2.000 mét, giữa ngút ngàn mây trời và lồng lộng gió thổi từ ngàn năm, trong chốc lát, ranh giới giữa huyền thoại và thực tế dường như không còn...




Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

13 thg 8, 2012

Lên đỉnh đèo chiêm ngưỡng Hải Vân quan

Từ năm 2005, khi có hầm đường bộ xuyên núi, các phương tiện giao thông hầu như không còn lên đèo Hải Vân nữa, trừ những xe bồn chở xăng dầu hay chất dễ cháy nổ. Đường đèo Hải Vân nay trở thành một cung đường du lịch hấp dẫn những du khách mê say cảnh sắc thiên nhiên, núi rừng và biển cả; đặc biệt là di tích Hải Vân quan trên đỉnh đèo.


Đèo Hải Vân với chiều dài 21 cây số vượt qua những rặng núi thuộc dãy Trường Sơn vươn ra sát biển, nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía nam. Ở độ cao 496 mét so với mực nước biển, hầu như lúc nào trên đỉnh đèo cũng có sương mù bao phủ, những lô cốt với màu đen xám xịt ẩn hiện trong làn sương tạo sự tò mò cho du khách, nhất là du khách nước ngoài, họ len lỏi vào từng lô cốt để xem và chụp ảnh